Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ở Việt Nam - 23



thiết kế đặc thù: “tất cả trong một” – hệ thống TTĐTLNH gồm các modun: Thanh toán giá trị cao, Thanh toán giá trị thấp, Thanh toán bù trừ và Quyết toán tổng tức thời. Hệ thống được phủ sóng toàn quốc với Trung tâm xử lý chính (Trung tâm thanh toán quốc gia – NPSC), Trung tâm dự phòng (B-NPSC), 6 Trung tâm khu vực (RPC) và 63 Trung tâm xử lý cấp tỉnh (PPC) đặt tại Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đến nay, hệ thống đã kết nối thanh toán đến 94 (CIHO) tổ chức tín dụng với 778 đơn vị thành viên (CI) tham gia thanh toán trực tiếp; bình quân hàng ngày, hệ thống xử lý 80.000 giao dịch với tổng doanh số trên

100.000 tỷ đồng.

Với công suất thiết kế kết nối với 2.000 đơn vị thành viên, xử lý 2 triệu giao dịch/ngày, hệ thống TTĐTLNH trở thành một trục thanh toán quốc gia hiện đại, sẵn sàng đáp ứng kịp thời nhu cầu chu chuyển vốn của nền kinh tế và là tiền đề quan trọng cho việc phát triển và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Để phát huy hiệu quả hạ tầng công nghệ thanh toán hiện đại này, cần sớm khai thác hệ thống này phục vụ trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Với việc triển khai thành công Giai đoạn II Tiểu dự án Hệ thống TTĐTLNH, NHNN Việt Nam đã đạt được toàn bộ mục tiêu tổng thể của dự án: Quản lý tập trung toàn bộ tài khoản của các TCTD; kiểm soát, quản lý khả năng thanh khoản của các TCTD; cung cấp thông tin và công cụ cho việc điều hành chính sách tiền tệ.

Vì vậy, cần giải quyết những vấn đề sau đây:

a) Cần phải đẩy nhanh tiến độ kết nạp thành viên trực tiếp tham gia hệ thống TTĐTLNH nhằm giảm bớt khâu trung gian qua NHNN, mạng lưới đơn vị thành viên mới triển khai chủ yếu đến cấp tỉnh, số lượng đơn vị tham gia còn hạn chế, chỉ chiếm xấp xỉ 50% tổng số đơn vị đã trực tiếp mở tài khoản tiền gửi tham gia giao dịch thanh toán qua NHNN (khoảng 800/tổng số gần 1.600 đơn vị), gây khó khăn cho việc chuyển tiền đến các chi nhánh không phải là thành viên, do phải chuyển tiếp qua các đơn vị thành viên khác, làm chậm quá trình thanh toán và phí thanh toán cao do phải chịu 2 lần phí; song song với việc kết nạp thành viên mới thì cũng



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 262 trang tài liệu này.

cần phải có biện pháp giám sát chặt chẽ hơn đối với các thành viên trong việc tuân thủ các quy định, quy trình nghiệp vụ, đảm bảo khả năng thanh khoản;

b) Xem xét thời gian “mở/đóng cổng CI-TAD” tại Trung tâm Thanh toán Quốc gia để nhận giấy báo đến, giấy báo đi của hệ thống (kéo dài thời gian giao dịch trong ngày, đặc biệt là những ngày cao điểm cuối tháng, cuối quý, cuối năm);

Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ở Việt Nam - 23

c) Cần sớm xây dựng và thực hiện Đề án kết nối giữa hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia với hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán. Trong thực tế, hiện nay đang có mô hình thanh quyết toán chứng khoán do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) Việt Nam vận hành khá ổn định, tuy nhiên nó chỉ mang tính dịch vụ kinh doanh, thiếu yếu tố và tác dụng quản lý mà hoạt động chứng khoán cần có yếu tố minh bạch tài chính. Kết nối với hệ thống TTĐTLNH quốc gia sẽ thực hiện được yêu cầu đó đồng thời sự hoạt động thông suốt nhanh và thuận lợi hơn.

d) Cũng cần sớm có đề án và thực hiện kết nối hệ thống bù trừ và quyết toán trái phiếu Chính phủ với hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia.

Việc chuyển chức năng thanh quyết toán giao dịch Trái phiếu Chính phủ nói riêng và chứng khoán nói chung về NHNN và kết nối với Hệ thống TTĐTLNH trong giai đoạn hiện nay cần được xem xét một cách kỹ lưỡng để xác định thời gian cụ thể, lộ trình, cách thức thực hiện cho phù hợp với thực tế.

đ) Kết nối hệ thống TTĐT ngành Kho bạc Nhà nước (KBNN) với thanh toán

điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH) là cần thiết.

Kho bạc Nhà nước là một hệ thống cung ứng dịch vụ thanh toán được NHNN đồng ý cho tổ chức thanh toán theo hệ thống mà KBNN là chủ trì hệ thống với 63 Chi cục Kho bạc tỉnh và các Chi cục Kho bạc huyện, thị, thành phố là thành viên trực tiếp. Có thể nói, Hệ thống thanh toán này sử dụng một lượng tiền mặt rất lớn trong tổng phương tiện thanh toán.

Kết nối hệ thống TTĐT của KBNN với TTĐTLNH sẽ có tác động đến TTKDTM mà còn tạo từng bước chống tiêu cực trong chi tiêu công và thực hiện minh bạch tài chính.



e) Hoàn thiện nâng cấp Hệ thống TTĐTLNH thành hệ thống có thể thanh toán đa tệ, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán ngày càng cao của nền kinh tế. Trong quá trình NH VN ngày càng hội nhập thế giới sâu hơn thì hoạt động TTĐTLNH có hoạt động giao dịch bằng ngoại tệ là quá cần thiết. Ở Việt Nam, trong khi hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN không có giao dịch ngoại tệ thì hệ thống VCB – Money của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam hiện nay còn cho phép thực hiện các giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ. Bình quân mỗi ngày, hệ thống VCB – Money của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam xử lý khoảng 15.500 giao dịch ngoại tệ với giá trị giao dịch quy đổi khoảng 80.055.000 tỷ đồng (gấp 860 lần giá trị giao dịch bình quân ngày của hệ thống TTĐTLNH). Điểm đáng lưu ý là: nếu NHNN không sớm hình thành hệ thống giao dịch ngoại tệ thì hệ thống thanh toán song phương của các TCTD sẽ phát triển vì đó là nhu cầu của hoạt động kinh tế.

3.2.2.5 Triển khai nhanh chóng và có hiệu quả Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất. Sớm ban hành bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, dịch vụ để chuẩn hóa dịch vụ, hỗ trợ kết nối với các thiết bị đầu cuối như ATM, POS và các thiết bị thông tin di động thông tin qua Trung tâm chuyển mạch. Đồng thời, NHNN cần có vai trò định hướng cho các NHTM trong việc phát triển hệ thống POS, đẩy nhanh tiến độ kết nối hệ thống POS, tránh việc đầu tư dàn trải, không hiệu quả.

Vấn đề an ninh, an toàn tại ATM: Từ cuối tháng 10/2010 xảy ra liên tiếp các vụ tội phạm xâm hại, phá hoại và trộm cắp tại ATM không những gây thiệt hại lớn về tài sản cho các ngân hàng mà còn gây ra cho khách hàng tâm lý nghi ngờ về tính an toàn của hệ thống máy ATM, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và chủ trương của Chính phủ về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta. Cần phối hơp tổ chức triển khai trong ngành công an và ngành ngân hàng để phối hợp thực hiện tốt các biện pháp ngăn chặn tội phạm nhằm bảo vệ an ninh, an toàn hệ thống ATM.


3.2.2.6 Cơ chế, chính sách về thuế, phí có tác động rất lớn đến việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư

Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất các chính sách, biện pháp khuyến khích đối với người sử dụng, cũng như các đơn vị chấp nhận các phương tiện TTKDTM. Các giải pháp đưa ra cần phải vừa có tính bắt buộc, vừa mang tính tự giác để đẩy mạnh TTKDTM như chính sách khuyến khích về thuế (tương tự như thuế) hay phí, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia. Một số cơ chế, chính sách cụ thể, thiết thực như:

- Giảm thuế VAT cho các cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ hoặc các phương tiện TTKDTM khác (với mục đích đem lại lợi ích trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua việc giảm thuế VAT thì việc mua hàng hóa, dịch vụ bằng chuyển khoản sẽ có lợi hơn mua bằng tiền mặt, qua đó thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người dân) hoặc giảm thuế thu nhập cá nhân cho các cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ bằng chuyển khoản (với mục đích khuyến khích người dân thanh toán bằng chuyển khoản và kích cầu cho nền kinh tế);

- Giảm thuế doanh thu cho các đơn vị nhận tiền bán hàng hóa, dịch vụ bằng hình thức thanh toán chuyển khoản, thanh toán qua POS (với mục đích khuyến khích các đơn vị bán hàng hóa dịch vụ thích nhận tiền bán hàng qua chuyển khoản hơn nhận trực tiếp bằng tiền mặt), từ đó làm động lực cho các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ tích cực lắp đặt, sử dụng POS;

- Chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với các thiết bị đầu tư cho dịch vụ thẻ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

- Xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý: Đảm bảo mức thu phí dịch vụ thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN theo mức hợp lý để khuyến khích lượng TTKDTM qua hệ thống NH; quy định về việc chia sẻ phí giữa các TCCƯDVTT, việc thu phí đối với phát hành thẻ và phí giao dịch thẻ, phí giao dịch qua ATM, chính sách hỗ trợ phí chiết khấu cho các ĐVCNT.

3.2.2.7 Nghiên cứu, bổ sung hình thức, mức thu phí hợp lý theo hướng giảm phí luồng giá trị cao, thống nhất một mức phí chung cho các giao dịch nội tỉnh và



giao dịch ngoại tỉnh nhằm khắc phục tình trạng tách món chuyển tiền giá trị cao thành nhiều món giá trị thấp, tăng áp lực công việc tại chi nhánh NHNN.

Vấn đề phí dịch vụ thanh toán nói chung hiện chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, việc thu phí giao dịch tiền mặt chưa được thực hiện thống nhất. Chính sách thu phí dịch vụ thẻ hiện tại còn bất cập.

Trong thời gian tới, NHNN nghiên cứu điều chỉnh giảm mức phí dịch vụ thanh toán qua Hệ thống TTĐTLNH, trên cơ sở đó tác động tới cơ cấu tính phí của các TCCƯDVTT, nhằm tạo lập mức phí hợp lý đối với người sử dụng dịch vụ cuối cùng, qua đó khuyến khích TTKDTM; xây dựng chính sách phí hợp lý đối với giao dịch thanh toán nhằm khuyến khích, thúc đẩy phát triển TTKDTM.

3.2.2.8 Thực hiện việc quản lý tập trung vào đơn vị có chức năng quyền lực, giảm thiểu phân tán quản lý ít tác dụng

Hiện tại, các đơn vị thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động thanh toán (thuộc NHNN) bao gồm:

Vụ Thanh toán; Trung tâm thanh toán quốc gia; Sở giao dịch NHNN và Vụ Tài chính – Kế toán NHNN.

Tuy nhiên, mỗi đơn vị nói trên chỉ thực hiện phần việc được giao của mình có liên quan đến các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, mà chủ yếu là thực hiện nghiệp vụ thanh toán. Nếu gọi là quản lý cũng được, bởi vì họ có sự đóng góp vào việc phản ánh đúng, sai mỗi khi đơn vị có giao dịch, trên thực tế sự quản lý mà mỗi đơn vị này tham gia mang tính sự vụ, tản mạn theo nghiệp vụ thanh toán phát sinh, ít có tác dụng tích cực đến việc tác động đến đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán trong việc hoàn thiện bộ máy, đầu tư phát triển đổi mới công nghệ hay đào tạo nguồn nhân lực, hoặc chỉ là những yêu cầu, bắt buộc điều chỉnh những bút toán sai lầm mà đơn vị đã gây ra,...

Đơn vị thực sự có chức năng quản lý hoạt động thanh toán lại là Vụ Thanh toán NHNN. Vụ thanh toán mới được thành lập từ tháng 10 năm 2008, thay cho Ban thanh toán trước đây. Tuy nhiên, nghiên cứu nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của Vụ Thanh toán cho thấy là quá đơn giản nhất là chức năng nhiệm vụ đối



với hoạt động thanh toán chung của quốc gia. Thiết nghĩ, sự cần thiết của một thiết chế mới của quản lý hoạt động thanh toán là tập trung vào Vụ Thanh toán bằng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đủ mạnh để hoạt động quản lý có tác động tích cực đưa hoạt động thanh toán của Việt Nam theo xu hướng của thế giới là thanh toán tập trung, giám sát tập trung và xử lý tập trung. Vì vậy, đối với các hoạt động của Trung tâm Thanh toán quốc gia, Sở giao dịch NHNN và Vụ Tài chính – kế toán chỉ là nơi có trách nhiệm cung cấp số liệu kịp thời, cập nhật cho Vụ Thanh toán để thực hiện vai trò quản lý tốt nhất.

Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đến nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống thanh toán ngân hàng đã có những thay đổi rất cơ bản. Những thay đổi này phù hợp với xu thế thời đại và sự phát triển chung của thế giới trong sự bùng nổ thông tin. Tuy nhiên, đứng trước những yêu cầu mới của quá trình hội nhập, nhất là sau khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì hoạt động thanh toán của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn thua kém nhiều mặt so với hoạt động thanh toán trên thế giới, kể cả nhiều nước trong khu vực.

Ngày nay, khi bàn về hoạt động thanh toán của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong hiện tại và tương lai, sự phát triển của nó phải dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ hiện đại chứ không thể nói chung chung, truyền thống, lịch sử,… Như vậy, hệ thống thanh toán (Payment System) áp dụng công nghệ hiện đại phải hội đủ các yếu tố: Hạ tầng công nghệ kỹ thuật, cơ chế nghiệp vụ phù hợp với điều kiện ứng dụng công nghệ hiện đại, bộ máy tổ chức phù hợp với môi trường ứng dụng công nghệ, con người ứng dụng và vận hành hệ thống, các chuẩn mực quốc tế. Vì vậy cần tập trung vào một bộ phận của NHTW có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất giải pháp xử lý những vấn đề đó, phù hợp nhất là Vụ Thanh toán.

3.2.2.9 Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phù hợp với tình hình hoạt

động thanh toán và phát triển công nghệ thông tin

Triển khai kế hoạch xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn Luật NHNN và Luật các TCTD mới được bổ sung, sửa đổi về lĩnh vực thanh toán, nhất là hoàn thiện cơ sở pháp lý hiện hành nhằm tạo điều kiện về mặt cơ chế, chính sách



cho các phương thức thanh toán hiện đại thông qua các thiết bị điện tử như thanh toán qua điện thoại di động, internet,...

Những văn bản đã ban hành đối chiếu với nội dung của Đề án 291, về cơ bản, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán đáp ứng yêu cầu quản lý của NHNN và đang được triển khai.

Tuy nhiên, hành lang pháp lý cho lĩnh vực thanh toán nói chung vẫn chưa đồng bộ; hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán cần được tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung hoặc thay thế để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Với sự phát triển của khoa học công nghệ và truyền thông, nhiều dịch vụ thanh toán mới ra đời, nhưng chưa có tiền lệ ở Việt Nam và hành lang pháp lý để quản lý chưa được thiết lập. Đến nay, vẫn còn thiếu các cơ chế, chính sách để khuyến khích, thúc đẩy và bắt buộc TTKDTM trong nền kinh tế; thiếu các quy định về hành chính và kinh tế đủ mạnh để khuyến khích TTKDTM.

Những nội dung cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hiện nay, bao gồm các luật, quy phạm pháp quy liên quan đến các chủ thể tham gia thanh toán nói chung trong nền kinh tế cũng như hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng. Định hướng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý bao gồm: phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, trên cơ sở đó kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp; bảo đảm phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế được các định chế tài chính, tiền tệ quốc tế khuyến nghị hoặc được áp dụng chung ở nhiều quốc gia khác; tạo lập một môi trường cạnh tranh công bằng, bảo đảm khả năng tiếp cận thị trường và tiếp cận dịch vụ đối với các chủ thể có chức năng tương tự như nhau; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp hiệu quả và khách quan; ở nước ta rất cần thiết quan tâm đến việc có biện pháp hạn chế thanh toán bằng tiền mặt đối với những đối tượng có sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm tăng khả năng kiểm soát việc sử dụng nguồn ngân sách.



Những công việc trước mắt đó là:

Thứ nhất: Bổ sung, hoàn thiện đồng bộ khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách:

- Rà soát, bổ sung và sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 và Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 liên quan đến hoạt động thanh toán

- Ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 64/2001/NĐ – CP ngày 20 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 161/2006/NĐ – CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định về thanh toán bằng tiền mặt.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về phương thức giải ngân trong việc cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, các giao dịch góp vốn cổ phần, chuyển nhượng vốn, mua bán, chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu giữa các doanh nghiệp và cá nhân nhằm hạn chế, giảm thiểu các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt.

- Ban hành các quy định về trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán, trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ thanh toán, các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật, phòng ngừa, kiểm soát rủi ro.

Thứ hai: Nâng cao chất lượng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến phục vụ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

- Nâng cao chất lượng, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới chấp nhận thẻ, tăng cường lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ tại các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, du lịch.

- Kết nối liên thông hệ thống thanh toán thẻ trên toàn quốc, tăng cường việc chấp nhận thẻ lẫn nhau giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ.

- Bố trí hợp lý mạng lưới, tăng cường lắp đạt máy rút tiền tự động tại những nơi điều kiện cho phép, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân.

- Tập trung thực hiện và hoàn thành Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022