Di tích lịch sử và lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng - 3

chém 18 lộng thần, không được vua Mạc chấp thuận, ông treo ấn từ quan về quê mở trường dạy học. Về quê, ông dựng quán Trung Tân, lập Am Bạch Vân làm trường dạy học, sáng tác thơ ca, tập hợp các thi gia sáng tác, xướng họa. Kể từ khi ông từ quan đến khi ông qua đời ở tuổi 95 là 43 năm. Trong 43 năm đó, “Tiên sinh không tham dự quốc chính, nhưng nhà Mạc vẫn kính như bậc thầy. Mỗi khi có việc trọng đại của vua Mạc thường sai quan về hỏi hoặc mời lên kinh đô nói chuyện” (Phả ký Vũ Khâm Lân). Cũng trong thời gian đó, ông đã nhiều lần theo vua Mạc dẹp loạn. Do đó, ông được vua Mạc ban cho chức tước từ hàm thị Lang đến tước Trình tuyền hầu rồi đến Thái phó, Trình Quốc công. Đối với quê hương, ông đã tham gia nhiều việc của đời thường như: dựng quán, xây chùa, trồng cây, dạy trẻ, cho câu đối, viết văn bia...gắn bó sâu sắc với quê hương.

Năm Ất Dậu (1585), Trạng Trình ốm nặng. Vua Mạc cử sứ giả và quan ngự y về hỏi thăm và chạy chữa bệnh. Biết mình không qua khỏi, ông vẫn bày kế sách bảo toàn nhà Mạc: “Cao Bằng tuy thiếu khả duyên số thế” (Đất Cao Bằng tuy nhỏ nhưng cũng ở được mấy đời). Sau khi thất bại 1592, nhà Mạc đã kéo quân lên Cao Bằng, tồn lại được hơn 70 năm nữa.

Ngày 28-11 cũng năm Ất Dậu, Trạng Trình mất, vua Mạc cử phụ chính triều đình Ứng vương Mạc Đôn Nhượng và văn võ bá quan về viếng tang. Lễ tang được cử hành trọng thể, bạn bè và môn sinh khắp nơi kéo về dự tang. Tại đây Trương Thời Cử thay mặt môn sinh đọc bài văn điếu tiên sinh, một bài văn tế rất cảm động mà Đinh Thời Trung đã soạn.

Tháng Giêng năm Bính Tuất (1586) sau đó, vua Mạc ban cấp cho làng Trung Am, ba ngàn quan tiền để lập đền thờ ông, có gắn biển chính nhà vua đề chữ: Mạc Triều Trạng Nguyên tể tướng từ, (Đền thờ quan tể tướng, Trạng nguyên triều Mạc), một danh hiệu truy tặng, đồng thời nhà vua ban cho địa phương một trăm mẫu ruộng thờ.

Vợ con ông cũng được truy tặng chức tước, ba người vợ và bảy người con trai cũng được thứ tự phong hàm. Con trưởng lấy hiệu là Hàn Giang cư sĩ, được tập ấm phong hàm Trung Trinh đại phu, sau làm quan đến chức Phó hiến. Con thứ hai là Tuy Am tiên sinh được phong hàm Triều liệt đại phu, tước Quảng nghĩa hầu; con thứ tư hiệu Thuần Phu hàm Hoằng Nghi đại phu, tước Quảng đô hầu; con thứ năm là Thuần Đức, tước Bá thư hầu...

Học trò và sĩ phu đương thời tôn xưng ông là Tuyết Giang phu tử, một vinh dự đặc biệt cao quý và chỉ có vài nhà Nho đức nghiệp cao ở nước ta đạt được như Chu Phu Tử (Chu An – Đời Trần) và La Sơn Phu Tử (Nguyễn Thiếp

– đời Tây Sơn). Trong Bạch Vân Am cư sĩ Phả ký, Ôn đình hầu Vũ Khâm Lân có viết: “Tiên sinh thiên tử sáng suốt, ôm cái học thánh hiền, giá như gặp thời mà thực hiện được cái đạo của mình, thì cũng có thể khiến cho sự bình trị củng cố cho nền văn hiến vẻ vang, làm cho tệ rối loạn bớt đi, mà phần lễ nghĩa tăng lên. Cái đức của ông đáng dùng cho vương đạo, thì lại rơi vào thời bá đạo, nên tài năng của ông không được dùng. Tiếc thay” và ông kết luận: “Trên trăm năm về trước, dưới trăm năm về sau, không ai hơn được tiên sinh”.

Về sự nghiệp thơ văn, ông là người có nhiều cống hiến cao nhất đối với nền văn học nước ta thế kỷ XVI. Tác phẩm của ông sinh thời được đánh giá là đồ sộ. Song, do thời gian lùi xa hàng nửa thiên niên kỷ nên bị thất lạc nhiều, phần còn lại đến nay sưu tầm và tập hợp lại là: Bạch Vân am thi tập (chữ Hán), Bạch Vân quốc ngữ thi (chữ Nôm), Trình Quốc công Bạch Vân ký và Trình Quốc công sấm ký...

Nội dung thơ của ông: Lòng lo đời, thương người, thể hiện ra ở thơ ca. Văn chương ông tự nhiên, viết ra không cần gọt dũa, giản dị mà linh hoạt, không màu mè mà ý vị, đều có quan hệ đến việc dạy đời. Chính vì đạt được những đặc sắc chủ chốt đó của thơ, ông đã trở thành một tác giả lớn của thế kỷ XVI, ngang tầm với Nguyễn Trãi ở thế kỷ XV.

Thơ văn ông là khát vọng hòa bình, là nỗi lo lắng về tương lai đất nước, là nỗi hoài nghi trật tự phong kiến. Dù là một ông quan đầy uy vọng, ông vẫn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

khảng khái tố cáo sự tha hóa của cái trật tự, cái thể chế mà trong đó các tập đoàn phong kiến thoán đoạt lẫn nhau, khắp nơi diễn ra cảnh “núi xương, sông máu”, các tiêu chuẩn đạo đức xuống cấp:

Ở triều đình thì tranh giành nhau cái danh, Ở chợ búa thì giành nhau cái lợi,

Di tích lịch sử và lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng - 3

Khoe nhà sang thì xe mát quán ấm Khoe nhà giàu thì nhà múa, lầu hát

Thấy người chết đói dọc đường thì không dám bỏ một đồng tiền ra cứu giúp...

(Bia ký Quán Trung Tân) [15, tr.16]

Ông đại diện cho nhân dân, lên án chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến làm cho đất nước chìm đắm trong máu lửa, ông ao ước hòa bình, tan cơn binh lửa:

Bao giờ được thấy lại cảnh thịnh trị như đời Đường Ngu Trời đất như xưa một vẻ thái hòa

(Ngụ Hứng)

Vốn là người tinh thông kinh dịch, nhìn sự biến đổi của cuộc đời với con mắt của nhà triết học, ông lý giải sự vần xoay của cuộc đời là chuyển biến tuần hoàn, nên ông cảnh báo bọn thống trị hãy coi trừng đừng càn rỡ quá:

Có thủa được thời mèo đuổi chuột Đến khu thất thế kiến tha bò

(Thơ Nôm, bài 75)

Ông lên án, mỉa mai bọn phong kiến đã đánh rơi mất giá trị đạo đức để đồng tiền tha hóa con người:

Đạo nọ, nghĩa này trăm tiếng Nghe bui thinh thỉnh lại đồng tiền

(Thơ Nôm, bài 5)

Ông còn vạch ra sự tha hóa về đạo đức, thói trục lợi, xu nịnh, hám danh:

Thớt có tanh tao ruồi đậu đến Anh không mật mỡ, kiến bò chi

(Thơ nôm, bài 55) [15, tr.17]

Là một người yêu nước, thương dân, gần như cả cuộc đời gắn liền với quê hương, gắn liền với mọi sinh hoạt của nhà nông, với cả những thức ăn, thức uống dân gian, thơ ông hồn hậu như làng quê:

Nhá rau, lại tiếc mùi canh ngọt Nếm ếch còn thèm có giống măng

(Thơ nôm, bài 72)

Hoặc:


Và:


Một mai, một quốc, một cần câu

(Thơ nôm, bài 73)


Ruộng thời hai khóm đất con ong Đầy tớ ta cày kẻo muộn màng

(Thơ nôm, bài 52)

Đau lòng trước cảnh suy tàn của đạo đức phong kiến, đặc biệt là bọn

quan lại, ông đã dâng sớ chém 18 lộng thần nhưng không được chấp thuận ông dồn vào thơ văn, cảnh tỉnh mọi người “ Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười”, ông ao ước:

Dân lầm than khổ cực sẽ được nằm trên nệm chiếu yên ổn Quan trọng nhất là bậc đế vương phải nêu cao nhân nghĩa

(Liệt Khê trú doanh) [15, tr.18] Ông khuyên nhủ mọi người hãy trở về với tính thiện, với nhân nghĩa:

“Trung là cái chính giữa, tính thiện. Tân là cái bến bãi để và theo...Biết dùng đúng chỗ là đúng bến ngày...trung ở chỗ nào thì cái thiện ở chỗ đó”.

(Bia Quán Trung Tân)

Thơ văn của ông là tài sản tinh thần vô giá, những khát vọng, ưu tư, tình yêu con người, thiên nhiên, ước vọng hòa bình, lòng căm ghét chiến tranh, thái độ coi thường công danh phú quý, an bần, lạc đạo...mãi mãi còn lại và tham gia vào bước tiến của dân tộc ta hôm nay.

Đôi nét về Sấm ký Trạng Trình: Sấm ký Trạng Trình là một đề tài mà từ mấy thế kỷ nay đã là một bức màn thần bí bao phủ lên cả cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thực hư ra sao thì cũng chưa ai dám khẳng định. Nhưng, có một điều mà lịch sử xưa nay đối với những vĩ nhân, thường có chuyện những lời tiên tri hữu nghiệm được truyền tụng.

Ở Trung Quốc, nhà triết học Vương Sung, (khoảng năm 27-97) đã trích dẫn lại trong “Thực tri thiên” của ông, cho thấy diện mạo siêu phàm của Khổng Tử (551-479 TCN). Chuyện kể rằng ở Khổng miếu có để lại sấm thư, nói rằng:

“Không biết rằng một chàng trai nào đó, tự xưng là Tần Thủy Hoàng, bước vào nhà ta, ngồi xổm trên giường ta, làm đảo lộn áo xiêm ta, đi đến Sa Khâu thì chết”. Về sau Tần Thủy Hoàng (221TCN – 206 TCN), sau khi thống nhất thiên hạ, đi qua nước Lỗ vào xem nhà Khổng Tử, rồi đi đến Sa Khâu, dọc đường ốm mà chết...Đó là việc linh nghiệm của khả năng biết rõ việc trên đời. Rồi thời Tam Quốc ở đền thờ Gia Cát Lượng có câu đối:

Vạn đại quân sư Gia Cát Lượng Thống nhất sơn hà Tư Mã Viêm.

Quả nhiên sau này, chính Tư Mã Viêm là người thống nhất cả 3 thế lực Ngụy, Thục, Ngô lập lên nhà Tấn, khi đến đền thờ Gia Cát Lượng định phá đền, thì đã phải dừng lại vì kính nể tài tiên tri của Khổng Minh.

Ở Việt Nam, dưới thời Lý có sư Vạn Hạnh (939 – 1025) theo truyền thuyết cũng rất giỏi về tiên đoán. Tương truyền ông dự đoán được tiền vận, hậu vận của con người, nên đã hết lòng dạy dỗ Lý Công Uẩn và quả nhiên sau

này Lý Công Uẩn đã làm vua, lập ra triều đình nhà Lý. Rồi thế kỷ XVIII, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723 – 1804) đã dự đoán về chiến thắng của Quang Trung quét sạch 20 vạn quân Thanh “ trong vòng mười hôm”.

Trong thời kỳ cận đại và hiện đại, nhiều nhà chính trị, triết gia cũng từng đưa ra những dự đoán tài giỏi về chiều hướng của lịch sử và chính trị thế giới.

Song, kho Sấm ngữ Trạng Trình có đặc điểm là được tập hợp lại thành những mẩu chuyện thần kỳ, giải thích các hiện tượng xảy ra trong lịch sử dân tộc trong vòng bốn đến tận năm thế kỷ.

Gần thì như các chuyện khuyên Nguyễn Hoàng “ Hoành sơn nhất đái, khả dĩ dung thân” hay với chúa Trịnh “ Thờ phật thì được ăn oản” hoặc với nhà Mạc “ Cao Bằng tuy thiểu, khả duyên số thế”...

Hay như khi Người đã mất, thì các chuyện để lại với quê hương, con cháu, như “Minh Mạng thập tứ, thằng Trứ phá đền” rồi “Cha con thằng Khả đánh ngã bia tao” hoặc “Ngã cứu nhĩ thượng chi ách, nhữ cứu ngã thất thế chi tôn”...

Về sau này, là những lời nói về khởi nghĩa Yên Bái của Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo:

Khi cơn gió thổi lá rung cây

Rung Bắc, rung Nam, Đông tới Tây. Tan tác Kiến kiều An đất nước

Sơn Lâm nổi sóng, mù Thao cát Hưng địa tràn dâng, Hóa nước đầy Một giỏ, một Yên ai sùng Bái

Cha con người Vĩnh, Bảo cho hay

[12, tr.24]

Bài thơ trên, các từ ghép nhau lại là thành địa danh và sự kiện có liên quan tới khởi nghĩa Yên Bái.

- Yên Bái, là nơi đêm 9 – 3 -1930 Nguyễn Thị Giang tổ chức lực lượng tấn công vào thành Yên Bái do thiếu tá Le Taron chỉ huy.

- Lâm Thao, Hưng Hóa là nơi Nguyễn Khắc Nhu tổ chức tiến công.

- Vĩnh Bảo, là nơi Trần Quan Diệu (người làng Cổ Am) tấn công vào huyện lị, bắt tri phủ Hoàng Gia Mô.

- Vì ông Trần Quang Diệu ở Cổ Am, nên sau đó Pháp đã huy động máy bay triệt hạ làng Cổ Am.

Nói về Đại chiến thế giới thứ hai có bài: Long vĩ, xà đầu khởi chiến tranh

Can qua xứ xứ khổ đao binh

Mã đề Dương cước anh hùng tận Thân, Dậu niên lai kiến Thái Bình.

[12, tr.24]

Hai câu đầu ứng với cuộc đại chiến mở rộng vào cuối năm Rồng ( 1940

– Canh Thìn) và mở đầu năm Rắn (Tân Tỵ - 1941) nhân dân đau khổ. Có thể dịch hai câu đầu như sau:

Đuôi rồng, đầu rắn khởi chiến tranh Khắp mọi nơi, dân khổ vì chiến tranh

Hai câu cuối, đến tháng 1 – 1943 (chân ngựa – cuối năm ngọ) Liên Xô phản công ở Stalingrat rồi sang cuối năm 1943 (móng dê – năm mùi) phát xít Hitle bắt đầu núng thế:

Móng dê, chân ngựa, anh hùng tận.

Để rồi kết thúc bằng chiến thắng của Hồng quân Liên Xô đem lại hòa bình cho toàn thế giới vào cuối năm Giáp Thân (1944) đầu năm Ất Dậu (1945)

Thân, Dậu rồi ra mới thái bình.

Rồi đến Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, cũng thấy xuất hiện Sấm Trạng.

Đầu thu gà gáy xôn xao

Mặt trăng xưa sáng tỏ vào Thăng Long.

Đầu thu là tháng 7 âm lịch (tức tháng 8 dương lịch) năm gà là Ất Dậu (1945) thì Bác Hồ về Hà Nội. “Mặt trăng xưa” theo tiếng Hán là cổ nguyệt, theo triết tự thì chữ Cổ và chữ Nguyệt ghét lại thành chữ Hồ. Cụ Hồ về Hà Nội vào ngày 26 – 8 – 1945 (tức 19 tháng 7 năm Ất Dậu).

Gần đây nhất sau 400 năm ngày mất của Trạng thì có câu:

Bao giờ Tiên Lãng chia đôi Sông Hàn nối lại thì tôi lại về.

[12, tr.25]

Hai câu ứng với việc dòng sông đào chia đôi huyện Tiên Lãng được mở rộng, chiến cầu phao nối hai huyện Tiên Lãng – Vĩnh Bảo để cả nước về thăm quê Trạng. “Tôi lại về” vào dịp thành phố tổ chức kỉ niệm 400 năm ngày mất của Trạng. Đến thời điểm 1991 (Tân Mùi) khi đất nước trở lại thành một Quốc gia có vị thế trên thế giới, đất trời thanh bình:

Hồng Lam ngũ bách niên thiên hạ Hưng tộ diên trường ức vạn xuân.

(Dịch là: Đất nước Hồng Lam sau ta 500 năm sẽ là một thời kì hưng thịnh vạn mùa xuân) [12, tr.26].

Vài điều kể trên chỉ nói lên một điều là dù xuất xứ khác nhau như thế nào về thời gian, những mẩu chuyện như trên dần dần được tập hợp lại, trở thành một hệ thống, với một nhân vật đóng vai dẫn truyện: Trạng Trình. Đủ nói lên rằng, đã từ lâu, ông là một con người đã được huyền thoại hóa, có sức thu hút mạnh mẽ đối với đời sống tâm linh của xã hội Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022