Cơ Sở Và Vai Trò, Tác Dụng Của Xác Đinh Nhiệm Vụ, Mục Tiêu Qlnn Đối Với Ttck


nhập với thị trường tài chính khu vực và thế giới.

(2). Xây dựng TTCK thống nhất trong cả nước, hoạt động an toàn, hiệu quả góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển và thúc đẩy tiến trình CPH các DN nhà nước.

(3). Nhà nước thực hiện quản lý bằng pháp luật, tạo điều kiện để TTCK hoạt động và phát triển; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia TTCK.

(4). Bảo đảm tính thống nhất của thị trường tài chính trong phạm vi quốc gia, gắn việc phát triển TTCK với việc phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm.

Trong Quyết định 128/TTg ngày 2-8- 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thị trường vốn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 có nêu 3 quan điểm và nguyên tắc phát triển thị trường vốn nói chung, trong đó có TTCK:

(1). Hình thành và phát triển đồng bộ cơ cấu của thị trường vốn, trong đó TTCK có vai trò quan trọng, bảo đảm huy động và phân bổ có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế; phối hợp chặt chẽ với thị trường tiền tệ trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ; hội nhập thành công với thị trường vốn quốc tế.

(2). Xây dựng và phát triển thị trường vốn có cấu trúc hợp lý, đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường.

(3). Tổ chức vận hành thị trường vốn hoạt động an toàn, hiệu quả và lành mạnh; đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Các quan điểm định hướng trên đây về phát triển TTCK là gợi ý để tác giả luận án đưa ra quan điểm hoàn thiện QLNN đối với TTCK Việt Nam trong thời gian tới. Theo tôi hoàn thiện QLNN đối với TTCK cần tuân thủ các quan điểm sau :

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Một là, quan điểm toàn diện, đồng bộ

Cơ sở của quan điểm này xuất phát từ nhận thức về nội dung QLNN đối với TTCK đã chỉ ra ở chương 1, cần có cách nhìn tổng thể hệ thống, vì đây là lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Quan điểm này yêu cầu hoàn thiện QLNN phải toàn diện trên tất cả các khâu của quá trình quản lý: hoạch định, tổ chức bộ máy, thiết lập khuôn khổ luật pháp, chính

Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam - 20


sách, công cụ quản lý và quan trọng nhất là thanh tra, giám sát và điều hành hoạt động trên thị trường.

Phải hoàn thiện đồng bộ tất cả các hoạt động trên thị trường bao gồm từ khâu phát hành, niêm yết và ĐKGD, hoàn thiện các giao dịch trên thị trường tập trung đến công bố thông tin, đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán CK.

Để nâng cao chất lượng quản lý phải sử dụng đồng bộ các công cụ, các phương pháp quản lý: hành chính, kinh tế, thuyết phục, giáo dục; nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các chủ thể trên thị trường.

Phải kết hợp sự hợp tác của các ngành, các lĩnh vực hoạt động nhất là lĩnh vực liên quan với nhau như: CK, vàng, bất động sản, tiền tệ mà các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể chuyển hóa linh hoạt từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.

Các quan niệm cho rằng chỉ cần tăng cường QLNN ở một khâu, một vài hoạt động quản lý nào đó là đi ngược lại quan điểm toàn diện và đồng bộ chắc chắn sẽ không có kết quả tốt.

Hai là, quan điểm tập trung vào những khâu then chốt, quan trọng

QLNN đối với TTCK nói riêng và đối với kinh tế nói chung là sự kết hợp hài hòa giữa sức mạnh của nhà nước với ưu thế của cơ chế thị trường bởi vậy phải nắm bắt các qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy để hoạt động không trái các qui luật kinh tế khách quan và không làm mất vẻ đẹp của cơ chế thị trường. Nói cách khác là cần xác định « liều lượng » can thiệp của Nhà nước đối với thị trường. Bởi vậy cần xác định các khâu then chốt, những hoạt động quan trọng cần can thiệp, còn lại nên để tự thị trường điều chỉnh.

Trong quản lý TTCK, các khâu được cho là quan trọng chính là 5 trụ cột của QLNN đã nêu ở phần lý luận: xác định mục tiêu và chiến lược phát triển ; thiết lập khuôn khổ pháp lý để thị trường hoạt động; ban hành chính sách, công cụ quản lý; tổ chức bộ máy quản lý và thanh tra giám sát hoạt động trên thị trường để điều chỉnh thị trường theo đúng mục tiêu đã định.

Quan điểm này không mâu thuẫn với quan điểm toàn diện hệ thống ở trên bởi lẽ quan điểm toàn diện chỉ cho nhà quản lý phải làm tất cả những gì mà hoạt động quản lý yêu cầu để đi đến mục tiêu còn quan điểm quản lý có trọng tâm, trọng điểm chỉ nhắc nhở nhà quản lý phải tập trung làm tốt những khâu quan trọng nhất để từ


đó phát huy tác dụng của quản lý đối với các khâu còn lại. Hơn nữa nhà quản lý còn phải xác định liều lượng tác động phù hợp qua từng giai đoạn phát triển để vừa phát huy vai trò định hướng của nhà nước với sự tự điều chỉnh của thị trường- một yêu cầu khó khăn với nhà quản lý trong điều kiện hội nhập mở cửa.

Ba là, quan điểm hội nhập KTQT

Việt Nam đã hành viên chính thức của WTO, tham gia Diễn đàn Á – Âu, tham gia APEC, thực hiện các cam kết song phương và đa phương đã ký kết. Nói cách khác hội nhập KTQT là xu thế khách quan không thể đảo ngược. Khi đã tham gia vào các tổ chức quốc tế, chúng ta không thể không tuân thủ luật chơi đã đặt ra, định kỳ 6 năm một lần Việt Nam phải báo cáo lên WTO để họ xem xét và phải thay đổi nếu không tuân thủ các cam kết đã đặt ra.

Thực hiện cam kết đòi hỏi chúng ta phải chủ động trong hội nhập. Liên quan đến lĩnh vực CK là việc quyết định tỷ lệ tham gia của các nhà ĐTNN vào Việt Nam. Chúng ta chủ động điều chỉnh tỷ lệ tham gia của các nhà ĐTNN từ 30% lên 49 % cho phù hợp với cam kết với các tổ chức quốc tế. Mặt khác chúng ta phải khống chế kiểm soát được luồng tiền đầu tư vào Việt Nam nói chung và vào TTCK nói riêng. Phải chủ động vạch ra lộ trình phù hợp để bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ bé trong nước từ nay đến năm 2012 khi mà mọi hạn chế sẽ phải dỡ bỏ. Phải có hành lang pháp lý cho các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

Bốn là, quan điểm phát triển và hiệu quả

Mục đích của QLNN là phát triển TTCK, phát triển là tiêu chuẩn đánh giá cao nhất của QLNN. Phải bảo đảm mục tiêu phát triển TTCK lành mạnh, bền vững và hiệu quả làm thước đo, bảo đảm TTCK Việt Nam trở thành kênh thu hút vốn chủ đạo để phát triển kinh tế. Việc áp dụng mô hình quản lý, cơ chế hoạt động của các SGDCK, TTLKCK như thế nào là do sự phát triển và hiệu quả của TTCK quyết định chứ không phải từ nhận thức chủ quan của bất kỳ cá nhân nào.

Việc áp dụng các mô hình tổ chức quản lý, duy trì cơ chế hoạt động của các chủ thể trên thị trường mà cản trở sự phát triển của thị trường, gây lãng phí tiền bạc và công sức của xã hội đều đi ngược với quan điểm này và cần phải phế bỏ. Sớm muộn thị trường sẽ tự tìm ra lối đi hợp lý cho mình.


3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QLNN ĐỐI VỚI TTCK VIỆT NAM

3.3.1. Hoàn thiện nhiệm vụ, mục tiêu QLNN đối với TTCK

3.3.1.1 Cơ sở và vai trò, tác dụng của xác đinh nhiệm vụ, mục tiêu QLNN đối với TTCK

Trong thời đại hội nhập KTQT, việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và chiến lược phát triển TTCK nói riêng càng trở nên cần thiết. Trong nội dung chiến lược bắt buộc phải xác định nhiệm vụ, mục tiêu quản lý, đó là bản “tuyên ngôn” có giá trị lâu dài của cơ quan quản lý. Trên cơ sở dự đoán viễn cảnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của TTCK nói riêng, cơ quan quản lý xác định mục tiêu, định hướng phát triển và các chính sách cơ bản cùng các nguồn lực chủ yếu để đạt mục tiêu đề ra. Đây là hoạt động mở đầu quan trọng làm cơ sở để thực hiện các công việc tiếp theo.

