Sản phẩm | Tỷ lệ | |
2 | Dệt nhuộm | 17,4% |
3 | Phụ trợ và phụ liệu | 1,6% |
4 | Sợi | 4,3% |
5 | Sản phẩm khác | 11,9% |
Có thể bạn quan tâm!
- Chất Lượng Tăng Trưởng Của Công Nghiệp Việt Nam
- Số Lượng Các Doanh Nghiệp Phụ Trợ Một Số Ngành 06/2008
- Số Lượng Doanh Nghiệp Dệt May Việt Nam Theo Nguồn Sở Hữu
- Cơ Cấu Lao Động Dệt May Việt Nam Theo Giới Tính Nguồn: Tập Đoàn Dệt May Việt Nam (2007)
- Đánh Giá Chất Lượng Tăng Trưởng Theo Các Tiêu Chí Kinh Tế
- Mô Phỏng Chuỗi Giá Trị Của Sản Phẩm Dệt May Việt Nam
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam - 2007
1.60%
4.30%
17.40% 11.90%
64.80%
May mặc
Sợi
Dệt nhuộm
Sản phẩm khác
Phụ trợ và phụ liệu
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu sản phẩm dệt may Việt Nam
Chúng ta vẫn nhận định rằng, vai trò của ngành dệt may là rất quan trọng, tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng chất lượng tăng trưởng thì chưa đạt. Những con số trên phản ánh thực tiễn cho vấn đề này. Ngành dệt may Việt Nam đang đưa ra những giải pháp để tối ưu hóa cơ cấu sản phẩm thông qua thực hiện các giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ dệt may.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là jacket chiếm khoảng trên 50% giá trị xuất khẩu, tiếp theo là sơ mi và sản phẩm dệt kim [25].
Mặc dù đồng bằng Bắc Bộ là vùng có nhiều cơ sở sản xuất nhất trong cả nước nhưng lại chỉ chiếm 18% lượng sản phẩm; tỷ lệ cao nhất thuộc về vùng Đông Nam bộ với khoảng 50%; vùng Trung bộ chiếm khoảng 8%; các vùng khác chiếm tỷ trọng còn lại [25]. Hiện nay, Tổng Công ty Dệt may Việt Nam
đang thực hiện các dự án đầu tư lớn. Vì vậy, tỷ lệ phân bổ về các sản phẩm sợi - dệt - may trên sẽ thay đổi đáng kể trong những năm tới.
Đánh giá về chất lượng sản phẩm, mặc dù các doanh nghiệp dệt vải sợi trong nước đã cố gắng đầu tư, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia dệt may thì chất lượng sản phẩm vải sợi vẫn chưa cao. Hiện tại, tỷ lệ nội địa hoá của ngành dệt - may trong cả nước chiếm khoảng 25%. Năm 2005, ngành đặt ra mục tiêu nâng dần sản lượng sản xuất nguyên liệu trong nước để tăng tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm may xuất khẩu lên 40% [25]. Hầu hết vải sợi trong nước không đáp ứng được các yêu cầu chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp may khi sản xuất sản phẩm để xuất khẩu vẫn phải nhập vải sợi từ nước ngoài. Chất lượng sản phẩm may nhìn chung được đánh giá cao, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp hoạt động theo phương thức gia công. Phương thức này không những đem lại giá trị gia tăng thấp mà còn làm cho các doanh nghiệp may Việt Nam bị động trong sản xuất. Tình trạng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài đã làm giá thành sản phẩm dệt may Việt Nam cao hơn khoảng 20 - 30% so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc [25]. Theo Hiệp hội dệt may, các cơ quan liên quan đang đẩy nhanh các thủ tục để thành lập hai trung tâm giao dịch, mua bán nguyên phụ liệu may tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sản phẩm nguyên phụ liệu dệt may nhập vào các trung tâm này sẽ được miễn thuế.
(3) - Cơ cấu sản phẩm may xuất khẩu trong toàn ngành
Tuy trong cơ cấu hàng xuất khẩu có cả hàng sợi, dệt và hàng may, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng may luôn giữ vị trí áp đảo. Điều đáng chú ý là hiện nay xuất khẩu may được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp gia công (chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may [25]). Nguyên liệu và phụ liệu do các doanh nghiệp trong nước sản xuất và cung ứng cho may xuất khẩu hết sức hạn hẹp. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả và tính chủ động của các doanh nghiệp xuất khẩu.
Bảng 2.7: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chính
Năm | ||||||
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | |
Sợi (ngàn tấn) | 129,89 | 162,406 | 226,811 | 234,614 | 239 | 260 |
Vải (tr.m) | 356,4 | 410,1 | 469,6 | 496,4 | 512,2 | 618 |
Dệt kim (tr.chiếc) | 87,007 | 75,64 | 112,804 | 148,151 | 142,225 | 150 |
May (tr.chiếc) | 337 | 376 | 489 | 727 | 784 | 1154 |
Nguồn : Tập đoàn dệt may Việt Nam
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chính
2.2.2.2. Phân bố doanh nghiệp dệt may theo lãnh thổ
Ngành dệt may không được coi là ngành công nghiệp công nghệ cao, dễ thực hiện sản xuất với nhiều quy mô, từ hộ gia đình đến các doanh nghiệp lớn.
Do vậy, các doanh nghiệp dệt may phân tán trên khắp lãnh thổ Việt Nam ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, trong đó số lượng doanh nghiệp ở các tỉnh phía Nam chiếm tỷ lệ cao nhất, 74%, miền Bắc chiếm 20,8% và miền trung là 5,3% trong tổng số khoảng 1.446 doanh nghiệp dệt may.
Bảng 2.8: Cơ cấu doanh nghiệp theo lãnh thổ
Miền | |||
Miền Bắc | Miền Trung | Miền Nam | |
Số doanh nghiệp | 301 (20,8%) | 75 (5,3%) | 1.070 (74,0%) |
Sản phẩm dệt may | 30% | 10% | 60% |
Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam - 2007
Đây cũng là thực trạng mà chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng. Một số tỉnh miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa là những địa phương có truyền thống về thời trang dệt may, lao động rất có kỹ năng, đặc biệt thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa theo các trục giao thông: đường bộ, đường biển, đường sắt và hàng không, nhưng trên thực tế ngành dệt may của các tỉnh này không phát triển.
Miền bắc Miền trung Miền nam
Miền bắc 20.8%
Miền nam 74.0%
Miền trung 5.3%
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu doanh nghiệp theo lãnh thổ
Xét tổng thể ngành dệt may, các sản phẩm như sợi, vải lụa, dệt kim, bông và dệt may được phân bố sản xuất ở các địa phương như sau [25]:
- Sản xuất sợi tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Nam Định, Nghệ An (miền Bắc) chiếm khoảng 30%; miền Trung chiếm khoảng 10% tập trung tại Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa; còn lại hơn 60% tập trung tại khu vực TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương.
- Vải lụa thành phẩm cũng tập trung nhiều nhất tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận chiếm phần lớn trong tổng số gần 60% của toàn miền Nam, miền Bắc chiếm hơn 30%, miền Trung chiếm khoảng 10%.
- Sản phẩm dệt kim cũng tập trung chủ yếu ở khu vực TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương chiếm khoảng 50%, miền Bắc chiếm khoảng 40%, miền Trung chiếm khoảng 10%.
- Về sản phẩm may miền Nam chiếm tỷ lệ cao nhất với hơn 60% sản lượng, tiếp theo là miền Bắc chiếm khoảng 30 %, và miền Trung khoảng 10%.
- Sản xuất bông tập trung chủ yếu tại miền Nam Trung Bộ như Bình Thuận, các tỉnh Tây Nguyên.
2.2.2.3. Trình độ công nghệ và trang thiết bị sản xuất
Trước năm 1991, các doanh nghiệp dệt may chủ yếu sử dụng công nghệ may nhập khẩu từ các nước Cộng hoà dân chủ Đức, Cộng hoà liên bang Đức, Nhật. Sau năm 1991, các doanh nghiệp liên tục đầu tư mở rộng sản xuất và đổi mới thiết bị để đáp ứng yêu cầu chất lượng thị trường thế giới. Trong đó, đáng kể là việc đổi mới công nghệ trong công đoạn may và hoàn tất sản phẩm: các máy may sử dụng hầu hết là máy hiện đại có tốc độ cao, có bơm dầu tự động, đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Tuy nhiên, trong hai công đoạn đầu của quy trình công nghệ may là chuẩn bị sản xuất và cắt thì việc đổi mới công nghệ chưa được triệt để, hầu hết các doanh nghiệp vẫn giác đồ và trải vải thủ công… Đến nay, nhìn chung trình độ máy móc công nghệ có một số đặc điểm sau:
(1) - Ngành kéo sợi
- Có khoảng 20% thiết bị được đầu tư từ các nước có trình độ công nghệ tiên tiến (Tây Âu và Nhật Bản) và sử dụng trong vòng 5 năm (từ năm 2002 trở lại đây)
- Khoảng 21% thiết bị đã được sử dụng từ 5-10 năm có nguồn gốc từ Tây Âu, Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc. Thiết bị trong tình trạng tương đối tốt, tuy nhiên có sự chênh lệch lớn trong quản lý công nghệ và khai thác giữa các doanh nghiệp.
- Hiện nay vẫn tồn tại một lượng lớn công nghệ cũ, lạc hậu với khoảng 33% thiết bị đã được sử dụng từ 10-20 năm và 26% thiết bị được sử dụng trên 20 năm. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến ngành kéo sợi nói riêng, ngành dệt may nói chung tạo năng suất thấp, hiệu quả đầu tư thấp, thậm chí nhiều doanh nghiệp nhà nước thua lỗ.
(2) - Ngành dệt thoi
Theo kết quả khảo sát của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, thiết bị dệt có thoi vẫn chiếm đa số với trình độ công nghệ hầu hết ở mức trung bình dẫn đến chất lượng và năng suất của các doanh nghiệp thấp, thậm chí rất thấp. Do đó, vải dệt thoi trong nước vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu cho xuất khẩu và làm phụ liệu cho các mặt hàng dệt may chất lượng cao phục vụ thị trường nước ngoài. Nhìn chung công nghệ dệt thoi được đánh giá ở mức trình độ trung bình, chỉ có khoảng 10%-15% có trình độ trung bình tiến tiến trở lên .
(3) - Ngành dệt kim
Trình độ công nghệ đánh giá chung ở mức trung trình khá, là do có tốc độ tăng trưởng hàng năm hơn 12% và là một trong các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu đi Mỹ. Tập trung ở một số loại máy móc như: máy dệt kim tròn, máy dệt cổ và máy dệt kim bằng.
(4) - Ngành nhuộm và hoàn tất
Trình độ công nghệ được đánh giá ở mức trung bình khá, chủ yếu tập trung ở Tập đoàn Dệt May Việt Nam với 17 nhà máy nhuộm và hoàn tất, trong đó thiết
bị có trình độ công nghệ tiên tiến và được đầu tư trong vòng 5 năm gần đây chiếm 20% (tính trên sản lượng và vải sản xuất).
(5) - Ngành may mặc
Ngành dệt may Việt Nam phát triển khá nhanh trong 15 năm nay, đặc biệt trong 5 năm gần đây cùng với việc mở cửa thị trường Hoa Kỳ. Trình độ công nghệ ngành may Việt Nam không cách xa với mức tiên tiến trên thế giới. Có thể phân trình độ công nghệ ngành may theo các nhóm sau:
Nhóm 1: Trình độ tiên tiến: Các xưởng may sử dụng CAD, CAM trong khâu thiết kế kỹ thuật và giác sơ đồ. Có hoặc không sử dụng phần mềm trong sáng tác sản phẩm. Tỷ lệ sử dụng các thiết bị may, cắt, vận chuyển nội chuyền, thiết bị, thiết bị hoàn tất chuyên dùng và có trang bị tự động và điện tử khá cao. Có sử dụng một số phầm mềm trong quản lý sản xuất và tiêu thụ.
Nhóm 2: Trình độ trung bình khá: Có sử dụng một phần CAD, CAM trong khâu thiết kế kỹ thuật và sơ đồ. Có sử dụng một phần các thiết bị chuyên dùng và trang bị điện tử trong dây chuyền cắt, may và hoàn tất. Có sử dụng một phần hoặc chưa sử dụng phầm mềm trong quản lý.
Nhóm 3: Trình độ thấp và trung bình: Thiết bị thông thường, chưa sử dụng phần mềm quản lý và thiết kế.
Hiện tại, toàn ngành có khoảng 1446 doanh nghiệp dệt may với khoảng
750.000 máy may các loại và trình độ công nghệ đánh giá chung là khá, cụ thể như sau [25]:
- Tập đoàn Dệt may Việt Nam có 126 xưởng may với 78.000 thiết bị may cắt và hoàn tất các loại, trong đó các xưởng có công nghệ thuộc nhóm 1 chiếm 20%, xưởng có công nghệ thuộc nhóm 2 chiếm 70% và nhóm 3 là 10%. Một số xưởng thuộc các công ty như Công ty May Việt Tiến, Công ty May Nhà Bè, Công ty May Đức Giang, Công ty May Phương Đông đã có sử dụng phần mềm sáng tác mẫu và thiết bị cắt vải Robot của Mỹ, Đức, Nhật... Ngoài ra còn có
khoảng 200 xưởng may thuộc các doanh nghiệp Nhà nước khác có trình độ công nghệ đa số thuộc nhóm 2 và nhóm 3.
- Khu vực đầu tư nước ngoài có gần 400 xưởng may với trên 200.000 thiết bị có trình độ công nghệ hầu hết thuộc nhóm 1 và nhóm 2. Một số xưởng thuộc các công ty như Công ty Esquel, Công ty Chutex, Công ty Hansoll, Công ty Namyang, Công ty Shing Viet, Công ty Scavi...đã được khảo sát cho thấy dây chuyền sử dụng hầu hết là thiết bị chuyên dùng có trình độ tự động hóa cao và áp dụng phổ biến các phần mềm quản lý và thiết kế kỹ thuật.
2.2.2.4. Nguồn nhân lực ngành dệt may
Mặc dù, thời gian gần đây tốc độ hiện đại hoá công nghệ trong ngành dệt may khá cao, nhưng với tốc độ phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, số lượng lao động trong ngành dệt may vẫn gia tăng đáng kể. Đến tháng 5 năm 2007, toàn ngành sử dụng hơn 2 triệu lao động (hơn 400 ngàn lao động so với năm 2005) trong đó có hơn 1 triệu lao động công nghiệp, chiếm gần 5% lực lượng lao động toàn quốc và hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp; tỷ lệ nữ chiếm gần 80%.
(1) - Cơ cấu lao động theo giới tính
Trong nội bộ ngành dệt may lao động nam chiếm tỷ lệ 21,1% và lao động nữ chiếm 78,9%. Trong toàn ngành dệt may, tỷ lệ này của ngành may lần lượt là 17,3% và 64,7%.
Bảng 2.9: Cơ cấu lao động dệt may Việt Nam theo giới tính
Ngành | ||
Dệt | May | |
Lao động nam | 5,72% | 17,30% |
Lao động nữ | 12,28% | 64,70% |