Hồ Chí Minh với việc xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa 1945 - 1946 - 15


Tiểu kết chương 3

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đấu tranh anh dũng, tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền, làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Đấu tranh giành độc lập dân tộc đã khó, nhưng đấu tranh bảo vệ và xây dựng Nhà nước cách mạng còn khó khăn, phức tạp hơn gấp nhiều lần.

Trước bối cảnh vô cùng khó khăn của giai đoạn 1945 - 1946, chỉ trong thời gian rất ngắn, Đảng và Nhà nước ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với chủ trương sáng suốt, vừa vững vàng về nguyên tắc, vừa mềm dẻo về sách lược, đã tăng cường được thực lực cách mạng, xây dựng, củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng, bảo vệ thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh hiểm trở, chuẩn bị điều kiện và lực lượng bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. “Những biện pháp cực kỳ sáng

suốt đó đã được ghi vào lịch sử cách mạng nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược lêninnít[18, tr. 31]. Thành quả một năm kiến quốc, xây dựng chế độ mới đã đặt nền móng vững chắc, tạo dựng sức mạnh to lớn của dân tộc trên nền tảng dân chủ nhân dân để chiến đấu và chiến thắng giặc ngoài thù trong, đưa nước nhà vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

Thực tế lịch sử chứng minh, quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945 - 1946) luôn có giá trị lý luận và thực tiễn - là nền tảng lý luận xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng. Ngày nay, quan điểm đó vẫn tiếp tục rọi sáng con đường xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ phương hướng xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đó là việc thực hiện tốt: chức năng của Nhà nước; hoàn thiện bộ máy nhà nước, hoàn thiện thể chế, pháp luật; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong


việc xây dựng bộ máy nhà nước; đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí… Đặc biệt, đảm bảo trên thực tế Nhà nước là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Xây dựng và hoàn thiện nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nhiệm vụ độc lập dân tộc đã căn bản đạt được nhưng chưa vững chắc. Vừa hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo chính quyền, Hồ Chí Minh và Đảng lại bắt tay ngay vào công cuộc giữ chính quyền với nhiều khó khăn và phức tạp mới. Chỉ trong 16 tháng hòa bình không trọn vẹn (vì Nam Bộ đã phải kháng chiến ngay sau ngày 13/09/1945), nhưng chính quyền dân chủ nhân dân đã làm được một số việc nhằm khẳng định chính quyền dân tộc và mang lại dân chủ cho nhân dân, đó là: tổ chức chống giặc đói, giặc dốt có kết quả; tiến hành Tổng tuyển cử, đảm bảo tính hợp hiến hợp pháp cho chính quyền dân chủ nhân dân; bước đầu tổ chức nền hành chính quốc gia để quản lý đất nước. Việc Hồ Chí Minh và Đảng ta xử lý tình huống khó khăn của đất nước một cách khéo léo, đúng đắn đã đưa đất nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, đó là tiền đề quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Hồ Chí Minh với việc xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa 1945 - 1946 - 15

Nghiên cứu đề tài Hồ Chí Minh với việc xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa (1945 - 1946), có thể rút ra một số bài học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với việc nghiên cứu lịch sử dân tộc cũng như hoạt động chính trị thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.

Trước hết, sự hình thành thể chế chính trị dân chủ cộng hoà ở Việt Nam là kết quả của một quá trình tìm tòi, khảo nghiệm lâu dài của Hồ Chí Minh, là thành quả lớn nhất của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945. Từ Quốc dân Đại hội Tân Trào lập ra Uỷ ban dân tộc giải phóng đến Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà lập ra Chính phủ liên hiệp kháng chiến, thông qua Hiến pháp, từng bước xây dựng hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương, thể chế nhà nước cộng hoà dân chủ Việt Nam đã được xác lập. Đó là một nhà nước hợp pháp, hợp hiến, dân chủ, một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.