Nhiệm vụ, mục tiêu quản lý TTCK là cơ sở để lựa chọn các chính sách quản lý cụ thể, để định hướng hoạt động quản lý của các cấp bậc quản lý khác nhau và là tiêu thức để đánh giá năng lực, sự cố gắng trong hoạt động cụ thể; nhiệm vụ mục tiêu chiến lược là cơ sở để thống nhất nhận thức và hành động của từng cá nhân, tập thể. Có chiến lược QLNN đối với TTCK dài hạn sẽ có tác dụng sau:

- Môi trường hoạt động kinh doanh và bối cảnh quốc tế đầy biến động, nếu có chiến lược và mục tiêu dài hạn sẽ giúp cơ quan quản lý chủ động thay đổi thích ứng với thời cuộc, thấy rõ mục đích và hướng đi nhờ vậy sẽ đạt đến thành công với chi phí và thời gian tiết kiệm nhất. Bài học của suy thoái khủng hoảng vừa qua là minh chứng rõ nét nhất, nếu chúng ta nhạy bén thay đổi chính sách vĩ mô sẽ đạt đến thành công lớn hơn.

- Trong bối cảnh môi trường thay đổi, có mục tiêu chiến lược đúng đắn sẽ giúp cơ quan quản lý chủ động tận dụng mọi thời cơ cơ cấu lại nền kinh tế và từng lĩnh vực để loại trừ nguy cơ và sẽ bắt nhịp nhanh hơn. Kinh nghiệm cho thấy sau suy thoái, khủng hoảng thị trường sẽ xuất hiện sản phẩm mới hơn có sức cạnh tranh cao hơn. Điều này chỉ có thể có khi có định hướng dài hạn.

- Xác định được mục tiêu nhiệm vụ chính xác sẽ giúp cơ quan QLNN cân đối được các quyết định quản lý thích hợp với điều kiện của môi trường và hoàn cảnh cụ thể.


- Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, lĩnh vực và của DN, tổ chức để chiến thắng đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài xâm nhập vào thị trường.

Để đảm bảo đồng bộ, nhip nhàng ăn khớp trong QLNN đối với TTCK chúng tôi thấy cần tiến hành với nội dung, trình tự sau

3.3.1.2 Nội dung của xác định nhiệm vụ mục tiêu QLNN đối với TTCK

Theo chúng tôi, xác định nhiệm vụ mục tiêu QLNN đối với TTCK là trách nhiệm của cơ quan QLNN cấp cao gồm Chính phủ, Bộ Tài chính và UBCKNN:

- Chính phủ, trong từng giai đoạn cụ thể, trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung, xây dựng chiến lược phát triển thị trường tiền tệ, TTCK, thị trường bất động sản trong giai doạn 10- 15 năm... để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, tập trung của chiến lược phát triển kinh tế. Chỉ có Chính phủ mới đủ thông tin và quyền lực để xây dựng được chiến lược này. Đây là điều mà Việt Nam chưa làm được từ trước đến nay, bởi vậy sẽ khó thống nhất trong xây dựng và thực hiện chiến lược của từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể, đẫn đến chồng chéo hoặc bỏ sót trong chỉ đạo điều hành và thực hiện.

Cái khó hiện nay không phải là lực lượng cán bộ mà là cơ chế tổ chức quản lý, phối hợp thực thi. Tư duy theo nhiệm kỳ cũng là cản trở đáng kể nếu không nói là chủ yếu trong xây dựng và thực hiện chiến lược như vậy, ngoài ra các căn cứ làm cơ sở để xây dựng chiến lược là dự đoán sự phát triển kinh tế xã hội vốn không phải là thế mạnh của các cơ quan QLNN hiện nay.

- Trên cơ sở tầm nhìn chiến lược dài hạn, Bộ Tài chính chỉ đạo xây dựng chiến lược của các lĩnh vực do Bộ phụ trách (tài chính, CK, hải quan) và cùng với Ngân hàng xây dựng chiến lược tiền tệ...

Nếu chiến lược của Chính phủ chỉ bao quát những nét chung, chủ yếu đối với nền kinh tế quốc dân thì chiến lược của các Bộ, các ngành phải cụ thể về định hướng phát triển trong khoảng thời gian từ 5- 10 năm; xác định nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể và đề ra những chính sách cơ bản để chỉ đạo thực hiện.

- UBCKNN căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của Chính phủ, Bộ giao để xây dựng chương trình hành động với thời gian 5 năm và cụ thể từng năm để làm căn cứ cho cơ quan quản lý cấp dưới và các đơn vị cơ sở xây dựng chiến lược và kế hoạch của mình.


3.3.2. Hoàn thiện môi trường luật pháp QLNN đối với TTCK

3.3.2.1. Sự cần thiết phải điều chØnh pháp luật CK

Kinh nghiệm để hoàn thiện QLNN đối với TTCK cần chú trọng việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về TTCK bởi lẽ đây là một trong những điều kiện quan trọng và không thể thiếu được để phát triển TTCK.

Luật CK của Việt Nam được ban hành tại kỳ họp Quốc hội khóa 11 ngày 29-6- 2006 và có hiệu lực thi hành từ 1-1- 2007. Thực tế cho thấy, sau khi khung pháp lý về CK & TTCK được xây dựng khá đầy đủ với sự ra đời của luật CK đã tạo điều kiện cho sự phát triển của TTCK.

Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện pháp luật về CK, không ít các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong thực tế chưa được Luật CK điều chỉnh, ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động CK&TTCK và khó khăn cho việc quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bên cạnh đó, một số quy định của Luật CK không phù hợp với thực tế, khó cho việc hướng dẫn và đưa đến việc văn bản hướng dẫn luật mở rộng phạm vi điều chỉnh so với Luật hoặc mâu thuẫn với quy định của Luật.

Để khắc phục những hạn chế và bất cập của Luật CK hiện hành, tạo cơ sở cho TTCK phát triển thuận lợi, bền vững và trở thành kênh huy động vốn chủ yếu cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời tăng cường vai trò QLNN đối với TTCK, bảo đảm lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, cần thiết phải điều chỉnh sửa đổi, bổ sung Luật CK nói riêng và pháp luật CK nói chung.

3.3.2.2. Quan điểm và nguyên tắc điều chỉnh pháp luật CK

- Tiếp tục thể chế hóa đường lối phát triển thị trường vốn, TTCK của Đảng và Nhà nước nhằm tạo kênh huy động vốn chủ yếu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Chỉ điều chỉnh các nội dung chưa phù hợp và bổ sung những nội dung mới xuất hiện trên thị trường cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam để bảo đảm pháp luật CK vừa có tinh ổn định vừa có tính kế thừa và phù hợp với thực tế TTCK đang diễn ra.

- Các nội dung sửa đổi phải bảo đảm tính nhất quán, tính đồng bộ, tạo sự thống nhất về khuôn khổ pháp lý nói chung cho thị trường; không gây mâu thuẫn, chồng


chéo với các văn bản pháp luật khác.

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch với mọi đối tượng, mọi chủ thể trên thị trường, góp phần thúc đẩy TTCK phát triển.

- Trong quá trình hội nhập KTQT, việc sửa đổi, bổ sung Luật CK nói riêng và văn bản pháp qui CK nói chung phải phù hợp các cam kết của Việt Nam và hài hòa với luật pháp, thông lệ quốc tế.

