Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ thực tiễn xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh - 1


VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


VŨ THỊ HƯỜNG


GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TỪ

THỰC TIỄN XÉT XỬ SƠ THẨM TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.


VIỆN HÀN LÂM

Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ thực tiễn xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh - 1

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



VŨ THỊ HƯỜNG


GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TỪ

THỰC TIỄN XÉT XỬ SƠ THẨM TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60.38.01.07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HỒ NGỌC HIỂN


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 7

1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ... 7

1.2. Tranh chấp và các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất 13

Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 31

2.1. Tình hình giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh 31

2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh 33

2.3. Những vướng mắc phát sinh khi giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất 44

2.4. Nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc 51

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TÒA ÁN 56

3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất 56

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án 62

KẾT LUẬN 71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BLDS : Bộ luật Dân sự BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự

CNQSDĐ : Chuyển nhượng quyền sử dụng đất HĐTP : Hội đồng Thẩm phán

LĐĐ : Luật Đất đai QSDĐ : Quyền sử dụng đất

TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TTDS : Tố tụng dân sự

VADS : Vụ án dân sự

VKSND : Viện Kiểm sát nhân dân


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đại hội Đảng lần thứ VI, tháng 12 năm 1986 đã đánh dấu bước ngoặt phát triển trong đời sống kinh tế – xã hội ở Việt Nam. Sự đổi mới trong tư duy kinh tế góp phần chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo nên diện mạo mới của đất nước, con người Việt Nam hôm nay. Một trong những đổi mới đó là đổi mới các chính sách, pháp luật đất đai. Luật Đất đai năm 1993, năm 2003 và 2013 lần lượt ra đời đã thể chế hóa các chính sách đất đai đã ban hành, đồng thời qui định và điều chỉnh các quan hệ kinh tế – xã hội theo hướng dài hạn. Nhờ những đột phá quan trọng trong các chính sách đất đai đã mang lại những thành tựu to lớn trong nông nghiệp, công nghiệp và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong 30 năm qua, góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội.

Tuy nhiên, kinh tế thị trường phát triển kéo theo các quan hệ xã hội trở nên phức tạp hơn, nhu cầu sử dụng và chuyển nhượng quyền sử dụng đất trở nên thường xuyên đồng thời cũng phát sinh nhiều tranh chấp giữa các bên tham gia vào các quan hệ dân sự. Trong những năm gần đây, số lượng các vụ án dân sự có liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất… luôn luôn tăng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự của đất nước nói chung và ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng nói riêng. Thực tiễn xét xử của Tòa án các cấp cũng cho thấy đây là loại án khó giải quyết, từ việc áp dụng pháp luật, đánh giá chứng cứ… cũng như do tính


chất tranh chấp phức tạp của vụ án dẫn đến việc giải quyết còn kéo dài, khó khăn, lúng túng, các quan điểm về đường lối giải quyết tranh chấp vẫn còn trái ngược nhau dẫn đến số lượng án bị hủy, sửa ngày càng nhiều.

Vấn đề nghiên cứu tìm hiểu cũng như phân tích đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và những vướng mắc qua thực tiễn xét xử là nội dung quan trọng để góp phần hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp hiện nay tại Tòa án. Đồng thời tìm ra phương hướng giải quyết nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là cần thiết, có ý nghĩa về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật, hạn chế sai sót thường gặp trong quá trình giải quyết các tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời gian tới nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tối đa của các bên khi tham gia giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Chính vì thế tác giả chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ thực tiễn xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài luận văn cao học luật của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong thời gian vừa qua, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu bao gồm: sách chuyên khảo, sách tham khảo, bài tạp chí…về hợp đồng dân sự, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc lĩnh vực đất đai, cụ thể như:

- Hoàng Thế Liên (2013), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 (Tập 2), Phần thứ ba: Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;

- Đỗ Văn Đại (2011), Luật hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận bản án, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;


- Đỗ Văn Đại (2012), Giao dịch và giải quyết tranh chấp giao dịch về quyền sử dụng đất, Nxb Lao động;

- Tưởng Duy Lượng (2012), Pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội...

Ngoài ra còn có các luận văn thạc sỹ nghiên cứu với các đề tài cụ thể

như:

- Lương Khải Ân (2006), Giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển

nhượng quyền sử dụng đất từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;

- Nguyễn Thị Hạnh (2014), Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;

- Nguyễn Đăng Khoa (2012), Giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội;

- Lê Thị Xuân Mai (2014), Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn xét xử tại huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội.

Cùng với các đề tài khoa học, công trình nghiên cứu nêu trên còn có nhiều bài viết, bình luận khoa học đăng trên các tài liệu chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành nghiên cứu đề tài ở nhiều góc độ và mức độ khác nhau… Ở nhiều góc độ khác nhau, các công trình khoa học này đã có những đóng góp nhất định cho việc hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ nói riêng. Những đóng góp này đã được làm cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định về chuyển nhượng QSDĐ. Tuy nhiên, chưa có luận văn nào đi sâu nghiên cứu chi tiết, cụ thể toàn diện về giải quyết tranh chấp


hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ từ thực tiễn xét xử sơ thẩm tại Tòa án cấp quận (huyện). Hơn nữa, trong điều kiện nền kinh tế xã hội đang có những thay đổi, phát triển không ngừng thì những kết quả nghiên cứu đã đạt được vẫn cần phải tiếp tục bổ sung và hoàn thiện. Do vậy, việc đi sâu nghiên cứu đề tài “Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ thực tiễn xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh” trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ luật học là một công việc có ý nghĩa lý luận và mang tính thời sự. Việc lựa chọn đề tài nêu trên để làm luận văn thạc sỹ luật học là không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giải quyết tranh chấp hợp đồng CNQSDĐ tại Tòa án, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn xét xử hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân quận Bình Tân, từ đó đề ra phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề lý luận về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, về giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật Việt Nam qua thực tiễn xét xử tại địa bàn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh bên cạnh phân tích những hạn chế, bất cập thường gặp. Từ đó đề xuất những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án.

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 17/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí