vị trong ngành ngân hàng được tiến hành đồng thời giữa việc kiểm soát chứng từ và ghi sổ kế toán ngay khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Các đặc điểm khác biệt về tổ chức bộ máy cũng như đặc thù hoạt động của các ngân hàng với các ngành kinh tế khác có ảnh hưởng rất lớn tạo ra những nét đặc trưng riêng của hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như tổ chức hạch toán kế toán tại các ngân hàng. Chúng ta sẽ thấy điều này qua phần trình bày tiếp theo về kiểm soát nội bộ và tổ chức hạch toán kế toán tại các NHTM.
1.2.2. Công tác hạch toán kế toán tại các ngân hàng thương mại
1.2.2.1. Yêu cầu của công tác hạch toán kế toán tại ngân hàng thương mại
Tổ chức hạch toán kế toán tại NHTM là việc vận dụng Luật Kế toán, các chuẩn mực, chế độ kế toán, luật các TCTD cho phù hợp với điều kiện về tổ chức hoạt động của ngành ngân hàng, phù hợp với trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ cụ thể của các NHTM. Tổ chức tốt hạch toán kế toán ở NHTM đảm bảo cho việc thu nhận, xử lý và hệ thống hóa thông tin kế toán một cách đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy phục vụ cho công tác quản lý kinh tế tài chính tiền tệ ở tầm vĩ mô của Nhà nước và giúp các NHTM quản lý được hoạt động của bản thân ngân hàng, bảo đảm được tài sản của dân cư, ngăn ngừa được hành vi làm tổn thất tài sản của ngân hàng và giúp NHNN đưa ra được chính sách tiền tệ nhằm định hướng hành động cho cả nền kinh tế.
Muốn tổ chức hạch toán kế toán tại NHTM khoa học và hợp lý thì công tác tổ chức cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Tổ chức hạch toán kế toán phải đảm bảo thu nhận, xử lý và hệ thống hóa thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính ở ngân hàng nhằm cung cấp thông tin kế toán đáng tin cậy phục vụ cho công tác quản lý về hoạt động tiền tệ, dịch vụ ngân hàng và quản trị ngân hàng, đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của mọi đối tượng bên ngoài ngân hàng như NHNN, các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách của Nhà Nước.
Thứ hai: Tổ chức hạch toán kế toán phải phù hợp với quy mô và đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh, phân cấp quản lý của từng hệ thống NHTM.
Có thể bạn quan tâm!
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại Ngân hàng Công thương Phúc Yên - 1
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại Ngân hàng Công thương Phúc Yên - 2
- Tổng Quan Về Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Ngân Hàng Thương Mại
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Ngân Hàng Công Thương Phúc Yên
- Đặc Điểm Về Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ngân Hàng Công Thương Phúc Yên
- Quyền Hạn Và Trách Nhiệm Của Các Bộ Phận Liên Quan
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Thứ ba: Tổ chức hạch toán kế toán phải phù hợp với trình độ, khả năng của đội ngũ cán bộ kế toán cũng như trình độ trang bị các phương tiện kỹ thuật tính toán, ghi chép, xử lý dữ liệu của từng đơn vị ngân hàng.
Thứ tư: Tổ chức hạch toán kế toán phải phù hợp với chế độ kế toán ngân hàng, luật kế toán và các pháp luật liên quan hiện hành.
Việc thực hiện tốt các yêu cầu nói trên trong công tác tổ chức hạch toán kế toán sẽ đảm bảo hoàn thành tốt được nhiệm vụ của kế toán ngân hàng với chi phí thấp, hiệu quả cao. Nội dung chủ yếu của tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường kiểm soát nội bộ tại NHTM được trình bày chi tiết ở phần tiếp theo.
1.2.2.2. Nội dung của công tác hạch toán kế toán tại các NHTM
Do có sự khác biệt trong hoạt động kinh doanh nên tổ chức hạch toán kế toán trong các NHTM cũng có những khác biệt so với các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên nội dung chủ yếu của công tác tổ chức hạch toán kế toán theo giai đoạn kết hợp với các phương pháp kế toán trong các phần hành kế toán trong các ngân hàng cũng gồm có các công việc sau:
Thứ nhất: Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với hệ thống phương pháp kế toán. Cụ thể:
(i), Một là, Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán ngân hàng là những giấy tờ, vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán ngân hàng. Nó là căn cứ pháp lý cho việc hạch toán vào sổ kế toán hàng ngày trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Chứng từ ngân hàng có đặc trưng là có khối lượng lớn, đa dạng về chủng loại cũng như hình thức thể hiện và quá trình luân chuyển phức tạp. Có rất nhiều cách phân loại chứng từ kế toán ngân hàng, cụ thể:
Theo nguồn gốc, có chứng từ do khách hàng lập, chứng từ do ngân hàng lập và chứng từ do ngân hàng khác chuyển giao. Đối tượng hạch toán kế toán của ngân hàng là tiền do vậy chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể gây hậu quả không lường, gây ra những tổn thất lớn. Vì vậy, các chứng từ ngân hàng trước khi được xử lý và hạch toán vào sổ sách kế toán phải được kiểm soát kỹ về tính hợp lệ, hợp pháp, tính đúng
đắn của số liệu ghi trên chứng từ, nhân viên kế toán phải kiểm tra kĩ ký hiệu mật ghi trên chứng từ cũng như kiểm soát đối chiếu dấu, chữ ký của người phê duyệt trên chứng từ.
Theo hình thức thể hiện, thì có chứng từ kế toán giấy và chứng từ kế toán điện tử. Theo đó, tại các NHTM tồn tại song song cả hai hệ thống chứng từ này. Trong đó, chứng từ giấy là các chứng từ kế toán mà nội dung của chứng từ được thể hiện dưới dạng giấy, còn chứng từ điện tử là chứng từ kế toán mà các yếu tố của nó được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử đã được mã hoá mà không có sự thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luôn đảm bảo nguyên tắc: Đối với chứng từ điện tử đã dùng làm căn cứ chuyển đổi thành chứng từ giấy thì chứng từ điện tử đó phải được ghi ký hiệu riêng để xác thực việc chứng từ điện tử đã được chuyển hoá; và ngược lại, các chứng từ giấy đã sử dụng làm căn cứ chuyển đổi thành chứng từ điện tử thì đơn vị sẽ in phần thông tin đơn vị xử lý/hạch toán lên chứng từ giấy. Theo đó, chứng từ sau khi đã dùng làm căn cứ để chuyển đổi chỉ còn giá trị lưu trữ để theo dõi, kiểm tra không còn hiệu lực để giao dịch, thanh toán.
Tại các NHTM, quá trình luân chuyển chứng từ luôn được chú trọng và được quy định cụ thể từ khâu tiếp nhận, kiểm soát, xử lý chứng từ, hạch toán vào sổ sách kế toán, hậu kiểm chứng từ, đóng chứng từ thành tập nhật ký đến khâu cuối cùng là lưu trữ, bảo quản chứng từ. Việc quy định hệ thống chứng từ phù hợp đã đảm bảo tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kiểm soát chặt chẽ, xử lý kịp thời, đảm bảo độ chính xác góp phần cung cấp các thông tin nhanh chóng, chính xác và kịp thời phục vụ công tác kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng cũng như phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước.
(ii), Hai là, Tổ chức hệ thống tài khoản (TK) và thiết kế hệ thống sổ kế toán tổng hợp: Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng là công cụ để ghi chép phản ánh hàng ngày đối với hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng tại các ngân hàng. Hệ thống TK kế toán áp dụng cho NHNN được thiết kế riêng và hệ thống TK áp dụng cho các NHTM cũng được qui định riêng: NHNN áp dụng Hệ thống TK Kế
toán NHNN ban hành theo Quyết định số 425/1998/QĐ-NHNN2 ngày 17/12/1998 của Thống đốc NHNN (được sửa đổi bổ sung theo Quyết định số 1638/2003/QĐ- NHNN ngày 26/12/2003); còn hệ thống các NHTM áp dụng theo Hệ thống TK Kế toán các TCTD ban hành theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/04/2004 của Thống đốc NHNN “ Về việc ban hành hệ thống tài khoản kế toán các TCTD” và Quyết định số 807/2005/QĐ-NHNN ngày 01/06/2005 của Thống đốc NHNN (được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/07/2006.
Hiện nay, tuy hệ thống TK của từng hệ thống ngân hàng có những đặc điểm khác biệt, song hệ thống TK mà các ngân hàng đang áp dụng cũng giống như hệ thống TK kế toán của các đơn vị khác trong nền kinh tế đang sử dụng. Cụ thể: hệ thống TK cũng gồm có các TK nội Bảng và TK ngoại Bảng và cũng được phân thành TK tổng hợp và TK chi tiết. Tuy nhiên có sự khác biệt ở đây là, hệ thống TK tổng hợp tại các NHTM thì do NHNN quy định từ cấp I đến cấp III; còn các NHTM tùy theo yêu cầu nghiệp vụ cụ thể tại đơn vị để quy định các TK cấp IV, cấp V và các TK chi tiết một cách phù hợp. Từ đó, NHNN sẽ tiến hành quản lý hệ thống TK đến cấp III để đảm bảo thống nhất các chỉ tiêu trên các báo cáo ngân hàng, lập bảng cân đối thống kê tiền tệ và bảng cân đối thanh toán quốc tế của toàn ngành. Do việc qui định có tính gợi mở như vậy của NHNN cùng với việc ứng dụng công nghệ tin học trong tổ chức hạch toán kế toán đã giúp hệ thống kế toán NHTM cung cấp đầy đủ các thông tin tổng hợp, thông tin chi tiết một cách nhanh chóng, chính xác phục vụ cho việc đạt được các mục tiêu hoạt động cũng như mục tiêu thông tin của hệ thống kiểm soát nội bộ và mục tiêu thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động tiền tệ.
Tại các NHTM thì công tác hạch toán kế toán được thực hiện thông qua: hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết. Trong đó, hạch toán tổng hợp là hình thức tập hợp số liệu của công tác hạch toán chi tiết theo các chỉ tiêu TK tổng hợp (từ cấp I đến cấp III) để cung cấp những thông tin kinh tế tài chính tổng hợp phục vụ cho việc chỉ đạo điều hành hoạt động của cả hệ thống ngân hàng và sau đó kiểm tra đối
chiếu trở lại đối với hạch toán chi tiết. Các hình thức sổ kế toán trong hoạt động này là: Nhật ký chứng từ, bảng TK, sổ cái và bảng cân đối TK ngày. Để hình dung rõ hơn có thể xem sơ đồ tổ chức hạch toán tại NHTM trong điều kiện công nghệ kế toán ngân hàng ở trình độ thấp (Sơ đồ 1.1).
Nhật ký chứng từ
Bảng kết hợp TK tháng
Sổ chi tiết
Chứng từ
(2) (7)
(1)
(4)
(3)
Bảng cân đối TK tháng
(8)
Bảng kết hợp TK ngày
(5)
Sổ tổng hợp (Sổ cái)
(6)
Bảng cân đối TK ngày
Trong đó:
Ghi sổ hàng ngày Ghi sổ định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 1.1: Tổ chức hạch toán kế toán tại NHTM
1. Căn cứ chứng từ vào sổ hạch toán phân tích (sổ phụ)
2. Căn cứ chứng từ sau khi vào sổ phụ để lập nhật ký chứng từ.
3. Cuối ngày khóa sổ phụ để lập bảng kết hợp TK cấp I
4. Đối chiếu số liệu giữa nhật ký chứng từ và bảng kết hợp TK
5. Căn cứ bảng kết hợp TK để vào sổ tổng hợp.
6. Căn cứ sổ tổng hợp để lập bảng cân đối TK ngày.
7. Cuối tháng cộng doanh số hoạt động trong tháng để lên kết hợp TK tháng.
8. Căn cứ bảng kết hợp TK tháng để lên cân đối TK tháng.
Tuy nhiên, trong điều kiện công nghệ thông tin hiện đại, được ứng dụng mạnh mẽ trong hệ thống kế toán hiện đại đặc biệt là việc hiện đại hóa ngành ngân hàng thì công tác hạch toán kế toán tổng hợp có thể thực hiện đồng thời đối với hạch toán chi tiết. Từ cơ sở dữ liệu có được khi kế toán viên nhập số liệu các nghiệp vụ phát sinh vào máy tính, sổ kế toán tổng hợp và chi tiết sẽ được xử lý đồng thời trong hệ thống và ngay lập tức các nhà quản lý sẽ có được hệ thống báo cáo cần thiết. Như vậy, đảm bảo sự chính xác tuyệt đối giữa thông tin tổng hợp và chi tiết.
(iii), Ba là, tổ chức hệ thống sổ kế toán chi tiết: Hạch toán chi tiết là hình thức kế toán phản ánh một cách chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng loại vốn, từng loại tài sản, từng loại nghiệp vụ, từng khách hàng. Các sổ trong hình thức này gồm: Sổ chi tiết thông thường như sổ TK tiền gửi, TK cho vay; sổ chi tiết nhật ký nghiệp vụ; bên cạnh đó các NHTM còn dùng chứng từ như một sổ chi tiết (thẻ thanh toán, sổ tiết kiệm,…).
(iv), Bốn là, tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: Cũng như các đơn vị khác trong nền kinh tế thì hệ thống báo cáo kế toán của NHTM cũng gồm các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị. Báo cáo tài chính là các báo cáo được lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán hiện hành để phản ánh các thông tin, tài chính chủ yếu của NHTM. Báo cáo tài chính được tạo lập trên cơ sở số liệu của Bảng cân đối tài khoản kế toán và các tài khoản kế toán chi tiết; Bảng cân đối tài khoản kế toán được tạo lập từ việc tổng hợp các tài khoản chi tiết. Mọi giao dịch tài chính đều được hạch toán vào các tài khoản chi tiết, từ TK chi tiết số liệu được tổng hợp vào sổ cái, sổ cái là cơ sở để lập Bảng cân đối tài khoản kế toán tổng hợp. Theo đó, báo cáo tài chính thể hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính nhằm phản ánh một cách tổng quát tình hình nhận vốn, sử dụng vốn cho vay, tình hình đầu tư TSCĐ, thu hồi nợ vay, thu lãi, thu phí và kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Báo cáo tài chính mà NHTM phải lập định kỳ theo tháng, quý, năm gồm: Bảng cân đối TK kế toán, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra, để đáp ứng việc chức năng quản lý nhà nước về tiền
tệ và hoạt động ngân hàng cũng như chức năng ngân hàng trung ương của NHNN, các ngân hàng còn phải lập các báo cáo thống kê cung cấp thông tin cho NHNN theo Quyết định số 477/2004/QĐ-NHNN ngày 28/04/2006 của Thống đốc NHNN. Ngoài các báo cáo tài chính và báo cáo thống kê được NHNN quy định, tùy theo yêu cầu quản trị nội bộ đơn vị, các NHTM cũng có quy định về các mẫu báo cáo quản trị phục vụ công tác quản lý điều hành nội bộ đơn vị.
Các báo cáo quản trị phản ánh chi tiết tình hình hoạt động của đơn vị theo từng mảng hoạt động, theo từng phần hàng mà các cấp quản lý quan tâm như: Báo cáo nguồn vốn, báo cáo cho vay, báo cáo số dư tiền gửi khách hàng,... Các báo cáo quản trị này có vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát cũng như quản lý điều hành trong các ngân hàng, các báo cáo này có thể được lập hàng ngày chứ không cần theo hàng tháng, hàng quý. Điều này giúp Ban lãnh đạo ngân hàng theo dõi kịp thời các diễn biến của thị trường để đưa ra các quyết định phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro trong tình hình thị trường có nhiều biến động bất thường, khó dự đoán. Hiện nay, các NHTM đều đã thực hiện hiện đại hóa hệ thống máy tính, công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng rãi do vậy hệ thống báo cáo của các NHTM là các thông tin đáng tin cậy, chính xác, đầy đủ và cập nhật, rất thuận lợi cho kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng.
Thứ hai: Tổ chức bộ máy kế toán nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh hàng ngày.
Tổ chức bộ máy kế toán khoa học chính là yếu tố quyết định để nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng thông tin kế toán, và tiết kiệm tối đa chi phí cho công tác kế toán từ đó tăng lợi nhuận cho đơn vị. Tổ chức bộ máy kế toán trong các NHTM có thể thực hiện theo một trong các hình thức sau: Mô hình kế toán phân tán; mô hình kế toán tập trung; mô hình kế toán vừa tập trung, vừa phân tán (mô hình kế toán hỗn hợp).
Tại các NHTM: toàn bộ hệ thống từng NHTM là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, các chi nhánh ngân hàng tại các tỉnh, thành phố hoặc khu vực là các đơn vị
hạch toán báo sổ. Tại các TSC (cấp chủ quản) có ban tài chính kế toán hoặc phòng tài chính kế toán đứng đầu là kế toán trưởng, tại chi nhánh có phòng tài chính kế toán đứng đầu là trưởng phòng tài chính kế toán.
Tại các chi nhánh ngân hàng tỉnh, thành phố, khu vực (đơn vị cơ sở) thông thường được tổ chức theo hai mô hình sau:
Mô hình bố trí theo mảng nghiệp vụ, khách hàng giao dịch “nhiều cửa”: là mô hình tổ chức truyền thống của các ngân hàng, theo đó nhân viên kế toán chỉ làm nhiệm vụ kiểm soát chứng từ và hạch toán vào sổ sách kế toán theo quy định, khách hàng phải qua nhiều khâu, cửa để hoàn thành giao dịch của mình.
Mô hình giao dịch “một cửa”: Là mô hình cho phép khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng chỉ giao dịch với một cán bộ ngân hàng vẫn có thể giải quyết toàn bộ các nhu cầu của mình về tiền gửi, thanh toán, mua bán ngoại tệ, tiền vay... Cán bộ kế toán giao dịch với khách hàng vừa làm nhiệm vụ kế toán viên, vừa là thủ quỹ thực hiện thu, chi tiền theo hạn mức quy định.
Lao động trong bộ máy kế toán cũng được bố trí theo các nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc kiểm soát nội bộ, nguyên tắc kế toán trưởng và nguyên tắc an toàn tài sản. Tức là không bố trí một người phụ trách nhiều công việc khác nhau mà có thể lợi dụng để tham ô công quỹ, bố trí nhân viên trong đơn vị đảm bảo mỗi hoạt động đều phải được kiểm tra qua ít nhất hai người và bộ phận kế toán ngân hàng được đặt dưới sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của kế toán trưởng. Như vậy, có thể thấy việc tổ chức bộ máy kế toán của các NHTM đã góp phần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng đồng thời đảm bảo các nghiệp vụ được tuân thủ theo các quy định của pháp luật giúp thực hiện tốt các mục tiêu, đảm bảo hiệu quả hoạt động cũng như mục tiêu an toàn tài sản của hệ thống kiểm soát nội bộ.