Đảm Bảo Đạt Mục Tiêu Chung Của Quốc Gia Về Giảm Nghèo Và Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ


trạng xác định sai đối tượng hoặc bỏ sót đối tượng còn khá phổ biến ở hầu hết các địa phương.

Trước hết, việc bình xét đối tượng đứơc hưởng lợi các chính sách là hộ nghèo theo chuẩn quốc gia tuy nhiên quá trình xác định hộ nghèo cũng còn một số vấn đề bất cập. Về cơ bản các hộ được bình xét ở địa phương là nghèo đặc biệt là các hộ nghèo nhất đều đã có tên trong danh sách hộ nghèo ở địa phương. Việc bình xét hộ nghèo về lý thuyết được căn cứ vào một số các tiêu chí mà Bộ LĐ, TB & XH hướng dẫn, tuy nhiên việc xác định các tiêu chí này trên thực tế không đơn giản nên xảy ra tình trạng thiếu thống nhất giữa các địa phương. Thêm vào đó, ở nhiều nơi để đạt được chỉ tiêu về giảm nghèo chính quyền địa phương bắt buộc phải cho một số hộ ra khỏi danh sách nghèo trong khi thực tế họ vẫn chưa thực sự thoát nghèo.

Tiếp đến, trong điều kiện nguồn lực có hạn không thể hỗ trợ được cho tất cả mà cần chọn ra một số hộ trong danh sách các hộ nghèo. Việc làm đó được thực hiện thông qua quá trình bình xét nhưng ở đây lại xuất hiện hiện tượng hộ được nhận hỗ trợ chưa chắc đã là hộ nghèo nhất và nghiêm trọng hơn cả đó là hộ không nghèo cũng có tên trong danh sách được nhận hỗ trợ từ nhà nước. Nguyên nhân của tình trạng này do từ phía chính quyền địa phương hoặc do chính quá trình bình xét ở cấp cơ sở gây ra. Theo kết quả điều tra hộ gia đình 2008 có một số lý do chính dẫn đến sai sót trong quá trình lập danh sách hộ nghèo tại địa phương như khi bình xét các hộ thiếu sự tham khảo ý kiến của mọi người (35,24%), quá trình bình xét không công bằng (29,05%) va cán bộ thôn bản thiếu thông tin về những hộ thực sự nghèo (17,14%).

2.3.5.3. Từ công tác giám sát và đánh giá chính sách

Giám sát và đánh giá chính sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chu kỳ của một chính sách. Giám sát là một hoạt động thu thập có hệ thống dữ liệu về một số chỉ số nhất định nhằm cung cấp cho nhà hoạch định chính sách về mức độ đạt được các mục tiêu và tiến độ sử dụng nguồn lực được phân bố như


thế nào. Cụ thể giám sát được thực hiện suốt quá trình thực hiện chính sách nhằm cung cấp thông tin cho phép so sánh giữa những gì mà chính sách đã làm được với điều cần phải đạt được trong tương lai. Bên cạnh đó, giám sát còn cung cấp kịp thời thông tin về các hoạt động đang đi trệch hướng như nhóm đối tượng mục tiêu đang không được hưởng lợi từ chính sách hoặc mức hỗ trợ cho đối tượng hưởng lợi quá thấp nên gần như không có thể cải thiện tình trạng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo….Đánh giá là việc xem xét một cách có hệ thống và khách quan về chính sách đang tiến hành hoặc đã hoàn thành, bao gồm từ việc thiết kế, thực hiện và kết quả của nó nhằm xác định tính hợp lý của các mục tiêu, hiệu quả, tác động và tính bền vững của chính sách.

Vai trò của giám sát và đánh giá chính sách là rất lớn. Tuy nhiên thời gian qua công tác giám sát có thực hiện nhưng nặng hình thức nên chất lượng thấp, công tác đánh giá cũng được tiến hành nhưng không liên tục và kịp thời. Việc theo dõi triển khai chính sách nhằm phát hiện ra những vấn đề bất cập để khắc phục kịp thời chưa được thực hiện nghiêm túc.Về cơ bản mới chỉ cố gắng có báo cáo hàng năm mang tính chất hành chính. Thông tin mà hoạt động giám sát và đánh giá cung cấp chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho quá trình hoàn thiện chính sách. Chính điều này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến tính hiệu quả, hiệu lực cũng như đảm bảo sự phù hợp và bền vững của mỗi chính sách.

4. Kết luận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Từ kết quả phân tích tình hình thực hiện cũng như đánh giá một số chính sách XĐGN chủ yếu được triển khai thời gian qua ở Việt Nam, luận án rút ra một số kết luận quan trọng sau đây:

Thứ nhất, sự xuất hiện của bốn chính sách: tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, đầu tư xây dựng CSHT cho xã nghèo, hỗ trợ y tế và giáo dục cho người nghèo trong hệ thống chính sách XĐGN là một tất yếu khách quan. Việc thực hiện các chính sách này cho phép giải quyết bản chất đa chiều của đói nghèo, do đó góp phần thực hiện mục tiêu tấn công đói nghèo mà chính phủ Việt Nam theo đuổi.

Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu ở Việt Nam đến năm 2015 - 18


Điều này cho phép khẳng định, giai đoạn tới khi thiết kế chương trình giảm nghèo, các chính sách đó vẫn tiếp tục triển khai thực hiện, tuy nhiên cần có những điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

Thứ hai, mặc dù chưa đủ điều kiện để đánh giá tác động riêng lẻ của từng chính sách đến kết quả giảm nghèo, tuy nhiên, với kết quả đã đạt được khi thực hiện chính sách đủ cơ sở để khẳng định rằng các chính sách XĐGN chủ yếu đã có tác động tích cực đến tấn công đói nghèo ở Việt Nam. Điều này được minh chứng bởi sự đảm bảo về tính hiệu quả và hiệu lực cũng như sự phù hợp và bền vững của chúng.

Thứ ba, bên cạnh những tác động tích cực mà các chính sách đã mang lại thì bản thân mỗi chính sách còn bộc lộ những điểm bất cập mà điều này đã dẫn đến các tác động tiêu cực không mong muốn. Nguyên nhân xuất phát từ khâu thiết kế đến tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá chính sách. Do đó, yêu cầu đặt ra thời gian tới cần tập trung hoàn thiện chính sách trên cả ba khâu. Trong đó tập trung vào các vấn đề chính như: xác định mục tiêu và đối tượng hưởng lợi của chính sách; xây dựng kê hoạch huy động nguồn lực thực hiện chính sách; tạo cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan và tổ chức xác định đúng đối tượng hưởng lợi; xây dựng cơ chế và tổ chức công tác giám sát, đánh giá chính sách.

Tóm lại, cho dù còn bộc lộ những yếu kém nhất định nhưng thực tế cho thấy các chính sách đã đóng vai trò quan trọng để đạt được các thành quả lớn trong sự nghiệp XĐGN của Việt Nam. Kết quả đánh giá các chính sách này trên bốn khía cạnh: hiệu quả, hiệu lực, sự phù hợp và bền vững không chỉ giúp ta nhận ra tác động tích cực mà còn phát hiện ra những điểm yếu trong mỗi chính sách. Đây là một trong các căn cứ quan trọng để đề xuất định hướng cũng như giải pháp để hoàn thiện hệ thống XĐGN nói chung và các chính sách XĐGN chủ yếu nói riêng đến năm 2015.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015

3.1. Các thách thức đối với quá trình giảm nghèo ở Việt Nam

Hoàn thiện chính sách giảm nghèo là nhiệm vụ thường xuyên của chính phủ. Tuy nhiên, hoàn thiện như thế nào là vấn đề không đơn giản. Quá trình hoàn thiện chính sách luôn đòi hỏi cần có đầy đủ căn cứ vững chắc và một trong những căn cứ không thể thiếu được chính là nhận định về những thách thức trong tương lai mà Việt Nam sẽ phải đối mặt trong công cuộc giảm nghèo?

3.1.1. Khó khăn trong giải quyết đói nghèo của Việt Nam

Trong điều kiện kinh tế xã hội luôn biến động, tình trạng đói nghèo ở Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể (Phụ lục 3.1). Với thành tựu đã đạt được, Việt Nam được cộng đồng quốc tế công nhận là nước có tốc độ giảm nghèo nhanh trên thế giới và là một trong những nước đi đầu trong thực hiện mục tiêu giảm 50% số người nghèo vào năm 2015. Ngân hàng Thế giới đã đánh giá "Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những thành công nhất trong phát triển ". Tuy nhiên hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề như tính đa dạng và phức tạp của xã hội Việt Nam; tốc độ giảm nghèo chậm hơn.

Xã hội Việt Nam đa dạng và phức tạp hơn. Chính sách đổi mới đã đem lại tốc độ tăng trưởng cao cho nền kinh tê. Tuy nhiên, có sự khác biệt về mức độ tham gia và hưởng lợi của các nhóm dân cư từ thành tựu tăng trưởng kinh tế này, dẫn đến sự chênh lệch đáng kể về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền và các nhóm đồng bào thiểu số. Vì vậy, bước sang giai đoạn 2011- 2015, xã hội Việt Nam đa dạng hơn rất nhiều so với trước đây (thời điểm khi các chương trình mục tiêu quốc gia bắt đầu được khởi xướng).


Bản chất của đói nghèo là đói nghèo tương đối, do về cơ bản đói nghèo cùng cực đã được giải quyết. Điều đó đòi hỏi chính sách giảm nghèo cũng cần thay đổi tương ứng.

Tốc độ giảm nghèo chậm hơn. Một trong những thay đổi lớn khác có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc giảm nghèo trong tương lai chính là sự thay đổi trong phân bổ thu nhập/chi tiêu của dân cư ở xung quanh ngưỡng nghèo trong 10- 15 năm qua. Cụ thể là tỷ lệ dân cư có mức chi tiêu đầu người dao động trong khoảng trên dưới 10% (20%) so với ngưỡng nghèo đã liên tục giảm, từ 15% (29%) vào năm 1993 xuống còn 7% (14%) vào năm 2006. Hệ quả là tỷ lệ nghèo thay đổi 1 điểm phần trăm, sẽ trở nên khó khăn hơn so với trước đây và do vậy trong thời gian tới giảm nghèo sẽ trở nên ngày một “tốn kém” hơn; để giảm nghèo được một điểm phần trăm sẽ cần tốc độ tăng trưởng cao hơn, dẫn đến cần phải có thêm nguồn lực để gia tăng đầu tư. Điều này hàm ý để duy trì được tốc độ giảm nghèo nhanh, cần phải tăng cường hiệu quả đầu tư cũng như cải thiện mô hình tăng trưởng theo hướng có lợi cho người nghèo, thông qua tiếp tục khuyến khích sự phát triển của các ngành và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm tạo ra được nhiều việc làm và thu nhập cho lao động có ít kỹ năng.

3.1.2. Việt Nam dự kiến sẽ ra khỏi danh sách các nước nghèo vào năm 2010

Mục tiêu trở thành một nước có thu nhập trung bình vào năm 2010 đánh dấu một bước phát triển mới về chất của Việt Nam: thu nhập bình quân đầu người tăng lên, mức sống của người dân được cải thiện và nội lực cũng tăng lên….tuy nhiên, trở thành nước trung bình cũng đồng nghĩa với việc một số nhà tài trợ và một số các tổ chức phi chính phủ quốc tế sẽ giảm dần tài trự ưu đãi cho Việt Nam, dẫn tới khả năng mất đi các lưới an sinh xã hội và các dịch vụ cơ bản cho một số nhóm dễ bị tổn thương nhất.


Ngày nay, mặc dù Việt Nam đã phát triển tốt hơn nhiều nước trong khu vực, thoát khỏi mốc xuất phát điểm thấp và đã làm rất nhiều việc để giải quyết sự bất bình đẳng trong phát triển, nhưng xu hướng đói nghèo đến năm 2015 vẫn tập trung cao ở vùng sâu vùng xa và nhóm đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó trong những năm đầu là nước có thu nhập trung bình, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn vì thiếu đi sự hỗ trợ ưu đãi về nguồn lực từ bên ngoài để thực hiện các hoạt động giảm nghèo ở những vùng miền có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và trình độ dân trí thấp.

3.1.3. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Bên cạnh những cơ hội thì Việt Nam cũng đang phải đương đầu với những thách thức đặc biệt là các vấn đề có tác động trực tiếp đến đói nghèo như bất ổn của nền kinh tế, sự cạnh tranh bình đẳng khiến cho hỗ trợ của nhà nước đối với nông dân giảm và mất dần đi, yêu cầu về chất lượng sản phẩm (nông sản) cao hơn…

Thứ nhất là sự bất ổn của nền kinh tế. Sau hai năm gia nhập WTO, tổng thể các tác động lên tăng trưởng và giảm nghèo là tích cực. Tuy nhiên, cùng với xu hướng đầu từ gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam là rất lớn do các nhà đầu tư kỳ vọng cao vào một nền kinh tế tăng trưởng mạnh trong giai đoạn sau gia nhập WTO, những hạn chế thể chế, cũng như tác động kinh tế toàn cầu bất lợi…đã gây ra lạm phát rất cao và những mất cân đối vĩ mô lớn đã gây ra hậu quả nặng nề cho người dân, đặc biệt là người nghèo.

Thứ hai là hỗ trợ của nhà nước cho sản xuất nông nghiệp giảm và mất dần đi.

Gia nhập WTO cũng đồng nghĩa chấp nhận sự cạnh tranh bình đẳng hơn. Yêu cầu đặt ra hoạt động sản xuất cần phải tính toán đầy đủ chi phí khiến cho giá thành sản phẩm tăng lên vì vậy lợi thế cạnh tranh về giá sẽ không còn nữa. Đảm bảo cạnh tranh bình đẳng có nghĩa các hình thức hỗ trợ trực tiếp cho nông


nghiệp giảm và dần bị tháo bỏ. Đây là một thách thức lớn đối với nông dân trong điều kiện sản xuất không có được lợi thế từ qui mô. Điều này trở lên nghiêm trọng hơn đối với người nghèo vì hoạt động sản xuất của họ là nhỏ lẻ manh mún.

Thứ ba là yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao.

Thách thức đối với việc thực hiện cam kết về các tiêu chuẩn Vệ sinh và Kiểm dịch động thực vật ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO là rất lớn. Hiệp định này đòi hỏi sự hài hoà các tiêu chuẩn quốc gia trong nông nghiệp và thuỷ hải sản. Để tồn tại và phát triển, người nông dân cần thay đổi phương thức cũng như áp dụng kỹ thuật công nghệ mới. Đây sẽ là một thách thức lớn đặc biệt cho những người sản xuất nghèo, qui mô nhỏ, nhất là vùng sâu vùng xa vì sự hạn chế về khả năng áp dụng cũng như nguồn lực thực hiện.

3.1.4. Biến đổi khí hậu

Việt Nam là một trong những nước chịu sự ảnh hưởng lớn của thiên tai, nhiều vùng không ổn định về môi trường cùng với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán. Chỉ tính riêng thiên tai, Ngân hàng Thế giới ước tính rằng 33% diện tích của Việt Nam và 76% dân số dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong khi 89% GDP được tạo ra ở các vùng chiu ảnh hưởng của thiên tai.12

Phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt ở vùng nông thôn nơi mà tỷ lệ nghèo còn cao nhưng khả năng chống chọi với các cú sốc như lũ lụt hay hạn hạn là rất thấp. Bão, lũ lụt, cháy rừng và hạn hán ở mức cao cùng với sự thay đổi khí hậu tạo ra các khác biệt lớn về thời tiết ở các vùng miền khác nhau. Tăng trưởng và những cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp khó có khả năng bắt kịp với những thay đổi này, làm cho các cộng đồng sống dựa vào nông nghiệp ở các vùng sâu vùng xa càng dễ bị tổn thương hơn.

Mực nước biển ngày càng dâng cao do sự nóng lên của trái đất gây ra mối đe dọa nghiêm trọng và lâu dài cho vùng duyên hải, và có tác động đến cả cộng


12 Chiến lược hỗ trợ quốc gia- Việt Nam 2007- 2010, Irish Aid


đồng thành thị và nông thôn sinh sống dọc bờ biển. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam sẽ là nước chịu sự tác động lớn nhất từ việc dâng nước biển, cụ thể các vùng đồng bằng Sông Hồng và sông Cửu Long nơi có đông dân cư sinh sống sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất. Những thay đổi của mực nước biển đang đe dọa nghiêm trọng sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy sản, giao thông và các ngành nghề công nghiệp khác. Nếu mực nước biển dâng lên một mét sẽ tác động tới 5,3% đất, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng thành thị, 7,2% diện tích đất nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp13. Những thiệt hại về vật chất do tác động của hiện tượng này chưa được tính toán đầy đủ nhưng chắc chắn sẽ có tác động đến tăng trưởng kinh tế và tình trạng đói nghèo của Việt Nam.

3.2. Quan điểm và định hướng hoàn thiện các chính sách giảm nghèo đến năm 2015

3.2.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách giảm nghèo

3.2.1.1. Đảm bảo đạt mục tiêu chung của quốc gia về giảm nghèo và Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

Năm 2001, Việt Nam đã long trọng ký kết Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc, trong đó có xác định các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs). Trên cơ sở đó, Việt Nam đã cụ thể hóa thành các Mục tiêu Phát triển của Việt Nam (VDGs). Theo các mục tiêu này, đến năm 2015, sẽ giảm ½ số người nghèo so với năm 1990.

Cũng như các quốc gia đã cam kết thực hiện MDGs, Việt Nam đã rất nỗ lực và bước đầu đã đạt được những kết quả rất khả quan. Trong bối cảnh là nước đang phát triển có thu nhập thấp và phải chịu những tác đông không thuận lợi của kinh tế thế giới, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện MDGs. Tuy nhiên,Việt Nam cũng như hầu hết các nước tiếp tục triển khai thực hiện những cam kết của mình trong Tuyên bố Thiên niên kỷ; lồng ghép ngày càng đầy đủ hơn MDGs với chất lượng cao hơn trong hành động của


13 Chiến lược hỗ trợ quốc gia- Việt Nam 2007- 2010, Irish Aid

Xem tất cả 237 trang.

Ngày đăng: 25/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí