Một Số Giải Pháp Cơ Bản Để Phát Triển Dlst Tại Vùng Dhcntb Đến Năm 2020 Và Tầm Nhìn Đến 2030:


d/ Định hướng tổ chức liên kết nội – ngoại vùng để phát triển DLST:

Liên kết nội vùng: đây là một vấn đề tồn tại của hoạt động phát triển DLST trong thời gian vừa qua.Việc tổ chức khai thác mang tính cục bộ như du lịch lễ hội Chăm, du lịch biển,…làm cho hoạt động du lịch bị giới hạn cả không gian và thời gian, dẫn đến các sản phẩm du lịch còn đơn giản, manh múm, thiếu về số lượng tối thiểu để đáp ứng yêu cầu của du khách. Vì vậy để phát triển bền vững, hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận phải nhanh chóng tổ chức liên kết nội vùng theo các định hướng sau:

Liên kết hình thành các chương trình DLST đa dạng và xuyên suốt:

- Hợp tác trong quy hoạch mạng lưới điểm DLST gắn với sản phẩm đặc thù.

- Tổ chức kết nối thống nhất chương trình du lịch biển từ Hàm Tân đến Vĩnh Hy

- Chương trình liên kết trao đổi kinh nghiệm tổ chức các sự kiện du lịch, các lễ hội văn hóa Chăm đồng thời tổ chức các đoàn nghệ thuật văn hóa ở cả hai Tỉnh để nâng cao nội dung chất lượng các tour du lịch văn hóa và để thu hút ngày càng nhiều du khách tham gia.

Liên kết với các tỉnh, thành khác:

- Liên kết với các tỉnh thành lân cận, tổ chức các chiến dịch xúc tiến du lịch của toàn vùng DHCNTB tại các thị trường du lịch trọng điểm ở nước ngoài với các nội dung chính như: giới thiệu tiềm năng du lịch, DLST của vùng DHCNTB, tổ chức giới thiệu tour du lịch “Con đường di sản văn hóa Chămpa Pandunraga”, hoặc “du lịch thiên đường mây trắng - biển xanh - cát đỏ” đến du khách tiềm năng tại Mỹ, Nga, Nhật Bản, Đức và một số nước châu Âu khác….

- Tiếp tục duy trì và thực hiện tốt các chương trình liên kết hợp tác đã ký kết với các tỉnh thành lân cận như Lâm Đồng, TPHCM, Khánh Hoà, Bà Rịa Vũng Tàu, chuẩn bị nội dung để tham gia vào các chương trình du lịch “Con đường di sản miền Trung”, “Con đường xanh Tây nguyên”, “Chương trình Caravan – hành lang Đông Tây”.

- Liên kết với các trung tâm văn hoá nghệ thuật, các viện, trường hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, du lịch. Đồng thời tập hợp các nghệ nhân trong và ngoài


vùng cùng tham gia thiết kế sản phẩm du lịch văn hoá đặc thù dựa trên lợi thế về tài nguyên của vùng để phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu của du khách.

- Liên kết với các công ty du lịch lữ hành quốc tế, các nhà đầu tư, các tập đoàn du lịch quốc tế, các tổ chức phi chinh phủ,…để kêu gọi đầu tư cơ sở vật chất du lịch, các chương trình tài trợ nhằm phát triển và bảo tồn tài nguyên DLST trên các KBTTN, các VQG, đồng thời qua đó tiếp nhận chuyển giao các tiến bộ về kỹ thuật quản lý tiên tiến của thế giới về du lịch và DLST.

v/ Quy hoạch và tổ chức không gian phát triển du lịch sinh thái:

* Quy hoạch, tổ chức không gian lãnh thổ du lịch sinh thái vùng DHCNTB. Dựa vào các xu hướng vận động phát triển hiện nay, có thể xác định 3 hướng quy hoạch phân bố chính:

- Hướng phân bố dọc biển theo hướng Đông bắc-Tây Nam: đẩy mạnh loại hình phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, cảnh quan biển, khám phá biển đảo, các loại hình thể thao biển.

- Hướng phân bố Bắc Nam: là đới tiếp cận đồng bằng nội địa, chủ yếu phát triển DLST văn hóa, DLST nông nghiệp, cảnh quan thiên nhiên, du lịch cộng đồng,...

- Hướng phân bố Tây Nam, Tây Bắc tiếp giáp cao nguyên Lâm Đồng: phát triển DLST rừng, thiên nhiên hoang dã, leo núi, tham quan cảnh quan đập thác, hồ nước, khám phá các vườn Quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên rừng đặc dụng,...

*Xác định các khu vực, các trung tâm động lực phát triển DLST của vùng:

Toàn vùng có thể xác định gồm 3 loại hình DLST cơ bản với 7 tiểu vùng động lực quan trọng thúc đẩy phát triển DLST: về DLST biển có 2 tiểu vùng: Mũi Né- Phan Thiết, và tiểu vùng Ninh Chữ-Vĩnh Hy Phan Rang. Về DLST rừng và HST tự nhiên có 3 tiểu vùng: vùng Bác Ái-VQG Phước Bình, tiểu vùng Thuận Bắc–VQG Núi Chúa, tiểu vùng Tánh Linh – Đức Linh khu bảo tồn Núi Ông. Về DLST biển đảo có 2 tiểu vùng : tiểu vùng Cà Ná –Vĩnh Hảo - khu bảo tồn biển cù lao Câu; tiểu vùng đảo Phú Quý.


Trong vùng lâu dài sẽ hình thành các trung tâm DLST chính như sau: Mũi Né, Phan Thiết, Ninh Chữ, Vĩnh Hy, Ninh phước, Cà Ná, Hàm Tân, Vĩnh Hảo, Chí Công, Phan Rang-Tháp Chàm,Tánh Linh, Ninh Sơn-Bác Ái, Hòa Thắng và đảo Phú Quý

3.2 Các cơ sở đề xuất giải pháp phát triển:

3.2.1 Cơ sở mang yếu tố quốc tế:

UNWTO đánh giá triển vọng tăng trưởng của ngành công nghiệp không khói có nhiều yếu tố thuận lợi đặc biệt đối với hoạt động du lịch bền vững, du lịch sinh thái sẽ có bước phát triển rất lớn trong những năm sắp tới. Theo dự báo của UNWTO, đối với khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương có khoảng 397 triệu khách DLQT đến vào năm 2020, đạt tốc độ tăng trưởng 6,5%/năm. Trong các quốc gia thuộc tiểu vùng Mêkông (Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma, Thái Lan, hai tỉnh Vân Nam và Quảng Đông -Trung Quốc) dự kiến đến năm 2020 đón khoảng 185 triệu khách DLQT, tốc độ phát triển trung bình hằng năm là 7,7%. Không kể Trung Quốc các quốc gia khác dự kiến đạt tốc độ phát triển 6,9-12,1%/năm

Biểu đồ 3.1: Dự báo lượng khách du lịch quốc tế

đến khu vực Đông Á và Thái Bình Dương thời Kỳ 1950-2020


Đông Á và Thái Bình Dương

(Nguồn: Tourism 2020 Vision- East Asia & Pacific, vol. 3)

3.2.2 Cơ sở mang yếu tố quốc gia:


Quá trình hội nhập quốc tế Việt Nam đã ký các hiệp định thương mại và du lịch với hơn 98 quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế khác, điều này thúc đẩy hoạt động du lịch của nước ta không ngừng phát triển. ”Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã được trình Chính phủ phê duyệt (theo Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011) là một căn cứ quan trọng làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp phát triển DLST của vùng.

3.2.3 Cơ sở từ dự báo lượng khách DLST đến vùng DHCNTB vào năm 2020.

3.2.3.1 Các căn cứ để dự báo:

- Căn cứ vào Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận đến năm 2020.

- Căn cứ vào các số liệu tính toán về các chỉ tiêu, định mức trong dự báo du lịch của Viện Nghiên cứu và phát triển Du lịch Việt Nam phục vụ lập Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

Dựa vào những căn cứ trên, hỗ trợ về mặt tính toán định lượng, tác giả sử dụng phần mềm EVIEWS 7.0 và ứng dụng mô hình dự báo dưới dạng “Mô hình kinh tế lượng theo hàm xu thế được làm trơn dưới dạng hàm mũ ” với dạng hàm phi tuyến (hàm mũ theo mô hình Holt-Winter). Mô hình dự báo theo phương pháp làm trơn Holt –Winter được xây dựng dựa trên 3 phương trình chính: phương trình ước lượng giá trị trung bình; phương trình ước lượng giá trị xu thế và phương trình dự báo giai đoạn.

Các bước phân tích và chọn lựa mô hình để dự báo được tiến hành cho hai chuỗi dữ liệu:

+ Chuỗi dữ liệu về lượng khách du lịch quốc tế (KDLQT) đến vùng DHCNTB

+ Chuỗi dữ liệu về lượng khách du lịch nội địa (KDLNĐ) đến vùng DHCNTB

3.2.3.2 Mô hình dự báo: có 2 dạng mô hình hồi quy được sử dụng để chọn lựa: a/ Mô hình xu hướng tuyến tính cấp 2 theo biến thời gian T:

Dạng : Yt = 1 + 2T + 3T 2 + et (1-1)

Trong đó: Yt: lượng khách DLQT đến DHCNTB

T: biến thời gian n=1 ứng với năm 1985, n=2 ứng với năm 1986,…..


b/ Mô hình dự báo khách DLQT theo phương pháp làm trơn hàm mũ Holt-Winter: Gồm 3 phương trình như sau :

1- Ước lượng giá trị trung bình hiện tại :


^

Yt

^

Yt + (1-) (Yt1 + Tt-1 )


2- Ước lượng xu thế (độ dốc) :


^

Tt = ( Yt

3- Dự báo cho thời kỳ (t+p) :

^

-Yt1 ) + (1-) Tt-1


^ ^

Yt p = Yt

+ pTt


^

Trong đó : Yt


: Giá trị làm trơn mũ mới (hoặc giá trị ước lượng trung bình hiện tại)

Hệ số san mũ của giá trị trung bình ( 0<

Hệ số san mũ của giá trị xu thế ( 0<

Yt : Giá trị quan sát hoặc giá trị thực tế tại thời điểm t Tt : Giá trị ước lượng xu thế

P : Thời đoạn làm trơn kế tiếp( hoặc dự báo trong tương lai)

^

Yt p

lai)

: Giá trị làm trơn cho đến giai đoạn p (hoặc dự báo cho p giai đoạn trong tương

Bảng 3.1: Mô hình hồi quy Holt-Winter cho khách du lịch quốc tế (DLQT)


Biểu đồ 3 2 Đồ thị biểu diễn kết quả dự báo khách DLQT bằng hàm mũ 3


Biểu đồ 3.2: Đồ thị biểu diễn kết quả dự báo khách DLQT bằng hàm mũ Holt-Winter (Có so sánh với đường dự báo bậc 2)



KDLQT_HoltW inter KDLQT_Solieugoc KDLQT_DUBAO_bac2

1,000,000



800,000



600,000



400,000



200,000



0



-200,000

1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020


Bảng 3.2: Mô hình hồi quy Holt-Winter dự báo cho khách du lịch nội địa (DLNĐ)


Biểu đồ 3 3 Đồ thị biểu diễn kết quả dự báo khách DLNĐ bằng hàm mũ 4

Biểu đồ 3.3: Đồ thị biểu diễn kết quả dự báo khách DLNĐ bằng hàm mũ Holt-Winter (Có so sánh với đường dự báo bậc 2)



KDLND_HoltW inter KDLND_Solieugoc KDLND_Dubao_bac2

7,000,000


6,000,000


5,000,000


4,000,000


3,000,000


2,000,000


1,000,000


0


-1,000,000

1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020


Qua 2 đồ thị so sánh trực quan trên cho thấy đường dự báo bậc 2 đã thể hiện được khá rõ nét dạng phi tuyến tổng quát của xu hướng biến thiên của chuỗi dữ liệu gốc về khách DLQT và DLNĐ, nhưng càng dự báo về sau thì sự bám sát (chính xác dự báo) càng thấp, trong khi đó đường dự báo theo phương pháp Holt-Winter ngoài việc bám rất sát ngay từ đầu (thời kỳ 1995-2010) qua thời kỳ 2012-2020 cho thấy độ bám sát dự báo càng “khít khao” hơn nên đây là phương pháp đáng tin cậy (xem chi tiết phụ lụcC)

3.2.3.3 Kết quả dự báo:

Bảng 3.3: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ DỰ BÁO KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VÙNG DHCNTB THỜI KỲ 2015-2020

Đơn vị tính: lượt khách


Hiện trạng 2010

Năm 2015

Năm 2020

Khách du lịch quốc tế

312.209

642.618

964.588

Khách du lịch nội địa

2.868.072

4.498.274

6.053.731

Tổng số khách du lịch

đến vùng DHCNTB


3.180.281


5.140.892


7.018.319

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.


Bảng 3.4: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ DỰ BÁO KHÁCH DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN VÙNG DHCNTB THỜI KỲ 2015-2020

Đơn vị tính: lượt khách


Hiện trạng 2010

Năm 2015

Năm 2020

Khách du lịch sinh thái

quốc tế

69.327

89.966

173.626


Khách du lịch sinh thái nội địa

765.864

1.028.174

1.754.580

Tổng số khách du lịch sinh thái đến vùng

DHCNTB


835.191


1.118.140


1.928.206

Dự báo khách DLST tham khảo tỷ lệ dự kiến theo gợi ý tính toán của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam và của Sở VH-TT-DL Bình Thuận tính cho phương án tại du lịch Bình Thuận (chiếm tỷ lệ khoảng từ 14-18% đối với khách DLQT và từ 20-25% đối với khách DLNĐ).

+ Dự báo về chỉ tiêu doanh thu: doanh thu du lịch được tính từ các khoản thu lưu trú, ăn uống, vận chuyển trong hoạt động du lịch, từ bán hàng lưu niệm, và từ các hoạt động dịch vụ khác như Karaoke, Spa, Massage,...Trong những năm tới khi các sản phẩm du lịch được đầu tư phong phú và đa dạng hơn và chất lượng các dịch vụ được cải thiện và nâng cao thì mức chi tiêu của khách du lịch sẽ tăng lên.

Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch trong tính toán dự báo cho phát triển du lịch Bình Thuận và Ninh Thuận đã đưa ra mức chi tiêu của khách như sau :

- Giai đoạn 2011- 2020: Mức chi tiêu/ngày/khách quốc tế là 125 USD

Mức chi tiêu/ngày/khách nội địa là 65 USD

Trên cơ sở mức chi tiêu của du khách, số ngày lưu trú trung bình, lượng khách dự báo sẽ đến vùng DHCNTB, dự báo doanh thu từ du lịch của vùng được tính bởi bảng sau:

Bảng 3.5 : Dự báo doanh thu ngành du lịch vùng DHCNTB đến năm 2020

(Đơn vị tính : triệu USD )


Danh mục

2011

2015

2020

-Doanh thu từ khách quốc tế

-Doanh thu từ khách nội địa

Tổng cộng

43


132


175

167


305


472

395


600


995

(Nguồn: Tài liệu Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch của Bình Thuận và Ninh Thuận, chỉ tiêu tính toán của Viện NCPT Du Lịch và áp dụng tính toán dự báo của tác giả luận án )

3.3 Một số giải pháp cơ bản để phát triển DLST tại vùng DHCNTB đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/03/2023