Hoàn thiện pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội - 11

trong việc đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất, nhất là ở khu vực thành phố, đô thị. Điều này nhằm bảo đảm quỹ đất phục vụ lợi ích công cộng, dân sinh. Đồng thời tăng cường việc cho thuê quyền sử dụng đất thay vì bán đấu giá quyền sử dụng đất. Như vậy sẽ hạn chế tình trạng đầu cơ tích trữ đất đai và khi cần nhà nước có thể lấy lại để sử dụng, phục vụ lợi ích công cộng mà không phải tiến hành thu hồi đất phức tạp, khó khăn có thể gây bức xúc, khiếu kiện không đáng có trong nhân dân.

3.2.4. Hoàn thiện pháp luật tài chính về đất đai, giá đất nhằm quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội

Việc hoàn thiện quy định pháp luật về tổ chức tài chính phục vụ công tác tạo quỹ đất cần hướng tới tạo ra một công cụ tài chính mới, linh hoạt, giúp chính quyền địa phương thực thi có hiệu quả chính sách tạo quỹ đất. Quỹ Phát triển đất phải đóng vai trò chủ thể khởi xướng, tạo tiền đề và công vụ quan trọng cho việc thực hiện xã hội hóa đầu tư cho công tác phát triển quỹ đất ở các địa phương; Xây dựng cơ chế tăng cường, đa dạng hoá các nguồn vốn cho quỹ phát triển đất, trong đó có việc trích từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhằm tạo quỹ đất, tạo quỹ nhà tái định cư, quỹ nhà ở xã hội; Bổ trợ cho các kênh đầu tư khác tại địa phương, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư vào công tác tạo quỹ đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội; Làm cầu nối giúp chính quyền địa phương tiếp cận và huy động được vốn trên thị trường vốn, huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế phục vụ đầu tư Phát triển quỹ đất.

Rà soát các chính sách ưu đãi về thuế, bảo đảm công bằng, thống nhất, đơn giản, thuận tiện, chống thất thu thuế. Có chính sách, mức thu hợp lý để nuôi dưỡng nguồn thu, khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Nhà nước thực hiện chính sách thuế luỹ tiến đối với các dự án đầu tư chậm hoặc bỏ hoang không đưa đất vào sử dụng đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

Giá đất do Nhà nước quy định theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm

định giá, bảo đảm nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Chính phủ quy định phương pháp định giá đất và khung giá đất làm căn cứ để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành bảng giá đất. Bổ sung quy định về điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất bảo đảm linh hoạt, phù hợp với từng loại đất, các đối tượng sử dụng đất và các trường hợp giao đất, cho thuê đất. Có cơ chế để xử lý chênh lệch giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các địa phương.

Kiện toàn cơ quan định giá đất của Nhà nước, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác định giá đất và thẩm định giá đất. Cơ quan tham mưu xây dựng giá đất và cơ quan thẩm định giá đất là hai cơ quan độc lập; làm rõ trách nhiệm cơ quan giải quyết khiếu nại về giá đất trong bồi thường giải phóng mặt bằng.

3.2.5. Hoàn thiện quy định của pháp luật về Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Củng cố, kiện toàn hệ thống thanh tra đất đai, toà án các cấp; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ xét xử đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ thanh tra viên, cán bộ xét xử, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Rà soát, sửa đổi, bổ sung chế tài xử lý đủ mạnh đối với các trường hợp vi phạm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Các cơ quan có thẩm quyền phải tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự; công bố công khai kết quả giải quyết.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hoàn thiện pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội - 11

Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận cơ bản (Chương 1), thực trạng và thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (Chương 2), Chương 3 Luận văn đã đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Những giải pháp Luận văn đưa ra mặc dù chưa đầy đủ, nhưng là những giải pháp căn bản để hoàn thiện pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN


Pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là một bộ phận quan trọng của pháp luật đất đai, pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai. Mục đích của pháp luật quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần tạo lập, quản lý và phát triển quỹ đất một cách có hiệu quả để phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo hài hòa lợi ích chung của xã hội, lợi ích nhà nước, lợi í ch của người sử dụng đất mà Đảng và nhà nước đề ra trong chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong tạo lập, quản lý và phát triển, khai thác quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn những bất cập, hạn chế dẫn đến khó khăn cho thực hiện quản lý quĩ đất phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của nước ta trong những năm qua

Để góp phần giải quyết vấn đề trên, Luận văn đã thực hiện nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Luận văn cũng tiến hành thu thập, phân tích các thông tin về thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế-xã hội thông qua các báo cáo, số liệu thống kê; thu thập, phân tích thông tin về quản lý quỹ đất thông qua báo cáo tổng kết của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai từ trung ương đến địa phương, các bài viết về các sự kiện có tính chất điển hình về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Từ các kết quả phân tích đánh giá thu được, Luận văn đã kiến nghị, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật về quản lý quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

Tác giả luận văn đã cố gắng thực hiện các mục tiêu đặt ra khi thực hiện đề tài. Song do thời gian, kinh phí cũng như hiểu biết, kinh nghiệm tác giả còn có hạn nên nghiên cứu, đánh giá không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Tác giả xin trân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Đặng Thị Bích Liễu và ý kiến đóng góp của một số bạn học giúp tác giả hoàn thiện luận văn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất,thuê mặt nước, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý và pháp luật đất đai, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo Điều tra, đánh giá thực trạng để hoàn thiện Tổ chức phát triển quỹ đất góp phần phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam, Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính, Hà Nội.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính, Hà Nội.

8. Bộ Tài nguyên và Môi Trường (2014), Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Hà Nội.

9. Bộ Tài nguyên và Môi Trường (2014), Thông tư 30/2014/TT-BTNMT Quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, Hà Nội.

10. Bộ Tài nguyên và Môi Trường (2014), Thông tư 36/2014/TT-BTNTM ngày 30/6/2014 quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất, Hà Nội.

11. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.

12. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Báo cáo công tác quản lý nhà nước về đất đai năm 2014, 6 tháng đầu năm 2015 và tình hình triển khai thi hành Luật đất đai và những vấn đề cần giải quyết, tháo gỡ, Hà Nội.

13. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính (2010), Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 08 tháng 01 năm 2010 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất, Hà Nội.

14. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính (2015), Thông tư liên tịch số: 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04 tháng 04 năm 2015 về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

15. Chính phủ (2006), Báo cáo về tình hình quy hoạch kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006-2010 của cả nước, Hà Nội.

16. Chính phủ (2013), Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất,kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, Hà Nội.

17. Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai, Hà Nội.

18. Chính phủ (2014), Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất, Hà Nội.

19. Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội.

20. Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.

21. Chính phủ (2014), Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 quy định về khung giá đất, Hà Nội.

22. Đào Công Hòa và Cộng sự (2007), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế hoạt động và tổ chức Trung tâm phát triển quỹ đất, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

23. Phan Trung Hiền (2014), Những điều cần biết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2011), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách khoa.

25. Vũ Thị Hường (2015), Đánh giá công tác tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại Thành Phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sỹ Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

26. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Ngọc Lanh và Cộng sự (2009), “Nghiên cứu mối quan hệ giữa nội dung hoạt động của tổ chức phát triển quỹ đất với thị trường bất động sản nhằm thúc đẩy nguồn lực đất đai - bất động sản”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

28. Doãn Hồng Nhung (2012), Pháp luật về quy hoạch kh ông gian xây dựng đô thi,̣ Nxb xây dựng, Hà Nội.

29. Nguyễn Xuân Phi (2011), “Quản lý nhà nước đối với quỹ đất Thành phố Thanh Hóa”, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

30. Lê Thị Phúc (2008), Pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.

31. Lê Thị Phúc (2014), Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất qua thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận án tiến sỹ Luật học, Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí