Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Giáo Dục Cho Người Nghèo



CCKT. Hơn nữa, NLLĐ còn là nhân tố sáng tạo ra công nghệ, thiết bị và sử dụng chúng vào quá trình PTKT [9].

Tây Bắc hiện đang có một NLLĐ dồi dào, tiềm ẩn trong nhóm người nghèo và cận nghèo rất lớn (chiếm 52,43% dân số). Công cuộc XĐGN ở Tây Bắc thời gian qua đã có vai trò tích cực trong việc bổ sung NLLĐ cho quá trình phát triển KT-XH trong nước và xuất khẩu lao động sang các nước. Vai trò đó thể hiện ở việc đào tạo nâng cao thể chất, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn tay nghề, nâng cao năng lực sản xuất của NLLĐ từ các chương trình XĐGN cụ thể, để LLLĐ này có thể tham gia vào thị trường lao động, tham gia vào quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng cho phát triển sản xuất, kinh doanh.

3.3.1.1. XĐGN đối với việc nâng cao trình độ dân trí, phát triển giáo dục, đào tạo xây dựng NLLĐ cho phát triển KT-XH ở Tây Bắc

“Nâng cao trình độ dân trí, phát triển giáo dục và đào tạo là việc làm lâu dài, thậm chí nhiều thế hệ” [23]. Người nghèo ở Tây Bắc có trình độ học vấn thấp, tỉ lệ người không biết chữ rất cao. Nâng cao trình độ dân trí cho người nghèo ngoài việc xóa nạn mù chữ cho các tráng niên điều quan trọng nhất là bắt đầu từ việc chăm lo giáo dục, đào tạo cho con em của người nghèo - thế hệ tương lai của đất nước. Trẻ em nghèo ở Tây Bắc rất ít được đến trường. Thứ nhất là do gia đình quá nghèo và đông con nên trẻ mới lớn lên đã phải trông em, không được đi học. Thứ hai là trường lớp thiếu thốn, chủ yếu là ở trung tâm xã trong khi các gia đình lại ở rải rác khắp nơi trên rẻo núi triền đồi cách xa trung tâm mà đường xá đi lại khó khăn nên trẻ em khó có điều kiện đến trường. Thứ ba là những vùng sâu, vùng xa đôi khi còn không có giáo viên nên không tổ chức được lớp học ... Hậu quả của đói nghèo, thiếu học vấn nhiều thế hệ dẫn đến trình độ dân trí thấp. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, sự phát triển nhân cách, trí tuệ thậm chí còn gây tổn thương lớn, gây nên sự mặc cảm, tự ty đeo đuổi, ám ảnh trẻ suốt đời.

Các chính sách ưu tiên cho trẻ em thông qua đầu tư giáo dục, đào tạo đã được triển khai thực hiện nhằm tạo cơ hội để trẻ lớn lên có khả năng vượt qua được những thách thức của CCTT, toàn cầu hoá, CNH HĐH. Để trẻ em nghèo, trẻ em ở



vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng DTTS hiện nay có điều kiện tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí và có cơ hội thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc, giáo dục… sớm có thể trở thành những người quản lý tốt, những doanh nhân giỏi trong tương lai, CTMTQG-GN đã thực hiện hỗ trợ giáo dục cho học sinh nghèo Tây Bắc trong 5 năm qua bằng hình thức miễn học phí cho học sinh thuộc diện hộ nghèo được 1.174.831 em, miễn hoặc giảm học phí và các các khoản đóng góp cho học sinh thuộc diện các hộ cận nghèo được 8.803 em (Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo



Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng số

2006

2007

2008

2009

2010

- Kinh phí

Tr.đ

377.815

34.827

37.831

59.056

128.528

117.573

- Số học sinh nghèo

được miễn học phí


Người


1.174.831


233.021


252.143


287.427


200.574


201.666

- Số học sinh cận nghèo được miễn

giảm học phí


Người


8.803


1.650


1.500


2.200


1.825


1.628

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 271 trang tài liệu này.

Giải pháp xóa đói giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam - 17

(Tổng hợp từ Nguồn Văn phòng Quốc gia giảm nghèo - 2011)


Chương trình giảm nghèo vừa qua ở Tây Bắc đã triển khai hỗ trợ giáo dục cho học sinh nghèo, học sinh DTTS với nhiều chương trình, như: Hỗ trợ cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú; Hỗ trợ học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh dân tộc hoặc hỗ trợ giáo dục khác... nên đã triển khai miễn giảm học phí, trợ cấp sách giáo khoa, giấy vở viết, trợ cấp học bổng, hỗ trợ học sinh hộ nghèo đi học, đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở; tỷ lệ huy động học sinh mầm non, tỷ lệ huy động học sinh tiểu học, học sinh trường trung học cơ sở đến trường đạt tỉ lệ cao. Ngoài ra các tỉnh còn huy động từ cộng đồng đóng góp hỗ trợ cho giáo dục đào tạo thông qua việc hỗ trợ đầu tư xây dựng phòng học, trường mầm non và phòng công vụ giáo viên. Cụ thể các kết quả đạt được từ hỗ trợ giáo dục tại mỗi tỉnh như sau:



Ở Sơn La: kết quả đạt được từ việc hỗ trợ giáo dục trong các chương trình XĐGN là đã bố trí đủ giáo viên tại các trường, lớp bảo đảm cho tất cả các xã đều có trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở và nhà ở cho giáo viên các xã vùng cao. Tất cả các xã trong 5 huyện nghèo đều đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở; tỷ lệ huy động học sinh mầm non đạt trên 65%; tỷ lệ huy động học sinh tiểu học, học sinh THCS đến trường đạt trên 90%. Ngoài ra Sơn La còn huy động được sự hỗ trợ của cộng đồng cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nâng cao trình độ dân trí để đầu tư xây 76 phòng học và 20 phòng công vụ giáo viên tại các điểm lẻ của 8 trường tiểu học và 4 trường mầm non; xây 01 nhà lớp học 2 tầng ở xã Hua Nhàn; hỗ trợ giấy, vở học tập.v.v... [88].

Ở Điện Biên: Các chương trình XĐGN đã triển khai đồng bộ chính sách miễn giảm học phí, trợ cấp sách giáo khoa, giấy vở viết, trợ cấp học bổng, hỗ trợ học sinh hộ nghèo đi học (bình quân 110.000 học sinh/năm ). Nâng cao trình độ dân trí và giáo dục đào tạo được thực hiện toàn diện, quy mô được mở rộng, chất lượng từng bước được nâng cao: 100% số xã có trường, lớp học mầm non; tỷ lệ huy động trẻ từ 6-10 tuổi đến trường đạt 99,6%; đạt chuẩn quốc gia về phổ cấp giáo dục tiểu học, trung học cơ sở đúng độ tuổi; tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi từ 15-18 vào Trung học phổ thông đạt 51,2%; 100% các huyện, thị xã, thành phố có Trung tâm giáo dục thường xuyên; giai đoạn 2006-2010 có 36.224 lượt người tham gia học tập, bồi dưỡng, tập huấn tại các Trung tâm học tập cộng đồng [85].

Ở Lai Châu: Kết quả đạt được từ các chương trình, dự án XĐGN là đã thực hiện đầu tư kiên cố hoá trường, lớp học; hỗ trợ học phí, sách giáo khoa, văn phòng phẩm cho học sinh; miễn phí, hỗ trợ học bổng học sinh thuộc diện nghèo là 895.669 lượt học sinh đã tạo được sự động viên, khích lệ nhằm nâng cao tỷ lệ học sinh ra lớp, giảm bớt khó khăn cho hộ nghèo [86].

Ở Hòa Bình: Các chương trình XĐGN đã thực hiện xét miễn giảm học phí, các khoản đóng góp và trợ cấp xã hội và học bổng cho 84.0745.000 lượt người là con em thuộc hộ nghèo, con em vùng 135 đang theo học ở các trường trong và ngoài tỉnh. Tại các xã khó khăn đều đã có trường tiểu học và trung học cơ sở, 100%



trẻ em trong độ tuổi được đến trường đồng thời đã đầu tư xây dựng những CSHT giao thông thiết yếu đến các thôn, bản để tạo điều kiện cho trẻ đến trường được thuận lợi, góp phần không nhỏ cho việc nâng cao trình độ dân trí, phát triển giáo dục đào tạo cho người nghèo [87].

3.3.1.2. XĐGN đối với việc nâng cao thể chất đội ngũ lao động

Người nghèo ở Tây Bắc có thể chất kém do hậu quả của đói nghèo nên dinh dưỡng không đảm bảo, cơ cấu bữa ăn chưa hợp lý đồng thời sức khỏe chưa được quan tâm chăm sóc, đời sống văn hóa tinh thần chưa được đảm bảo. Chương trình XĐGN vừa qua đã tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe cho người nghèo nhằm nâng cao thể lực, chất lượng lao động của người nghèo góp phần tăng NSLĐ. Các kết quả đạt được cụ thể như sau:

Về hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe người nghèo

Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo trong 5 năm vừa qua ở Tây Bắc đã thực hiện việc KCB miễn phí cho 2.606.178 người nghèo, cấp thẻ BHYT cho 3.458.246 người (Bảng 3.6).


Bảng 3.6. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo


Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng số

2006

2007

2008

2009

2010

- Kinh phí

Tr.đ

914.193

61.657

91.197

152.282

235.298

373.759

- Số người nghèo

được cấp thẻ BHYT


Người


3.458.246


716.169


714.077


732.135


658.824


637.041

- Số lượt người

nghèo được KCB miễn phí


Người


2.606.178


445.805


461.250


483.516


609.280


606.327

(Tổng hợp từ Nguồn Văn phòng Quốc gia giảm nghèo - 2011)


Đồng thời với hỗ trợ y tế, chương trình còn hỗ trợ các công trình nước sinh hoạt, tuyên truyền vận động để người nghèo hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp KHH gia đình để không sinh đông con gây nghèo đói và để có điều kiện chăm sóc con cái tốt hơn. Những nỗ lực của các chương trình giảm nghèo trong



giai đoạn vừa qua đã có vai trò to lớn trong việc nâng cao thể lực của người nghèo và với nhiều chương trình Chăm sóc sức khỏe cho người nghèo. Chương trình hỗ trợ y tế đã đạt được những kết quả cụ thể ở các tỉnh như sau:

Ở Điện Biên: đã có 80% dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh (tăng 26,2% so với năm 2005); 100% số xã có trạm y tế (trong đó có 56,3% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia); 100% thôn, bản có cán bộ y tế, tỷ lệ bác sĩ 6,1 người/vạn dân, mỗi trạm y tế xã có từ 5 đến 6 cán bộ y tế [85].

+ Về chính sách hỗ trợ về y tế: Đã tổ chức cấp thẻ BHYT cho 1.604.033 lượt người nghèo, người DTTS cư trú tại vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn (bình quân

320.000 thẻ BHYT/năm) đảm bảo quyền lợi cho người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế, hàng năm đã khám bệnh cho trên 850.000 lượt người; điều trị nội trú cho trên 50.000 lượt người bệnh, điều trị ngoại trú cho 6.000 lượt người, kê đơn cấp thuốc cho trên

350.000 lượt người bệnh. Tăng cường KCB ngoại trú thông qua các đợt khám ngoại viện: trung bình 1 người dân được khám 1,7 lượt/năm; công suất sử dụng giường bệnh đạt trên 95%; tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 45‰ năm 2005 còn 27,9‰ vào năm 2010 [85].

+ Công tác Dân số - KHHGĐ có nhiều tiến bộ, quy mô dân số phát triển khá ổn định, năm 2010 đạt 50,45 vạn dân; chất lượng dân số được nâng lên, tỷ lệ sinh giảm dần qua các năm. Mức giảm tỷ lệ sinh bình quân 0,61‰/năm, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 19,2% (năm 2005) xuống còn 15,5% (năm 2010); tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai tăng từ 65% năm 2005 lên 71% năm 2010 [85].

+ Tăng cường củng cố mạng lưới y tế từ tỉnh đến xã, bản: hiện đã có 4 bệnh viện và 01 khu điều trị tuyến tỉnh, 10 trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, 08 bệnh viện tuyến huyện, 18 phòng khám đa khoa khu vực. Điều kiện hoạt động của y tế cơ sở được củng cố cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị; nhân viên y tế thôn bản được trang bị túi thuốc và dụng cụ y tế để hoạt động; các điều kiện trên tạo thuận lợi cho y tế cơ sở triển khai tốt các chương trình mục tiêu y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tại tuyến cơ sở [85].

Ở Lai Châu [86]



+ Hỗ trợ y tế cho người nghèo cũng đã góp phần không nhỏ trong việc chăm sóc nâng cao sức khỏe của người nghèo. Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được củng cố và nâng cấp đã có 4,31 bác sỹ/1 vạn dân. Người nghèo dần được tiếp cận với dịch vụ KCB góp phần giảm bớt khó khăn khi bị ốm đau. Số lượt người nghèo được mua thẻ BHYT miễn phí là 1.766.176 lượt người. Từ năm 2004 đến năm 2010 số lượt người được KCB miễn phí là 2.281.882 lượt người.

+ Hỗ trợ nước sinh hoạt: đã xây dựng được nhiều công trình nước sinh hoạt tập trung và nước sinh hoạt phân tán cho đồng bào nghèo đảm bảo hợp vệ sinh đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe người dân, gồm: 217 công trình nước sinh hoạt tập trung và hỗ trợ cho 2.109 hộ được hưởng nước sinh hoạt phân tán.

Ở Hòa Bình: trong 4 năm đã tiến hành cấp thẻ KCB cho 503.009 đối tượng trong đó 184.002 đối tượng thuộc diện hộ nghèo và 319.007 đối tượng thuộc vùng 135 và an toàn khu với số kinh phí là 74.026.277.600đ. Tuy nhiên các đối tượng thuộc hộ cận nghèo vẫn chưa thực hiện được việc hỗ trợ mua thẻ BHYT [87].

Ở Sơn La: Mạng lưới y tế cơ sở từng bước được đầu tư, củng cố cả về CSHT cũng như trang thiết bị, 100% xã đã bố trí đủ cán bộ y tế và 69 trạm xá xã có bác sĩ, 100% trạm Y tế xã có nữ hộ sinh hoặc Y sỹ sản khoa. Người nghèo có nhiều thuận lợi hơn với các dịch vụ KCB và chăm sóc sức khỏe, đảm bảo cho người nghèo được mua thẻ BHYT và KCB miễn phí, đã cấp thẻ BHYT cho 794.787 người nghèo và người DTTS [88].

Trong giai đoạn 2006-2010, ngành y tế còn được các Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ nhiều. Đây là nguồn lực quan trọng cho thực hiện các mục tiêu phát triển sự nghiệp y tế. Người nghèo cũng đã được hưởng lợi từ các DA trên không ít nên đã được chăm sóc và nâng cao sức khỏe lên rất nhiều so với những năm trước đây [85]. Như các DA: Phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên; Hỗ trợ phát triển hệ thống y tế dự phòng; Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người nghèo cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên do EC viện trợ (HEMA); Bạn hữu trẻ em (do UNCEF tài trợ); giảm tử vong mẹ và trẻ sơ sinh (do Chính phủ Hà Lan viện trợ); Hỗ trợ y tế các tỉnh miền núi phía Bắc (vốn vay WB); Tăng cường phòng



chống sốt rét dựa vào cộng đồng tập trung vào các nhóm có nguy cơ cao; Nâng cao năng lực và tính bền vững của Chương trình phòng, chống Sốt rét Quốc gia (do Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ); Tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở một số tỉnh trọng điểm (do GAVI tài trợ); Dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tỉnh Điện Biên (do Tổ chức Sức khoẻ gia đình quốc tế - FHI tài trợ...).

Về nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo

Ngoài việc chăm sóc sức khỏe người nghèo, đối với việc nâng cao thể chất của đội ngũ lao động, công cuộc XĐGN còn triển khai nhiều chương trình, DA khác nhằm vào con người với mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo. Đáng kể nhất là việc hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo về nhà ở để họ yên tâm lao động, sản xuất, tăng thu nhập, thoát nghèo và góp phần vào tăng trưởng chung. Thời gian qua Tây Bắc đã tập trung triển khai hỗ trợ được 76.943 căn nhà; nước sạch tập trung và phân tán ở nhiều địa bàn. Cụ thể các kết quả XĐGN đã đạt được trong giai đoạn 2004-2010 ở các tỉnh như sau:

Ở Điện Biên: Hỗ trợ làm nhà ở cho 13.337 hộ nghèo, trong đó 2 năm (2009- 2010) làm được 10.115 căn. Chương trình di dân tái định cư Thủy điện Sơn La đã thực hiện di chuyển, sắp xếp lại chỗ ở, giao đất và triển khai xây dựng nhà ở cho

4.320 hộ/4.472 hộ, đồng thời phê duyệt 136 DA hạ tầng từ nguồn vốn tái định cư Thủy điện Sơn La góp phần giúp nhân dân tái định cư nhanh chóng ổn định cuộc sống. Thực hiện việc quy hoạch sắp xếp, ổn định dân cư các xã biên giới, hỗ trợ di dân... và đầu tư xây dựng 12 công trình giao thông, 10 công trình thủy lợi, 14 công trình nước sinh hoạt, 10 công trình trường học, nhà mẫu giáo, và các công trình cấp điện sinh hoạt, san tạo mặt bằng, khai hoang, phục hóa để định canh định cư..., đã ổn định dân cư cho 1.969 hộ, với 9.528 nhân khẩu [85].

Ở Sơn La: hỗ trợ nhà ở cho 16.814 hộ nghèo và nhiều hộ khác cũng được hỗ trợ nhà ở theo chính sách định canh định cư sau khi di dân làm thủy điện Sơn La: xen ghép cho 40/123 hộ và với 10 DA định canh định cư tập trung trên địa bàn 7 huyện đã ổn định được cho 516 hộ [88].



Ở Lai Châu: các DA XĐGN đã hỗ trợ làm nhà ở cho 24.520 hộ nghèo để xoá nhà tranh tre, dột nát và Quỹ vì người nghèo hỗ trợ được cho hơn 1.500 hộ góp phần giúp đỡ các hộ nghèo ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất, tăng thu nhập để thoát nghèo[86].

Ngoài ra, việc nâng cao đời sống tinh thần cũng có vai trò không nhỏ đối với phát triển KT-XH. Tây Bắc là nơi tập trung nhiều đồng bào DTTS sinh sống, việc nâng cao thể chất người lao động còn gắn với đặc điểm, tập quán, lối sống và văn hóa riêng của từng dân tộc. Để bài trừ những hủ tục lạc hậu của đồng bào các DTTS, thay đổi tập quán, lối sống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là một quá trình khó khăn đòi hỏi phải có thời gian. Chương trình XĐGN vừa qua ở Tây Bắc cũng đã quan tâm chăm lo đến đời sống văn hóa của người dân, nhất là bộ phận dân cư nghèo. Chương trình đã đầu tư xây dựng được những trung tâm cụm xã, phát triển văn hóa thông tin, củng cố và nâng cao chất lượng nhà văn hóa xã, các điểm bưu điện văn hóa xã; tổ chức các hoạt động văn hóa, hướng các hoạt động văn hóa thông tin về cơ sở, vùng cao, vùng xa; xây dựng mô hình "Bản làng văn hóa - du lịch", bản làng văn hóa gắn với làng nghề, góp phần tạo việc làm, XĐGN. Ngoài ra còn có nhiều các công trình nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng được xây dựng từ chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình phát triển KT-XH vùng cao cũng đã góp phần cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho dân cư trong vùng trong đó có người nghèo.

Ví dụ như ở Điện Biên:

- Triển khai xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở năm 2005 mới chỉ có 21 nhà văn hóa, đến năm 2010 đã có 169 nhà văn hóa trong đó có 144 thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hoá; có 100 tủ sách ở các xã, phường, thị trấn và các đồn, trạm Biên phòng; 300 tủ sách thư viện trường học [85].

- Các hoạt động văn hoá tại cơ sở cũng đã có những bước phát triển nhất định, góp phần vào việc xây dựng và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của người dân, nhất là người nghèo. Bình quân mỗi năm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho trên 75 cán bộ văn hóa, thể thao cơ sở; hướng dẫn cách thức tổ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/10/2022