3.3.2.3. Nội dung điều chØnh Luật CK

a. Điều chỉnh đối tượng và phạm vi tác động

Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Luật CK hiện hành chưa bao quát hết đối tượng và phạm vi cần điều chỉnh bởi vậy cần mở rộng theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của Luật theo thông lệ quốc tế, bao gồm mở rộng khái niệm CK; bổ sung hệ các quy định nhằm quản lý TTCK tự do phát sinh từ các hoạt động phát hành riêng lẻ mà thực chất là phát hành ra công chúng; bổ sung các quy định quản lý các hoạt động của tổ chức KDCK; bổ sung các quy định về chào bán CK ở nước ngoài; hoàn thiện chế độ công bố thông tin, bổ sung các thông tin về chế độ đãi ngộ, lương thưởng đối với các chức danh quản lý tại các tổ chức phát hành, các thông tin về tình hình đầu tư tài chính, rủi ro và các sản phẩm trong danh mục đầu tư tài chính của các tổ chức phát hành, hoạt động của các công ty con, công ty liên doanh, liên kết của các tổ chức phát hành....

Thứ nhất, điều 1, về phạm vi điều chỉnh: Luật qui định về hoạt động chào bán CK ra công chúng nên bỏ từ “công chúng” bởi nếu để như cũ nghĩa là chỉ mới qui định hoạt động chào bán CK ra công chúng mà chưa qui định việc chào bán cổ phần riêng lẻ. Trong Luật DN năm 2005 cũng chưa qui định cụ thể hướng dẫn hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ mà giao cho Chính phủ hướng dẫn chi tiết: “Chính phủ qui định hướng dẫn việc chào bán cổ phần riêng lẻ”.

Thực tế nhiều CTCP có nhu cầu phát hành thêm cổ phiếu cho một số nhà đầu tư theo hình thức riêng lẻ rất lúng túng vì chưa có văn bản nào qui định. Ngoài ra, có rất nhiều DN lợi dụng việc phát hành riêng lẻ để phân phối cổ phiếu ra đại chúng thông qua việc mua đi bán lại quyền mua cổ phần hoặc phát hành cho một số đối tượng không phù hợp, không đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu của công ty.


Hơn nữa GDCK trên thị trường tự do ngày cµng có xu hướng gia tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro vì thị trường này không minh bạch về thông tin, không được vận hành trật tự theo qui định của pháp luật. Rủi ro trong thanh toán cũng rất cao vì thực hiện giao dịch bằng tiền mặt và giấy biên nhận giữa các nhà đầu tư với nhau. Bởi vậy nếu không quản lý thị trường này thì nguy cơ lừa đảo là rất lớn sẽ lan truyền nhanh đến thị trường có tổ chức nhất là khi thị trường đang vào giai đoạn giảm giá.

Từ tình hình trên đòi hỏi phải sớm có qui định về phát hành cổ phiếu riêng lẻ là cần thiết vừa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan QLNN giám sát, cưỡng chế thi hành, xử lý các vi phạm vừa tạo điều kiện cho TTCK phát triển lành mạnh.

Thứ hai, tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ trong lĩnh vực CK.

Một số khái niệm: CK, quyền mua cổ phần, quyền chọn bán, quyền chọn mua, hợp đồng tương lai, chào bán CK, môi giới CK, tự doanh CK, tư vấn CK, quản lý danh mục đầu tư, quỹ đầu tư, quĩ thành viên cần được điều chỉnh cho phù hợp. Các khái niệm này đã hạn chế phạm vi QLNN trong lĩnh vực CK, vô tình đã tạo nhiều kẽ hở pháp luật, ảnh hưởng tới quyền lợi của công chúng đầu tư và gây khó khăn cho QLNN đối với TTCK.

Các khái niệm trên trong Luật mới chỉ qui định hoạt động của các tổ chức trung gian trên thị trường như CTCK, CTQLQ mà không đề cập tới hành vi và hoạt động của cá nhân, tổ chức khác cũng cung cấp các dịch vụ này nhưng không chịu sự quản lý giám sát của các cơ quan nhà nước.

Vì vậy cần xác định rõ các thuật ngữ trên cho phù hợp với bản chất của các hoạt động của bất kỳ chủ thể nào đã tham gia đều phải chịu sự điều chỉnh của các qui phạm pháp luật dù đó là đơn vị chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp trên thị trường.

b. Phối hợp với Bộ Kế hoạch – Đầu tư, NHNN hoàn thiện các quy định hướng dẫn trong hoạt động DN đã niêm yết, thực hiện phát hành ra công chúng

Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng

Phát hành cổ phiếu ra công chúng là nguyện vọng chính đáng của các DN nhằm huy động vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Trong Luât qui định số vốn

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí