Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 11


sót của luật như nói trên, án lệ trở thành căn cứ cho hoạt động xét xử của các tòa án đối với các vụ án tương tự.

Với tính thực tiễn cao, khắc phục những lỗ hổng trong hệ thống pháp luật một cách nhanh chóng, kịp thời, việc áp dụng án lệ trong quá trình định tội danh các vụ án hình sự có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động xét xử, là bước tiến mới trong chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Nước ta. Tăng cường áp dụng án lệ quá trình xét xử các vụ án hình sự để tránh việc định tội danh sai những vụ án có tình tiết tương tự theo đúng Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp. TAND Tối cao cần tăng cường nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật Viêt nam đã thừa nhận tại Luật tổ chức TAND năm 2014, cụ thể: ngày 06/4/2016 Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ban hành Quyết định số 220/QĐ-CA công bố 06 án lệ đầu tiên, trong đó có 01 án lệ hình sự vụ án Đồng Xuân Phương bị xét xử về tội giết người. Cần thiết phải áp dụng án lệ nhằm tạo công bằng, bình đẳng và áp dụng thống nhất trong xét xử các vụ án hình sự. Hội đồng Thẩm phán TAND cần tăng cường hơn nữa việc công bố án lệ hình sự liên quan đến tội danh LDTNCĐTS góp phần nâng cao chất lượng xét xử.

Tám là, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu chuyên ngành trong hoạt động xây dựng pháp luật hình sự. Có cơ chế thu hút các hiệp hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các chuyên gia giỏi tham gia vào việc nghiên cứu, đánh giá nhu cầu, hoạch định chính sách pháp luật, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra các dự thảo văn bản pháp luật hình sự. Xác định cơ chế phản biện xã hội và tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về hình sự.


Tiểu kết chương 3

Trong quá trình nghiên cứu Chương 1 của đề tài về cơ sở lý luận và pháp luật của hoạt định tội danh tội LDTNCĐTS. Tại Chương 2 đã đánh giá định tội danh tội LDTNCĐTS tại tỉnh Bình Dương giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020. Đến Chương 3 Luận văn nêu những yêu cầu bảo đảm định tội danh đúng tội LDTNCĐTS, phân tích và đề xuất một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự về mặt lý luận tạo cơ sở pháp lý đúng cho hoạt động định tội danh.

Mặc dù, BLHS năm 2015 đã có những thay đổi mang tính hoàn thiện hơn hành lang pháp lý đối với tội phạm nhưng do mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 nên thực tiễn áp dụng chưa nhiều nên chưa thể đánh giá chính xác hiệu quả, cũng như những vướng mắc, hạn chế trong quá trình áp dụng trên thực tế. Do đó, qua quá trình nghiên cứu, tác giả chỉ nêu lên một số ý kiến, quan điểm của dưới góc độ cá nhân và đưa ra giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức chủ thể có thẩm quyền định tội danh cũng là một trong những giải pháp quan trọng để định tội danh đúng.


KẾT LUẬN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp của con người, của công dân góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm thì hoạt động định tội danh đúng đối với tội LDTNCĐTS góp phần quyết định hình phạt công minh và đúng pháp luật, phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt. Quan niệm về tội phạm, về TNHS phù hợp đã được BLHS năm 2015 thể chế hóa cụ thể các chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiến đến tôn trọng và bảo vệ quyền con người, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luôn cố gắng để Luận văn đạt mức độ hoàn thiện và đạt chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, do là công trình nghiên cứu đầu tiên của tác giả nhưng phạm vi nghiên cứu khá rộng, nên Luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Mong nhận được ý kiến đóng góp của các Quý thầy cô, các bạn học viên và của các đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện hơn.

Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phạm Văn Beo (2010) Luật hình sự Việt Nam - Quyển 2 (Phần các tội phạm), Nxb Chính trị quốc gia, Cần Thơ.

2. Mai Văn Biên (2019) Định tội danh cướp giật tài sản từ thực tiễn quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội.

3. Trần Văn Biên và Đinh Thế Hưng (2011) Bình luận khoa học BLHS năm 1999, Nxb Lao động, Hà Nội.

4. Trần Văn Biên và Đinh Thế Hưng (2017)Bình luận khoa học BLHS năm 2015, Nxb Thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Bộ Chính trị (2002)Nghị quyết số 08/NQ-TW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, ban hành ngày 02/01/2002,Hà Nội.

6. Bộ Chính trị (2005) Nghị quyết số 48/NQ-TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, ban hành ngày 24/5/2005,Hà Nội.

7. Bộ Chính trị (2005) Nghị quyết số 49/NQ-TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ban hành ngày 02/6/2005,Hà Nội.

8. Bộ Tư pháp – Viện Khoa học pháp lý (2006) Từ điển luật học, Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tư pháp, Hà Nội

9. Lê Cảm (2004) Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

10. Lê Cảm (2005)Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. Lê Cảm và Trịnh Quốc Toản (2004) Định tội danh: Lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài tập thực hành, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.


12. Hoàng Thị Kim Chi (2017) Định tội danh Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội.

13. Phùng Thị Thủy Duyên (2017) Định tội danh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội.

14. Lê Văn Đệ (2004)Định tội danh và quyết định hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

15. Nguyễn Ngọc Điệp (2017) Bình luận khoa học BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) - Phần các tội phạm, NXB Thế giới, Hà Nội.

16. Đinh Thị Bích Hà (2007)Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, NXB Tư pháp, Hà Nội.

17. Vò Thị Minh Hiệp (2018) Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, Luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội.

18. Nguyễn Ngọc Hòa (2004)“Tội danh và việc chuẩn hóa các tội phạm trong BLHS Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 6, tr.50-53.

19. Nguyễn Ngọc Hòa (2015) Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Tư Pháp, Hà Nội.

20. Học viện tư pháp (2011) Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

21. Nguyễn Đức Mai (2013) Bình luận khoa học BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) - Phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Dương Tuyết Miên (2007)Định tội danh và quyết định hình phạt,

Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

23. Đoàn Tấn Minh (2010) Phương pháp định tội danh và hướng dẫn định tội danh đối với các tội phạm trong BLHS hiện hành, Nxb Tư pháp, Hà Nội.


24. Nguyễn Thị Thanh Nga (2017) Định tội danh trong trường hợp đồng phạm đối với các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội.

25. Lê Quang Ninh (2019) Định tội danh Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn tỉnh Bình Phước. Luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội.

26. Đinh Văn Quế (2000)Bình luận khoa học BLHS năm 1999, Phần chung, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

27. Đinh Văn Quế (2006) Bình luận khoa học BLHS năm 1999, Phần các tội phạm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

28. Quốc hội (2015)Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Quốc hội (2017) Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

30. Quốc hội (2009) Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Quốc hội (2003) Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Quốc hội (2015)Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Quốc hội (2013)Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

34. Quốc hội (2008) Luật giao thông đường bộ năm 2008, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Quốc hội (2014)Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Nxb Lao động, Hà

Nội.


36. Đặng Xuân Sơn (2017) Định tội danh Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội.

37. Nguyễn Thiện Tâm (2019) Định tội danh từ thực tiễn huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội.

38. Lê Thị Thúy (2015) Phạm nhiều tội trong Luật hình sự Việt Nam,

Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

39. Vũ Thanh Thúy (2018) Định tội danh các tội xâm phạm sức khỏe theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Thái Bình, Luận văn thạc sĩ, Học viện khoa học xã hội.

40. Trần Quang Tiệp (2000) Đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam,

Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

41. Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Long An (2014-2018) Báo cáocông tác xét xử, thi hành án hình sự trong các năm từ năm 2014 đến năm 2018của TAND hai cấp tỉnh Long An.

42. Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Long An (2014-2018) Báo báothống kê kết quả thụ lý, giải quyết các vụ án hình sự từ năm 2014 đến năm 2018của TAND hai cấp tỉnh Long An.

43. Tòa hình sự Tòa án nhân dân tỉnh Long An (2014-2018) Báo cáotham luận từ năm 2014 đến năm 2018 của Tòa hình sự TAND tỉnh Long An.

44. Tòa án nhân dân tối cao (2019)Công văn số 64/TANDTC-PCcủa TANDTC hướng dẫn về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, ban hành ngày 03/4/2019, Hà Nội.

45. Tòa án nhân dân Tối cao (2006) Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP, hướng dẫn, áp dụng một số quy định của BLHS năm 1999, ban hành ngày 12/05/2006, Hà Nội.


46. Trường Đại học An ninh nhân dân (2013) Đề cương bài giảng luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm cụ thể, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, TP.HCM.

47. Trường Đại học luật Hà Nội (2002)Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

48. Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012)Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần chung, Nxb Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

49. Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012 Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm, Nxb Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

50. Viện ngôn ngữ học (2012) Từ điển Tiếng việt, Nxb Tự điển Bách khoa, Hà Nội.

51. Vò Khánh Vinh - Chủ biên (2014), Giáo trình Luật hình sự( Phần chung), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022