Thứ hai, nghiên cứu quá trình Nguyễn Ái Quốc khảo cứu, tìm đường giải phóng dân tộc gắn với tìm kiếm kiểu nhà nước cho Việt Nam có thể một lần nữa khẳng định tính đúng đắn, cơ sở khoa học của con đường phát triển đất nước hiện


nay. Nhà nước dân chủ cộng hòa là một hình thức quá độ để tiến tới nhà nước xã hội chủ nghĩa. Con đường mà nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đang thực hiện hôm nay thực chất là sự tiếp nối hợp quy luật của con đường giải phóng dân tộc được Hồ Chí Minh lựa chọn trong lịch sử.

Thứ ba, những nghiên cứu trong Luận văn một lần nữa khẳng định vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển lịch sử dân tộc của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản

- lực lượng lãnh đạo chính trị. Diện mạo của xã hội về mọi mặt là do bản thiết kế của lực lượng cầm quyền tạo ra. Số phận của dân tộc gắn với số phận của hàng triệu con người cùng phụ thuộc vào lực lượng này với các quyết sách chính trị của họ. Với đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Thứ tư, hơn lúc nào hết, nghiên cứu Hồ Chí Minh với việc xây dựng thể chế dân chủ cộng hòa (1945-1946) - học tập Người xử lý các mối quan hệ trong xây dựng đất nước của dân, do dân, vì dân… lại càng trở nên cần thiết. Đấu tranh giành độc lập dân tộc đã khó, nhưng đấu tranh bảo vệ và xây dựng Nhà nước cách mạng còn khó khăn, phức tạp hơn gấp nhiều lần. Diễn biến lịch sử sau hơn một năm Cách mạng Tháng Tám thành công chứng tỏ Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề phức tạp trong chính sách đối nội và đối ngoại, củng cố và xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - biểu tượng cao nhất của nền độc lập dân tộc. Những bài học về củng cố và xây dựng chính quyền trong thời kỳ này có giá trị to lớn, là tài sản lý luận quan trọng của Đảng. Đặc biệt, trong giai đoạn cách mạng hiện nay, khi kẻ thù sử dụng chiến lược “diễn biến hòa bình” để làm sụp đổ các nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô, đã và đang chĩa mũi nhọn hòng làm suy yếu và sụp đổ nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì những bài học kinh nghiệm củng cố và xây dựng chính quyền nhà nước thời kỳ 1945 - 1946 của Việt Nam càng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Thứ năm, qua nghiên cứu những quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân có thể thấy sự vận động, phát triển của Việt Nam hiện nay là cả một quá trình kế thừa và tiếp nối. Không có


những tiền đề nền tảng mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xây dựng về mọi mặt thì cũng khó có thể có thành quả của Việt Nam ngày nay. Ở đây, tầm nhìn chiến lược của lực lượng lãnh đạo, quản lý đất nước, đặc biệt là vai trò của Hồ Chí Minh trong việc vạch ra một con đường, một hướng đi đúng là rất quan trọng. Nhưng, không kém phần quan trọng là các thế hệ lãnh đạo khi kế tiếp nhau cầm quyền phải luôn có sự kế thừa, tiếp nối để tiếp tục những công việc dang dở của các thế hệ đi trước, hướng tới mục tiêu đã định. Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý đất nước phải luôn đặt lợi ích chung, lợi ích dân tộc lên hàng đầu.

Đặc biệt, bài học về xuất phát từ thực tiễn Việt Nam để hoạch định đường lối cho Việt Nam. Điều làm nên thành công của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản trong sự nghiệp cách mạng, đó là luôn biết dựa vào thực tiễn, dựa vào điều kiện cụ thể của đất nước để hoạch định chủ trương, đường lối cho cách mạng Việt Nam. Từ chính quyền công nông binh đến chính quyền nhân dân là một bước ngoặt lớn trong nhận thức của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chịu sự tác động, chi phối trực tiếp của hoàn cảnh lịch sử Việt Nam. Thoát được sự ảnh hưởng, “áp đặt” của quốc tế và nhiều sức ép chính trị, điều này đòi hỏi một tầm trí tuệ, bản lĩnh chính trị để có thể khẳng định và thực hiện một đường lối chính trị đúng đắn mà mình đã lựa chọn.

Như vậy, thể chế chính trị dân chủ cộng hòa được thiết lập ở Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám 1945 là một bước ngoặt vĩ đại, dẫn dắt dân tộc Việt Nam đi trên một con đường hoàn toàn mới, con đường tiến lên một xã hội xã hội chủ nghĩa. Con đường đi tới một tương lai sáng lạn, ở nơi đó con người được sống như con người, nơi mà “sự tự do của mỗi người là cơ sở cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Tuy nhiên, đó là con đường đầy khó khăn, thử thách và chông gai đòi hỏi chúng ta: một tầm trí tuệ để xây dựng cho mình những tiền đề cần thiết để vững bước trên lộ trình đó; một bản lĩnh chính trị để không bỏ cuộc trước khi đến đích; một trái tim đủ nhạy cảm, có sự uyển chuyển cần thiết, đúng lúc để điều chỉnh tốc độ, bước đi trên hành trình hướng đích. Bởi con đường thẳng không phải bao giờ cũng là con đường ngắn nhất. Đó là thách thức lớn với cả dân tộc Việt Nam cũng như từng “con dân nước Việt”.


Ngày nay, để xây dựng một chính quyền thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì nhiệm vụ tối quan trọng và cấp bách đó là: củng cố chính quyền, tăng cường hiệu lực, chức năng của chính quyền trong quản lý, điều hành đất nước. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với toàn xã hội mà trước hết và quan trọng nhất là vai trò, hiệu lực lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền nhà nước, làm cho Đảng thực sự là lực lượng đại diện cho lương tâm, trí tuệ, đạo đức của dân tộc, là yếu tố then chốt hàng đầu. Phát huy dân chủ, tạo ra những cơ chế để người dân có thể tham gia vào chính trị nhằm tăng hiệu quả các quyết sách chính trị do lực lượng cầm quyền đề ra, hướng tới những mục tiêu đã định.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Lưu Văn An (2012), Thể chế chính trị Việt Nam, lịch sử hình thành và phát triển, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

2. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1975), Những sự kiện lịch sử Đảng, tập 1 (1920 - 1945), Nxb Sự thật, Hà Nội.

3. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1976), Những sự kiện lịch sử Đảng, tập 2 (1945 - 1954), Nxb Sự thật, Hà Nội.

4. Bản đề án chính quyền, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Bộ Nội vụ, Hồ sơ 645 H.066.

5. Báo Cờ giải phóng, ngày 07/09/1945.

6. Báo Cứu quốc, số 36, ngày 05/09/1945.

7. Bảo tàng Hồ Chí Minh(2008), Hồ Chí Minh Tiểu sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Bộ Ngoại giao (1976), Đấu tranh ngoại giao trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Tập 1, Hà Nội.

9. Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý (1993), Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.

10. (1995), Cách mạng Tháng Tám - một số vấn đề lịch sử, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

11. (1955), Chặt Xiềng, Nxb Sự thật Việt Nam, Hà Nội.

12. Trường Chinh (1954), Cách mạng Tháng Tám Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà

Nội.

13. Trường Chinh (1975), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam,

Nxb Sự thật, Hà Nội.

14. Doãn Chính, Phạm Đào Thịnh (2007), Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Chúng ta đã xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân như thế nào?, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Bộ Nội vụ - Hồ sơ 645 H.066.


16. Nguyễn Trọng Cổn, Một số tư liệu về Quốc tế cộng sản và Đông Dương. Bản đánh máy lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, ký hiệu H26C2/05.

17. Philippe Devillers (1993), Pari - Sài Gòn - Hà Nội, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.

18. Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng xã hội, 40 năm phấn đấu phục vụ cách mạng. Tài liệu lưu tại Viện Bảo tàng cách mạng Việt Nam.

26. Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Giáo trình Chính trị học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

27. Diễn văn bế mạc khóa họp thứ hai của Quốc hội ngày 19/11/1946 Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khóa họp thứ 2, Hồ sơ số 1, Văn phòng Quốc hội.

28. Phạm Văn Đồng (1980), Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.

Ngày đăng: 02/05/2023