Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân ở Việt Nam hiện nay - 23


Phụ lục 1

CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN

ĐƯỢC THÀNH LẬP THEO ĐIỀU KIỆN ĐẶC THÙ RIÊNG

Ở TỪNG ĐỊA PHƯƠNG


I. Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ngoài 17 cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức một số cơ quan chuyên môn để phù hợp với điều kiện đặc thù từng địa phương như sau:

1. Sở Ngoại vụ:

2. Ban Dân tộc:

3. Sở Quy hoạch - Kiến trúc (được thành lập ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh):

4. Sở Lâm nghiệp:

5. Sở Thủy sản:

6. Sở Du lịch:

7. Ban Tôn giáo:


II. Ở cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Ngoài 10 cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tổ chức một số cơ quan chuyên môn để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện như sau:

1. Ở các quận

a) Phòng Kinh tế

b) Phòng Quản lý đô thị

2. Ở các thị xã, thành phố thuộc tỉnh

a) Phòng Kinh tế

b) Phòng Quản lý đô thị

3. Ở các huyện

a) Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


b) Phòng Giao thông và Xây dựng

c) Phòng Công Thương, Khoa học và Công nghệ

d) Phòng Dân tộc

Tổ chức các cơ quan chuyên môn ở các huyện đảo

1. Căn cứ vào các điều kiện cụ thể của từng huyện đảo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện đảo.

2. Số lượng cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện đảo không quá 10 phòng.



STT

Phụ lục 2

TỔNG HỢP ĐẦU MỐI TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN

THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH

(Tính đến ngày 30/3/1999)


ĐẦU MỐI CƠ QUAN CHUYÊN MÔN

Tổng số

Sở

Ban và tương đương ban

Ghi chú

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân ở Việt Nam hiện nay - 23

TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG


1. Thành phố Hà Nội 27 16 11

2. Thành phố Hồ Chí Minh 26 16 10

3. Thành phố Hải Phòng 27 16 11

4. Thành phố Đà Nẵng 23 16 7

5. Lạng Sơn 20 15 5

6. Cao Bằng 23 15 8

7. Lào Cai 21 14 7

8. Yên Bái 22 15 7

9. Hà Giang 21 14 7

10. Tuyên Quang 21 14 7

11. Sơn La 21 14 7

12. Lai Châu 21 15 6

13. Bắc Kạn 19 13 6

14. Thái Nguyên 20 15 5

15. Vĩnh Phúc 20 14 6

16. Phú Thọ 20 14 6

17. Bắc Giang 23 15 8

18. Bắc Ninh 21 15 6

19. Quảng Ninh 23 17 6

20. Hòa Bình 22 15 7

21. Hà Tây 22 16 6

22. Hải Dương 21 15 6

23. Hưng Yên 21 15 6

24. Thái Bình 21 15 6

25. Nam Định 22 16 6

26. Hà Nam 20 15 5

27. Ninh Bình 22 16 6

28. Thanh Hóa 25 17 8

29. Nghệ An 25 17 8

30. Hà Tĩnh 24 16 8

31. Quảng Bình 23 16 7

32. Quảng Trị 24 16 8

33. Thừa Thiên Huế 25 17 8


34.

Quảng Nam

23

16

7

35.

Quảng Ngãi

25

16

9

36.

Bình Định

24

16

8

37.

Phú Yên

24

16

8

38.

Khánh Hòa

23

17

6

39.

Ninh Thuận

24

16

8

40.

Bình Thuận

24

16

8

41.

Gia Lai

23

15

8

42.

Kon Tum

22

15

7

43.

Đăk Lắk

23

15

8

44.

Lâm Đồng

24

16

8

45.

Bình Dương

22

15

7

46.

Bình Phước

21

15

6

47.

Tây Ninh

22

15

7

48.

Đồng Nai

22

15

7

49.

Long An

22

15

7

50.

Đồng Tháp

22

15

7

51.

An Giang

21

15

6

52.

tiền Giang

22

16

6

53.

Bến Tre

22

16

6

54.

Vĩnh Long

22

15

7

55.

Trà Vinh

24

16

8

56.

Cần Thơ

23

16

7

57.

Sóc Trăng

23

16

7

58.

Kiên Giang

24

16

8

59.

Bạc Liêu

20

15

5

60.

Bà Rịa-Vũng Tàu

20

17

8

61.

Cà Mau

22

16

6


Tổng hợp chung:

- Tổng số có 1.374 sở, ban và tương đương

- Trong đó: Sở: 943

Ban và tương đương: 431

* Thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng có số lượng nhiều nhất: 27 sở,

ban và tương đương

* Bắc Kạn có số lượng ít nhất: 19 sở, ban và tương đương


(Nguồn: Ban Tổ chức Chính phủ, nay là Bộ Nội vụ).

Phụ lục 3


BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỔ CHỨC

CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN Ở ĐỊA PHƯƠNG

THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 13/2008/NĐ-CP VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 14/2008/NĐ-CP


(Kèm theo Tờ trình Chính phủ số 2851/TTr- BNV ngày 09/8/2012 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 14/2008/NĐ-CP

ngày 04/02/2008 và Tờ trình Chính phủ số 2853/TTr- BNV ngày 09/8/2012 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 13/2008/NĐ-CP

ngày 04/02/2008 của Chính phủ)


I. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH


1. Nội dung

Căn cứ vào kế hoạch năm 2012 đã được UNDP và Bộ Nội vụ phê duyệt, sau khi nhóm chuyên gia phối hợp cùng Vụ Tổ chức- Biên chế tiến hành xong việc thiết kế phương pháp, bảng câu hỏi điều tra khảo sát, Vụ Tổ chức - Biên chế đã tiến hành cuộc khảo sát về "Tổ chức các cơ quan chuyên môn ở địa phương theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP" từ tháng 4/2012 đến tháng 7/2012 với các nội dung sau:

- Ý kiến đánh giá về thực trạng về tổ chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện (liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, những mặt tích cực, những mặt tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại trên, một số đề xuất, kiến nghị…);

- Ý kiến về xây dựng các tiêu chí đặc thù tổ chức cơ quan chuyên môn cấp

tỉnh trong lĩnh vực: Tôn giáo, Lâm nghiệp, Du lịch, Thủy sản;

- Ý kiến về một số nội dung liên quan đến phân cấp giữa Trung ương và địa phương trong một số lĩnh vực (quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển, đất đai,...)

2. Đối tượng và số lượng khảo sát

- Theo đối tượng hỏi: có 05 nhóm câu hỏi liên quan đến công tác đánh giá thực trạng mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh cấp huyện, các yếu tổ đặc thù về kinh tế- xã hội, vấn đề phân cấp một số lĩnh vực giữa Trung ương - địa phương, cụ thể như sau:

Tổng số phiếu hỏi: 1.048 phiếu, trong đó gồm:


+ Bộ câu hỏi dùng cho lãnh đạo UBND cấp tỉnh, Chánh phó văn phòng UBND cấp tỉnh: 72 phiếu

+ Bộ câu hỏi dùng cho lãnh đạo, Trưởng, phó phòng và tương đương thuộc

Sở Nội vụ: 192 phiếu

+ Bộ câu hỏi dùng cho lãnh đạo, Trưởng, phó phòng và tương đương thuộc

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 104 phiếu.

+ Bộ câu hỏi dùng cho lãnh đạo, Trưởng, phó phòng và tương đương thuộc

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 200 phiếu.

+ Bộ câu hỏi dùng cho lãnh đạo và trưởng phó phòng chuyên môn của UBND cấp huyện: 480 phiếu.

Bảng tổng hợp phiếu khảo sát

Bộ phiếu dành cho lãnh đạo UBND tỉnh (72 phiếu)



46%


7%


19%


18%


10%

Bộ phiếu dành cho Sở Nội vụ (192 phiếu)


Bộ phiếu dành cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (104 phiếu)

Bộ phiếu dành cho Sở Nông nghiệp và PTNT (200 phiếu)


Bộ phiếu dành cho UBND huyện (480 phiếu)


Theo giới tính: các đối tượng khảo sát có 876 nam chiếm 83,58% và 172 nữ chiếm 16,42%. Qua đó, có thể thấy nam giới vẫn chiếm tỷ lệ lớn vị trí lãnh đạo trong cơ quan nhà nước.

Biểu thống kê giới tính đối tượng khảo sát

Nữ

16%

Nam 84%

Nam Nữ


Theo thâm niên công tác: có 490 người trong độ tuổi từ 50-60 tuổi,414 người trong độ tuổi từ 41-49 tuổi, 101 người trong độ tuổi từ 30-40 tuổi và 43 người dưới độ tuổi 30. Lẫnh đạo công tác trên 10 năm 895 người. Tổng số phiếu khảo sát là 1.048.


Biểu thống kê thâm niên


414 P hiếu

101 P hiếu

46,75%

43 Phiếu

39,50 %

9,64

4,11%

490 Phiếu



Số phiế u

500

450

400

350

300

250

200

150

100

50

0


1 2

Phần trăm

Từ 50-60 tuổi Từ 41-49 tuổi Từ 30-40 tuổi Dưới 30 tuổi


3. Phương pháp tiến hành

Công tác khảo sát thu thập ý kiến được thực hiện bằng phương pháp gởi bảng câu hỏi trực tiếp đến cá nhân người được hỏi, thu thập thông qua báo cáo, làm việc trực tiếp và tiến hành đi khảo sát thực tế tại 15 tỉnh đại diện cho các vùng miền Bắc, Trung, Nam và có các yếu tố đặc thù; tổ chức các cuộc làm việc với các Sở, ngành có liên quan để triển khai, hướng dẫn phương pháp, quy trình và bảng hỏi khảo sát ý kiến đến lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo và Trưởng, phó phòng tương được thuộc Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và lãnh đạo và trường các phòng chuyên môn thuộc 30 UBND huyện, thị xã, thành phố trực


thuộc tỉnh. Đầu mối điều tra là các sở Nội vụ gửi bộ phiếu hỏi đến từng đối tượng được lựa chọn trong kế hoạch khảo sát; thu thập đủ số liệu và gửi lại cho Sở Nội vụ.

+ Mẫu số 1: Bộ câu hỏi dùng cho lãnh đạo UBND cấp tỉnh, Chánh phó văn

phòng UBND cấp tỉnh: 72 phiếu

+ Mẫu số 2: Bộ câu hỏi dùng cho lãnh đạo, Trưởng, phó phòng và tương đương thuộc Sở Nội vụ: 192 phiếu

+ Mẫu số 3: Bộ câu hỏi dùng cho lãnh đạo, Trưởng, phó phòng và tương đương thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 104 phiếu.

+ Mẫu số 4: Bộ câu hỏi dùng cho lãnh đạo, Trưởng, phó phòng và tương đương thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 200 phiếu.

+ Mẫu số 5: Bộ câu hỏi dùng cho lãnh đạo và trưởng phó phòng chuyên môn của UBND cấp huyện: 480 phiếu.

- Số phiếu thu lại: 1.048 phiếu (đạt tỷ lệ 100%)


II. MỤC ĐÍCH VÀ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA ĐỢT KHẢO SÁT


Trong các mục đích được nêu trong phiếu khảo sát, các lãnh đạo tại cơ quan hành chính nhìn chung có quan điểm giống nhau. Đa số cho rằng kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện cần phải có được tổ chức và bộ máy phù hợp với điều kiện thực tế. Chính vì thể đối tượng khảo sát cho các mục đích này là phù hợp.

1. Mục đích sử dụng kết quả khảo sát cơ quan chuyên môn đặc thù cấp tỉnh

- Làm căn cứ để thiết kế tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện vì việc thiết kế tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện bị tác động bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan; trong đó có các yếu tố đặc thù về kinh tế, xã hội của từng địa phương tác động đến thiết kế tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện.

- Nghiên cứu các yếu tố đặc thù về kinh tế, xã hội của địa phương dưới tác động đến việc thiết kế các cơ quan chuyên môn theo các yếu tố đặc thù; vì vậy, thực chất là xác định rõ đối tượng đặc thù cần thành lập tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực nào. Theo đó, việc thành lập tổ chức cần đáp ứng được các điều kiện, tiêu chí nhất định có tính khách quan, khoa học và pháp lý bắt buộc cần thiết.

Ngày đăng: 14/11/2022