Trong vụ án này, cụ Hòa trăng trôi ngày 11/10/1994, do đó cân áp dụng Điều 18 Pháp lệnh Thừa kế ngày 30/8/1990 quy định về di chúc miệng như sau:
Trong trường họp tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng mà không thế lập di chúc viết được thì có thế lập di chúc miệng.
Di chúc miệng cũng là di chúc hợp pháp nếu đúng là người đế lại di sản tự nguyện lập trong khi minh mẫn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật... [33].
Di chúc cuối cùng của cụ Hòa phù hợp với Điều 18 Pháp lệnh Thừa kế, vì vậy, phải công nhận di chúc miệng của cụ Hòa là hợp pháp. Di chúc miệng cụ Hòa lập ra sau đã thay thế di chúc bằng văn bản. Do vậy, di chúc bằng văn bản không còn giá trị pháp lý. Bản án phúc thẩm số 84/PTDS ngày 12/7/1998 của Tòa án nhân dân tối cao đã công nhận di chúc miệng là đúng.
Từ vụ án trên có thể rút ra một số vấn đề cần lưu ý:
Nếu các giao dịch được xác lập trước khi Bộ luật Dân sự có hiệu lực (trong trường họp này là thời điểm mở thừa kế) thì phải căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa 9, kỳ họp thứ 8 ngày 28/10/1995 để đối chiếu với các văn bản tương ứng và Bộ luật Dân sự để xác định trường hợp đó phải áp dụng văn bản pháp luật nào. Tòa án cấp sơ thẩm do không căn cứ vào Nghị quyết nói trên của Quốc hội nên đã áp dụng sai pháp luật.
Trong khi Bộ luật Dân sự chưa sửa đối thì các quy định về di chúc miệng và người làm chứng phải được áp dụng đúng như luật đã quy định, mới tạo ra sự thống nhất việc áp dụng pháp luật.
3.2.3. Phân chia di sản trong trường hợp di chúc miệng lập không đúng thủ tục
Đặc thù của di chúc miệng là không có chứng cứ nào xác định ý chí của người lập di chúc, vì vậy việc giả mạo di chúc dễ xảy ra. Cho nên những di chúc
miệng ghi chép, chứng thực không đúng thủ tục thì không có giá trị pháp lý.
Có thể bạn quan tâm!
- Được Lập Trong Tình Trạng Một Người Bị Cái Chết Đe Dọa Do Bệnh Tật Hoặc Các Nguyên Nhân Khác Mà Không Thể Lập Di Chúc Bằng Văn Bản
- Thực Trạng Giải Quyết Những Tranh Chấp Về Tính Hợp Pháp Của Di Chúc Miệng Tại Tòa Án Nhân Dân
- Một Số Tranh Chấp Về Thừa Kế Theo Di Chúc Miệng
- Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Nội dung vụ án: vợ chồng ông Trần văn T bà Phạm thị X có năm người con là Trần văn H, Trần văn N, Trần thị M, Trần thị V, Trần văn D. Năm 2005 ông T chết và tháng năm 2007 bà X chết, hai ông bà không để lại di chúc bằng văn bản. Tài sản chung gồm ba căn nhà cấp bốn trên diện tích đất 200m2 tổng trị giá tài sản là 260.000.000 đồng, được biết ngày 15/1/2007 bà X ốm nặng nên có tập trung các con lại để phân chia ruộng đất. Sau khi bà X chết ông Trần văn N có yêu cầu chia thừa kế theo di chúc miệng của bà X đã dặn lại khi còn sống.
Vụ tranh chấp được Tòa án huyện Trực Ninh thụ lý số 05/2009/TLDSST ngày 28/4/2009 và ra bản án số 09/2009/DSST ngày 30/7/2009 trong đó Tòa án quyết định không chấp nhận di chúc miệng của bà X và quyết định chia thừa kế theo pháp luật bởi những căn cứ sau: di chúc miệng của bà X không được những người làm chứng viết lại bằng văn bản và di công chứng, chứng thực mặt khác bà T cũng sống trên ba tháng kể từ thời điểm di chúc miệng được lập.
Như vậy từ vụ án trên ta thấy mặc dù di chúc miệng được lập nhưng không đúng theo thủ tục pháp luật quy định, theo quy định pháp luật thì di chúc miệng chỉ thừa nhận nếu đã được người làm chứng ghi chép lại thành văn bản và được công chứng, chứng thực. Tuy nhiên việc để lại di chúc miệng không được người làm chứng ghi chép lại và mang đi công chứng, chứng thực. Vì vậy việc Tòa an không công nhận di chúc miệng là hoàn toàn phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự. Mặt khác trong trường hợp trên người lập di chúc sau ba tháng kể từ thời điểm lập di chúc miệng vẫn còn sống minh mẫn, sáng suốt do đo Tòa án không chấp nhận di chúc miệng là hoàn toàn chính xác.
3.2.4. Công nhận di chúc miệng trong trường hợp di chúc miệng lập không đúng thủ tục
Nội dung vụ án như sau Ông nguyễn văn K và bà Lê thị M có ba người
con một trai và hai gái là Nguyễn anh T, Nguyễn thị N và Nguyễn thị H.Ngày 2/4/2004 bà M chết không để lại di chúc, ngày 5/8/2006 ông K chết và có để lại di chúc miệng với nội dung như sau: tôi có để lại cho con trai là Nguyễn anh T căn nhà và đất đang ở trị giá 200.000.000 đồng còn hai người con gái là Nguyễn thị N và Nguyễn thị H đã đi lấy chồng cho mỗi người 1 cây vàng. Di chúc miệng được anh con trai thu băng ghi âm lại. Bà N và bà H yêu cầu Tòa án chia thừa kế di sản của ông K theo pháp luật hai bà không thừa nhận cuốn băng ghi âm anh T xuất trình là di chúc miệng của ông K là có hiệu lực pháp luật.
Vụ án được toà án nhân dân Thành phố Nam Định giải quyết tại bản án sơ thẩm số 24/2007/DSST ngày 5/9/2007 giải quyết. Trong quá trình điều tra và tranh luận trên Tòa nhận thấy ông K khi gọi các con lại lập di chúc miệng là rất minh mẫn và tự nguyện, trước khi chết vài ngày ông có dặn dò lại các con là cho anh T toàn bộ nhà đất cho chị N và chị H mỗi người một cây vàng, hôm dặn dò đấy có người làm chứng là Bà Hoàng thị L (hàng xóm) và ông nguyễn Xuân D (hàng xóm)
Theo quy định pháp luật ngay sau khi nghe người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng, những người làm chứng phải ghi chép lại trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Nhưng trong trường hợp trên Tòa án công nhận di chúc miệng của ông K mặc dù hình thức thể hiện di chúc là không phù hợp với quy định và giải quyết sai với quy định pháp luật. Tuy nhiên qua đó cho thấy nếu áp dụng đúng quy định thì bản di chúc miệng của ông K không được thừa nhận và điều đó cũng đồng nghĩa với ý chí, nguyện vọng cuối cùng của ông K không được tôn trọng và thực hiện. Do sự am hiểu pháp luật của những người làm chứng còn hạn chế nên họ đã không ghi chép lời dặn dò của ông K lại thành văn bản và công chứng, chứng thực tuy nhiên trong trường hợp này ta thấy đã đủ các căn cứ để khẳng định rằng di chúc miệng của ông K là ý chí
tự nguyện cuối cùng của cụ lập khi hoàn toàn minh mẫn nên di chúc đó cần được thừa nhận vấn đề cần giải quyết ở đây là cơ quan có thẩm quyền cần sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể vấn đề này tạo ra sự thống nhất trong áp dụng pháp luật.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHÀM HOÀN THIỆN THỪA KẾ THEO DI CHÚC MIỆNG
3.3.1. Quy định chung vè di chúc miệng
Di chúc miệng chỉ phát sinh khi một người không thể lập di chúc bằng văn bản, đó là trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác thì có thể lập di chúc miệng. Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng bị hủy bỏ. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
Chúng tôi cho rằng, những quy định trên về di chúc miệng là quá sơ sài, đơn giản. Giả dụ như việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc là một quy định bắt buộc đối với di chúc bằng văn bản được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 656 Bộ luật dân sự thì đối với di chúc miệng cũng không thấy nêu gì về vấn đề này. Chúng tôi cho rằng, khi những người làm chứng ghi lại nội dung của di chúc miệng cũng cần tuân theo các quy định của di chúc bằng văn bản (Điều 653 Bộ luật dân sự năm 2005). Vì vậy Bộ luật dân sự cần phải có quy định rỏ ràng đối với việc người làm chứng ghi chép nội dung di chúc, do người để lại di chúc miệng để lại
3.3.2. Quy định về người đi công chứng, chứng thực di chúc
BLDS 2005 không quy định cụ thể người nào được mang văn bản di chúc miệng đến cơ quan công chứng, chứng thực. Với quy định như hiện tại
thì mọi người đều hiểu là bất kỳ người nào cũng được quyền mang văn bản di chúc miệng đi công chứng, chứng thực. Quy định này khiến cho tính xác thực của di chúc không cao do không đảm bảo được yếu tố khách quan. Mặt khác pháp luật dân sự quy định đối với di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực thì người lập di chúc phải tự mình mang di chúc đến cơ quan công chứng, chứng thực mà không được ủy quyền cho người khác. Vì vậy. để đảm bảo tính khách quan khi văn bản di chúc miệng được mang đi công chứng, chứng thực thì cần hoàn thiện theo hướng sau:
Người làm chứng đã ghi chép nội dung di chúc miệng, phải tự mình đi công chứng, chứng thực văn bản bản ghi di chúc miệng đó. Cơ quan công chứng sẽ công chứng hoặc UBND chứng nhận ngày đến công chứng, chứng thực
3.3.3. Những bất cập trong việc công chứng, chứng thực di chúc
Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự quy định về hình thức di chúc miệng như sau: trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa vì bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể thiết lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng. Và di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thực hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng.
Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự di chúc miệng chỉ được lập trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt, đó là tính trạng của người để lại di chúc bị đe dọa, được hiểu là người di chúc không còn khả năng hoặc không thể lập di chúc bằng văn bản. Và nếu sau một thời gian, do pháp luật quy định mà người lập di chúc còn sống, minh mẩn sáng suốt thì di chúc miệng đó mặc nhiên vô hiệu.
Luật Công chứng được Quốc hội thông qua ngày 29.11.2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2007 quy định rất cụ thể về thủ tục công chứng. Điều
48 Luật công chứng có quy định rất cụ thể về công chứng di chúc người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác công chứng di chúc... Quy định này của Luật công chứng chỉ đúng với trường hợp thực hiện công chứng đối với di chúc được lập thành văn bản. Còn đối với di chúc miệng thì người di chúc đã trong hoàn cảnh đặc biệt bị cái chết đe dọa thì không thể tự mình yêu cầu công chứng được. Nếu buộc người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng thì không còn tồn tại loại hình di chúc miệng nữa. Vì, nếu người để lại di chúc miệng có thể tự mình yêu cầu công chứng thì trong moi trường hợp ý chí đó sẽ được công chứng viên ghi chép lại, có ý nghĩa là đều được thực hiện bằng văn bản, và thực hiện công chứng đối với văn bản được thành lập theo cách như vậy.
Từ những phân tích trên cho thấy, giữa các luật quy định về cùng một nội dung đã xây dựng đã xảy ra những sự mâu thuẫn với nhau. Theo chúng tôi, bất cập giữa Luật công chứng với BLDS về công chứng di chúc cần phải được tháo gỡ theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người làm chứng di chúc miệng được công chứng, người làm chứng di chúc miệng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của di chúc miệng được công chứng
Vì vậy, chúng tôi kiến nghị cần sửa đổi, bổ sung Điều 48, Luật Cộng chứng, chứng thực theo hướng “... người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác công chứng di chúc...Trong trường hợp di chúc miệng, người làm chứng cho việc lập di chúc miệng có quyền yêu cầu công chứng di chúc miệng.”
3.3.4. Về hình thức di chúc miệng chung của vợ, chồng
Di chúc chung của vợ, chồng là một trường hợp đặc biệt của thừa kế theo di chúc. Với tính chất đặc thù của di chúc chung của vợ, chồng thì hình thức di chúc chung của vợ, chồng cũng cần có một quy định cụ thể để nó có tính khả thi trong thực tế, tránh tình trạng di chúc vô hiệu do vi phạm về hình thức.
Qua tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành về di chúc chung của vợ, chồng cũng như những bất cập, hạn chế của nó, chúng tôi thiết nghĩ rằng chỉ nên có những quy định rỏ ràng hơn trong việc vợ, chồng để lại di chúc bằng miệng
Theo quan điểm của chúng tôi, trong trường hợp vợ, chồng cùng lập di chúc thì hình thức di chúc miệng không có tính khả thi, bởi vậy chúng ta không nên tiếp tục thừa nhận hình thức di chúc miệng đối với di chúc chung của vợ, chồng. Vì vậy, Ðiều 663 của Bộ luật Dân sự cần sửa đổi thành “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung bằng văn bản để định đoạt tài sản chung”
3.3.5. Điều kiện người làm chứng di chúc miệng
Theo quy định tại Điều 654 Bộ luật dân sự 2005 về người làm chứng cho việc lập di chúc: Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc
-Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc
- Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên Bộ luật dân sự 1995 cũng như Bộ luật dân sự 2005 không có quy định cụ thể về người làm chứng, trong trường hợp một một người để lại di chúc miệng. Bởi lẽ Bộ luật luôn tồn tại hai hình thức di chúc cụ thể bằng văn bản, bằng miệng nhưng chỉ có quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc, dẫn đến người làm chứng cho di chúc miệng trong một số trường hợp còn nhiều bất cập. Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi thì Bộ luật dân sự cần có quy định điều kiện của người làm chứng cho việc để lại di chúc miệng. Cụ thể Bộ luật dân sự cần bổ sung, trong một số trường hợp đặc biệt người bị “hấp hối” tính mạng bị đe dọa thì có thể để lại di chúc miệng trước những người thân trong gia đình. Ngoài ra Bộ luật dân sự 2005 cần sửa đổi quy định tại Khoản 3 Điều 654 như sau “Người chưa đủ mười tám tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự.”
3.3.6. Sự đồng ý của cha, mẹ đối với con từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi để lại di chúc miệng
Theo quy định Bộ luật dân sự 1995 và Bộ luật dân sự 2005, di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Tuy nhiên theo hai Bộ luật trên thi chưa có quy định cụ thể về việc sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ như thế nào. Mặt khác Bộ luật dân sự cũng chưa quy định đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi trong tường hợp để lại di chúc miệng phải được sự đồng ý cha, mẹ hoặc người giám hộ như thế nào ? Điều này dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong qua trình giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc miệng. Chính vì vậy, chúng tôi đề xuất cần sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 652, Bộ luật Dân sự 2005: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Đối với di chúc miệng thi cấn phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ trong văn bản ghi lại nội dung di chúc. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”
3.3.7. Quy định pháp luật về việc hủy bỏ di chúc miệng
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 651 Bộ luật dân sự 2005 thì sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.Vậy ván đề đặt ra là pháp luật quy định mốc thời gian và các điều kiện kềm theo để hủy bỏ di chúc nhưng pháp luật không quy định cụ thể ai có thẩm quyền hủy bỏ, và ai sẽ yêu cầu cơ quan công chứng, chứng thực việc hủy bỏ di chúc đã công chứng, chứng thực. Vì vậy theo quan điểm chúng tôi, trong trường hợp sau ba tháng ma người để lại di chúc miệng còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì chính bản