Phân Loại Mức Độ An Toàn Của Thuốc Đối Với Phụ Nữ Có Thai

Khi nồng độ bilirubin huyết thanh cao khoảng trên 43mol/l thì xuất hiện vàng da. Một số trường hợp vàng da như vàng da tiêu huyết, vàng da sơ sinh, vàng da tắc mật (sỏi mật, ung thư đầu tụy…)


Biến đổi enzym trong tăng bilirubin huyết

Nguyên nhân

Bilirubin phân

Bilirubin nước tiểu

Bilirubin trực

tiếp(%toàn phần)

ASAT

ALAT

Phosphatase kiềm

Tiêu huyết

-

< 20

Bình

thường

Bình

thường

Bình thường

Tiêu hủy tế bào

gan(do virus hay độc tố)



+


> 40










Vàng da hay ứ mật

+

> 50



Xơ gan do rượu

Bình

thường

< 30





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Dược lâm sàng CĐ Phương đông Đà Nẵng - 7


3. MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC


3.1. HỒNG CẦU

(1mm3 ở nam có 4.200.000 200.000; ở nữ có 3.850.000 150.000)

Chức năng chính của hồng cầu là vận chuyển oxy từ phổi đến các mô nhờ vai trò của hemoglobin (huyết sắc tố). Nồng độ huyết sắc tố người Việt Nam bình thường là: nam 14,6 0,6g/dl; nữ 13,2 0,5g/dl.

Thiếu máu khi nồng độ huyết sắc tố thấp hơn 13g/dl ở nam và 12g/dl ở nữ.

Cũng có trường hợp thiếu máu giả tạo do máu bị hoà loãng làm tăng thể tích huyết tương.


Hematocrite (nam: 39- 45%; nữ 35- 42%)

Nếu ly tâm máu toàn phần đã chống đông trong một ống mao quản, sẽ tách được hai phần là huyết tương và huyết cầu. So sánh tỷ lệ % giữa thể tích huyết cầu và máu toàn phần được gọi là hematocrite. Hematocrite giảm trong thiếu máu tiêu huyết và tăng trong mất nước do ỉa chảy, nôn mửa, sốt kéo dài.


Chỉ số hồng cầu

Các chỉ số này được dùng để phân loại thiếu máu Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV)

MCV = Hematocrite / Số lượng hồng cầu Lượng hemoglobin trung bình của hồng cầu (MCH)

MCH = Huyết sắc tố / Số lượng hồng cầu Nồng độ hemoglobin trung bình của hồng cầu (MCHC)

MCHC = Huyết sắc tố / Hematocrite MCHC = MCH / MCV

Trị số bình thường

Ý nghĩa


MCV

88- 100m3

1fl (femtolit) = 10-15 lít = 1m3

Phát hiện những thay đổi kích thước hồng cầu :

<80: hồng cầu nhỏ

>100: hồng cầu to

>160: hồng cầu khổng lồ

MCH

28- 32pg (picogam)

1,8- 2fmol (femtomol)



MCHC

320- 350g/l =

20- 22mmol/l

Xác định tính chất đẳng sắc, ưu sắc hoặc nhược sắc

của các dạng thiếu máu

Chỉ số hồng cầu

Sau đây là các trạng thái thiếu máu hay gặp:

Thiếu máu nhược sắc, kích thước hồng cầu nhỏ, huyết sắc tố hạ nhiều so với số lượng hồng cầu, gặp trong thiếu máu do xuất huyết mạn tính, loét dạ dày, giun móc, trĩ, sốt rét, ăn uống thiếu chất sắt.

Thiếu máu đẳng sắc, kích thước hồng cầu bình thường, huyết sắc tố hạ song song số lượng hồng cầu, gặp trong xuất huyết cấp tính, một số trường hợp thiếu máu tiêu huyết, một số bệnh nhiễm khuẩn, thương hàn.

Thiếu máu ưu sắc, kích thước hồng cầu to, huyết sắc tố hạ ít so với số lượng hồng cầu, gặp trong thiếu máu thể Biermer, trạng thái thiếu máu sau khi cắt bỏ dạ dày, khi có thai, xơ gan, thiếu vitamin B12 hay acid folic.

Hồng cầu lưới (0,5- 1,5% của hồng cầu; SI = 0,005- 0,015)

Là hồng cầu non mới ra ngoài máu, sau 24- 48 giờ hồng cầu này trở thành hồng cầu bình thường. Sau chảy máu hoặc tiêu huyết, tỷ lệ này có thể lên tới 30- 40%.

Tốc độ lắng máu (3- 7mm/giờ ở nam; 5-10mm/giờ ở nữ)

Tốc độ lắng máu là tốc độ lắng của hồng cầu trong máu đã được chống đông và được hút vào một ống mao quản có đường kính nhất định ở tư thế thẳng đứng.

Thường lấy kết quả chiều cao của cột huyết tương sau 1 hay 2 giờ đầu.

Tốc độ lắng máu tăng trong các bệnh có viêm nhiễm như thấp khớp, lao đang tiến triển, ung thư…

3.2. BẠCH CẦU (3200- 9800/ mm3)

Bạch cầu giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh bằng quá trình thực bào hoặc miễn dịch. Căn cứ vào hình dạng và cấu trúc, người ta chia bạch cầu thành 5 loại với tỷ lệ như sau:

Bạch cầu hạt trung tính 50- 70%

Bạch cầu hạt ưa base 0- 1%

Bạch cầu hạt acid 1- 4%

Bạch cầu limpho 20- 25%

Bạch cầu mono 5- 7%

Số lượng bạch cầu trên 10.000/mm3 gọi là tăng bạch cầu, dưới 3.000/mm3 coi là giảm bạch cầu.

Bạch cầu hạt trung tính (1.100- 7.000 /mm3)

Có vai trò thực bào.

Tăng bạch cầu hạt trung tính gặp trong các nhiễm khuẩn cấp tính như viêm phổi, viêm ruột thừa, các bệnh gây mủ, nhọt…

Giảm bạch cầu hạt trung tính có thể do giảm sinh sản hay do tăng cường phá hủy gặp trong các nhiễm khuẩn như thương hàn, cúm, sởi, HIV, sốt rét hoặc do một số

thuốc tác động trên tổng hợp ADN như phenothiazin, phenytoin, kháng sinh, sulfamid, các thuốc trị ung thư…

Một trạng thái nặng là chứng mất bạch cầu hạt biểu hiện bằng sự giảm đột ngột bạch cầu hạt rất nặng (<200 / mm3) kèm sốt, loét, hoại tử niêm mạc miệng, họng… Mất bạch cầu hạt gặp trong trường hợp tủy xương bị tổn thương nặng do nhiễm khuẩn, nhiễm độc…


Bạch cầu đa nhân ưa acid (bạch cầu ưa eosin = 0 - 400/ mm3)

Có khả năng đại thực bào nhưng yếu hơn bạch cầu đa nhân trung tính. Tăng trong các bệnh dị ứng, hen, eczema, các bệnh giun, sán…

Giảm trong trạng thái sốc, bệnh Cushing, các trạng thái tủy xương bị thương tổn hoàn toàn.


Bạch cầu đa nhân ưa base (0 - 150/ mm3)

Rất hiếm gặp trong máu, chúng không có khả năng vận động và thực bào.

Chúng cũng có vai trò trong dị ứng.

Bạch cầu đa nhân ưa base tăng trong các trạng thái tăng mẫn cảm, thiểu năng tuyến giáp và giảm trong điều trị corticoid.


Bạch cầu mono (200 - 700/ mm3)

Sau khi được sinh ra trong tủy xương, bạch cầu mono vào máu một thời gian ngắn rồi đi vào các mô, trở thành đại thực bào. Một đại thực bào có thể nuốt tới 100 tế bào vi khuẩn , ăn hồng cầu già, bạch cầu trung tính bị chết, ký sinh trùng, mô hoại tử… Ngoài ra chúng còn có vai trò trong khởi động quy trình miễn dịch.

Bạch cầu mono tăng trong các nhiễm khuẩn cấp tính và mãn tính như lao, cúm, thương hàn, nấm, viêm gan, ung thư…


Bạch cầu lympho (1.500 - 3.000/ mm3)

Là những tế bào có khả năng miễn dịch, khu trú ở lách và các mô bạch huyết.

Có 2 loại:

Lympho B có chức năng miễn dịch thể dịch.

Lympho T có chức năng miễn dịch tế bào.

Sự tăng giảm của lympho thường cũng thay đổi trong một số bệnh nhiễm virus và nhiễm khuẩn.

Khi số lượng lympho giảm nhiều, bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Suy giảm miễn dịch có thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải (do hoá chất dùng trong ung thư, các chất miễn dịch dùng trong ghép mô, nhiễm xạ, nhiễm HIV…)


3.3. TIỂU CẦU (150.000- 300.000/ mm3)

Là những tế bào không nhân, tham gia vào quá trình cầm máu. Giảm tiểu cầu dưới 100.000 / mm3 dễ sinh chảy máu. Giảm tiểu cầu có thể do suy tủy, do ung thư, nhiễm độc asen, benzen, nhiễm khuẩn và virus.

Nhiều thuốc có thể gây giảm tiểu cầu như cloramphenicol, quinidin, heparin, thuốc chống ung thư… Nhiều thuốc có khả năng ức chế sự kết dính tiểu cầu như Aspirin.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1) Kể tên 7 chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu giúp chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh và theo dõi tác dụng của thuốc

2) Đặc điểm của creatinin huyết tương

3) Ý nghĩa của xét nghiệm creatinin huyết tương

4) Liên quan giữa hệ số thanh thải và hàm lượng creatinnin huyết tương

5) Đặc điểm của u rê trong máu

6) Ý nghĩa của xét nghiệm u rê máu

7) Đặc điểm của glucose huyết tương

8) Ý nghĩa của việc xét nghiệm glucose huyết tương

9) Đặc điểm của acid uric máu

10) Ý nghĩa của việc xét nghiệm acid uric máu

11) Đặc điểm của protein huyết thanh

12) Ý nghĩa của việc xét nghiệm protein huyết thanh

13) Đặc điểm của creatininkinase (CK) hay Creatin phosphokinase (CPK)

14) Ý nghĩa của việc xét nghiệm creatininkinase hay Creatin phosphokinase CPK)

15) Đặc điểm của aspartat amino transferase

16) Ý nghĩa của việc xét nghiệm aspartat amino transferase (ASAT)

17) Đặc điểm của alanin amino transferase (ALAT)

18) Ý nghĩa của việc xét nghiệm alanin amino transferase (ALAT)

19) Đặc điểm của bilirubin

20) Ý nghĩa của việc xét nghiệm bilirubin

21) Kể tên các xét nghiệm huyết học giúp chẩn đoán và theo dơi tiến triển của bệnh và theo dơi tác dụng của thuốc

22) Các trị số b́nh thường khi xét nghiệm huyết học

23) Trị số về hồng cầu, bạch cẩu, tiểu cẩu, hồng cầu lưới.. phản ánh tình trạng của người bệnh như thế nào ?

24) Kể 3 nguyên nhân đưa đến ure huyết cao (> 50 mg/dl)

25) Kể 3 thuốc gây độc tế bào có thể làm tăng acid uric huyết

26) Enzym nào tăng sớm nhất trong nhồi máu cơ tim. Tại sao?

27) Hematocrite thay đổi trong các trường hợp bệnh lý nào?

28) Tốc độ lắng máu tăng trong các trường hợp bệnh lý nào?

Phân biệt đúng sai

29) Urea là sản phẩm thoái hóa chính của protein, được tạo thành ở ruột và đào thải chủ yếu qua phân

30) Nồng độ glucose huyết lúc đói cao hơn 140 mg/dl được coi là bệnh lý

31) ASAT còn được gọi là GOT

32) ALAT còn được gọi là GPT

33) Phosphatase kiềm được đào thải qua mật

Chọn câu trả lời đúng

34. Creatinin đào thải ra ngoài nước tiểu chủ yếu do:

A. A.Lọc ở cầu thận

B. B.Bài tiết ở ống thận

C. C.Bài tiết ở ống thận hoặc tái hấp thu không đáng kể

D. D.A và C đúng

35. Bệnh lý đưa đến tăng đường huyết

A. Đái tháo đường

B. Hội chứng Cushing, tăng năng tuyến giáp

C. Do dùng thuốc như Hydroclorothiazid

D. A,B,C đúng

36.Nguyên nhân đưa đến hạ đường huyết

A. Quá liều Insulin

B. Thiểu năng tuyến yên, tuyến giáp

C. U tụy tạng, suy gan

D. A, B, C đúng 37.Enzym đặc hiệu nhất với gan:

A. CK

B. Phosphatase kiềm

C. ASAT

D. ALAT

BÀI 7

SỬ DỤNG THUỐC Ở CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐẶC BIỆT


MỤC TIÊU HỌC TẬP

Liệt kê các đối tượng cần theo dõi đặc biệt khi dùng thuốc, lý do tại sao phải quan tâm.

Kể một số nhóm thuốc không được sử dụng hoặc phải sử dụng thận trọng ở các đối tượng trên.

Phân tích được những thay đổi về tác dụng và ảnh hưởng của thuốc khi sử dụng thuốc cho những đối tượng trên so với người bình thường

Trình bày những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc cho những đối tượng

trên.

NỘI DUNG

1. TRẺ SƠ SINH VÀ DƯỚI 1TUỔI

1.1. HẤP THU THUỐC

1.1.2. Theo đường uống, đường trực tràng

o Độ pH dạ dày cao hơn so với trẻ lớn do còn tiết ít acid

o Thời gian tháo sạch của dạ dày dài, nhưng nhu động ruột lại mạnh hơn trẻ lớn

o Niêm mạc ruột chưa trưởng thành. Enzym chưa hoàn chỉnh Do đó:

o Làm chậm hấp thu acid yếu: phenobarbital, paracetamol, aspirin

o Làm tăng hấp thu base yếu: theophyllin, ampicillin

o Kém giải phóng hoạt chất thuốc: cloramphenicol palmitat không tách được gốc ester để giải phóng ra dạng tự do, hấp thu giảm

o Nhưng hấp thu qua trực tràng lại tốt

1.1.3. Theo đường tiêm

Hệ cơ vân còn kém, lượng máu ít, dễ co mạch do phản xạ, lượng nước nhiều.Vì vậy hấp thu chậm, thất thường. Nên tiêm tĩnh mạch

1.1.4. Qua da

Lớp sừng còn mỏng, dễ thấm thuốc. Vì vậy:

Thận trọng với corticoid

Không xoa tinh dầu mạnh: menthol, long não, do kích ứng mạnh dễ gây phản xạ hô hấp

Không dùng thuốc kích ứng: acid salicylic, iod, rượu

1.2. PHÂN PHỐI THUỐC

Lượng protein huyết tương còn kém về lượng lẫn chất nên thuốc dạng tự do cao hoặc có sự tranh chấp giữa chất nội sinh với thuốc

Thuốc vào thần kinh trung ương nhanh hơn, nhiều hơn

1.3. CHUYỂN HOÁ THUỐC

Trong năm đầu enzym hoạt động kém, nhưng sau đó đột ngột tăng lên, có khi gấp 5 lần người lớn

1.4. ĐÀO THẢI THUỐC

Dưới 1 tuổi, các chức phận thận còn kém nên t1/2 của thuốc dài

Vì vậy, liều thuốc cần giảm và các lần dùng thuốc thưa. Sau một năm, thận hoạt động như người lớn

Một số điểm cần lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ em

1. Liều lượng thuốc dùng cho trẻ em

Không được coi trẻ em là người lớn thu nhỏ. Liều lượng thuốc dùng cho trẻ cần phải tính đến tuổi, cân nặng và diện tích bề mặt cơ thể, căn cứ vào khả năng hoàn thiện của chức năng gan, thận. Thuốc thường tính liều cho trẻ theo mg/kg.

2. Lựa chọn chế phẩm thuốc dùng cho trẻ em

Thuốc dùng đường uống

Thuốc dùng đường uống là an toàn và tiện lợi nhất. Thuốc nên có màu sắc và mùi vị hấp dẫn để giúp dễ cho trẻ uống, làm cho trẻ cảm thấy thích và tự nguyện uống thuốc, có như vậy mới giúp cho việc điều trị thành công.

Với trẻ dưới 5 tuổi, nên dùng thuốc ở dạng lỏng. Trẻ lớn hơn có thể dùng thuốc ở dạng rắn. Nhiều trường hợp, thuốc viên nén được nghiền bằng thìa sau đó trộn với một số thứ như mật ong, nước quả,… để cho trẻ uống. Không nên trộn lẫn thuốc vào thức ăn của trẻ .

Thuốc dùng đường tiêm

Như đã phân tích ở phần trên, nên tránh tiêm bắp cho trẻ nhỏ. Với đường tiêm truyền tĩnh mạch cần chú ý tiêm truyền với tốc độ chậm và thể tích dịch cho phép dùng cho trẻ.

Thuốc đặt trực tràng

Đây là đường dùng thuận tiện vì trẻ thường không chịu uống thuốc. Đường dùng này có thể đạt được tác dụng nhanh, thích hợp trẻ bị nôn nhiều, hôn mê hoặc bị tắc ruột, cha mẹ dễ dàng can thiệp được. Tuy nhiên, không lạm dụng đường đưa thuốc này vì có thể gây kích ứng tại chỗ.

Thuốc dạng khí dung

Trẻ dưới 5 tuổi khó dùng bình xịt thở định liều vì chưa biết phối hợp hít vào và thở ra khi phun thuốc, do đó máy khí dung hoặc buồng phun (với trẻ dưới 3 tuổi cần có mặt nạ) thích hợp hơn.

2. PHỤ NỮ CÓ THAI

2.1. SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI

2.1.1 Ảnh hưởng của thuốc đối với thai nhi

Khi người mẹ mang thai dùng thuốc, hầu hết các thuốc đều qua được rau thai ở mức độ khác nhau và xâm nhập vào vòng tuần hoàn của thai nhi.

Vấn đề đáng quan tâm khi dùng thuốc ở phụ nữ có thai là thuốc vào được vòng tuần hoàn của thai và gây hại cho thai nhi. Thuốc dùng cho mẹ có thể gây tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trên thai nhi. Ảnh hưởng của thuốc lên thai nhi tùy thuộc thời điểm dùng thuốc trong thời kỳ mang thai.

Thời điểm dùng thuốc trong thai kỳ và ảnh hưởng của thuốc

Các chất có khả năng gây quái thai ít khi gây ra một dị tật duy nhất. Thông thường, một loạt các dị tật sẽ xảy ra. Kể từ lúc trứng được thụ tinh, thai kỳ sẽ kéo dài trong 38 tuần, và được chia ra làm 3 giai đoạn: tiền phôi, phôi và thai.

Thời kỳ tiền phôi.

Kéo dài 17 ngày khi trứng được thụ tinh, thường không nhạy cảm với yếu tố có hại vì các tế bào chưa bắt đầu biệt hóa. Độc tính của thuốc đối với thai nhi tuân theo quy luật “Tất cả hoặc không có gì”.

Thời kỳ phôi

Từ ngày 18 đến ngày thứ 56, hầu hết các cơ quan của cơ thể được hình thành trong thời kỳ này. Dùng thuốc trong giai đoạn này có thể gây ra những bất thường

nặng nề về hình thái cho đứa trẻ. Ví dụ như một số thuốc an thần, thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc chống ung thư: Thảm họa Thailidomide. Mỗi cơ quan có một giai đoạn nhất định nhạy cảm nhất với độc tính của thuốc.

Thời kỳ thai

Từ tuần 8-9 trở đi (tháng thứ 2), kéo dài tới lúc sinh. Trong thời kỳ này, các bộ phận trong cơ thể tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Thai ít nhạy cảm hơn với các chất độc. Tuy nhiên các bộ phận của cơ thể thai nhi còn nguy cơ cao là hệ thần kinh trung ương, mắt, răng, tai và bộ phận sinh dục ngoài. Ví dụ: thuốc kháng sinh tetracyclin, thuốc kháng sinh thuộc họ aminosid. Ngay trước khi trở dạ, một số thuốc vẫn có thể tác động đến thai nhi như morphin …

2.1.2 Ảnh hưởng của thuốc dùng cho phụ nữ có thai đối với trẻ sau khi sinh

Trẻ sơ sinh có thể phải chịu tác dụng của thuốc dùng cho người mẹ khi mang thai. Do khả năng thải trừ thuốc của trẻ sơ sinh rất kém, môt số thuốc có thể bị tích lũy đáng kể và gây độc cho trẻ. Vì vậy cần đặc biệt chú ý tới một số thuốc khi dùng cho phụ nữ có thai gần ngày sinh

2.2 Phân loại mức độ an toàn của thuốc đối với phụ nữ có thai

Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã xếp thuốc thành 5 loại:

Loại A

Các nghiên cứu có kiểm soát cho thấy không có nguy cơ đối với bào thai tại bất cứ thời điểm nào của thai kỳ.

Loại B

Thử trên súc vật không thấy có nguy cơ và chưa thử trên PNMT, hoặc thử trên súc vật có nguy cơ nhưng chưa có bằng chứng tin cậy chứng tỏ có nguy cơ với thai phụ (prednison, insulin).

Loại C

Có nguy cơ cho bào thai. Nghiên cứu trên người chưa đủ nhưng nghiên cứu trên động vật chứng minh có nguy cơ gây tổn hại hoặc khuyết tật cho bào thai; hoặc chưa có nghiên cứu trên động vật và nghiên cứu trên người cũng chưa đầy đủ.

Loại D

Chắc chắn có nguy cơ cho bào thai. Các dữ liệu nghiên cứu hoặc dữ liệu sau khi thuốc đã được lưu hành trên thị trường cho thấy thuốc có nguy cơ gây tác hại cho bào thai, tuy nhiên lợi ích điều trị vượt trội nguy cơ rủi ro.

Loại X

Chống chỉ định cho phụ nữ có thai. (Isotretinon)

Thuốc gây quái thai:

Rượu, ức chế men chuyển, androgen, chống động kinh, thuốc trị ung thư, diethlstilbestrol, iod, isotretinon, lithi, thalidomide, wafarin….

2.3 Nguyên tắc trong sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai

- Hạn chế tối đa dùng thuốc, nên lựa chọn các phương pháp điều trị không dùng

thuốc.


- Tránh không dùng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ.

- Dùng thuốc với liều thấp nhất có hiệu quả, thời gian ngắn nhất.

- Lựa chọn thuốc đã được chứng minh là an toàn, tránh dùng những thuốc chưa

được sử dụng rộng rãi cho phụ nữ có thai.

3. PHỤ NỮ CHO CON BÚ

Các thuốc có tác dụng toàn thân khi dùng cho mẹ đang cho con bú đều có thể bài tiết qua sữa, ít hay nhiều. Một thí dụ về thuốc bài tiết qua sữa nhiều là thuốc chứa dẫn chất iod (dung dịch Lugol, dùng để trị bệnh tăng năng tuyến giáp ), thuốc này đặc

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 03/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí