Hoàn Thiện Nội Dung Và Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích


động được đào tạo đúng chuyên môn để thành lập một bộ phận chuyên phân tích hiệu quả kinh doanh.

Từ tất cả những chuẩn bị tốt về thông tin và con người, quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể tiến hành suôn sẻ và đảm bảo cung cấp các thông tin đầu ra hữu ích phục vụ công tác quản lý và ra quyết định trong và ngoài doanh nghiệp.

3.2.4. Hoàn thiện nội dung và hệ thống chỉ tiêu phân tích

Với việc chuẩn bị tốt một quy trình phân tích với các phương pháp phân tích phù hợp, doanh nghiệp còn cần có một hệ thống chỉ tiêu phân tích hợp lý sao cho kết quả tác động cuối cùng của phân tích hiệu quả kinh doanh chính là nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Căn cứ vào các nghiên cứu thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ, chúng tôi đề xuất các nội dung hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh ở các doanh nghiệp này bao gồm: bổ sung nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng chi phí hay các yếu tố đầu vào, bổ sung một số chỉ tiêu thuộc hai nhóm chỉ tiêu đánh giá tốc độ luân chuyển và sức sinh lời của chi phí hay các yếu tố đầu vào.

3.2.4.1. Bổ sung nhóm chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí hay các yếu tố đầu vào

Theo thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ đã trình bày tại chương 2, có thể thấy hiện nay các doanh nghiệp này vẫn còn đang nhầm lẫn giữa các chỉ tiêu hiệu suất và tốc độ luân chuyển, do đó nhóm chỉ tiêu hiệu suất gần như bị bỏ ngỏ. Tính toán và phân tích các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí hay các yếu tố đầu vào cho phép các doanh nghiệp đánh giá cường độ hoạt động của doanh nghiệp.

Luận án đề xuất nhóm chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí hay các yếu tố


đầu vào áp dụng cho các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ như sau:

Bảng 3.11: Các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí, yếu tố đầu vào áp dụng cho các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ

Tên chỉ tiêu

Công thức xác định

Ý nghĩa

1. Sức sản xuất của TSCĐ

Tổng giá trị sản xuất

Một đồng GTCL bq của

TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản xuất

GTCL bq của TSCĐ


2. Sức sản xuất của thiết bị cưa xẻ

GTSX của giai đoạn

cưa xẻ

Một đồng GTCL bq của thiết bị cưa xẻ đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản xuất

GTCL bq của thiết bị

cưa xẻ


3. Sức sản xuất của thiết bị sấy


GTSX của giai đoạn sấy

Một đồng GTCL bq của thiết bị sấy đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản

xuất

GTCL bq của thiết bị sấy

4. Sức sản xuất của thiết bị gia công chi tiết

GTSX của giai đoạn gia

công chi tiết

Một đồng GTCL bq của thiết bị gia công chi tiết đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản xuất

GTCL bq của thiết bị gia

công chi tiết

5. Sức sản xuất của thiết bị hoàn thiện sản phẩm

GTSX của giai đoạn

hoàn thiện sản phẩm

Một đồng GTCL bq của thiết bị hoàn thiện sản phẩm đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản xuất

GTCL bq của thiết bị

hoàn thiện sản phẩm

6. Suất hao phí của tổng chi phí sản xuất kinh doanh

Tổng chi phí sản xuất

kinh doanh

Để tạo ra được một đồng doanh thu thuần, cần hao phí bao nhiêu đồng chi phí sản xuất kinh doanh

Doanh thu thuần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 278 trang tài liệu này.

Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Khu vực Nam Trung bộ - 23


7. Suất hao phí của tổng chi phí sản xuất

Tổng chi phí sản xuất

Để tạo ra được một đồng doanh thu thuần, cần hao phí bao nhiêu đồng chi

phí sản xuất

Doanh thu thuần

8. Suất hao phí của chi phí NVL trực tiếp

Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Để tạo ra được một đồng doanh thu thuần, cần hao phí bao nhiêu đồng chi

phí NVL trực tiếp

Doanh thu thuần


Vấn đề gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi phân tích các chỉ tiêu hiệu suất chính là việc xác định chỉ tiêu “Giá trị sản xuất”. Đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ “Giá trị sản xuất” chính là giá thành sản xuất, để xác định chỉ tiêu này, có hai cách mà các doanh nghiệp có thể sử dụng:

+ Cách thứ nhất, các doanh nghiệp cần theo dõi chi phí riêng cho từng công đoạn sản xuất để xác định giá trị sản xuất ở từng công đoạn. Cách làm này sẽ đảm bảo độ chính xác cao nhưng lại mất công trong quá trình theo dõi bởi vì mặc dù sản xuất chia thành nhiều giai đoạn nhưng các doanh nghiệp lại thường hạch toán chung tất cả các chi phí. Do đó, nếu yêu cầu doanh nghiệp phải có số liệu riêng cho từng công đoạn thì đòi hỏi công tác kế toán phải chi tiết, kết hợp với đội ngũ nhân viên theo dõi từng công đoạn. Như vậy, với cách làm này doanh nghiệp sẽ phải hao tốn thêm chi phí, dẫn đến làm giảm kết quả, hiệu quả kinh doanh.

+ Cách thứ hai, các doanh nghiệp có thể xác định giá trị sản xuất một cách tương đối căn cứ vào tỷ lệ chi phí cho từng công đoạn. Hiện nay về cơ cấu chi phí trong giá thành thì có 80 – 85% thuộc về chi phí nguyên, phụ liệu; ở công đoạn cưa, xẻ doanh nghiệp phải bổ sung thêm 1 – 4% chi phí; công đoạn sấy hao phí 2 – 5%; công đoạn gia công chi tiết chiếm 7 – 10% và công


đoạn hoàn thiện sản phẩm đóng góp 5 – 8%. Như vậy, nếu có số liệu tổng giá thành sản xuất sản phẩm là 1.000.000 đồng thì giá trị sản xuất sau công đoạn cưa, xẻ sẽ khoảng từ 840.000 – 860.000 đồng, giá trị sản xuất sau công đoạn sấy sẽ khoảng 880.000 – 890.000 đồng, giá trị sản xuất ở công đoạn gia công chi tiết sẽ là 960.000 – 980.000 đồng, và giá trị sản xuất sau công đoạn hoàn thiện sẽ là 1.000.000 đồng – chính là tổng giá thành sản xuất sản phẩm.

Sau khi đã xác định được giá trị sản xuất từng công đoạn, doanh nghiệp có thể dễ dàng tính toán và phân tích các chỉ tiêu hiệu suất bằng các phương pháp phân tích chúng tôi đã đề xuất.

Lấy ví dụ số liệu tại Công ty Cổ phần gỗ xuất khẩu Tân Thành Dung Quất, tác giả luận án đã lập các bảng phân tích 3.12 và 3.13 để làm minh chứng cho các điều chỉnh đã đề xuất.

Qua bảng 3.12 (trang 175) và 3.13 (trang 176) có thể thấy rằng, cường độ sử dụng các loại tài sản và chi phí của Công ty cổ phần gỗ xuất khẩu Tân Thành Dung Quất trong năm 2010 đều tăng so với năm 2009. Kết quả đạt được này cho thấy những nỗ lực cải thiện hoạt động kinh doanh của Công ty qua việc đảm bảo dự trữ nguyên liệu hợp lý để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng tăng lên; sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị nhằm giảm bớt hao phí nguyên vật liệu; tăng cường công tác quản lý sản xuất nhằm giảm bớt những hao phí không đáng có trong quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, điện, nước...

Như vậy, phân tích hiệu suất sử dụng chi phí hay các yếu tố đầu vào mới chỉ cho phép đánh giá cường độ hoạt động về mọi mặt của doanh nghiệp, để đánh giá được khả năng sử dụng các loại tài sản và chi phí trong doanh nghiệp còn cần phân tích qua các chỉ tiêu đánh giá tốc độ luân chuyển của chi phí hay các yếu tố đầu vào.


Bảng 3.12: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào tại Công ty cổ phần gỗ xuất khẩu Tân Thành Dung Quất

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2009

Năm 2010

Chênh lệch

±

%

1

Tổng giá trị sản xuất

Đồng

8.816.915.660

12.435.683.867



2

GTSX của giai đoạn cưa xẻ

Đồng

7.406.209.154

10.570.331.287



3

GTSX của giai đoạn sấy

Đồng

7.758.885.781

10.943.401.803



4

GTSX của giai đoạn gia công chi tiết

Đồng

8.640.577.347

12.062.613.351



5

GTSX sản phẩm trong mùa vụ

Đồng

6.965.363.371

10.072.903.932



6

GTCL bình quân của TSCĐ

Đồng

9.301.623.518

8.514.908.730



7

GTCL bình quân của thiết bị cưa xẻ

Đồng

1.953.340.939

1.788.130.833



8

GTCL bình quân của thiết bị sấy

Đồng

2.232.389.644

2.043.578.095



9

GTCL bình quân của thiết bị gia công chi tiết

Đồng

837.146.117

766.341.786



10

GTCL bình quân của thiết bị hoàn thiện sản phẩm

Đồng

558.097.411

510.894.524



11

Sức sản xuất của TSCĐ = (1)/(6)


0,948

1,460

+0,513

+54,07

12

Sức sản xuất của thiết bị cưa xẻ = (2)/(7)


3,792

5,911

+2,120

+55,91

13

Sức sản xuất của thiết bị sấy = (3)/(8)


3,476

5,355

+1,879

+54,07

14

Sức sản xuất của thiết bị gia công chi tiết = (4)/(9)


10,321

15,741

+5,419

+52,50

15

Sức sản xuất của thiết bị hoàn thiện sản phẩm =

(1)/(10)


15,798

24,341

+8,543

+54,07

(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty cổ phần gỗ xuất khẩu Tân Thành Dung Quất)


Bảng 3.13: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng chi phí tại Công ty cổ phần gỗ xuất khẩu Tân Thành Dung Quất

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2009

Năm 2010

Chênh lệch

±

%

1

Tổng số thu nhập thuần

Đồng

10.210.558.692

14.584.413.161



2

Tổng chi phí sản xuất kinh doanh

Đồng

11.768.665.544

15.341.995.579



3

Tổng chi phí sản xuất

Đồng

9.345.930.600

13.119.646.480



4

Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Đồng

7.570.203.786

10.758.110.113



5

Suất hao phí của tổng chi phí sản xuất kinh doanh

= (2)/(1)


1,153

1,052

-0,101

- 8,73

6

Suất hao phí của tổng chi phí sản xuất = (3)/(1)


0,915

0,900

-0,016

- 1,72

7

Suất hao phí của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

= (4)/(1)


0,741

0,738

-0,004

- 0,51

(Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty cổ phần gỗ xuất khẩu Tân Thành Dung Quất)


3.2.4.2. Bổ sung nhóm chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của chi phí hay các yếu tố đầu vào

Đối với nhóm chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của chi phí hay yếu tố đầu vào, các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ cũng đã phân tích khá nhiều chỉ tiêu nhưng các chỉ tiêu vẫn chưa có sự gắn kết chặt chẽ với đặc thù sản xuất, kinh doanh của ngành. Thêm vào đó, việc tính toán các chỉ tiêu vẫn chỉ dựa trên số liệu cuối kỳ kế toán mà chưa xét đến các biến động trong kỳ. Do vậy, theo tác giả, cần điều chỉnh và bổ sung một số chỉ tiêu đánh giá tốc độ luân chuyển sau đây mới đảm bảo thể hiện rõ nét các đặc thù của ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu:

Trước hết, đối với các chỉ tiêu phân tích mà các doanh nghiệp đã sử dụng trong phân tích, cần điều chỉnh cách xác định chỉ tiêu dùng trong tính toán. Việc điều chỉnh được tiến hành bằng cách: đối với các chỉ tiêu được lấy từ Bảng cân đối kế toán, nhà phân tích của doanh nghiệp cần sử dụng số bình quân giữa đầu kỳ và cuối kỳ hoặc số bình quân tại nhiều thời điểm trong kỳ (cuối tháng, cuối quý) nhằm đảm bảo không bỏ qua sự biến động của chỉ tiêu trong kỳ; đối với các chỉ tiêu lấy từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nhà phân tích có thể sử dụng ngay chỉ tiêu của kỳ tính toán.

Tiếp theo, luận án đề xuất bổ sung một số chỉ tiêu sau:

+ Chỉ tiêu đầu tiên cần bổ sung là “Số vòng quay tổng tài sản”. Chỉ tiêu này cho biết khả năng sử dụng các loại tài sản của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Trong kỳ, tài sản quay càng nhiều vòng thì hiệu quả sử dụng tài sản sẽ càng cao, hiệu quả sử dụng của tổng tài sản sẽ chịu ảnh hưởng bởi hiệu quả sử dụng của từng loại tài sản trong tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn. Thêm vào đó, việc phân tích chỉ tiêu này còn là cơ sở để doanh nghiệp phân tích mức độ ảnh hưởng của nó đến chỉ tiêu “Sức sinh lời của tài sản” bằng cách vận dụng phương pháp phân tích Dupont. Công thức xác định chỉ tiêu này như sau:


Doanh thu thuần

Số vòng quay tổng tài sản = Giá trị tổng tài sản bình quân

Trong công thức trên, chỉ tiêu “Doanh thu thuần” chính là “Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ” – chiếm đa số trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Sở dĩ chúng tôi sử dụng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quá trình tính toán là vì hầu hết các loại tài sản của doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu chỉ sử dụng cho hoạt động sản xuất, bán hàng và quản lý – các hoạt động có liên quan đến sự thay đổi của chỉ tiêu “Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ”.

+ Chỉ tiêu thứ hai cần bổ sung là “Số vòng quay nguyên vật liệu”. Lý do tác giả đề nghị bổ sung chỉ tiêu này trong hệ thống chỉ tiêu phân tích là vì hiện nay hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ đều dự trữ một lượng lớn nguyên vật liệu nhằm “tranh giành” đơn hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp tại Bình Định, lượng nguyên vật liệu dự trữ lớn đã ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn, làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản. Hơn nữa, nguyên vật liệu chiếm đến 70% giá thành sản xuất sản phẩm, do đó đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của nguyên vật liệu qua phân tích chỉ tiêu “Số vòng quay nguyên vật liệu” là rất cần thiết. Công thức xác định chỉ tiêu này như sau:

Tổng giá nhập kho nguyên vật liệu Số vòng quay nguyên vật liệu = Giá trị nguyên vật liệu tồn kho bq

+ Chỉ tiêu cuối cùng tác giả đề nghị bổ sung là “Số vòng quay vốn chủ sở hữu”. Mặc dù trong cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng hiện nay để đối phó với những khó khăn trong việc tiếp cận những nguồn vốn vay, các doanh nghiệp lại có xu hướng bổ sung thêm và gia tăng sử dụng vốn chủ sở hữu. Mặt khác, sử dụng vốn chủ sở hữu lại có nguy cơ làm giảm hiệu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/09/2022