Hoàn Thiện Thiện Mô Hình Tổ Chức Hoạt Động Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Theo Hướng Phát Triển Bền Vững


3.2.1.2. Hoàn thiện thiện mô hình tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa theo hướng phát triển bền vững

Mô hình tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa

Trên cơ sở mô hình nghiên cứu lý thuyết đã được xây dựng, thực trạng tổ chức hoạt động du lịch, mối quan hệ giữa các bên, vai trò của các cơ quan quản lý du lịch, tiêu chí tổ chức hoạt động du lịch theo hướng phát triển bền vững, quy trình phối hợp tổ chức hoạt động du lịch theo hướng phát triển bền vững giữa doanh nghiệp lữ hành và đơn vị quản lý di tích, mô hình tổ chức hoạt động du lịch tại các DTLSVH được điều chỉnh bổ sung bao gồm: thành phần các cơ quan quản lý du lịch, giá trị văn hóa cộng đồng. Như vậy, căn cứ vào các giá trị của DTLSVH, giá trị văn hóa của cộng đồng, các yêu cầu về phát triển du lịch bền vững, đơn vị quản lý di tích lịch sử văn hóa phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch tại DTLSVH để tổ chức các hoạt động trưng bày hiện vật, hướng dẫn tham quan, biểu diễn nghệ thuật, bán hàng lưu niệm.v.v...nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch, bảo tồn và phát huy các giá trị của DTLSVH thông qua tổ chức hoạt động du lịch hướng tới tự chủ về tài chính, đảm bảo lợi ích giữa các bên liên quan, bảo vệ môi trường và văn hóa cộng đồng. Tổ chức hoạt động du lịch tại các DTLSVH chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, nhà cung cấp dịch vụ, cơ sở hạ tầng. Tất các bên liên quan chịu sự quản lý của các cơ quan quan lý về du lịch. Mô hình tổ chức các hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử được hoàn thiện theo Sơ đồ 3.2.dưới đây:


Cơ quan quản lý du lịch

- Giá trị di tích

- Giá trị văn hóa cộng đồng

Môi trường tự nhiên

Môi trường xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 286 trang tài liệu này.

Định hướng phát triển bền vững

- Thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm của khách

Tổ chức các hoạt động du lịch tại một số di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Hà Nội theo hướng phát triển bền vững - 19

- Cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan

- Bảo tồn và phát huy giá trị thông qua tổ chức hoạt động du lịch

- Bảo vệ môi trường , văn hóa cộng đồng



Nhu cầu của khách tại DTLS VH

Doanh nghiệp lữ hành


Các hoạt động du lịch

- Trưng bày hiện vật

- Hướng dẫn tham quan

- Biểu diễn nghệ thuật

- Bán hàng lưu niệm

-……………….

Nhà cung cấp dịch vụ

Cơ sở hạ tầng

Đơn vị quản lý di tích

Yêu cầu phát triển bền vững

Cơ quan quản lý du lịch

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa

Nguồn: Mô tả của tác giả Quy trình tổ chức hoạt động du lịch tại các DTLSVH theo hướng phát triển

bền vững

Bước 1: Tổ chức khảo sát khả năng tổ chức các hoạt động du lịch theo hướng phát triển bền vững

Di tích lịch sử được cấu thành từ các yếu tố có giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc, thẩm mỹ, khoa học. Các hoạt động du lịch được tổ chức trên cơ sở khai thác các giá trị của di tích lịch sử văn hoá phục vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Để tổ chức hoạt động du lịch, ngoài giá trị của DTLSVH, đơn vị tổ chức phải


có nguồn lực như nhân lực, cơ sở vật chất, địa điểm, tài chính, địa điểm, không gian, sản phẩm của các nhà cung cấp...Những yếu tố này gọi là nguyên liệu để tổ chức hoạt động du lịch. Nội dung khảo sát khả năng tổ chức hoạt động du lịch tại DTLSVH theo hướng phát triển bền vững bao gồm:

1. Khảo sát khả năng tổ chức các hoạt động du lịch

- Khảo sát các yếu tố (yếu tố vật chất, phi vật chất) chứa đựng, biểu hiện giá trị của DTLSVH.

- Khả năng biểu hiện giá trị DTLSVH qua nội dung hoạt du lịch.

- Khả năng liên kết các yếu tố cấu thành giá trị DTLSVH, giữa các giá trị của di tích với nhau và với giá trị của tài nguyên du lịch khác.

- Các hoạt động du lịch có thể tổ chức tìm hiểu giá trị, thứ tự ưu tiên.

- Điều kiện để tổ chức các hoạt động này bao gồm: không gian, địa điểm, phương pháp, ngôn ngữ, quy mô, phương tiện sử dụng, nhân lực, các rào cản về địa lý, môi trường...

2.Khảo sát nhu cầu tìm hiểu các giá trị DTLSVH

- Nhu cầu về loại hình hoạt động du lịch.

- Nhu cầu tham gia trải nghiệm các hoạt động du lịch.

- Khả năng thanh toán, hành vi tiêu dùng, cơ cấu chi tiêu.

- Quỹ thời gian, thời điểm tham gia các hoạt động du lịch.

3. Khảo sát khả năng đáp ứng sản phẩm dịch vụ tổ chức hoạt động du lịch tại các DTLSVH của nhà cung cấp.

Hoạt động du lịch được tổ chức trong một không gian, thời gian và điều kiện cơ sở vật chất nhất định và gắn với công việc thiết kế và tổ chức thực hiện. Để có thể lựa chọn được các sản phẩm của các nhà cung cấp thực hiện các hoạt động du lịch thì đơn vị tổ chức cần nghiên cứu khả năng đáp ứng của các nhà cung cấp dịch vụ phục vụ tổ chức các hoạt động du lịch:cung cấp các trang thiết bị phục vụ tổ chức sự kiện, cung cấp hàng lưu niệm, cung cấp dịch vụ thông tin, quảng cáo…


- Sự biểu hiện và liên kết các giá trị DTLSVH, cộng đồng, điểm đến du lịch thông qua các yếu tố sản phẩm.

- Mức độ thân thiện với môi trường: sử dụng năng lượng, chất xả thải.

- Mức độ sử dụng nguồn lực địa phương: doanh nghiệp, sản phẩm, nguyên liệu, nhân lực...

- Phong phú về chủng loại, chất lượng, phù hợp với nhiều đối tượng.

4. Đánh giá năng lực tổ chức các hoạt động du lịch của đơn vị tổ chức

Đánh giá hiện trạng tổ chức các hoạt động của đơn vị cần tập trung vào các nội dung bao gồm: các loại hoạt động đã và đang thực hiện, công nghệ quy trình đang thực hiện, các điều kiện và quy định thực hiện, công tác thông tin quảng bá, đối tác, sự cạnh tranh, các khó khăn thách thức.

- Nhân lực quản lý: khả năng lập kế hoạch và quản lý di sản bền vững.

- Nhân lực: đào tạo nghiệp vụ du lịch, nguyên tắc phát triển DLBV.

- Cơ sở vật chất: khả năng đáp ứng PTDLBV.

- Mối quan hệ với các cơ quan quản lý, đối tác, đơn vị kinh doanh PTDLBV.

- Hiện trạng định hướng PTDLBV tổ chức các loại hoạt động đã và đang thực hiện, công nghệ quy trình đang thực hiện, các điều kiện và quy định thực hiện, rào cản.

Bước 2: Tổ chức thiết kế hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hoá theo hướng phát triển bền vững

1. Xây dựng chủ đề hoạt động du lịch

Một chủ đề của hoạt động du lịch (trưng bày hiện vật, hướng dẫn tham quan, biểu diễn nghệ thuật, bán hàng lưu niệm...) phải có mục tiêu rõ ràng, ngắn gọn, không phản cảm, nhấn vào lợi ích của từng hoạt động du lịch và tuân thủ một số nguyên tắc: chuyển tải được lợi ích, ý nghĩa, đặc trưng của sản phẩm. Phải có tính biểu tượng, độc đáo, dễ hiểu, dễ nhớ và ngắn gọn; phải phù hợp với công chúng về văn hoá, lứa tuổi; phải có khả năng gợi mở, liên tưởng; phải kích thích được suy nghĩa và hành động.


- Chủ đề của hoạt động du lịch xuất phát từ giá trị của DTLSVH cần khai thác, loại hình hoạt động, đặc điểm của khách tham gia.

- Chuyển tải được lợi ích, ý nghĩa, đặc trưng của hoạt động du lịch, thông điệp, ý nghĩa của DTLSVH.

- Liên kết được các giá trị của di tích với nhau với giá trị của điểm thu hút khách du lịch khác, với cộng đồng.

- Phải phù hợp với công chúng về văn hoá, lứa tuổi, ngôn ngữ.

2. Xây dựng chương trình

Một hoạt động du lịch bao gồm các nội dung mở đầu, kết thúc, và các nội dung chính. Mỗi nội dung mang đến cho khách một giá trị văn hoá lịch sử, tác động vào quá trình nhận thức của người tham gia. Các nội dung này phải liên kết, hỗ trợ cho nhau và liên kết với các hoạt động du lịch khác làm tăng giá trị của nhau và làm tăng giá trị của hoạt động và làm tăng giá trị của các hoạt động khác và giá trị của di tích lịch sử văn hoá. Chương trình hoạt động trưng bày hiện vật, hướng dẫn tham quan, biểu diễn nghệ thuật, bán hàng lưu niệm đảm bảo các định hướng sau đây:

- Các nội dung chính biểu hiện và liên kết giá trị, ý nghĩa, thông điệp của DTLSVH, giá trị của cộng đồng, điểm đến du lịch.

- Nội dung chương trình ưu tiên sự tham gia của khách tham quan vào thực hiện chương trình.

- Tăng cường nội dung giáo dục PTBV, kết hợp với các hoạt động vui chơi giải trí cho khách tham quan trong chương trình.

3. Xác định quỹ thời gian và thời điểm tổ chức hoạt động du lịch.

Độ dài thời gian thực hiện của hoạt động có thể xem xét là tổng thời gian từ khi tập trung, di chuyển, tham gia, dừng, nghỉ, kết thúc hoạt động, thời gian di chuyển ra khỏi địa điểm tổ chức hoạt động đến địa điểm khác, hoặc di chuyển đến địa điểm tập trung tham gia hoạt động khác khi tham gia một hoạt động tìm hiểu giá trị của di tích lịch sử hoặc tham gia nhiều hoạt động tìm hiểu giá trị của di tích lịch sử văn hoá. Quỹ thời gian và thời điểm tổ chức các hoạt động trưng bày hiện vật,


hướng dẫn tham quan, biểu diễn nghệ thuật, bán hàng lưu niệm tại các DT đảm bảo các định hướng sau đây:

- Xem xét mối liên hệ với quá trình nhận thức của khách tham quan, thứ tự ưu tiên tổ chức các hoạt động du lịch.

- Xem xét sự liên quan đến liên kết với các hoạt động du lịch khác tại DTLSVH, và các hoạt động du lịch tại các điểm thu hút khách du lịch khác.

- Xem xét sự liên quan đến những sự kiện lớn, đặc biệt tại DTLSVH và điểm thu hút khách du lịch khác.

- Phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của DTLSVH. 4.Xác định không gian tổ chức hoạt động du lịch

Là vị trí, địa điểm, hình dáng, độ lớn, khoảng cách, phương hướng tổ chức các hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch được tổ chức sẽ chiếm một vị trí nhất định, có một diện tích nhất định, vào một khung cảnh nhất định trong tương quan với các yếu tố, các hoạt động khác của di tích lịch sử văn hoá. Xác định không gian tổ chức hoạt động trưng bày hiện vật, hướng dẫn tham quan, biểu diễn nghệ thuật, bán hàng lưu niệm đảm bảo các định hướng sau đây:

- Vị trí tổ chức biểu hiện và liên kết được các giá trị của DTLSVH, cộng đồng, điểm đến du lịch.

- Thuận tiện cho đi lại, sử dụng các phương tiện thô sơ, công tác hậu cần, xử lý các vấn đề khẩn cấp về vệ sinh, an ninh, an toàn.

- Thuận tiện cho việc thông tin, chỉ dẫn.

- Đảm bảo khả năng tiếp cận cho mọi đối tượng (người già, trẻ em, người tàn tật..).và tiếp cận các hoạt động du lịch khác.

- Khai thác tối đa năng lượng tự nhiên, thân thiện với môi trường: ánh sáng tự nhiên, sử dụng hiệu quả nguồn nước.

- Kiểm soát được tác động tiêu cực về môi trường, văn hóa.

- Liên kết vị trí, không gian giữa các hoạt động du lịch tại DTLSVH với nhau và với điểm thu hút khách du lịch khác.

5. Xác định khả năng liên kết các hoạt động tại DTLSVH


Các nội dung chính của hoạt động liên kết chặt chẽ với nhau sẽ làm tăng giá trị của hoạt động du lịch. Giá trị của hoạt động này liên kết với giá trị của hoạt động khác sẽ làm tăng giá trị các hoạt động tại di tích lịch sử văn hoá. Các giá trị của hoạt động du lịch tại di tích này kết hợp với giá trị của các tài nguyên du lịch khác sẽ làm tăng giá trị của điểm du lịch, tuyến du lịch trong sản phẩm du lịch và làm tăng khả năng thoả mãn nhu cầu đặc trưng của khách du lịch, khả năng liên kết các hoạt động trưng bày hiện vật, hướng dẫn tham quan, biểu diễn nghệ thuật, bán hàng lưu niệm đảm bảo các định hướng sau đây: .

- Liên kết nội dung giữa các hoạt động du lịch tại DTLSVH với nhau và với nội dung các hoạt động du lịch của điểm thu hút du lịch khác.

- Liên kết hình thức tổ chức.

- Liên kết về thời gian, không gian.

- Khả năng liên kết trong mối liên hệ với sản phẩm du lịch và nhu cầu khách du lịch.

6. Xây dựng phương án tham gia các hoạt động du lịch

Một hoạt động du lịch được tổ chức theo nhiều hình thức. Khách tham gia một phần, tham gia toàn bộ, hoặc quan sát. Mỗi phương án tổ chức tham gia phải đảm bảo hướng dẫn đầy đủ, tuân thủ các quy định về an toàn, an ninh, văn hoá. Có quy định về quy mô, địa điểm tập trung, vị trí tổ chức và đối tượng tham gia, thời gian tổ chức, trang phục.v.v.. , phương án tham gia các hoạt động trưng bày hiện vật, hướng dẫn tham quan, biểu diễn nghệ thuật, bán hàng lưu niệm đảm bảo các định hướng sau đây:

- Quy mô, hình thức, mức độ tham gia, điều kiện tham gia.

- Thời điểm, độ dài thời gian.

- Giá trị mang lại cho người tham gia.

- Phương án đảm bảo về vệ sinh môi trường, an ninh an toàn, xử lý các tình huống phát sinh, khẩn cấp.


7.Xây dựng phương án di chuyển, điểm dừng, nghỉ, điểm đỗ, tập trung, đường lối di chuyển

Việc di chuyển từ điểm tập trung đến địa điểm tổ chức có những yêu cầu về quy mô, khoảng cách, không gian, phương tiện các hoạt động trưng bày hiện vật, hướng dẫn tham quan, biểu diễn nghệ thuật, bán hàng lưu niệm đảm bảo các định hướng sau đây:

- Liên kết tổ chức các hoạt động du lịch.

- Trang trí, thông tin biểu hiện, liên kết giá trị của di tích, văn hóa cộng đồng, điểm đến du lịch.

- Phù hợp với các đối tượng khách du lịch.

- Thuận tiện cho quản lý số lượng khách tham gia, hành vi của khách.

- Thông tin chỉ dẫn rõ ràng, phù hợp với nhiều đối tượng.

- Thuận tiện xử lý các vấn đề phát sinh.

8.Tính giá thành, giá bán các hoạt động du lịch

Bao gồm các chi phí cố định và chi phí biến đổi, chi phí liên quan đến môi trường, an ninh, các khoản thuế, các khoản phí bảo tồn di tích lịch sử văn hoá, chi phí khác. Tính giá thành, giá bán các hoạt động trưng bày hiện vật, hướng dẫn tham quan, biểu diễn nghệ thuật, bán hàng lưu niệm đảm bảo các định hướng sau đây:

- Xác định trên cơ sở mục đích tài chính của từng hoạt động du lịch: có lợi nhuận, hòa vốn, cần tài trợ/trợ cấp.

- Xem xét trên cơ sở giá trị của hoạt động du lịch mang lại cho khách: mức độ nhận thức về giá trị, nâng cao trải nghiệm của khách, phát triển kinh tế địa phương, giảm thiểu tác động tiêu cực về văn hóa, xã hội, môi trường.

- Xem xét thời điểm, đối tượng, quy mô đoàn khách, mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ khác, sự khác biệt về chất lượng trải nghiệm.

- Xem xét hình thức thu trực tiếp hay gián tiếp.

9.Xác định nhân lực thực hiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/08/2022