Cần có cơ chế tăng cường và mở rộng hơn nữa quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đồng thời phải có chế tài nghiêm về xử lý những vi phạm trong công tác quản lý tài chính, tài sản nhằm tạo sự chủ động, kịp thời trong quản lý, điều hành cho các Cục DTNN khu vực.
3.3.2.8 Nâng cấp ứng dụng công nghệ thông tin
Tổng cục DTNN đã triển khai thực hiện phần mềm kế toán nội bộ ngành, phần mềm vật tư hàng hóa, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cục trong công tác quản lý, trong hạch toán kế toán, kết xuất báo cáo được nhanh chóng, chính xác. Tuy nhiện, hiện nay phần mềm kế toán nội bộ mới chỉ thực hiện được một số báo cáo theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, chưa có các báo cáo như báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp và theo phương pháp gián tiếp, một số báo cáo và sổ kế toán liên quan đến nghiệp vụ đặc thù của ngành dự trữ quốc gia theo Thông tư 108/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018, các chứng từ kế toán đang thực hiện theo Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính mà chưa cập nhật các chứng từ kế toán giao dịch với KBNN áp dụng theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 của Chính phủ quy định thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN; đối với phần mềm vật tư hàng hóa còn thực hiện các mẫu phiếu theo Thông tư 213/2009/TT-BTC ngày 10/11/2019 của Bộ tài chính (đã hết hiệu lực từ ngày 01/1/2015 và hiện nay đang thực hiện theo Thông tư 108/2018/TT-BTCngày 15/11/2018), đề nghị Tổng cục DTNN tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để phát huy tối đa hiệu quả của các phần mềm đang sử dụng, giải phóng thời gian vừa làm thủ công vừa cập nhật phần mềm như hiện nay.
3.3.2.9 Đối với việc triển khai quy hoạch, xây dựng kho Dự trữ quốc gia
Công tác xin đất mới, mở rộng đất còn triển khai chậm do sự thay đổi trong chính sách bồi thường và việc việc phân chia giai đoạn khi thực hiện mở rộng đất. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện đầu tư theo đúng lộ trình quy hoạch, kính đề nghị Tổng cục Dự trữ phê duyệt và cấp kinh phí từ nguồn vốn đầu tư công để đơn vị triển khai thực hiện đầu tư đồng bộ các dự án. Cấp đủ nguồn kinh phí mở rộng thực
hiện mở rộng đất một lần để đảm bảo diện tích đất theo quy hoạch không phân chia giai đoạn để đơn vị thuận lợi hơn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
3.3.3 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh
- Tiếp tục quan tâm tạo điều kiện bố trí quỹ đất xây dựng kho DTQG theo quy hoạch được Bộ Tài chính phê duyệt đảm bảo nguyên tắc tập trung tích lượng, phân bố hợp lý về không gian lãnh thổ, đảm bảo hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống đường giao thông, thuận tiện trong việc nhập xuất hàng hóa, sẵn sàng, chủ động đáp ứng các yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh cho các địa phương trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Nhân Của Hạn Chế Nguyên Nhân Khách Quan:
- Quan Điểm, Mục Tiêu Và Chiến Lược Về Dự Trữ Quốc Gia
- Hoàn thiện quản lý dự trữ quốc gia khu vực Nghệ Tĩnh - 12
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
- Tăng cường chỉ đạo Sở, ngành, địa phương trong việc kịp thời rà soát đối tượng thụ hưởng chính sách cứu trợ, hỗ trợ từ nguồn DTQG đảm bảo đúng đầy đủ, đúng đối tượng. Ban hành các Quyết định phân bổ số lượng hàng DTQG có thời gian phù hợp với Quyết định của Tổng cục DTNN để Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh triển khai thực hiện các bước lựa chọn đơn vị vận chuyển, bốc xếp, giao nhận đảm bảo theo các quy định hiện hành.
KẾT LUẬN
Hoạt động DTQG có vai trò quan trọng đối với việc phát triển bền vững, bảo đảm ổn định chính trị - kinh tế - xã hội. Là chiếc van an toàn, là một trong những công cụ quản lý tài chính quan trọng ở tầm vĩ mô của Đảng và Chính phủ, của Bộ Tài chính. Đây là nguồn dự trữ chiến lược của Nhà nước nhằm chủ động đáp ứng những yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; bảo đảm quốc phòng, an ninh và những biến động lớn về cung cầu trên thị trường.
Nhận thức được vai trò và vị trí của dự trữ quốc gia. Tuy nhiên công tác quản lý dự trữ quốc gia khu vực Nghệ Tĩnh vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại trong yêu cầu quản lý ngày càng chặt chẽ của Nhà nước. Để hoạt động DTQG phát triển bền vững, cần phải chú trọng xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp với đặc trưng hoạt động và yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ. Phải chú trọng tổng kết thực tiễn để đề xuất cơ chế, chính sách, các giải pháp tổ chức quản lý DTQG. Đây là vấn đề quan trọng để hoàn thiện quản lý DTQG khu vực Nghệ Tĩnh. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý dự trữ quốc gia khu vực Nghệ Tĩnh” để nghiên cứu với mong muốn đem lại những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn.
Luân văn này tập trung vào vấn đề phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quản lý DTQG khu vực Nghệ Tĩnh. Cụ thể luận văn đã giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
Trước hết, luận văn tiến hành hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về DTQG và quản lý DTQG. Cơ sở lý luận về DTQG và quản lý DTQG làm nền tảng, là cơ sở để vận dụng vào đánh giá thực trạng quản lý DTQG khu vực Nghệ Tĩnh giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019.
Tiếp theo, luận văn đã giới thiệu tổng quan về Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh, tiến hành phân tích thực trạng quản lý dự trữ quốc gia khu vực Nghệ Tĩnh. Quan phân tích cho thấy những ưu điểm, hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả quản lý dự trữ quốc gia khu vực Nghệ Tĩnh.
Dựa trên những lý luận và thực trạng quản lý DTQG khu vực Nghệ Tĩnh, bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và một một số kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Tổng cục Dự trữ Nhà nước và Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh với mong muốn đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện quản lý dự trữ quốc gia khu vực nghệ Tĩnh. Các giải pháp đưa ra đều dựa vào tình hình hoạt động của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh trong giai đoạn 2015-2019, góp phần giải quyết những mặt hạn chế trong công tác hoàn thiện quản lý dự trữ quốc gia khu vực nghệ Tĩnh trong giai đoạn tiếp theo.
Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của PGS TS. Bùi Xuân Nhàn và các thầy cô giáo Khoa Quản lý kinh tế, Sau Đại học - Trường Đại học Thương Mại đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận văn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2015), Thông tư 89/2015/TT-BTC ngày 11 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia.
2. Bộ Tài chính (2020), Thông tư số 51/2020/TT-BTC ngày 02 tháng 6 năm 2020 của Bộ Tài chính về việc Quy định về quy trình xuất cấp, giao nhận, phân phối, sử dụng hàng dự trữ quốc gia xuất để cứu trợ, viện trợ và quản lý kinh phí đảm bảo cho công tác xuất cấp, giao nhận hàng để cứu trợ, viện trợ.
3. Bộ Tài chính (2020), Quyết định số 315/QĐ-BTC ngày 10/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
4. Chính phủ (2019), Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/1/2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
5. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh (2015), Báo cáo quyết toán năm 2015.
6. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh (2016), Báo cáo quyết toán năm 2016.
7. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh (2017), Báo cáo quyết toán năm 2017.
8. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh (2018), Báo cáo quyết toán năm 2018.
9. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh (2019), Báo cáo quyết toán năm 2019.
10. Phạm Phan Dũng (2009), Vai trò của DTQG trong việc bảo đảm an sinh xã hội, Tạp chí Cộng sản.
11. Lê Văn Dương (2012), Hoàn thiện cơ chế QLNN về hàng DTQG, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.
12. Trần Văn Giao (2011), Giáo trình Quản lý kinh tế, Đại học Thương mại, Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Thu Hằng (2016), Tăng cường quản lý chi kinh phí hoạt động tại Cục DTNN khu vực Nghệ Tĩnh, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Vinh.
14. Nguyễn Thị Thanh Hoa (2015), Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Tổng cục DTNN, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
15. Phạm Quang Lê (2007), Giáo trình khoa học quản lý 1, Trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội, Hà Nội.
16. Hồ Văn Liên (2010), Bài giảng đại cương về khoa học quản lý, Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
17. Nguyễn Ngọc Long (2004), Đổi mới hoạt động DTQG trong cơ chế thị trường ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
18. Phạm Thị Phương (2013), Hoàn thiện công tác DTQG đối với mặt hàng gạo tại Tổng cục DTNN, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Thương mại.
19. Quốc Hội (2012), Luật dự trữ quốc gia số 22/2012/QH13 ngày 20/11/2012, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
20. Phạm Trấn Quốc (2017), Nâng cao hiệu quả quản lý định mức KT-KT bảo quản thóc - hàng DTQG tại Tổng cục DTNN.
21. Lê Bá Thanh (2013), Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch tại Tổng cục DTNN, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế quốc dân.
22. Trần Quốc Thao (2014), Hoàn thiện cơ chế QLNN về DTQG ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 2091/QĐ-TTg ngày 28/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020.
24. Đỗ Hoàng Toàn (2005), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản lao động - xã hội, Hà Nội.
25. Tổng cục Dự trữ Nhà nước (2016), 60 năm Dự trữ Nhà nước Việt Nam 1956- 2016, Nxb Dân Trí, Hà Nội.