Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Đào Tạo Cán Bộ Giảm Nghèo



Ở Hòa Bình: tổ chức 61 lớp dạy nghề cho 1.686 người nghèo với các nghề: may công nghiệp, điện xí nghiệp, hàn, trồng nấm rơm, dệt thổ cẩm… và đã có trên 65% học viên tìm được việc làm. Công tác khuyến nông, lâm, ngư và phát triển sản xuất ngành nghề đã xây dựng được 59 mô hình chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt những giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao như: lúa lai, ngô lai, rau su su, lợn hướng nạc, gà H’Mông tại huyện Đà Bắc, Mai Châu, và Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Thuỷ, Lương Sơn, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lạc Sơn. Mở 10 lớp tập huấn phổ biến kiến thức chăn nuôi, trồng trọt cho hộ nghèo. Xây dựng 04 mô hình chăn nuôi bò, lợn cái sinh sản cho 200 hộ nghèo [87].

Bên cạnh đó công tác XĐGN ở Hòa Bình còn thực hiện DA tín dụng ưu đãi hộ nghèo, trong ba năm (2006-2009) đã cho 82.539 lượt hộ nghèo vay vốn 769.594 triệu đồng. Số hộ nghèo vay vốn hầu hết thông qua 2.954 tổ vay vốn, hay các tổ chức Hội, đoàn thể. Nhờ có vốn vay ưu đãi mà các hộ gia đình nghèo có vốn để sản xuất kinh doanh PTKT gia đình đồng thời tạo điều kiện cho con em đi học nâng cao dân trí góp phần phát triển KT-XH trong vùng. Đồng thời với sự hỗ trợ của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, đã thực hiện DA tín dụng XĐGN (KFW) cho 13.005 lượt hộ được vay vốn: Các hộ vay đã mua được 1.675 con trâu, bò kéo, sinh sản hơn

86.450 con gia súc, gia cầm khác, thâm canh trồng trọt trên 700ha trồng lúa và hoa màu, mua sắm được hơn 100 xe bò và các loại máy móc phục vụ nông nghiệp [87].

Chương trình XĐGN ở Tây Bắc còn hỗ trợ người nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới về gạo do chưa tự túc đủ lương thực để thực hiện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và trồng cây công nghiệp... Như ở Sốp Cộp (Sơn La): năm 2009 đã hỗ trợ: 115.335 kg gạo cho 3.324 nhân khẩu của 499 hộ nghèo ở 23 bản trong 4 xã biên giới (Mường Và, Mường Lạn, Nậm Lạnh, Mường Lèo). Năm 2010, hỗ trợ được 132.765 kg gạo cấp phát cho 526 hộ với 3.451 nhân khẩu; Huyện Bắc Yên hỗ trợ 157,9 tấn gạo cho 3.210 hộ nghèo với 16.272 nhân khẩu nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng, trồng rừng... [88].

Bên cạnh việc hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo kỹ năng lao động, đất đai sản xuất, tay nghề và việc làm, công tác hướng dẫn và quản lý cũng không kém phần



quan trọng trong XĐGN nói riêng và phát triển KT-XH nói chung. Các chương trình XĐGN cũng đã đồng thời đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo để giúp người nghèo trong mọi mặt sản xuất, kinh doanh, trợ giúp pháp lý, quản lý các chương trình XĐGN nhằm thu được hiệu quả cao nhất từ công tác giảm nghèo. Kết quả hỗ trợ đạt được là 16.652 lượt người được đào tạo trong đó cán bộ cấp thôn, xã là 4.969 người (Bảng 3.8).

Bảng 3.8. Kết quả thực hiện chính sách đào tạo cán bộ giảm nghèo



Chỉ tiêu


ĐVT

Tổng

số


2006


2007


2008


2009


2010

- Tổng vốn ngân sách

Tr.đ

4.823

675

860

723

765

1.800

- Số lượt cán bộ được đào tạo

tập huấn


Người


16.652


1.187


3.177


3.692


3.536


5.060

- Số cán bộ làm công tác

giảm nghèo cấp xã


Người


4.969


719


1.050


635


849


1.716

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.

Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam - 19

(Tổng hợp từ Nguồn Văn phòng Quốc gia giảm nghèo - 2011)

Cụ thể công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ nâng cao năng lực cho cán bộ giảm nghèo, cán bộ cấp thôn, xã ở các tỉnh đã thực hiện được như sau:

Ở Điện Biên: DA nâng cao năng lực giảm nghèo: Đã tổ chức 25 lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho 1.449 lượt người là thành viên Ban giảm nghèo cấp huyện, cấp xã và trưởng thôn, bản. Tổ chức được 417 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo nghề cho 22.215 cán bộ làm công tác XĐGN các cấp, trong đó: Chương trình 135-II: tổ chức 310 lớp cho 17.718 học viên; đào tạo nghề 82 lớp cho 2.879 học viên; tổ chức 07 đợt cho 169 người đi thăm quan, học tập kinh nghiệm; các đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng là công chức cấp xã; cán bộ chuyên trách, không chuyên trách cấp xã; cán bộ không chuyên trách thôn bản; thành viên Ban giám sát xã; trưởng bản; người có uy tín, có kinh nghiệm sản xuất trong cộng đồng. [85]

Ở Lai Châu: đã thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn, bản và cộng đồng cho 53.753 lượt cán bộ xã, thôn, bản. Trong đó, tập huấn tập trung ngắn hạn cho 1.080 lượt cán bộ xã; tập huấn tại chỗ cho 52.281



lượt cán bộ xã, thôn bản và người dân; đào tạo nghề cho 392 thanh niên người DTTS độ tuổi từ 16 đến 25. Tổ chức 04 chuyến tham quan học tập mô hình ở các tỉnh bạn với 66 lượt cán bộ xã tham gia; 01 chuyến tham quan giữa các xã trong huyện Than Uyên cho 50 hộ dân. [86]

Ở Hòa Bình: DA đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và cộng đồng đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ xã, thôn và cộng đồng với trên 20.725 lượt người tham gia, trong đó, tập huấn tập trung ngắn hạn cho 6.844 lượt người, bồi dưỡng tại chỗ cho 15.240 lượt người [87].

Ở Sơn La: Đã tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho trên

5.000 lượt cán bộ cấp xã, bản. Mở trên 235 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho gần 10.610 lượt cán bộ làm công tác giảm nghèo và cán bộ các tổ chức hội, đoàn thể của huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trưởng bản. [88]

3.3.2. XĐGN với phát triển CSHT, mở rộng ứng dụng khoa học công nghệ ở Tây Bắc

Các chương trình, dự án XĐGN ở Tây Bắc thời gian qua đã tập trung đầu tư phát triển, mở rộng các CSHT thiết yếu phục vụ sản xuất cho các vùng nghèo, như: các công trình giao thông, thủy lợi, trung tâm văn hóa - thể thao, chợ thương mại, điểm bưu điện văn hóa... đã phát huy hiệu quả thiết thực góp phần XĐGN cho đồng bào các dân tộc góp phần giải quyết khó khăn về đời sống và sản xuất, mở rộng giao lưu giữa các bản, xã trong vùng, thực hiện mục tiêu XĐGN góp phần phát triển thị trường. Các chương trình XĐGN còn có vai trò đào tạo bộ phận dân cư nghèo những kiến thức nhất định để hiểu biết, tiếp cận với những thành tựu khoa học công nghệ nhằm thay đổi tận gốc LLSX, áp dụng khoa học công nghệ, tạo ra năng suất chất lượng cao hơn, như: đào tạo, hướng dẫn sử dụng các loại máy móc thiết bị vào sản xuất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật nuôi trồng các loại cây giống mới, các loại cây, con đặc sản có năng suất cao nhằm XĐGN nhanh đã thu được những kết quả khả quan góp phần không nhỏ vào phát triển KT-XH vùng cao. Các kết quả đạt được ở mỗi tỉnh như sau:



Ở Điện Biên: DA phát triển CSHT thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn đã đầu tư xây dựng 333 công trình CSHT cho 72 xã; DA xây dựng trung tâm cụm xã (từ năm 2008-2010): đã xây dựng 11 trung tâm cụm xã, với 19 công trình, như: Chợ thương mại, phòng khám đa khoa khu vực, trường học, cấp nước sinh hoạt, trạm phát thanh truyền hình ...; Chương trình phát triển KT-XH vùng cao: giải quyết được những vấn đề cấp bách cho 252 thôn, bản vùng cao về đường giao thông dân sinh, nước sinh hoạt, thuỷ lợi nhỏ, lớp học, nhà văn hoá, trong giai đoạn 2006-2010, đã đầu tư xây dựng 353 công trình (trong đó: Giao thông 174 công trình; thủy lợi 67 công trình; nước sinh hoạt 96 công trình; nhà lớp học 12 công trình và nhà văn hóa 4 công trình); chương trình 30a: Các huyện nghèo đã đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông liên xã và các trường dân tộc nội trú, các trạm y tế. Đến cuối năm 2010, đã có 107 công trình được xây dựng (trong đó: Giao thông 22 công trình; thủy lợi, nước sạch 39 công trình; trường, lớp học 16 công trình; 07 công trình Bệnh viện và Phòng khám đa khoa khu vực, 22 công trình trạm y tế xã; điện sinh hoạt 01 công trình) và 329 phòng ở nội trú dân nuôi; đã có 12 công trình thủy lợi và 128 phòng ở nội trú dân nuôi. [85]

Ở Sơn La: Tại các huyện nghèo (Sốp Cộp, Bắc Yên, Phù Yên, Mường La, Quỳnh Nhai) đã tiến hành đầu tư xây dựng 61 công trình. Đồng thời tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp cho 1.452 người để học tập các kỹ thuật chuyển giao công nghệ nuôi trồng các loại cây giống mới, các loại con nuôi cho năng suất cao và tổ chức thực thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm cho nông dân tại các trung tâm xã và thông qua hội chợ tại trung tâm huyện, tổ chức các phiên chợ vùng cao thu hút được nhiều người tham gia. Mở 78 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho 5.560 lượt nông dân về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, bảo quản chế biến nông sản sau thu hoạch... Nhiều mô hình sản xuất ứng dụng khoa học công nghệ mới đã được triển khai, như:

+ Mô hình đưa giống lúa cạn LC93.1 và LC93.4 thay giống lúa cạn của địa phương, trồng tại các huyện Phù yên, Yên châu, Mai sơn, Mộc châu và Sông mã, năng suất thu hoạch đạt 2,48 tấn/ha; [88]



+ Mô hình trồng và thâm canh ngô lai giống mới vụ xuân hè (giống LVN10; PC888 và Bioseed 9698) tại xã Bó, Mường Khiêng và Long Hẹ huyện Thuận Châu, xã Chiềng Ơn, Nậm Ét huyện Quỳnh Nhai, Chiềng Ân huyện Mường La, xã Dỗm Cang, Mường Lạn, Mường Và huyện Sốp Cộp năng suất bình quân đạt 73 tạ/ha.

+ Mô hình phát triển đàn bò triển khai tại xã Lóng Sập huyện Mộc Châu đã đạt được hiệu quả cao, trung bình mỗi hộ của xã có từ 5 - 10 con trâu, bò; mô hình phát triển chăn nuôi Bò thịt ở huyện Thuận Châu, huyện Mai Sơn, huyện Sốp Cộp, huyện Mường La, huyện Quỳnh Nhai.

+ Mô hình nuôi thỏ tại bản Cao Đa xã Phiêng Ban huyện Bắc Yên.

+ Mô hình phát triển chăn nuôi Nhím tại Thành phố Sơn La, huyện Sông Mã, huyện Sốp Cộp và huyện Mường La.

+ Mô hình chăn nuôi ba ba tại Thị trấn, xã Nà Nghịu; huyện Sông Mã.

+ Mô hình chăn nuôi dê thương phẩm tại Quỳnh Nhai, Mai Sơn, Yên Châu.

+ Mô hình nuôi cá tại Phù Yên, Sông Mã, Mườmg La, Thuận Châu.

+ Mô hình nuôi lợn nái sinh sản đảm bảo vệ sinh môi trường tại TP Sơn La.

+ Mô hình trồng tre lấy măng; chăn nuôi gà thả vườn; trồng và thâm canh đậu tương; chăn nuôi lợn thịt siêu nạc; tín dụng liên xã phường, thị trấn; sản xuất nấm: Tại các huyện Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Yên Châu, Phù Yên...

+ Mô hình trồng màu xen lẫn cà phê; Mô hình điểm trồng cây xoài lai ghép tại bản Cọ, phường Chiềng An thành phố Sơn La.

Trong 3 năm Sơn La đã hỗ trợ trực tiếp cho các hộ đồng bào DTTS nghèo hơn 65 tấn giống ngô lai, 240 tấn giống cỏ VA.06, 61.000 tấn phân hoá học, hơn 600 con trâu, bò, hàng ngàn con lợn, dê giống và hàng trăm ngàn kg giống các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị, gần 700 máy móc thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, đã trợ giá gần 1.000 tấn giống ngô lai và các loại giống cây trồng khác, trợ cước vận chuyển hàng ngàn tấn phân bón, hơn 60 triệu con giống thuỷ sản, tiêu thụ hơn 1.500 tấn bông lai do bà con sản xuất ra. Chương trình định canh, định cư vùng đồng bào DTTS, các xã, bản đặc biệt khó khăn đã xây dựng được 349 mô hình nông – lâm - ngư, nhằm phát triển sản xuất giúp bà con tiếp cận



và ứng dụng các tiến bộ về khoa học - kỹ thuật vào thâm canh, tăng vụ, tăng năng xuất, sản lượng các loại cây trồng vật nuôi, tạo việc làm nâng cao thu nhập cải thiện, ổn định đời sống và hạn chế tình trạng di cư tự do.

Để thực hiện hiệu quả các mô hình trên, công cuộc XĐGN đã triển khai rất nhiều lớp đào tạo, học tập nâng cao trình độ cho người nghèo, tổ chức các đợt tham quan và hướng dẫn áp dụng công nghệ mới cho người dân thực hiện và phát triển nên đã thu được nhiều kết quả khả quan, góp phần phát triển KT-XH ở Sơn La [88].

Ở Lai Châu: Trong giai đoạn 2006-2010 chương trình XĐGN đã tập trung đầu tư xây dựng 665 công trình. Thực hiện hỗ trợ xây dựng 446 mô hình sản xuất các loại, trong đó chủ yếu tập trung vào các mô hình chăn nuôi đại gia súc. Hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất: trong 4 năm đã triển khai hỗ trợ 107,8 tấn lúa; 35 tấn ngô; 12,2 tấn đậu tương lạc; 1.033.262 cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu các loại; 462 ha cây thảo quả. Hỗ trợ cho bà con các loại gia súc, gia cầm...: 549 con trâu; 429 con bò; 18 con ngựa; 3.188 con gia cầm; 381.930 giống thuỷ sản; 780 kg lợn; 6.055 kg dê giống và 96 tấn vật tư phân bón các loại. Đồng thời trong 4 năm đã hỗ trợ được 1.367 máy chế biến sản phẩm và 3.972 công cụ sản xuất. Ngoài ra DA phát triển CSHT sau 4 năm triển khai thực hiện, chương trình đã đầu tư xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp được trên 500 công trình, trong đó có 76 công trình nước sinh hoạt, 109 công trình thuỷ lợi; 138 công trình nhà lớp học; 21 công trình điện sinh hoạt; 20 công trình trạm y tế; 104 công trình giao thông và 18 công trình khác. [86]

Ở Hòa Bình: Việc đầu tư xây dựng CSHT của các DA giảm nghèo đều tập trung vào những công trình thiết yếu nhất phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong 4 năm (2006-2009), đã đầu tư xây dựng 537 công trình, trong đó 66 công trình điện, 141 công trình xây dựng trường, lớp học, 18 nhà sinh hoạt cộng đồng, 19 công trình y tế, 124 công trình thuỷ lợi, 153 công trình giao thông, 7 công trình chợ, 8 công trình nước sinh hoạt tại các xã, thôn, bản khó khăn. Trong năm 2010 đầu tư 57 công trình giao thông, 30 công trình thuỷ lợi, 4 công trình điện, 9 công trình trường học, 2 công trình trạm xá, 1 chợ, 21 nhà về sinh cộng đồng, 2



công trình nước sạch [87]; Việc áp dụng khoa học công nghệ đã thực hiện việc hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, tổ chức các đợt tập huấn, tham quan các mô hình XĐGN, hỗ trợ về giống cây, con; hỗ trợ vật tư, kỹ thuật; xây dựng tủ sách khuyến nông, lâm... [87].

3.3.3. XĐGN với công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng tăng cường mối quan hệ đoàn kết các dân tộc ở Tây Bắc

Bộ phận dân cư nghèo ở Tây Bắc chủ yếu là người DTTS, thường ít có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, CSHT, thông tin liên lạc nên hiểu biết và nhận thức còn hạn chế, dễ tự ty, mặc cảm và bị kẻ xấu lợi dụng. Công cuộc XĐGN ở Tây Bắc vừa qua có vai trò quan trọng khó có thể lượng hóa được trong việc tuyên truyền, giáo dục, trợ giúp pháp lý nâng cao nhận thức, hiểu biết giúp nhóm dân cư nghèo vốn đã rất thiếu hiểu biết pháp luật, rất thiếu thông tin… có thể nắm bắt và hiểu biết chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước để họ yên tâm lao động sản xuất, gần gũi, hòa nhập cộng đồng… đồng thời tích cực chủ động đấu tranh với các phần tử xấu lợi dụng xuyên tạc, kích động chia rẽ đồng bào các dân tộc gây mất ổn định chính trị, xã hội. Tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc, tương trợ giúp đỡ nhau làm ăn, thoát nghèo và phát triển.

Các chương trình hỗ trợ phát triển văn hóa trong XĐGN có vai trò tích cực trong hỗ trợ để người nghèo có điều kiện phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao trình độ hiểu biết, cải thiện và phát huy lối sống hướng tới tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại để lạc quan, tự tin tham gia tích cực vào quá trình phát triển KT-XH của dân tộc, địa phương và quốc gia.

Công cuộc XĐGN đã góp phần làm chuyển biến nền kinh tế, văn hoá xã hội, đời sống người nghèo, đặc biệt là người nghèo các dân tộc từng bước ổn định và nâng cao; chính trị, quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được củng cố và giữ vững. Kết quả đạt được trong giai đoạn 2006-2010 ở mỗi tỉnh như sau:

Ở Điện Biên: đã tổ chức 05 hội nghị cấp tỉnh; gần 40 hội nghị cấp huyện để quán triệt, triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của chương trình XĐGN. Các Báo, Đài của tỉnh và huyện đã xây dựng



10 chuyên trang, chuyên mục và thường xuyên tổ chức phát sóng, đưa tin bài; phát hành 39.250 tờ rơi để tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách tới các cấp, các ngành và người dân; đồng thời nêu những gương điển hình tiên tiến trong phong trào XĐGN, kịp thời động viên người nghèo vươn lên thoát nghèo. Việc trợ giúp pháp lý cho nhân dân và người nghèo các xã đặc biệt khó khăn luôn được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện: đã thành lập 91 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; tổ chức 27 lớp tập huấn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho 1.705 lượt người là trợ giúp viên pháp lý, chuyên viên, cộng tác viên; tổ chức 4.000 buổi sinh hoạt chuyên đề và 115 đợt trợ giúp pháp lý lưu động, tư vấn giải quyết 5.090 vụ việc ở cơ sở cho 13.968 lượt người; biên soạn 156.100 tờ gấp tuyên truyền pháp luật với những thông tin cụ thể, dễ đọc, dễ hiểu. Bên cạnh đó, để đảm bảo an ninh trật tự nhiều chương trình phòng chống các tệ nạn, tội phạm cũng đồng thời được triển khai, thực hiện đồng bộ có hiệu quả, như: chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, phòng chống và kiểm soát ma túy; tổ chức cai nghiện ma túy tại trung tâm và cộng đồng. Triển khai một số đề án "Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và trách nhiệm của công dân về bảo vệ an ninh trật tự"; "Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện tố giác tội phạm; cảm hoá giáo dục cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư"; "Đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm và tội phạm có tính quốc tế"; "Đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên". Chương trình Quốc gia phòng chống và kiểm soát ma túy được triển khai quyết liệt nên đã kiểm tra phát hiện, phá nhổ gần 234 ha cây thuốc phiện; phát hiện và triệt xóa 25 điểm, 33 tụ điểm, phát hiện, bắt giữ 1.806 vụ, 2.288 đối tượng phạm tội về ma túy. Công tác cai nghiện ma túy được tập trung chỉ đạo, trong 5 năm đã thực hiện cai nghiện ma túy cho 8.614 lượt người. [85]

Ở Lai Châu: Thông qua các chính sách hỗ trợ góp phần củng cố và tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc trong tỉnh, nâng cao niềm tin của nhân dân các dân tộc vào Đảng và Nhà nước, đồng thời góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự xã hội đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, các xã biên giới. Chương trình trợ giúp

Xem tất cả 271 trang.

Ngày đăng: 08/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí