Di tích lịch sử và lễ hội Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI II KHOA: LỊCH SỬ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ LỄ HỘI ĐỀN TRẠNG TRÌNH 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI: DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ LỄ HỘI ĐỀN TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM Ở HUYỆN VĨNH BẢO, HẢI PHÒNG


SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐỖ THỊ TRANG LỚP: K35 CỬ NHÂN LỊCH SỬ

GV HƯỚNG DẪN: NGUYỄN VĂN NAM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.


HÀ NỘI: 2013

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo trong khoa Lịch sử, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã dạy dỗ, chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường cũng như trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp này.

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Nam đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện khoá luận tốt nghiệp này.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.

Trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp, do thời gian có hạn và bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học nên không thể tránh khỏi những thiếu xót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


Người thực hiện


Đỗ Thị Trang

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận này là do sự cố gắng, nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Văn Nam.

Công trình này không trùng lặp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.


Người thực hiện


Đỗ Thị Trang

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 6

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4. Phương pháp nghiên cứu 9

5. Đóng góp của khóa luận 9

6. Bố cục của khóa luận 10

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THÂN THẾ SỰ NGHIỆP TRẠNG TRÌNH....... NGUYỄN BỈNH KHIÊM 11

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI, VĂN HÓA HUYỆN VĨNH BẢO, HẢI PHÒNG 11

1.2. THÂN THẾ SỰ NGHIỆP CỦA TRẠNG TRÌNH

NGUYỄN BỈNH KHIÊM 15

1.3. TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM TRONG TÂM THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM 25

Chương 2: DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ LỄ HỘI ĐỀN TRẠNG TRÌNH

NGUYỄN BỈNH KHIÊM Ở VĨNH BẢO, HẢI PHÒNG 26

2.1. DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM 26

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngôi đền 31

2.1.2. Khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm 34

2.1.2.1. Nhà thờ chính 34

2.1.2.2. Bạch Vân Am 35

2.1.2.3. Nhà thờ song thân phụ mẫu của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.. 39 2.1.2.4. Phần mộ cụ Nguyễn Văn Định 40

2.1.2.5. Tháp bút Kình Thiên 41

2.1.2.6. Chùa Song Mai 41

2.1.2.7. Quán Trung Tân 44

2.1.2.8. Nhà trưng bày hiện vật 46

2.1.2.9. Các hạng mục công trình khác trong khu di tích 47

2.2. LỄ HỘI ĐỀN TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM 48

2.2.1. Công tác chuẩn bị 48

2.2.2. Lễ hội 49

2.2.2.1. Phần lễ 49

2.2.2.2. Phần hội 51

2.2.3. Công tác duy trì, bảo tồn di tích và lễ hội đền Nguyễn Bỉnh Khiêm ... 53 2.2.3.1. Công tác quản lý bảo tồn, tôn tạo di tích 53

2.2.3.2. Hoạt động tâm linh ở khu vực Đền 54

2.2.3.3. Công tác quản lý các hoạt động tâm linh ở Đền 56

Chương 3: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ LỄ HỘI ĐỀN TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM Ở VĨNH BẢO, HẢI PHÒNG .. 59 3.1. ĐẶC ĐIỂM 59

3.1.1. Đây là khu di tích và lễ hội có từ lâu đời, “ăn sâu tiềm thức” của

nhân dân 59

3.1.2. Đây là khu di tích và lễ hội lớn nhất về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm 60

3.1.3. Đây là khu di tích và lễ hội có nhiều nét độc đáo riêng 61

3.2. VAI TRÒ 64

3.2.1. Thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân 64

3.2.2. Giá trị giáo dục truyền thống 66

3.2.3. Cố kết cộng đồng 67

3.2.4. Giá trị kinh tế, xã hội 68

KẾT LUẬN 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .

.................................................................71

MỞ ĐẦU‌‌

1. Lý do chọn đề tài

Có thể nói di tích lịch sử cùng với lễ hội truyền thống luôn là một đề tài phong phú, bởi đây là những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng quý báu được ông cha ta gìn giữ và để lại cho con cháu đến tận ngày nay. Trải qua những năm tháng hào hùng của lịch sử nước nhà, cho đến nay tất cả những di tích lịch sử cùng với lễ hội truyền thống của Việt Nam vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống và có sự tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại.

Vĩnh Bảo, Hải Phòng là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, một vùng quê nổi tiếng với những khu di tích, những lễ hội truyền thống gắn liền với từng giai đoạn phát triển lịch sử của dân tộc như: chùa Mét, miếu Bến, chùa Đồng Quan, miếu Cựu Điện, miếu Ba Vua... Trong đó, đặc biệt phải kể đến khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng với lễ hội kỷ niệm ngày mất danh nhân - một con người vĩ đại, không chỉ là niềm tự hào của nhân dân Vĩnh Bảo mà còn là niềm hào của toàn thể dân tộc Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia có khoảng hơn 800 lễ hội truyền thống cùng với số lượng di tích quốc gia vô cùng lớn nhưng di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng với lễ hội tại đây đã để lại cho nhân dân Vĩnh Bảo cũng như những người tới đây nhiều cảm xúc, ý nghĩa và hoài niệm riêng. Nghiên cứu sâu hơn về khu di tích và lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm góp phần vào việc tìm hiểu về danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm, quá trình hình thành và phát triển của ngôi đền cùng với các di tích liên quan tới ông. Ngoài ra, bên cạnh việc tìm hiểu về những giá trị còn được lưu giữ lại ở khu di tích và lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về nhiều mặt văn hóa, tư tưởng, giáo dục, kinh tế còn góp phần để đưa ra những chính sách bảo tồn, tôn tạo di tích cùng lễ hội sao cho phù hợp với thực tiễn.

Với những lý do trên, đề tài Di tích lịch sử và lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.‌

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong lịch sử văn hóa Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm là một hiện tượng hiếm thấy được nhắc đến với tư cách một nhà thơ, thà tư tưởng lớn, một người thầy danh tiếng và một nhà văn hóa. Ông sống trọn thế kỷ XVI, được đánh giá là “trong bóng rợp của cây đại thụ này còn che trùm nhiều năm tháng mãi về sau”. Đến nay vẫn còn một vài ý kiến chưa thống nhất về tư tưởng triết học, về nhân sinh quan và cả vài khía cạnh trong thơ ông. Song hầu như khá thống nhất khi nhận định đánh giá về vị trí, vai trò của ông trong nền văn học nước nhà. Trong tâm thức nhân dân ông luôn được nhắc đến với lòng ngưỡng mộ về sự nghiệp lẫn cuộc đời trong tư tưởng cùng thơ ca, về tài năng và nhân cách.

Do đó mà Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn là một đề tài được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các tác phẩm viết về ông chủ yếu nghiên cứu về cuộc đời, sấm ký, giai thoại, thơ văn: Tác giả Phạm Đan Quế với Giai thoại và sấm ký Trạng Trình, tác giả Nguyễn Nghiệp với tác phẩm Trạng Trình sấm và ký. Trong hai tác phẩm này, tác giả cũng đã phác họa cơ bản về tiểu sử, giai thoại, đặc biệt là sấm ký Trạng Trình. Ngoài ra, trong tác phẩm còn nêu những nhận định của một số nhà nghiên cứu, đây là hai trong những tác phẩm hay để tham khảo về Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Trong cuốn Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (kỷ yếu Hội nghị khoa học nhân 400 năm ngày mất của danh nhân) cũng là một tác phẩm có nhiều đánh giá về phẩm chất cũng như tài năng Nguyễn Bỉnh Khiêm khi tìm hiểu về ông. Tác giả đã dựa trên sự nghiên cứu lâu dài, thu thập nhiều tài liệu để có được cái nhìn đúng nhất về cuộc đời, thơ văn, sấm ký của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Bên cạnh đó còn rất nhiều những tác phẩm khác như: Sấm Trạng Trình của tác giả Phạm Minh Thảo, Văn hóa trên quê hương Trạng của Phòng Văn hóa thông tin Vĩnh Bảo, Giai thoại Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Lương Cao Rính sưu tầm, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và di tích do Uỷ ban Nhân dân xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo soạn thảo...‌

Trong tất cả những tác phẩm trên chỉ có cuốn Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và di tích do Ủy ban Nhân dân xã Lý Học soạn thảo là đề cập nhiều đến di tích lịch sử và những di tích liên quan đến Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Song chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, lô gic về quần thể di tích và lễ hội đền Trạng, một trong những khu di tích lịch sử và lễ hội lớn nhất Hải Phòng. Tuy nhiên với nhiều tài liệu nghiên về Nguyễn Bỉnh Khiêm, đó là những tư liệu quý giá để tác giả có thể kế thừa và hoàn thiện được khóa luận của mình.

3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục đích

Khóa luận tìm hiểu về di tích lịch sử và lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại làng Trung Am, xã Lý Học, Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Nhiệm vụ

Để thực hiện mục đích trên, khóa luận có nhiệm vụ:

Thứ nhất: Khái quát về thân thế sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thứ hai: Tìm hiểu về di tích lịch sử, lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua đó, nắm được những điểm mạnh và thực trạng còn tồn tại để đưa ra một số giải pháp bảo tồn và phát triển di tích cũng như lễ hội tại đây.

Thứ ba: Phân tích vai trò, đặc điểm của khu di tích và lễ hội đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí