Tóm Tắt Tuyển Chọn Và Thực Hiện Cho Uống Vắc Xin Tại Thành Phố Thái Bình


- Các kỹ thuật ELISA xác định hiệu giá kháng thể IgA và IgG đặc hiệu RV (RV-IgA, RV-IgG) được thực hiện tại phòng thí nghiệm Hoá Sinh, Viện Vệ Sinh Dịch Tễ TW sử dụng thường quy do phòng thí nghiệm các virut đường ruột tại CDC, Atlanta cung cấp. Trong thường quy này, kháng huyết thanh chuẩn phủ bản được PTN tại CDC cung cấp. Các sinh phẩm bao gồm kháng thể kháng IgA/IgG người gắn biotin, cộng hợp extravidin gắn peroxidasa mua từ công ty KPL và Sigma-Aldrich. Kháng nguyên (virut RRV) và nước nổi nuôi cấy tế bào được sản xuất tại phòng thí nghiệm Hoá Sinh, Viện Vệ Sinh Dịch Tễ.

2.3.3 Phương pháp nghiên cứu giai đoạn 3

Giai đoạn 3 được thiết kế nghiên cứu mù có đối chứng thực hiện tại 2 địa điểm Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ và Thành phố Thái Bình.

Uống liều 1, lấy

máu lần 1

Giả dược: 100

Uống liều 1, lấy

máu lần 1

Vắc xin: 300 trẻ

2.3.3.1. Phân nhóm đối tượng


653 trẻ 6 – 12 tuần tuổi

Lấy phiếu chấp thuận, khám, loại trừ,

Vào NC: 400 trẻ


Uống liều 2

Vắc xin: 278 trẻ

Uống liều 2

Giả dược: 93 trẻ



Lấy máu lần 2

Vắc xin: 254 trẻ

Lấy máu lần 2

Giả dược: 92 trẻ

Hình 2.6. Tóm tắt tuyển chọn và thực hiện cho uống vắc xin tại Thành phố Thái Bình


553 trẻ 6 – 12 tuần tuổi

Lấy phiếu chấp

thuận, khám, loại trừ,

Vào NC: 399 trẻ


Uống liều 2

Vắc xin: 287 trẻ

Uống liều 2

Giả dược: 91 trẻ



Lấy máu lần 2

Vắc xin:

Đã lấy máu: 258 trẻ

Lấy máu lần 2

Giả dược:

Đã lấy máu: 81 trẻ



Uống liều 1, lấy

máu lần 1

Giả dược: 99 trẻ

Uống liều 1, lấy

máu lần 1

Vắc xin: 300 trẻ

Hình 2.7. Tóm tắt tuyển chọn và thực hiện cho uống vắc xin tại Thanh Sơn - Phú Thọ


Như vậy ở cả 2 địa điểm, trong số 1206 trẻ trong lứa tuổi từ 6-12 tuần, chúng tôi chọn được 799 trẻ tham gia nghiên cứu với sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người bảo trợ. Đối tượng được phân bổ ngẫu nhiên vào 2 nhóm nghiên cứu theo tỷ lệ 1:3. 3 cho nhóm uống văc xin, 1 cho nhóm uống giả dược.


1206 trẻ 6 – 12 tuần tuổi

Lấy phiếu chấp thuận,

khám, loại trừ

Vào NC: 799 trẻ


Uống liều 2 Vắc xin: 565 trẻ

Uống liều 2

Giả dược: 184 trẻ


Lấy máu lần 2

Vắc xin:

Đã lấy máu: 512 trẻ

Lấy máu lần 2

Giả dược:

Đã lấy máu: 173 trẻ


Uống liều 1, lấy

máu lần 1

Giả dược: 199 trẻ

Uống liều 1, lấy

máu lần 1

Vắc xin: 600 trẻ

Hình 2.8. Tóm tắt tuyển chọn và thực hiện cho uống vắc xin cả hai địa điểm


2.3.3.2 Phương pháp tiến hành

Phương pháp nghiên cứu tính an toàn như giai đoạn II nhưng không có các thông số về theo dõi đào thải virut ra phân và không xác định các chỉ số sinh hóa, máu.



Vắc xin/Giả dược liều 1


Vắc xin/Giả dược liều 2


0 60±3 90±3 360 ±3

MÁU Mo MÁU M2 MÁU M3


Theo dõi hàng ngày

Lấy mẫu phân khi tiêu chảy


Hình 2.9. Sơ đồ uống vắc xin và lấy mẫu xét nghiệm giai đoạn 3


2.3.3.3 Chỉ tiêu đánh giá: Giống giai đoạn 2

2.3.3.4. Kỹ thuật nghiên cứu: Giống giai đoạn 2

2.4. Vấn đề y đức trong nghiên cứu


- Đề cương nghiên cứu đã được sự chấp thuận của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Bộ Y tế theo Chứng nhận số 307/CN-BYT ngày 09 tháng 04 năm 2009. Bộ Y tế đã phê duyệt đề cương nghiên cứu Thử nghiệm lâm sàng theo Quyết định số 1147/QĐ-BYT ngày 09 tháng 04 năm 2009 do Bộ trưởng Bộ Y tế ký. Được Ủy ban Nhân dân, Sở Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng Phú Thọ và Thái Bình cho phép thử nghiệm VX trên người lớn và trẻ 6 – 12 tuần tuổi tại Phú Thọ và Thái Bình.

- Các đối tượng tham gia thử nghiệm hoàn toàn tự nguyện, được cung cấp những thông tin cơ bản cũng như lợi ích và nghĩa vụ khi tham gia thử nghiệm. Trong trường hợp có phản ứng phụ nặng, nghiêm trọng và được Hội đồng khoa học khẳng định là do VX gây ra: POLYVAC chịu trách nhiệm chi trả kinh phí điều trị tại bệnh viện công lập theo quy định hiện hành.


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Kết quả nghiên cứu tính an toàn


3.1.1. Tính an toàn trên người trưởng thành

3.1.1.1. Các đặc điểm nhân khẩu học của người tình nguyện

Trong số 40 đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu trong độ tuổi 18-40 tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Tỉnh Phú Thọ, 30 người được chọn qua khám sàng lọc, khoẻ mạnh, không mắc bệnh tật tại thời điểm nghiên cứu và đạt tiêu chuẩn sàng lọc. Bảng 3.1 mô tả đặc điểm nhân khẩu của nhóm người này. Độ tuổi trung bình của nhóm người này là 22 tuổi (từ 19-30 tuổi). Nữ nhiều hơn nam (tỷ số nam:nữ là 2:3). Cả 30 người tham gia đầy đủ trong suốt thời gian nghiên cứu (56 ngày) và không có trường hợp bỏ nghiên cứu hoặc mất theo dõi.

Bảng 3.1. Tóm tắt các đặc điểm nhân khẩu học ở những người tình nguyện


n Trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Giá trị thấp;

Giá trị cao

Số người tham gia liều 1

30




Số người tham gia liều 2

30




Số người theo dõi đến ngày thứ

60 (sau khi uống liều 1)

30




Tuổi (năm) Chung

30

21,6

2,3

19; 29,6

Nam

12

22,0

1,7

19,7; 25,6

Nữ

18

21,2

2,7

18,9; 29,6

Chiều cao (m)


1,57

8,4

143; 179

Cân nặng (kg)


48,5

6,2

36,60

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 163 trang tài liệu này.

Đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin Rotavin-M1 do Việt Nam sản xuất - 10


3.1.1.2. Kết quả sàng lọc và điều tra huyết thanh

Những người lớn tình nguyện tham gia nghiên cứu này đều được khám và lấy máu máu trước khi uống vắc xin liều 1 để kiểm tra chỉ số men gan SGOT và SGPT, nồng độ urê trong máu, cũng các chỉ số huyết học (số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu) (Bảng 3.2). Các chỉ số này cũng được tiếp tục kiểm tra ngay trước khi uống vắc xin liều 2, nhằm đánh giá những ảnh hưởng (nếu có) của vắc xin đến các chức năng máu, gan và thận. Chỉ số các tế bào máu của những người tình nguyện này đều ở mức bình thường. Chỉ số men gan trung bình cũng ở mức bình thường. Nồng độ Urê trong máu của tất cả những người tình nguyện đều ở mức bình thường.

Bảng 3.2. Kết quả xét nghiệm máu ở người tình nguyện trước khi uống, so sánh với chỉ số bình thường


Xét Số đối Giá trị Độ lệch

Giá trị

Giá trị Chỉ số

nghiệm

tượng

bình

chuẩn

thấp

cao

thường

Hồng cầu

(106/ul)


26


4.92


0.66


4.1


6.7


4-6

Bạch cầu

(103/ul)


26


6.14


1.42


4.2


10.3


4,5-10,5

Tiểu cầu

(103/ul)


26


243.00


54.52


154


337


150-450

SGOP







(U/L)

30

29.50

13.65

15

71

1-40

SGPT







(U/L

30

18.00

14.65

3

60

1-40

Urê







(mmol/L)

30

3.15

1.01

1.5

5.3

2,5-7,5

trung bình


Nhận xét

- Số lượng đối tượng lấy được máu toàn phần nhỏ hơn 30 người, do khả năng đông máu nhanh ở một số người.

- Chỉ số bình thường sử dụng tại Trung tâm dịch vụ và khoa học Kỹ thuật - Viện Vệ Sinh Dịch Tễ TW.

- Giá trị này của nồng độ SGOP và SGPT chỉ thấy ở một đối tượng.


3.1.1.3. Những triệu chứng lâm sàng đáng chú ý sau mỗi liều vắc xin

Những chỉ tiêu để đánh giá tính an toàn của vắc xin bao gồm các biểu hiện tại chỗ 30 phút sau khi uống và trong thời gian theo dõi. Những người tình nguyện được theo dõi 28 ngày sau mỗi liều vắc xin (tổng thời gian theo dõi là 56 ngày). Trong thời gian này, những triệu chứng như sốt, tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, khó chịu được theo dõi (Bảng 3.3 và 3.4).

Sau mỗi liều vắc xin, không có triệu chứng đáng chú ý xảy ra tại chỗ (trong vòng 30 phút sau khi uống). Sau liều 1, không có người nào bị sốt trong vòng 10 ngày sau khi uống. Tuy nhiên, ở ngày thứ 22-25 có 2 người có biểu hiệu cảm cúm và sốt nhẹ (38-38,5oC) (Bảng 3.3) và đã khỏi khi tự điều trị trong thời gian ngắn. Hai người này không có tiêu chảy kèm theo trong

thời gian theo dõi, đồng thời mẫu phân của 2 đối tượng này trong 10 ngày sau khi uống liều 1 cũng không tìm thấy virut Rota, chứng tỏ việc sốt này có khả năng không liên quan đến việc uống vắc xin. Tương tự như vậy, sau liều 2 chỉ có 1 người bị sốt (39,2oC) ở ngày thứ 9 và 10 sau khi uống. Tuy nhiên, mẫu phân trong những ngày này và trước đó đều không tìm thấy virut Rota, cũng như đối tượng này không bị tiêu chảy trong 30 ngày sau khi uống vắc xin. Điều đó cho thấy hiện tượng sốt của những người này có khả năng không do vắc xin Rotavin-M1 gây ra.


Bảng 3.3. Tỷ lệ người tình nguyện có biểu hiện sốt (trên 38oC) trong vòng 30 ngày sau mỗi liều


Số người uống

vắc xin


Sau liều 1 (từ ngày thứ 1-10

30

0

0

Sau liều 1 (từ ngày thứ 11-30

30

2

6,7

Sau liều 2 (từ ngày thứ 1-10

30

1

3,3

Sau liều 2 (từ ngày thứ 11-30

30

0

0

Số người sốt %


ngày khi uống vắc xin)


sau khi uống vắc xin)


sau khi uống liều 2)


sau khi uống vắc xin)



Trong 2 đối tượng có biểu hiện sốt nhẹ (38oC-38,5oC), một đối tượng bị cảm cúm và sốt vào ngày thứ 20 và 21, sau 2 ngày thì khỏi. Một đối tượng khác bị cảm vào ngày thứ 25 với biểu hiện sốt nhẹ (38oC), sau 2 ngày thì khỏi. Có một đối tượng bị sốt (39,2oC) ở ngày thứ 9 và 10 sau khi uống vắc xin.

Ngoài sốt, các biểu hiện khác cũng được theo dõi trong suốt thời gian đối tượng tham gia nghiên cứu. Có một trường hợp người bị tiêu chảy ở ngày thứ 3 sau khi uống liều 1, tuy nhiên, không tìm thấy virut Rota trong mẫu phân của người này trong suốt 10 ngày sau khi uống. Vắc xin cũng không gây ra hiện tượng nôn sau khi uống, cũng không làm người uống bị khó chịu hoặc giảm cảm giác ăn uống. Tuy nhiên, có 2 đối tượng có biểu hiện đau bụng không rõ nguyên nhân và tự hết mà không sử dụng biện pháp can thiệp nào. Khi tra cứu lại, chúng tôi được cho biết rằng 2 đối tượng đã có tiền sử đau bụng không rõ nguyên nhân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2022