chức các cuộc giao lưu liên hoan văn nghệ quần chúng liên xã, liên bản và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cho hai nhà văn hóa có hoàn cảnh đặc biệt. Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh, đến năm 2010 toàn tỉnh có 1.024 đội văn nghệ quần chúng tại xã, thôn, bản, đã tổ chức 2.366 buổi biểu diễn, phục vụ
800.000 lượt người xem, tăng gấp 3,65 lần so với năm 2005; mỗi năm tổ chức 23 cuộc thi, hội diễn giao lưu nghệ thuật quần chúng liên xã, liên bản; 10 cuộc thể nghiệm mô hình văn hóa, thể thao liên xã vùng cao; trên địa bàn tỉnh hiện có 01 đội tuyên truyền lưu động cấp tỉnh và 09 đội tuyên truyền lưu động cấp huyện, các đội tuyên truyền lưu động mỗi năm triển khai 14 chương trình thông tin lưu động tổng hợp, tổ chức 800 đến 850 buổi, thu hút được từ 350.000 - 400.000 lượt người xem góp phần cải thiện đời sống tinh thần cho người dân.
- Xây dựng mô hình “Bản làng văn hóa - du lịch”, “Bản làng văn hóa gắn với làng nghề” để phục vụ khách thăm quan du lịch tại 8 bản văn hóa của dân tộc Thái. Thông qua triển khai phát triển văn hóa du lịch cộng đồng tại các Bản Văn hóa đã tuyên truyền cho người dân hiểu được ý nghĩa của việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển KT-XH, đây là điều kiện tốt để người dân được giao lưu văn hóa và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, vì vậy nhiều hộ gia đình đã chủ động cải tạo nhà ở, sản xuất hàng thủ công truyền thống, tích cực tham gia các hoạt động đón khách du lịch. Đến nay, 8 bản được triển khai mô hình đều có đội văn nghệ, tổ chức ẩm thực và bán sản phẩm lưu niệm truyền thống phục vụ du khách, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân [85].
Qua số liệu điều tra, khảo sát 560 hộ gia đình về cải thiện điều kiện sống về vật chất và tinh thần của các hộ nghèo ở Tây Bắc hiện nay cho thấy đánh giá của người dân về vấn đề này như sau (Biểu đồ 3.5):
- Về ăn, mặc: Có 87,5% ý kiến cho rằng được cải thiện (43,6% +43,9%).
- Về nhà ở và phương tiện sinh hoạt: 80,8% ý kiến cho rằng được cải thiện.
- Về học tập: Có 77,9% ý kiến cho rằng được cải thiện (46,0% +31,9%).
- Về đời sống văn hóa: 81,4% ý kiến cho rằng được cải thiện.
- Về sức khỏe: Có 71,2% ý kiến cho rằng được cải thiện (43,2% +28,0%).
- Về môi trường: 66,2% ý kiến cho rằng được cải thiện (31,0% +35,2%).
- Về sử dụng nước sạch: 61% ý kiến cho rằng được cải thiện.v.v…
100%
80% |
70% |
60% |
50% |
40% |
30% |
20% |
10% |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Thời Gian Làm Việc Được Sử Dụng Của Lao Động Ở Nông Thôn
- Chênh Lệch Thu Nhập Và Chi Tiêu Bình Quân Đầu Người Của Tây Bắc So Với Cả Nước Và So Với Đông Nam Bộ
- Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Giáo Dục Cho Người Nghèo
- Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Đào Tạo Cán Bộ Giảm Nghèo
- Cải Thiện Việc Tiếp Cận Các Điều Kiện Sản Xuất Kinh Doanh
- Nguyên Nhân Hạn Chế Của Xóa Đói Giảm Nghèo Nhằm Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Tây Bắc
Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.
Về ăn mặc của người nghèo
Tiếp cận giáo dục
Tiếp cận nước sạch
Đời sống văn hóa
Khoảng cách đời sống
0%
Được cải thiện nhiều Không thay đổi Không có ý kiến
Có cải thiện nhưng không nhiều Kém hơn
Nguồn điều tra, khảo sát của tác giả năm 2011
Biểu đồ 3.5
Cải thiện đời sống người nghèo theo đánh giá của các hộ dân
Còn với kết qủa điều tra khảo sát ý kiến của 130 cán bộ quản lý và làm công tác giảm nghèo các cấp từ Trung ương đến địa phương đối với việc cải thiện điều kiện sống về vật chất và tinh thần của các hộ nghèo ở Tây Bắc hiện nay cho thấy tình hình còn được cải thiện hơn nhiều so với các ý kiến tự đánh giá của người dân. Tỷ lệ các ý kiến cho rằng điều kiện sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người dân được cải thiện là rất cao. Cụ thể tỉ lệ ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý các cấp về vấn đề này như sau (Biểu đồ 3.6):
- Về ăn, mặc: Có 93,9% ý kiến cho rằng được cải thiện (25,4% +68,5%).
- Về nhà ở và phương tiện sinh hoạt: 94,6% ý kiến cho rằng được cải thiện.
- Về học tập: Có 90,1% ý kiến cho rằng được cải thiện (45,8% +44,3%).
- Về đời sống văn hóa: 89,2% ý kiến cho rằng được cải thiện.
- Về sức khỏe: Có 90,9% ý kiến cho rằng được cải thiện (56,5% +34,4%).
- Về môi trường: 75,2% ý kiến cho rằng được cải thiện (17,1% +58,1%).
- Về sử dụng nước sạch: 89% ý kiến cho rằng được cải thiện.v.v…
Tuy nhiên cách tự đánh giá của người dân về khoảng cách đời sống vật chất và đời sống văn hóa giữa người giàu và người nghèo mặc dù có được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức rất thấp (55,8% và 59,4%). Điều đó, chứng tỏ phần đa các hộ dân đều cho rằng việc thu hẹp khoảng cách về đời sống giữa ác hộ giàu và hộ nghèo chưa đấng kể. Còn các ý kiến của các cán bộ quản lý đánh giá đối với chỉ tiêu khoảng cách đời sống vật chất và đời sống văn hóa giữa người giàu và người nghèo lại khá quan hơn. Tỉ lệ đánh giá được cải thiện nhiều và cải thiện cao hơn phần tự đánh giá của người dân (73,7% và 74,6%). Có thể do sự nhìn nhận của cán bộ quản lý các cấp ở góc độ khách quan hơn và vì thế tác giả cho rằng sự đánh giá này được coi là chuẩn xác hơn.
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
Ăn mặc
Nhà ở
Tiếp
Tiếp
Tiếp
Môi
Đời
KhoảngKhoảng
của ngườinghèo
và phươngtiện sinhhoạt
cận giáodục
cận y tế
cận nướcsạch
trường người nghèo sinh
sốngvăn hóa
của
người
cách đời sống vậtchất
cách đời sốngvăn hóa
sống | nghèo | |
Được cải thiện nhiều Có cải thiện nhưng không nhiều Không thay đổi Kém hơn Không có ý kiến |
Biểu đồ 3.6
Cải thiện đời sống người nghèo theo đánh giá của cán bộ quản lý các cấp
Như vậy, kết quả điều tra khảo sát đối với cán bộ quản lý các cấp và người dân Tây Bắc đã khẳng định các điều kiện vật chất và tinh thần của người nghèo ở Tây Bắc thời gian qua đã được cải thiện rất nhiều. Tuy có các mức độ đánh giá khác nhau nhưng nhìn chung các ý kiến đều cho thấy những cải thiện lớn nhất của người nghèo Tây Bắc là các điều kiện về ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe, học tập, đời sống văn hóa, môi trường, sử dụng nước sạch (Phụ lục 3.7).
3.3.1.3. XĐGN đối với việc hỗ trợ đào tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người nghèo để họ thoát khỏi tình trạng sản xuất khép kín đồng thời có điều kiện tham gia vào thị trường.
Thu nhập và việc làm là hai vấn đề lớn đặc biệt quan trọng đối với người nghèo. Chỉ có thể thực hiện thoát nghèo bền vững khi người nghèo có được việc làm ổn định tạo ra thu nhập. Còn để tăng trưởng và phát triển thì đòi hỏi thu nhập của người nghèo phải ngày một tăng cao. Hầu hết các chương trình XĐGN thời gian qua (kể cả các chương trình lồng ghép) đều đã hướng đến việc đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng sản xuất để tạo ra việc làm ổn định cho người nghèo. Việc triển khai thực hiện chương trình khuyến nông, khuyến lâm, chương trình khai hoang và hỗ trợ sản xuất, cho vay vốn giải quyết việc làm, bước đầu tạo cho đồng bào các dân tộc biết cách làm ăn, hạn chế được nạn phá rừng làm nương rẫy.
Bảng 3.7. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề cho người nghèo
ĐVT | Tổng số | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
- Tổng vốn ngân sách | Tr.đ | 23.462 | 2.250 | 1.681 | 3.483 | 3.748 | 12.300 |
- Vốn huy động khác | Tr.đ | 5.935 | 0 | 430 | 665 | 1.040 | 3.800 |
- Số người nghèo được học nghề | Người | 20.630 | 2.436 | 1.590 | 4.210 | 3.194 | 9.200 |
- Số có việc làm sau đào tạo | Người | 7.891 | 1.552 | 670 | 1.567 | 1.045 | 3.057 |
(Tổng hợp từ Nguồn Văn phòng Quốc gia giảm nghèo - 2011)
Từ đó mà góp phần vào bảo vệ, phát triển, khai thác được nguồn tài nguyên rừng, vốn là thế mạnh trong các nguồn lực của Tây Bắc. Chỉ tính riêng CTMTQG-
GN trong 5 năm vừa qua đã hỗ trợ đào tạo nghề được cho 20.630 lượt người nghèo, trong đó đã tạo việc làm được cho 7.891 lượt người (Bảng 3.7).
Ngoài việc đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm, công cuộc XĐGN ở Tây Bắc còn thực hiện rất nhiều hình thức từ các chương trình độc lập cũng như lồng ghép nguồn vốn XĐGN với các nguồn vốn phát triển KT-XH… nên đã cải thiện điều kiện sản xuất và đời sống, tạo thêm việc làm cho người lao động, XĐGN cho nhiều hộ gia đình. Từ việc thực hiện chính sách khoán khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng, khoán chăm sóc, trồng rừng, hỗ trợ khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang... đến thực hiện các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, đào tạo định hướng cho lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hỗ trợ giống nông nghiệp, vật tư, phân bón để chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ hộ nghèo làm chuồng trại chăn nuôi; hoặc tổ chức xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm hàng hóa ... Cụ thể các chương trình của XĐGN đã triển khai hỗ trợ đào tạo nghề, phát triển sản xuất ở Tây Bắc như sau:
Ở Điện Biên: chương trình XĐGN đã triển khai nhiều hình thức hỗ trợ phát triển sản xuất và đào tạo nghề, kỹ năng lao động cho người nghèo như:
- Chương trình khoán khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng, khoán chăm sóc, trồng rừng. Tính đến hết năm 2010 đã trồng được 46.848,2 ha rừng tại 04 huyện nghèo; hỗ trợ trồng rừng sản xuất tập trung 2.887,9 ha; hỗ trợ trồng Chè Shan tuyết 142,4 ha (trong đó hỗ trợ gạo cho hộ nghèo trồng chè được 662 triệu đồng); hỗ trợ khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang 239,1 ha; hỗ trợ giống nông nghiệp, vật tư, phân bón để chuyển đổi cây trồng; thực hiện 3 mô hình trồng mía, 02 mô hình trồng chuối; 01 mô hình khuyến nông; hỗ trợ máy nông cụ; tổ chức xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm địa phương [85].
- Chương trình hỗ trợ chăn nuôi: đã hỗ trợ 1.132 con trâu, bò cho hộ nghèo; hỗ trợ 267.000 con cá giống các loại; hỗ trợ 1.392 hộ nghèo làm chuồng trại chăn nuôi; cho 10.868 hộ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi (lãi suất 0%), [85].
Tại 04 huyện nghèo đã thành lập Trung tâm Dạy nghề và tổ chức dạy nghề cho 2.653 lao động nông thôn; cử 266 học sinh đi học cử tuyển tại các trường
chuyên nghiệp; tổ chức tuyển chọn, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho lao động, đến nay đã có 176 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài [85].
- Về chuyển dịch CCKT, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất. Giai đoạn 2006-2010, CCKT chuyển dịch theo hướng tích cực và phù hợp với thực tế, đến cuối năm 2010 cơ cấu nông, lâm nghiệp chiếm 35,27%, giảm 1,88%; công nghiệp, xây dựng 28,81%, tăng 3,71%; dịch vụ 35,92%, giảm 1,83% (so với năm 2005) [85]. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã thực hiện quy hoạch vùng cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê, cao su, ban hành các chính sách hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển, từng bước hình thành vùng nguyên liệu tập trung; xây dựng, thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất lâm nghiệp, thu hút được người dân và một số doanh nghiệp đầu tư trồng rừng sản xuất, phát triển lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ... do đó, sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển khá vững chắc, giá trị sản xuất tăng bình quân 6,75%/năm, diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chủ yếu tăng, bảo đảm cân đối lương thực và có sản phẩm bán ra ngoài tỉnh; chăn nuôi ổn định và phát triển, tốc độ tăng trưởng đàn gia súc bình quân 5,75%/năm, đàn gia cầm tăng bình quân 20,16%/năm; nuôi trồng thủy sản phát triển, diện tích tăng 5,26%/năm, sản lượng tăng 12,17%/năm [85].
- Chương trình khuyến nông, khuyến lâm đã triển khai thực hiện được trên 110 mô hình sản xuất, chăn nuôi; tổ chức mở các lớp hội thảo, tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho 16.740 lượt nông dân; đầu tư xây dựng 07 DA nhân rộng mô hình XĐGN vùng đặc thù ở 04 huyện nghèo, có 933 hộ nghèo tham gia; thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất (đầu tư máy móc, hỗ trợ giống; nhân rộng các mô hình, tổ chức tập huấn kỹ thuật bảo dưỡng máy nông cụ); hỗ trợ đời sống, sản xuất và đầu tư phát triển hạ tầng vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc rất ít người (dân tộc Si La). Các chương trình, DA XĐGN đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng ngành nghề trong nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm cho người lao động góp phần XĐGN nhanh và bền vững [85].
Ngoài ra còn có các chương trình tín dụng ưu đãi (07 chương trình) cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết việc làm với tổng dư nợ tín dụng cuối năm 2010 tăng 3,47 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 69%/năm; triển khai các chương trình tín dụng đối với hộ cận nghèo và hộ thuộc vùng khó khăn cho trên 23.000 hộ vào cuối năm 2010, các chương trình tín dụng ưu đãi đã góp phần hỗ trợ các hộ nghèo, hộ DTTS phát triển sản xuất, tăng thu nhập; chương trình vay vốn giải quyết việc làm đã cho 1.179 DA vay (gần 70% cho các DA vay vốn phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; 30% thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ) các DA đã giải quyết việc làm cho
8.066 lao động (bình quân 1.600 lao động/năm) [85].
Ở Sơn La: hỗ trợ kinh phí dạy nghề và đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn, thanh niên DTTS được hơn 10.000 người, nâng tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật lên 30% so với tổng số lao động trong độ tuổi. Với các ngành nghề kỹ thuật nông - lâm; sửa chữa xe máy, điện, may công nghiệp, trồng chế biến nấm xuất khẩu … và các hình thức hỗ trợ phát triển sản xuất khác, cụ thể như :
+ Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp: 11/11 huyện, thành phố đã cung ứng, cấp phát giống cây trồng, vật nuôi, gia súc gia cầm, vật tư sản xuất đến 12.700 hộ; hỗ trợ xây dựng 23 mô hình sản xuất thuộc nguồn vốn chương trình 135. Riêng 5 huyện nghèo đã hỗ trợ được 2.337 con bò cái sinh sản; chăn nuôi được 8.930 con trâu, bò các loại, 120.000 con lợn nái, lợn thịt, 46.000 con dê, chăn nuôi gia súc gia cầm được 320.000 con; thu hoạch hải sản tôm, cá được 225 tấn.v.v…[88].
+ Chương trình khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư: Tổ chức tập huấn được 400 lớp về kỹ thuật gieo, phòng chống rét cho mạ; kỹ thuật trồng ngô lai và kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch, kỹ thuật chăn nuôi bò cho trên 18.000 lượt người; tập huấn cho 300 học viên về mô hình nuôi cá ao theo GAP, 160 hộ nông dân về mô hình nuôi tôm càng xanh, 240 hộ nông dân về mô hình nuôi cá ruộng và cung ứng được
20.115 con cá giống, 60.000 con tôm giống. Hướng dẫn xây dựng 22 mô hình phát triển đàn bò, 6 mô hình chăn nuôi lợn sinh sản, 7 mô hình chăn nuôi gà thả [88].
Ở Lai Châu: Do tốc độ tăng dân số cao; tỷ lệ tăng dân số là gần 3% nên số người bước vào tuổi lao động bình quân là 5.000 người/năm đã gây khó khăn trong tạo việc làm. CTMTQG-GN thời gian qua đã đảm bảo cho hơn 80% lao động được hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, được vay vốn sản xuất. Đến năm 2010: chương trình 135-II đã hướng dẫn cho 16.238/18.965, CTMTQG-GN cũng hướng dẫn được cho trên 6.000 lượt hộ nghèo làm ăn. Tính đến 31/12/2010 số lượt người nghèo được vay vốn phát triển sản xuất là 30.743 hộ đồng thời thông qua các chương trình giảm nghèo khác để tạo việc làm cho người nghèo như: chương trình phát triển KT-XH, tuyển dụng vào các cơ quan Nhà nước, thành lập mới gần 600 doanh nghiệp; chương trình đầu tư CSHT (chương trình135), chương trình phát triển cây cao su, chương trình khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng mới... trong hai năm 2009-2010 đã thu hút được gần 22.679 lao động vào làm việc [86].
Thông qua việc vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm trong 7 năm đã cho 473 DA nhỏ được vay vốn để phát triển sản xuất, tạo việc làm mới cho 5.932 lao động, xuất khẩu được 189 lao động góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Cơ cấu lao động thời gian qua, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp đã giảm dần từ 89% (2004) xuống còn 82% (2010), nâng tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp-xây dựng-dịch vụ từ 11% (2004) lên 18% (2010). Nâng tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn từ 70% (2004) lên 78% (2010) [86].
Ngoài ra, còn có nhiều chương trình hỗ trợ việc làm cho người nghèo như:
+ Chương trình 134: hỗ trợ đất sản xuất, đất khai hoang cho hơn 7.200 hộ với
2.161 ha; Hỗ trợ kinh phí sản xuất cho 14.546 hộ.
+ Chương trình 30a: hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập và chính sách hỗ trợ cán bộ, hỗ trợ gạo cho 5 dân tộc đặc biệt khó khăn …[86].
+ Chương trình 135-II: Đã tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông – khuyến lâm; xây dựng những mô hình sản xuất mới; hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, vật tư sản xuất cho các hộ nghèo; hỗ trợ mua sắm trang thiết bị máy móc, công cụ sản xuất. Trong 5 năm đã thành lập 1.496 nhóm hộ với sự tham gia của 16.238 hộ [86].