Kinh Nghiệm Phân Tích Hiệu Quả Kinh Doanh Ở Một Số Nước Trên Thế Giới


đòi hỏi phải đảm bảo quy trình sản xuất bao gồm đầy đủ tất cả các công đoạn, với sự kiểm soát chặt chẽ về quy trình và chất lượng trong từng công đoạn để đảm bảo chất lượng sản phẩm đủ yêu cầu của các thị trường khó tính. Chính vì vậy, để có thể đánh giá hiệu quả của từng công đoạn sản xuất và xem xét ảnh hưởng của từng công đoạn đến hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp, nhóm các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của các loại thiết bị không thể thiếu trong hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu.

Tiếp theo, chỉ tiêu suất hao phí và sức sinh lời của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng là những chỉ tiêu đặc thù không thể thiếu vì lý do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu chiếm đến 80

- 85% giá trị sản phẩm nên chỉ một thay đổi nhỏ về chi phí này đã có thể ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù đây là loại chi phí khó thay đổi, nhưng doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu cũng phải quan tâm tính toán các chỉ tiêu hiệu quả có liên quan để có thể đánh giá sự ổn định trong sản xuất của doanh nghiệp và có biện pháp cải thiện kịp thời nếu có sự tăng lên bất thường về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Cuối cùng, chỉ tiêu số vòng quay nguyên vật liệu cũng phải được đảm bảo tính toán và phân tích đầy đủ vì nguyên vật liệu là loại hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Đây là loại hàng tồn kho được doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu dự trữ với một lượng lớn nhằm đảm bảo với khách hàng về khả năng đáp ứng đơn hàng, đồng thời hầu hết nguyên vật liệu đều được nhập khẩu nên có giá trị khá lớn. Do đó, việc tính toán và phân tích chỉ tiêu số vòng quay nguyên vật liệu là nhằm mục đích đánh giá mức độ dự trữ nguyên vật liệu cũng như khả năng đáp ứng các đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu.


Như vậy, tác giả hy vọng, căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh trên đây, các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu có thể áp dụng vào hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh của mình sao cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành, đặc điểm nguồn nhân lực, tài chính và thời gian của từng doanh nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo đánh giá đầy đủ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.4. KINH NGHIỆM PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM

1.4.1. Kinh nghiệm phân tích hiệu quả kinh doanh ở một số nước trên thế giới

1.4.1.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Singapore [61]

Tại Singapore, phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp được thực hiện qua hệ thống chỉ tiêu phân tích bao gồm: các chỉ tiêu đánh giá tốc độ luân chuyển của tổng tài sản cũng như của từng nhóm tài sản ngắn hạn, dài hạn, tốc độ luân chuyển của các chi phí cơ bản và khả năng sinh lời của doanh thu, tài sản.

Ngoài hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh chung, các nhà phân tích tại Singapore còn căn cứ vào đó để xác định theo phương pháp giá trị gia tăng, nghĩa là xác định giá trị gia tăng của từng giai đoạn sản xuất kinh doanh trước rồi mới sử dụng các chỉ tiêu giá trị gia tăng đó để xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu giá trị gia tăng được doanh nghiệp trình bày trên báo cáo giá trị gia tăng.

Bảng 1.2: Mẫu báo cáo giá trị gia tăng của doanh nghiệp sản xuất


Chỉ tiêu

Giá trị

1. Doanh số


2. Chi phí vật liệu, dịch vụ dùng cho sản xuất mua từ bên ngoài


3. Giá trị gia tăng sản xuất (VA sản xuất)


4. Chi phí vật liệu, dịch vụ khác mua từ bên ngoài


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 278 trang tài liệu này.

Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Khu vực Nam Trung bộ - 11


5. Giá trị gia tăng (VA)


6. Phân phối giá trị gia tăng


- Tiền lương


- Trả lãi vay vốn


- Cổ tức


- Lợi nhuận giữ lại


- Thuế


(Nguồn: Trích từ [61, trang 129])

Căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu chung, mỗi ngành sẽ xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngành.

Bảng 1.3: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh ngành may mặc Singapore

Chỉ tiêu

Công thức xác định

1. Tỷ lệ doanh thu trên vốn tự có

Doanh thu/ Vốn tự có

2. Tỷ lệ doanh thu trên tổng tài sản

Doanh thu/ Tổng tài sản

3. Tỷ lệ doanh thu trên vốn hoạt động

Doanh thu/ Vốn hoạt động

4. Tỷ lệ VA trên 1 USD doanh số

VA/ Doanh số

5. Tỷ lệ VA trên 1 USD vốn hoạt động

VA/ Vốn hoạt động

6. Tỷ lệ VA trên 1 công nhân

VA/ Tổng số công nhân

7. Tỷ lệ VA trên 1 USD chi phí lao động

VA/ Tổng chi phí lao động

8. Tỷ lệ doanh số trên 1 công nhân

Doanh số/ Tổng số công nhân

9. Tỷ lệ chi phí lao động trên 1 USD doanh số

Chi phí lao động/ Doanh số

10. Tỷ lệ VA trên 1 USD tài sản cố định

VA/ Giá trị TSCĐ

11. Thu nhập TSCĐ

Lợi nhuận/ Giá trị TSCĐ

12. Thu nhập vốn hoạt động

Lợi nhuận/ Vốn hoạt động

13. Thu nhập tài sản

Lợi nhuận/ Tổng tài sản

14. VA sản xuất trên 1 công nhân sản xuất

VA sản xuất/ Tổng số công

nhân sản xuất

(Nguồn: Trích từ [61, trang 130, 131])


Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại Singapore được khái quát qua sơ đồ 1.1.

Lợi nhuận hoạt động Tài sản hoạt động

Lợi nhuận hoạt động Doanh số

Doanh số Tài sản hoạt động


Chi phí

sản xuất Doanh số

Chi phí

marketing Doanh số

Chi phí hành chính tài chính Doanh số

Doanh số Tài sản lưu động

Doanh số Tài sản cố định


Sơ đồ 1.1: Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp ở Singapore

(Nguồn: Trích từ [61, trang 128])

Để thực hiện phân tích hiệu quả kinh doanh, căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu đã được xác định, các doanh nghiệp Singapore sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp loại trừ để đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu và nguyên nhân tác động.

Thêm vào đó, nhằm giúp cho hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh được diễn ra thuận tiện, các doanh nghiệp Singapore còn chuẩn bị sẵn quy trình thực hiện phân tích. Quy trình phân tích hiệu quả kinh doanh được tiến hành như sau:

Đầu tiên, một đội ngũ nhân viên làm công tác phân tích sẽ được thành lập. Yêu cầu đối với thành viên đội ngũ nhân viên này là phải gồm cả những người thuộc bộ phận được phân tích và cả những người bên ngoài – có thể đánh giá được hoạt động của bộ phận.

Bước tiếp theo, đội ngũ phân tích sẽ xác định mục tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh.


Sau đó, công việc phân tích hiệu quả kinh doanh sẽ được tiến hành bằng các kỹ thuật phân tích cụ thể dựa trên mục tiêu và hệ thống chỉ tiêu phân tích đã được xây dựng để xác định các kết quả tính toán và đưa ra những đánh giá cụ thể.

Cuối cùng, các kết quả phân tích sẽ được tổng hợp lại nhằm đưa ra một kết luận tổng hợp về tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian.

1.4.1.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Nhật Bản [61]

Tại Nhật Bản, hiệu quả kinh doanh cũng được đo bằng tỷ lệ giữa kết quả đầu ra và yếu tố đầu vào. Các doanh nghiệp Nhật Bản chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, do đó họ không chỉ phân tích các chỉ tiêu tổng hợp mà còn chi tiết hóa theo từng cấp độ hoạt động của doanh nghiệp theo các bảng sau:

Bảng 1.4: Các kết quả đầu ra và yếu tố đầu vào liên quan đến lao động


Cấp

Đầu ra

Đầu vào

1. Cấp chiến lược



Công ty

SL, VA, OP, NP

Tổng số lao động (EPM)



Tổng chi phí lao động

Sản phẩm sáng

SL, VA, GP sản phẩm

Số lao động tạo sản phẩm

tạo

sáng tạo

sáng tạo có liên quan

2. Cấp quản lý

Sản phẩm – sáng tạo


Sản phẩm sáng tạo


Số lao động sản xuất ra sản phẩm sáng tạo

3. Cấp tác nghiệp

Hoạt động sáng tạo


Số lượng sản phẩm được sản xuất


Số giờ lao động

(Nguồn: Trích từ [61, trang 139])

Trong đó: SL: doanh thu GP: tổng sản phẩm VA: giá trị gia tăng NP: lợi nhuận ròng OP: lợi nhuận hoạt động


Bảng 1.5: Các kết quả đầu ra và yếu tố đầu vào liên quan đến vốn


Cấp

Đầu ra

Đầu vào

3. Cấp chiến lược



Công ty

SL, VA, OP, NP

Tổng tài sản, tài sản cố



định hữu hình (TFA),



phương tiện sản xuất

Sản phẩm sáng tạo

SL, VA, GP sản phẩm sáng

Phương tiện sản xuất


tạo


2. Cấp quản lý

Sản phẩm – sáng tạo


Giá trị sản xuất sản phẩm sáng tạo


Số giờ máy

3. Cấp tác nghiệp

Hoạt động sáng tạo


Số lượng sản phẩm được sản xuất


Số giờ máy

(Nguồn: Trích từ [61, trang 140])

Bảng 1.6: Các kết quả đầu ra và yếu tố đầu vào liên quan đến NVL


Cấp

Đầu ra

Đầu vào

Cấp tác nghiệp

Hoạt động sáng tạo


Số lượng sản phẩm sản xuất Tổng sản lượng


Số lượng sử dụng

(Nguồn: Trích từ [61, trang 140])

Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản được thực hiện qua phương pháp phân tích xu hướng, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích theo chuỗi. Trong các phương pháp được sử dụng, doanh nghiệp quan tâm nhất đến các kết luận từ việc phân tích theo chuỗi, họ đã phân tích qua một số phương trình kinh tế sau đây [61, trang 141]:

SL SL TFA EPM = TFA x EMP

(Hiệu suất sử dụng lao động = Hiệu suất sử dụng TSCĐ hữu hình x

Hệ số sử dụng thiết bị)

VA VA EMP TFA = EMP x TFA

(VA/ TSCĐ hữu hình = VA/ lao động x Nghịch đảo hệ số sử dụng thiết bị)


OP OP SL EMP = SL x EMP

(Sức sinh lời của lao động = Sức sinh lời từ doanh thu x Hiệu suất sử dụng

lao động)

1.4.2. Bài học rút ra đối với hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh tại Việt Nam

Từ kinh nghiệm phân tích hiệu quả kinh doanh tại Singapore và Nhật Bản, chúng tôi thấy rằng, để có thể thực hiện phân tích hiệu quả kinh doanh một cách toàn diện và đảm bảo kết quả phân tích phục vụ hữu ích cho hoạt động quản lý, hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp ở Việt Nam cần thực hiện như sau:

Một là, phân tích hiệu quả kinh doanh cần được tổ chức thành một quy trình cụ thể với nguồn tài liệu, nhân lực, vật lực được chuẩn bị trước.

Hai là, hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh phải được xây dựng phù hợp với đặc điểm của từng ngành nghề cụ thể. Đồng thời, hệ thống chỉ tiêu phân tích không chỉ được xác định căn cứ vào giá trị tạo ra mà còn cần căn cứ vào các giá trị gia tăng sau mỗi giai đoạn sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, hệ thống chỉ tiêu phân tích phải bao gồm cả các chỉ tiêu phân tích tổng hợp và các chỉ tiêu phân tích chi tiết, cụ thể theo từng cấp độ hoạt động của doanh nghiệp.

Ba là, việc đánh giá hiệu quả kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá mức biến động của các chỉ tiêu mà còn cần đánh giá được sự tác động của các nhân tố đến chỉ tiêu cũng như sự tác động giữa các chỉ tiêu hiệu quả với nhau. Điều này có nghĩa là cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp phân tích khi phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhằm có những kết luận đầy đủ và sâu sắc nhất.


Từ những bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, nếu chúng ta biết cách vận dụng phù hợp với đặc thù của Việt Nam và của từng ngành nghề cụ thể thì hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh có thể trở thành hoạt động quan trọng không thể bỏ qua đối với mọi doanh nghiệp.


Kết luận chương 1

Muốn có đủ lực để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường với những chuyển biến hội nhập của các nền kinh tế trên thế giới thông qua các tổ chức kinh tế khu vực, các hiệp định thương mại đa phương... các doanh nghiệp trong nước đứng trước rất nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng không ít những khó khăn, thách thức. Vì vậy, có thể khẳng định rằng các doanh nghiệp cần nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của mình để có các quyết sách phù hợp, điều này chỉ có thể được thực hiện khi doanh nghiệp tiến hành công tác phân tích hiệu quả kinh doanh. Phân tích hiệu quả kinh doanh không chỉ cần thiết với riêng ngành hay lĩnh vực kinh doanh nào mà cần thiết trở thành một hoạt động thường xuyên của tất cả mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực kinh doanh, trong đó có ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu.

Qua nội dung chương 1, tác giả đã đi sâu nghiên cứu, hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh và nội dung công tác phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ xuất khẩu nói riêng. Những nội dung mà tác giả đã trình bày là nhằm thiết kế cơ sở lý luận khoa học cho việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ trình bày ở chương 2.

Xem tất cả 278 trang.

Ngày đăng: 24/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí