lương hưu và các hoạt động này không chỉ có ý nghĩa bảo đảm quyền lợi cho người nghèo mà đây còn là một nguồn tiền thu hút tiết kiệm ngắn hạn.
Chương trình bảo hiểm và quĩ lương hưu, với chương trình bảo hiểm, người đi vay tiền đóng vào một tài khoản tiết kiệm –nhân thọ (số tiền này ngân hàng sẽ dung để xóa nợ nếu người vay chết, hoặc người thân chết). Thực hiện chương trình bảo hiểm này không những giúp người nghèo và gia đình hạn chế được rủi ro- đem lại lợi ích cho người nghèo, mà còn giúp cho ngân hàng huy động được một khoản tiền tiết kiệm dài hạn. Với quĩ lương hưu, người vay đóng một số tiền nhất định hàng tháng để xây dựng quĩ hưu trí cho mình. Việc làm này sẽ giúp cho người vay có trợ cấp hưu trí sau này và quan trọng hơn họ có cảm giác như có cổ phần trong ngân hang nên trách nhiệm trong sử dụng vốn cũng sẽ được cải thiện hơn nhiều.
Huy động tiền tiết kiệm từ người không phải là đối tượng hưởng lợi của chính sách (chưa được vay). Hoạt động này sẽ giúp cho ngân hàng tự thu hút đủ vốn để cho vay. Tuy nhiên, để thực hiện điều này trên thực tế hoàn toàn không dễ, ở đây cần có một chính sách lãi suất cạnh tranh thì mới tính đến huy động được từ nguồn này.
Thứ hai là lồng ghép các nguồn lực khác nhau có cùng mục tiêu hỗ trợ cho người nghèo vay vốn tại một địa phương
Một hiện tượng khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay đó là tại một địa phương có nhiều nguồn tín dụng khác nhau. Ngoài nguồn tín dụng ưu đãi còn có nguồn tín dụng của các tổ chức phi chính phủ hoặc từ các chương trình kinh tế- xã hội khác. Do đó tình trạng lãi suất cho vay không đồng bộ, một số người được vay quá nhiều trong khi có người không tiếp cận được với nguồn vay nào, dẫn đến có sự bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn vay. Để khắc phục tình trạng này nhà nước nên có giải pháp tập trung nguồn tín dụng có cùng một mục đích XĐGN về một cơ quan để quản lý và phân bổ đến các đối
tượng như vậy sẽ hiệu quả hơn. Có thể tập trung các nguồn tín dụng nhỏ của các tổ chức phi chính phủ về NHCSXH vì nó là cơ quan duy nhất hiện nay đang thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi và khi đó các tổ chức chính phủ đóng vai trò giám sát các hoạt động. Để có thể thuyết phục các tổ chức phi chính phủ uỷ thác cho NHCSXH quản lý và phân bổ nguồn vốn này, trước tiên phải cải thiện và nâng cao hoạt động của NHCSXH vì một trong lý do, thời gian qua, các tổ chức này trực tiếp cung cấp tín dụng nhỏ ở nông thôn vì họ đánh giá rất thấp hiệu quả hoạt động của NHCSXH.
c. Phân bổ và sử dụng nguồn lực
Thứ nhất là nguồn tại trợ của chính phủ dùng để triển khai các hoạt động hỗ trợ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và một nhóm người nghèo nhất có nguy cơ bị rủi ro, tổn thương cao
Có thể bạn quan tâm!
- Đảm Bảo Đạt Mục Tiêu Chung Của Quốc Gia Về Giảm Nghèo Và Mục Tiêu Phát Triển Thiên Niên Kỷ
- Đảm Bảo Lồng Ghép Về Mục Tiêu Và Lựa Chọn Ưu Tiên Trong Chính Sách Giảm Nghèo
- Công Tác Giám Sát Và Đánh Giá Chính Sách
- Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu ở Việt Nam đến năm 2015 - 22
- Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu ở Việt Nam đến năm 2015 - 23
- Hoàn thiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu ở Việt Nam đến năm 2015 - 24
Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.
Các khoản hỗ trợ từ chính phủ là quan trọng trong giai đoạn đầu thực hiện chính sách. Tuy nhiên chính sự hỗ trợ này dẫn một loạt các vấn đề.
Thứ nhất vì là hỗ trợ của chính phủ nên chắc chắn rằng đây phải là khoản cho vay ưu đãi có nghĩa là cần dành cho một đối tượng cụ thể ví dụ như là người nghèo theo qui định nào đó. Sự khan hiếm nguồn lực cộng với theo qui định chỉ có một số đối tượng được vay dẫn đến cho vay sai đối tượng. Bên cạnh đó, vì nguồn lực không đủ nhiều nên thường không chủ động được việc triển khai chính sách. Khi nào có vốn thì giải ngân và đó có thể không phải thời điểm người nghèo cần vốn. Ngoài ra,có thể điều chỉnh mức cho vay nên rất cao nhưng thực tế mức cho vay luôn thấp hơn vì không đủ nguồn lực được thực hiện và khi đó các tổ chức thường đưa ra các qui định chặt chẽ khiến cho người nghèo khó có thể đáp ứng được các yêu cầu đó.
Thứ hai khi hoạt động bằng nguồn vốn của chính phủ hoặc nguồn vốn quyên góp hỗ trợ rất có thể sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thu hồi nợ
và sẽ ảnh hưởng đến tính bền vững. Kinh nghiệm thế giới cho thấy nếu cho vay người nghèo bằng nguồn vốn tài trợ của chính phủ đã dẫn đến tình trạng nợ đọng rất cao vì việc chính phủ trợ cấp đã làm mất đi quyền khuyến khích tiết kiệm của các tỏ chức cung cấp tín dụng cho người nghèo mà chính việc này sẽ tạo động cơ cho khách hàng gửi tiền giám sát hoạt động của các tổ chức này.
Như vậy có thể thấy, trợ cấp của chính phủ là cần thiết nhưng không thể coi đây là nguồn kinh phí duy nhất để thực hiện chính sách. Chính phủ vẫn tiếp tục hỗ trợ nhưng để thực hiện các hoạt động mà thị trường bản thân không làm tốt hoặc không là được. Và ở đây chính là hỗ trợ về kỹ thuật hay kinh nghiệm sản xuất kinh doanh.
Hoạt động hỗ trợ khuyến nông này có thể trực tiếp nhà nước cung cấp hoặc để cho một tổ chức, cá nhân nào đó thực hiện. Vấn đề ai cung cấp các dịch vụ không quan trọng mà vấn đề là ở chỗ ai làm điều đó có hiệu quả thì lựa chọn. Nhưng nguồn kinh phí để thực hiện các hoạt động sẽ được trang trải bằng nguồn tiền của chính phủ.
Nếu làm tốt được việc trên thì người nghèo không chỉ được tiếp cận với vốn vay mà còn được trang bị những kỹ thuật cần thiết sử dụng hiệu quả vốn vay đó. Khi đó tình trạng người nghèo không biết cách làm ăn từ chối vay vốn sẽ được khắc phục và quan trọng hơn là khả năng trả nợ sẽ được cải thiện rất nhiều.
Như cậy có thể nói với cách thực hiện như trên vẫn đảm bảo vai trò tạo cơ hội cho người nghèo nhưng đã có sự thay đổi về chất so với giai đoạn trước. Nếu như trước đây chính phù chỉ có thể đưa cơ hội cho người nghèo bằng các khoản cho vay từ nguồn kinh phí của mình mà thiếu đi việc hỗ trợ sử dụng vốn hiệu quả thì với cách làm này đã đảm bảo “ đưa cho người nghèo cần câu chứ không phải đưa cho họ xâu cá”.
Thứ hai là nguồn tại trợ của chính phủ dùng để cho vay tới một nhóm người nghèo nhất có nguy cơ bị rủi ro, tổn thương cao
Để khắc phục tình trạng dàn trải trong thực hiện chính sách, nguồn vốn tài trợ từ nhà nước chỉ dành để cung cấp các khoản vốn vay với mức lãi suất ưu đãi, thậm chí là bằng không với nhóm người nghèo nhất và và bị tổn thương cao do thường xuyên phải đối mặt với các nguy cơ rủi ro. Như vậy, thay vì là cho vay đến một lượng lớn các hộ nghèo thì lúc này chỉ tập trung vào một nhóm người ít hơn và dễ tổ chức thực hiện cho hiệu quả cao hơn. Nếu làm được như vậy thì sẽ giúp chính phủ thực hiện tốt vai trò của mình trong công cuộc giảm nghèo đó là chỉ tập trung giải quyết những gì mà bản than xã hôi không thể làm được- hỗ trợ người nghèo chống đỡ với rủi ro để hạn chế tình trạng bị tổn thương.
3.3.2. Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng ở xã nghèo
3.3.2.1. Căn cứ hoàn thiện chính sách
a. Xuất phát từ những bất cập trong chính sách hiện nay
Đối với chính sách CSHT, quá trình thực hiện bộc lộ một số hạn chế chính như chính sách chưa hướng đến đến được thôn và cộng đồng nghèo nhất, hiệu quả sử dụng và chất lượng công trình thấp, việc phân cấp cho xã làm chủ đầu tư còn chậm. Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu xuất phát từ sự tham gia của người dân, huy động và phân bổ nguồn lực, cơ chế và tổ chức thực hiện chính sách.
Về sự tham gia của người dân, ở tất cả các khâu của dự án CSHT, người dân đều đã được huy động với mục tiêu nâng cao năng lực cũng như tạo thu nhập cho ho. Tuy nhiên, sự tham gia còn nặng hình thức, kết quả mục tiêu trao quyền cũng như tạo cơ hội cho người nghèo không đạt được như mong muốn. Bên cạnh đó hạn chế trong tham gia của người dân khiến cho chất lượng các công trình không đảm bảo, điều này đã giảm bớt lợi ích do các CTCC mang lại.
Về huy động và phân bổ nguồn lực, đặc thù của các dự án CSHT đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Tuy nhiên, nguồn lực đã có sẵn nhưng để phân bổ nguồn lực này đến được các thôn và cộng đồng nghèo nhất không phải khi nào cũng dễ dàng do thiếu các tiêu chí thống nhất. Đối với huy đông nguồn lực, nguồn lực hạn chế nên phải huy động đóng góp của địa phương nhưng chính sách lại đang được thực hiện ở các xã nghèo nên rất khó khăn nếu có thì cũng chỉ huy động được công lao động của dân.
Về tổ chức thực hiện chính sách, với một chính sách mà phạm vi hưởng lợi cũng như có sự tham gia của nhiều bên như chính sách đầu tư CSHT, vấn đề đặt ra cần có một cơ chế để phối hợp giữa các bên. Đặc biệt hiện nay ở một số xã nghèo đang có nhiều dự án của các nhà tài trợ khác nhau hoạt động nên dẫn đến sự chồng chéo, và lãng phí nguồn lực. Vậy làm thế nào để lồng ghép được các nguồn lực cũng là điều cần được quan tâm giải quyết trong thời gian tới. Ngoài ra việc giao cho xã làm chủ đầu tư cần được xem như là một giải pháp tốt để nâng cao năng lực của chính quyền cấp xã trong quản lý. Tuy nhiên đây cũng là vấn đề chưa được chú trọng quan tâm giải quyết đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực của chính sách.
b. Nhất quán với quan điểm, định hướng hoàn thiện chính sách
Thứ nhất là tạo cơ hội cho xã nghèo, thôn nghèo, cộng đồng nghèo. Đầu tư CSHT là một giải pháp quan trọng để giảm sự cách biệt về địa lý điều đó cũng có nghĩa là các xã nghèo sẽ có nhiều cơ hội nhiều hơn để cải thiện thu nhập cũng như tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Tuy nhiên, thời gian qua, nếu như điều này đã làm khá tốt ở các xã nghèo và đặc biệt là các thôn nghèo không có sự cách biệt lớn về địa lý và địa hình thì dường như chưa có sự thay đổi đối với cộng đồng và thôn nghèo nhất. Vì vậy, chính sách đầu tư xây dựng CSHT trong tương lai cần chú ý đến vấn đề này.
Thứ hai là tăng cường trao quyền cho cộng đồng nghèo. Việc tạo điều kiện cho người dân cũng như chính quyền cấp xã được tham gia vào việc
thực hiện chính sách đã nâng cao năng lực của họ. Tuy nhiên để không còn là hình thức cần tạo điều kiện cũng như có cơ chế mạnh hơn để người dân được tham gia có chất lượng vào tất cả các khâu của chính sách, đặc biệt trao quyền mạnh hơn cho cấp xã trong việc làm chủ đầu tư.
Thứ ba là hạn chế nguy cơ tổn thương cho cộng đồng, thôn nghèo. Hiện nay, mặc dù đã có cải thiện nhiều trong cơ chế phân bổ nguồn lực nhưng chính sách vẫn đang còn chưa hướng đến được cộng đồng nghèo và thôn nghèo nhất. Điều đó có nghĩa nguy cơ bị tổn thương do sự cách biệt địa lý đối với những nơi này chưa được cải thiện. Thêm vào đó, nguy cơ bị tổn thương còn được nhìn nhận ở sự bền vững của các công trình hạ tầng. Từ đó đặt ra cho thời gian tới, chính sách không chỉ làm thế nào để hướng được đến cộng nghèo mà còn đảm bảo giải quyết vấn đề duy tu bảo trì công trình sau đầu tư.
3.3.2.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách
a. Tăng cường sự tham gia của người dân trong thực hiện chính sách
Sự tham gia của người dân sẽ cải thiện đáng kể tính hiệu quả cũng như hiệu lực của chính sách. Để tránh tình trạng sư tham gia mang tính hình thức, cần xác đinh người dân sẽ tham gia vào những hoạt động nào và tham gia như thế nào. Vì vậy việc đầu tiên cần phải làm đó là xác định các bước tham vấn để người dân sẽ biết mình sẽ tham gia vào những khâu và nội dung nào. Với các hoạt động đầu tư CSHT, người dân phải được tham gia ở tất cả các khâu:
(i) xác định nhu cầu đầu tư xây dựng, (ii) thực hiện, quản lý và giám sát quá trình thi công xây dựng, (iii) nghiệm thu và bàn giao công trình, (iv) quản lý khai thác sử dụng. (phụ lục 3.1)
Việc lấy ý kiến tham gia của người dân thường được tổ chức thông qua các cuộc họp thôn. Nhưng với những hạn chế đề cập trong chương 2 cho thấy cần có sự thay đổi về cách thức thực hiện. Bên cạnh sự tham gia trực tiếp, tham gia gián tiếp thông qua người đại diện (Hội đồng Nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội) cũng cần được củng cố. Bởi vậy, cần tăng cường nâng cao
năng lực của cán bộ xã và thôn để họ có thể thu xếp và tổ chức các cuộc họp với người dân để lựa chọn các tiểu dự án phù hợp.
Để tham gia không còn là hình thức thì cần phải có những phương pháp cụ thể để khuyến khích sự tham gia của những hộ gia đình thuộc nhóm nghèo trong các hoạt động của dự án (như việc lựa chọn các công trình ở cấp thôn bản) thông qua lựa chọn bằng cách bỏ phiếu, do các nhóm hộ nghèo hoặc các nhóm về giới tổ chức, và sau đó đưa ra thảo luận chung trên nguyên tắc trước hết là thoả mãn nhu cầu của các nhóm người nghèo.
Cơ chế và tiến trình cụ thể của sự tham gia cần được xây dựng một cách thiết thực để đảm bảo sự tham gia của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số và phụ nữ nghèo. Đối với cán bộ hỗ trợ (ví dụ như hỗ trợ viên cộng đồng) thì điều quan trọng là phải biết điều chỉnh tỉ lệ phụ nữ và người dân địa phương được tuyển dụng cho những vị trí này.
b. Huy động và phân bổ có hiệu quả nguồn lực thực hiện chính sách
Huy động nguồn lực thực hiện chính sách
Thời gian qua nguồn kinh phí cho xây dựng CSHT chủ yếu từ NSNN và ngân sách địa phương, trong đó chủ yếu từ nguồn của NSNN. Do nguồn này hạn hẹp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hiện cũng như suất đầu tư của các công trình. Đa dạng hoá nguồn kinh phí là việc cần thiết, do đó ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách cấp cần huy động có hiệu quả nguồn lực từ dân.
Trước hết, để phát huy nguồn lực trong dân, ở vùng nào có điều kiện phát triển nên huy động sự đóng góp về tài chính và lao động để giảm bớt nguồn kinh phí từ NSNN. Nguồn kinh phí đó sẽ được chuyển sang cho vùng có điều kiện phát triển khó khăn hơn. Bởi vậy cần thay đổi hình thức phân bổ kinh phí hiện nay, không nên phân bổ bình quân cho mỗi xã một lượng tài chính như nhau mà phải căn cứ vào điều kiện của từng vùng, tránh trình trạng cấp kinh phí không đủ để hoàn thành công trình.
Huy động đóng góp từ người dân. Người nghèo cho biết các chi phí đóng góp cho CSHT làm tăng thêm đáng kể gánh nặng cho họ. Do đó, cần thiết giảm bớt gánh nặng về đóng góp tiền cho người nghèo trong việc xây dựng các công trình hạ tầng ở địa phương. Khi thực hiện các hoạt động tham vấn cộng đồng trong xây dựng CSHT, ngay từ đầu cần chú trọng việc tham vấn về khả năng đóng góp và tham gia của người nghèo để chính quyền địa phương có thể đề ra những biện pháp cụ thể phù hợp với hoàn cảnh của họ (ví dụ như: đóng góp bằng sức lao động, đóng góp dần trong thời gian hợp lý).
Đối với công trình xây dựng phục vụ cho nhóm hộ trong một thôn hưởng lợi việc huy động đóng góp của các hộ phải để các hộ tự bàn bạc và quyết định, cán bộ xã hoặc thôn phải thông báo cho các hộ biết về yêu cầu kỹ thuật của công trình, về tổng dự toán công trình và phần vốn được tài trợ, còn đóng góp như thế nào, bằng cách nào là phải do các hộ hưởng lợi quyết định.
Đối với các công trình phục vụ chung toàn xã hoặc nhiều thôn, phần huy động đóng góp của dân phải tham khảo ý kiến nhân dân thông qua ý kiến đóng góp của dân trên các cuộc họp thôn hoặc thông qua thảo luận ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân, các trưởng thôn, các đại diện người hưởng lợi và các tổ chức đoàn thể từ các thôn. Chỉ tiến hành phân bổ đóng góp cho các thôn khi có sự đồng thuận ý kiến của đại diện dân hoặc các hộ trong các thôn.
Việc quyết định đóng góp như thế nào (bằng công lao động, bằng hiện vật hay bằng tiền), những ai sẽ tham gia đóng góp (theo lao động, theo hộ hoặc những đối tượng nào đựơc miễn) phải để cho các hộ trong thôn bàn bạc và quyết định. Việc quyết định phương án đóng góp phải được ít nhất 2/3 số người tham gia cuộc họp đồng ý bằng biểu quyết mới được coi là có hiệu lực và được ghi vào biên bản cuộc họp của thôn để báo cáo xã, tránh tình trạng chính quyền quyết định phân bổ theo hộ hoặc theo lao động và người dân chỉ có trách nhiệm thực hiện như hiện nay.
Về phân bổ có hiệu quả nguồn lực thực hiện chính sách