Tổng Quan Về Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Ngân Hàng Thương Mại


sổ kế toán chi tiết khoa học sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động kế toán, hạn chế sự ghi chép sai sót, trùng lặp, đảm bảo độ chính xác của thông tin, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, toàn diện cho các nhà quản lý ở đơn vị cơ sở.

Bốn là, tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: Hệ thống báo cáo kế toán của đơn vị gồm hệ thống báo cáo kế toán tài chính và hệ thống báo cáo kế toán quản trị. Báo cáo kế toán tài chính gồm bốn loại báo cáo chính mang tính bắt buộc là:: “Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.” Đây là các báo cáo phản ánh số liệu tổng hợp, được lập theo định kỳ nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư, cổ đông và những người có quan tâm đến hoạt động của đơn vị. Tất cả các đơn vị bắt buộc phải lập và có trách nhiệm phải cung cấp các báo cáo tài chính cho các đối tượng theo yêu cầu của Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành. Việc tổ chức lập báo cáo tài chính dựa vào các quy định về phương pháp lập cũng như quy định về biểu mẫu, để từ đó đơn vị có thể tiến hành phân công cán bộ kế toán thực hiện theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, báo cáo kế toán quản trị lại được lập tùy theo tình hình cụ thể tại mỗi đơn vị. Luật kế toán và chuẩn mực kế toán hiện hành chỉ đưa ra các mẫu báo cáo mang tính tham khảo để từ đó doanh nghiệp có thể dựa vào đó thể lựa chọn các mẫu báo cáo phù hợp với quản trị nội bộ tại đơn vị. Báo cáo quản trị là báo cáo phản ánh số liệu kế toán chi tiết theo từng đơn vị, theo từng mảng chi phí hay mảng doanh thu chi tiết, đây là những báo cáo được lập theo mục đích quản trị nội bộ doanh nghiệp do vậy chúng chỉ được cung cấp cho các nhà quản lý của doanh nghiệp. Các báo cáo quản trị này có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chi tiết, cụ thể và chính xác nhất phục vụ cho công tác quản trị nội bộ đơn vị.

Việc thiết kế tốt hệ thống các báo cáo tài chính cũng như các báo cáo quản trị sẽ giúp các đơn vị có hình ảnh tốt hơn trong mắt các nhà đầu tư, quản lý hoạt động kinh doanh của đơn vị hiệu quả hơn, năng suất hơn.


Năm là, tổ chức bộ máy kế toán: Tổ chức bộ máy bao gồm những nội dung chính: xác định mô hình tổ chức bộ máy kế toán và phân công lao động trong bộ máy kế toán. Việc tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ hạch toán kế toán trong một đơn vị hạch toán kế toán do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Do vậy, cần thiết phải tổ chức hợp lý bộ máy kế toán cho đơn vị trên cơ sở định hình được khối lượng công tác kế toán cũng như chất lượng cần phải đạt về hệ thống thông tin kế toán. Tùy theo quy mô và đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý của doanh nghiệp mà tổ chức bộ máy kế toán ở các đơn vị được tổ chức theo các hình thức cơ bản sau:

Mô hình I: Tổ chức bộ máy kế toán tập trung: (tổ chức kế toán một cấp). Theo mô hình này, toàn bộ việc tổ chức hạch toán kế toán được tập trung tại trung tâm. Chỉ có một phòng kế toán để đảm nhận tổ chức hạch toán kế toán của toàn đơn vị. Ở các bộ phận khác không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của từng bộ phận đó, lập báo cáo nghiệp vụ và chuyển chứng từ cùng báo cáo về phòng kế toán trung tâm để xử lý và tiến hành công tác kế toán (tại các đơn vị, bộ phận trực thuộc không mở sổ sách và hình thành bộ máy nhân sự, kế toán riêng). Mô hình kế toán tập trung phù hợp với các đơn vị hoạt động quản lý theo cơ chế một cấp quản lý, phần lớn các đơn vị này có quy mô nhỏ, hoạt động kinh doanh tập trung về mặt không gian và mặt bằng kinh doanh. Mô hình này có ưu điểm là tạo điều kiện thuận lợi để vận dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại, bộ máy kế toán ít nhân viên nhưng vẫn đảm bảo được việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho việc quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mô hình II: Tổ chức bộ máy kế toán phân tán: Theo hình thức tổ chức kế toán phân tán thì công tác kế toán không những được tiến hành ở phòng kế toán mà còn được tiến hành ở những bộ phận khác như phân xưởng hay đơn vị sản xuất trực thuộc doanh nghiệp. Theo đó bộ máy kế toán được phân thành hai cấp: kế toán trung tâm và kế toán trực thuộc. Công việc kế toán ở những bộ phận khác


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

nhau do bộ máy kế toán ở nơi đó đảm nhận từ công việc kế toán ban đầu, kiểm tra chứng từ đến kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp một số hoặc tất cả các phần hành kế toán và lập báo cáo trong phạm vi nhiệm vụ có sự phân cấp quản lý. Phòng kế toán trung tâm thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh tại trung tâm đồng thời thực hiện tổng hợp số liệu từ các báo cáo của các đơn vị trực thuộc gửi lên, phản ánh các nghiệp vụ có tính chất chung toàn doanh nghiệp, từ đó lập báo cáo tài chính chung toàn đơn vị theo quy định của Nhà nước, đồng thời thực hiện việc hướng dẫn kiếm tra công tác kế toán các bộ phận. Mô hình kế toán phân tán phù hợp với các đơn vị có quy mô kinh doanh lớn – liên hợp sản xuất kinh doanh, cơ cấu kinh doanh phức tạp và địa bàn kinh doanh rộng, phân tán.

Bên cạnh hai mô hình tổ chức kế toán cơ bản trên thì có thêm một mô hình hỗn hợp.

Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại Ngân hàng Công thương Phúc Yên - 3

Mô hình kế toán hỗn hợp: hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Đây là mô hình kế toán kết hợp của cả hai hình thức kế toán tập trung và mô hình kế toán phân tán, bộ máy tổ chức theo hình thức này gồm phòng kế toán trung tâm của doanh nghiệp và các bộ phận kế toán hay nhân viên kế toán ở các đơn vị - bộ phận khác. Phòng kế toán trung tâm thực hiện các nghiệp vụ kinh tế liên quan toàn doanh nghiệp và các bộ phận khác không tổ chức kế toán, đồng thời thực hiện tổng hợp các tài liệu kế toán từ các bộ phận khác có tổ chức kế toán gửi đến, lập báo cáo chung toàn đơn vị, hướng dẫn kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, kiểm tra kế toán toàn đơn vị. Các bộ phận kế toán ở các bộ phận khác thực hiện công tác kế toán tương đối hoàn chỉnh các nghiệp vụ kế toán phát sinh ở bộ phận đó theo sự phân công của phòng kế toán trung tâm. Các nhân viên kế toán ở các bộ phận có nhiệm vụ thu thập chứng từ, kiểm tra và có thể xử lý sơ bộ chứng từ, định kỳ gửi chứng từ kế toán về phòng kế toán trung tâm.

Hình thức tổ chức bộ máy kế toán này thường phù hợp với những đơn vị có qui mô lớn, có nhiều đơn vị ở cách xa nhau nhưng các bộ phận phụ thuộc có sự phân cấp quản lý khác nhau thực hiện công tác quản lý theo sự phân công đó.


Từ đó, căn cứ và đặc điểm hoạt động của mình, các đơn vị sẽ lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán cho phù hợp với tình hình thực tế.

Bộ máy kế toán trên góc độ tổ chức lao động kế toán là tập hợp đồng bộ các cán bộ, nhân viên kế toán để đảm bảo thực hiện khối lượng công tác kế toán thực hiện các phần hành kế toán với đầy đủ các chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của đơn vị. Mỗi cán bộ, nhân viên đều phải được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, để từ đó tạo thành mối liên hệ có tính thứ tự, lệ thuộc, chế ước cũng như hỗ trợ lẫn nhau. Bộ máy kế toán sẽ hoạt động có hiệu quả nhờ sự phân công, tạo lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các loại lao động kế toán theo tính chất khác nhau của công việc kế toán nhưng đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và trực tiếp của kế toán trưởng. Quan hệ giữa các nhân viên trong bộ máy kế toán có thể được thực hiện theo một trong ba cách sau:

Bộ máy kế toán tổ chức theo kiểu trực tuyến: Theo kiểu tổ chức này, bộ máy kế toán hoạt động theo phương thức trực tiếp, nghĩa là kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành không thông qua khâu trung gian nhận lệnh. Trong trường hợp này, bộ máy kế toán thực hiện trong một cấp kế toán tập trung, phù hợp với các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động có quy mô nhỏ, công tác kế toán đơn giản và không phức tạp.

Bộ máy kế toán tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu: Theo kiểu tổ chức này, bộ máy kế toán cũng có mối liên hệ trực tuyến như phương thức trực tiếp trên, tuy nhiên còn có thêm mối liên hệ có tính chất tham mưu giữa Kế toán trưởng với các kế toán phần hành (quan hệ chỉ đạo nghiệp vụ trực tiếp) và giữa Kế toán trưởng với các bộ phận tham mưu trong đơn vị.

Bộ máy kế toán theo kiểu chức năng: theo hình thức tổ chức này thì bộ máy kế toán được chia thành các bộ phận độc lập, hoạt động riêng rẽ, gọi là các ban, phòng kế toán. Kế toán trưởng của đơn vị chỉ đạo kế toán nghiệp vụ thông qua các trưởng ban (phòng) kế toán. Chức năng chỉ đạo, quản lý thống nhất từ Kế toán trưởng trong phương thức tổ chức bộ máy này giảm tính tập trung hơn so với hai phương thức trên.


1.1.5. Nguyên tắc của công tác hạch toán kế toán

Công tác hạch toán kế toán khoa học sẽ có tác dụng quan trọng trong việc tiết kiệm lao động, giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tốt các chức năng thông tin và kiểm tra ở đơn vị. Muốn vậy, trong hoạt động thực tiễn công tác tổ chức hạch toán kế toán phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định, trước hết đó là những nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận như: nguyên tắc thực thể kinh doanh, nguyên tắc hoạt động liên tục, nguyên tắc thước đo tiền tệ, nguyên tắc kỳ kế toán, nguyên tắc khách quan, nguyên tắc giá phí, nguyên tắc doanh thu thực hiện, nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc nhất quán, nguyên tắc công khai, nguyên tắc thận trọng và nguyên tắc trọng yếu. Bên cạnh đó, muốn thực hiện tốt được vai trò của mình trong công tác quản lý thì công tác tổ chức hạch toán kế toán ở đơn vị còn phải tuân theo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, tổ chức hạch toán kế toán phải tuân thủ những qui định, phù hợp với các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước, đáp ứng được những yêu cầu của quá trình hội nhập, phát triển của nền tài chính, tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán, chính sách, chế độ thể lệ về tài chính, kế toán do Nhà nước ban hành;

Thứ hai, tổ chức hạch toán kế toán phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đặc điểm tổ chức quản lý, quy mô và địa bàn hoạt động của đơn vị;

Thứ ba, tổ chức hạch toán kế toán phải phù hợp với yêu cầu và trình độ

chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kế toán trong đơn vị;

Thứ tư, tổ chức hạch toán kế toán phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả..

1.2. Tổng quan về công tác hạch toán kế toán tại các Ngân hàng Thương mại

1.2.1. Đặc điểm chung về tổ chức và hoạt động của các Ngân hàng Thương mại có ảnh hưởng đến tổ chức hạch toán kế toán

Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ, hoạt động chính gồm các nghiệp vụ nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Trên thế giới hiện nay, hệ thống ngân hàng được chia thành 2 cấp: Ngân hàng trung ương (ngân hàng cấp 1) và các ngân hàng trung gian (ngân hàng cấp 2).


Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng độc quyền của mình trong việc phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, là ngân hàng của Chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về các hoạt động về tiền tệ, về tín dụng cho mục tiêu phát triển và ổn định của đất nước.

Ở Việt Nam, Ngân hàng trung ương là cơ quan ngang bộ của Chính phủ gọi là Ngân hàng Nhà Nước (NHNN). NHNN có chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của NHNN nhằm ổn định giá trị đồng tiền, bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ban lãnh đạo NHNN bao gồm Thống đốc, các Phó Thống đốc, các Vụ cục, văn phòng đại diện, các tổ chức sự nghiệp và 63 chi nhánh NHNN tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước. Thống đốc NHNN là thành viên của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các vấn đề tiền tệ và hoạt động ngân hàng của quốc gia. NHNN được tổ chức thành hệ thống tập trung thống nhất, có trụ sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội và các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Các chi nhánh này thực hiện chức năng ngân hàng trung ương trong phạm vi tỉnh và chịu sự điều hành, lãnh đạo của NHNN trung ương về tổ chức cũng như hoạt động nghiệp vụ. Tại NHNN, nguồn vốn chủ yếu là tiền gửi của các NHTM, các TCTD, vốn vay của các TCTD, vốn vay của các TCTC quốc tế, nguồn vốn phát hành và vốn pháp định; còn tài sản chủ yếu là cho vay các TCTD, các NHTM.

Các ngân hàng trung gian là các ngân hàng không có chức năng phát hành tiền, mà chỉ làm trung gian tín dụng và là trung gian thanh toán trong nền kinh tế, đây là một mắt xích quan trọng có chức năng kết nối giữa Ngân hàng trung ương với nền kinh tế cũng như là cầu nối để những người có nguồn tiền nhàn rỗi và những người cần vốn để đầu tư trong xã hội gặp nhau.


Ở nước ta hiện nay, các ngân hàng trung gian gồm: Các NHTM và các ngân hàng trung gian khác như: Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách – Xã hội và các TCTD hợp tác. Trong đó, mỗi loại hình ngân hàng trung gian cũng lại có những điểm khác biệt, có NHTM hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận; có ngân hàng lại hoạt động mang tính chất phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trên cơ sở tập trung vốn cho những khu vực kinh tế thiết yếu có tính chất quyết định đến sự phát triển KTXH của quốc gia, khi đó tại các tổ chức này thì mục tiêu lợi nhuận chỉ là thứ yếu; cụ thể nhất chúng ta có thể thấy: Ngân hàng Chính sách - Xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà phục vụ cho các đối tượng chính sách nhằm thực hiện các chính sách KTXH nhất định của quốc gia; các TCTD hợp tác được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện bằng vốn góp của các thành viên và chủ yếu cho các thành viên vay nhằm mục tiêu hỗ trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tại các ngân hàng trung gian (ngân hàng cấp 2), nguồn vốn chủ yếu là tiền gửi các TCKT, dân cư, ngoài ra có vốn huy động thông qua phát hành các GTCG, vốn vay NHNN, vay các TCTD trong và ngoài nước, vốn chủ sở hữu; tài sản chủ yếu là cho vay đối với nền kinh tế, ngoài ra còn có tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN, tại các TCTD khác, các khoản đầu tư tài chính khác như đầu tư chứng khoán, TSCĐ... Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của các ngân hàng trung gian bao gồm: Hội đồng quản trị hoặc (Hội đồng quản lý), Ban kiểm soát và Bộ máy điều hành. Bộ máy điều hành gồm: TSC, sở giao dịch và các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố hoặc khu vực.

Trong nền kinh tế, giữa ngân hàng cấp 1 và ngân hàng cấp 2 có nhiều sự khác biệt song các ngân hàng đều có những đặc điểm chung ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như công tác tổ chức hạch toán kế toán. Cụ thể:

Thứ nhất, hoạt động của các ngân hàng thương mại không chỉ có ảnh hưởng đến bản thân ngành ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến hầu hết hoạt động của các ngành kinh doanh khác, tác động đến cả nền kinh tế, tài chính của quốc gia thông qua các quan hệ cung ứng tiền tệ, tín dụng và hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp, các đơn vị TCKT và dân cư trong xã hội...Từ đó, những


thông tin kế toán mà ngành ngân hàng cung cấp cũng là những chỉ tiêu thông tin tài chính quan trọng giúp cho các quản lý, điều hành, các nhà hoạch định chính sách cần xem xét để có những biện pháp, những chính sách nhằm tác động vào nền kinh tế để nền kinh tế đi theo chiều hướng tốt hơn.

Từ đặc điểm này đòi hỏi ngoài việc thực hiện các phương pháp, các chuẩn mực chung thì ngành ngân hàng cần xây dựng một chế độ kế toán phù hợp để vừa phản ánh đầy đủ hoạt động của bản thân ngân hàng, vừa phản ánh được sự vận động của cả nền kinh tế. Bên cạnh đó, do hoạt động của ngân hàng hết sức đa nên chứng từ kế toán có khối lượng lớn, chủng loại đa dạng và tổ chức luân chuyển phức tạp. Vì vậy, trong mọi hoạt động của ngân hàng cũng như trong quá trình tổ chức hạch toán kế toán thì công tác kiểm soát nói chung và kiểm soát nội bộ nói riêng cần được quan tâm đúng mức đảm bảo các thông tin kế toán ngân hàng cung cấp chính xác, trung thực và kịp thời.

Thứ hai, ngân hàng là đơn vị kinh doanh tiền tệ, do vậy hoạt động của ngân hàng đã tập trung được một khối lượng vốn rất lớn của xã hội, số vốn này luôn biến động không ngừng hàng giờ, hàng ngày. Vì vậy, tổ chức hạch toán kế toán ngân hàng phải đảm bảo có độ chính xác và tính kịp thời rất cao để đáp ứng được yêu cầu hạch toán của ngân hàng cũng như của toàn bộ nền kinh tế. Nếu như các doanh nghiệp, các đơn vị tổ chức kinh tế khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế thì không nhất thiết phải vào sổ kế toán ngay (có thể tùy theo tình hình cụ thể của đơn vị để xác định thời gian cập nhật vào sổ sách kế toán) hoặc định kỳ tiến hành vào sổ kế toán thì ngược lại, tại ngân hàng công việc này phải tiến hành đồng thời, ngay tức khắc khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Khi tiếp nhận chứng từ, nhân viên kế toán ngân hàng tiến hành kiểm soát tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ, nếu chứng từ đủ điều kiện thì kế toán viên thực hiện nghiệp vụ trên hệ thống ngay, chúng được phản ánh ngay lập tức vào sổ kế toán thích hợp để kiểm soát số dư tài khoản hạn mức sử dụng của khác hàng để chuẩn bị sẵn sàng cho giao dịch mới. Như vậy, công tác tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023