DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại mức độ đỏ da và cách xử trí 41
Bảng 2.2. Đánh giá kết quả điều trị theo chỉ số PASI 49
Bảng 2.3. Bảng điểm đánh giá chất lượng cuộc sống 50
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 59
Bảng 3.2. Tiền sử điều trị vảy nến trước khi tham gia nghiên cứu 62
Bảng 3.3. Các yếu tố khởi phát bệnh 63
Bảng 3.4. Mức độ bệnh theo PASI của nhóm nghiên cứu 64
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá kết quả điều trị và sự thay đổi một số yếu tố miễn dịch trên bệnh nhân vảy nến thông thường được chiếu tia cực tím dải hẹp - 1
- Đặc Điểm Lâm Sàng Của Bệnh Nhân Vảy Nến Thể Thông Thường
- Vai Trò Của Các Cytokine Trong Bệnh Vảy Nến Thể Thông Thường
- Con Đường Tham Gia Của Các Il-12, Il-23 Và Il-17 [76]
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
Bảng 3.5. Đặc điểm triệu chứng cơ năng 65
Bảng 3.6. Điểm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trước điều trị 65
Bảng 3.7. Đặc điểm công thức máu trước điều trị 66
Bảng 3.8. Đặc điểm một số chỉ số sinh hoá máu trước điều trị 66
Bảng 3.9. Hội chứng rối loạn chuyển hóa 67
Bảng 3.10. Chỉ số khối của các đối tượng nghiên cứu 67
Bảng 3.11. Kết quả điều trị theo mục tiêu PASI 75 68
Bảng 3.12. Kết quả điều trị theo mục tiêu chỉ số chất lượng cuộc sống 68
Bảng 3.13. Kết quả giảm chỉ số PASI trung bình 69
Bảng 3.14. Đặc điểm chung nhóm bệnh nhân đạt và không đạt PASI 75 71
Bảng 3.15. Tiền sử của nhóm bệnh nhân đạt và không đạt PASI 75 72
Bảng 3.16. Thay đổi về các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân đạt và không đạt PASI 75 73
Bảng 3.17. Thay đổi về triệu chứng ngứa của bệnh nhân ở nhóm đạt và không đạt PASI 75 74
Bảng 3.18. Thay đổi tổn thương lâm sàng khác của nhóm bệnh nhân đạt và không đạt PASI 75 75
Bảng 3.19. Liều chiếu ban đầu, tổng liều chiếu và số lần chiếu 76
Bảng 3.20. Số lần chiếu trung bình của nhóm đạt PASI 75 theo mức độ bệnh trước điều trị 77
Bảng 3.21. Điểm chất lượng cuộc sống của nhóm đạt và không đạt PASI 75 trước và sau khi điều trị 77
Bảng 3.22. Kết quả điều trị dựa trên mục tiêu chất lượng cuộc sống của nhóm đạt và không đạt PASI 75 78
Bảng 3.23. So sánh điểm chất lượng cuộc sống trung bình trước và sau điều trị theo mức độ bệnh 78
Bảng 3.24. Tỉ lệ đạt PASI 75 theo giớ 79
Bảng 3.25. Tỉ lệ đạt PASI 75 theo nhóm tuổi 79
Bảng 3.26. Tỉ lệ đạt PASI 75 theo tuổi khởi phát bệnh 80
Bảng 3.27. Tỉ lệ đạt PASI 75 theo thời gian mắc bệnh 81
Bảng 3.28. Tỉ lệ đạt PASI 75 theo liều chiếu ban đầu 81
Bảng 3.29. Tỉ lệ đạt PASI 75 theo tiền sử gia đình vảy nến 82
Bảng 3.30. Hiệu quả điều trị theo tiền sử dùng thuốc toàn thân 82
Bảng 3.31. Tỉ lệ đạt PASI 75 theo mức độ bệnh trước điều trị 83
Bảng 3.32. Ảnh hưởng các chỉ số của hội chứng rối loạn chuyển hoá đến hiệu quả điều trị 84
Bảng 3.33. Các tác dụng phụ trong nhóm bệnh nhân đạt và không đạt hiệu quả điều trị 85
Bảng 3.34. Đặc điểm xét nghiệm của nhóm bệnh nhân đạt PASI 75 trước và sau điều trị 86
Bảng 3.35. Đặc điểm xét nghiệm của nhóm bệnh nhân không đạt PASI 75 trước và sau điều trị 87
Bảng 3.36. Đặc điểm tuổi giới của nhóm nghiên cứu cytokine 88
Bảng 3.37. Một số đặc điểm khác của nhóm nghiên cứu cytokine 89
Bảng 3.38. Nồng độ các cytokine trước điều trị 90
Bảng 3.39. Mối tương quan giữa nồng độ cytokine và PASI 90
Bảng 3.40. Sự liên quan giữa nồng độ cytokine trước điều trị và mức độ bệnh 92
Bảng 3.41. Sự liên quan giữa nồng độ cytokine trước điều trị và giới tính 93
Bảng 3.42. Liên quan giữa nồng độ cytokine trước điều trị và tuổi khởi phát... 93 Bảng 3.43. Liên quan giữa nồng độ cytokine trước điều trị và nhóm trên
dưới 33 tuổi 94
Bảng 3.44. Sự liên quan giữa nồng độ cytokine trước điều trị và thời gian
bị bệnh 94
Bảng 3.45. Sự liên quan giữa nồng độ cytokine trước điều trị và tiền sử dùng thuốc toàn thân 95
Bảng 3.46. Sự liên quan giữa nồng độ cytokine trước điều trị và tiền sử gia đình vảy nến 95
Bảng 3.47. Mối tương quan giữa các chỉ số cytokine 96
Bảng 3.48. Sự thay đổi nồng độ cytokine trước điều trị và khi đạt PASI 75 98
Bảng 3.49. Sự thay đổi nồng độ IL-17 trước điều trị và khi đạt PASI 75 theo đặc điểm bệnh nhân 99
Bảng 3.50. Sự thay đổi nồng độ IL-23 trước điều trị và khi đạt PASI 75 theo đặc điểm bệnh nhân 100
Bảng 3.51. Sự thay đổi nồng độ TNF-α trước điều trị và khi đạt PASI 75 theo đặc điểm bệnh nhân 101
Bảng 3.52. Ảnh hưởng của hội chứng chuyển hóa đến sự thay đổi nồng độ IL-17 trước điều trị và khi đạt PASI 75 102
Bảng 3.53. Ảnh hưởng của hội chứng chuyển hóa đến sự thay đổi nồng độ IL-23 trước điều trị và khi đạt PASI 75 103
Bảng 3.54. Ảnh hưởng của hội chứng chuyển hóa đến sự thay đổi nồng độ TNF-α trước điều trị và khi đạt PASI 75 104
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới tính 59
Biểu đồ 3.2. Tuổi khởi phát bệnh 60
Biểu đồ 3.3. Thời gian mắc bệnh 60
Biểu đồ 3.4. Tiền sử bệnh trước điều trị 61
Biểu đồ 3.5. Tổn thương khác của nhóm nghiên cứu 64
Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ đạt PASI 75 qua các lần chiếu 70
Biểu đồ 3.7. Tỉ lệ đạt PASI 75 theo nhóm tuổi 80
Biểu đồ 3.8: Mối tương quan giữa nồng độ IL-17 và điểm PASI 91
Biểu đồ 3.9: Mối tương quan giữa nồng độ IL-23 và điểm PASI 91
Biểu đồ 3.10: Mối tương quan giữa nồng độ TNF-α và điểm PASI 92
Biểu đồ 3.11: Mối tương quan giữa nồng độ IL-17 và TNF-α 96
Biểu đồ 3.12: Mối tương quan giữa nồng độ IL-17 và IL-23 97
Biểu đồ 3.13: Mối tương quan giữa nồng độ IL-23 và TNF-α 97
Hình 1.1: Cơ chế bệnh sinh của bệnh vảy nến theo Lynde CW và cộng sự 16
Hình 1.2: Con đường dẫn truyền tín hiệu của IL-23 và IL-17 20
Hình 2.1: Bệnh nhân trước và sau 24 giờ sau đo liều MED bằng máy Medisun Gigatest 1 UVB 311nm 39
Hình 2.2: Kính bảo vệ mắt khi chiếu NB-UVB 40
Hình 2.3: Máy Medisun Gigatest 1 UVB-311 được sử dụng đo liều MED trong nghiên cứu 47
Hình 2.4: Sử dụng Máy Medisun Gigatest 1 UVB-311 đo liều MED 48
Hình 2.5: Buồng chiếu tia UVB Medisun@ 2800 Innovation được sử dụng chiếu UVB 311nm trong nghiên cứu 48
Hình 2.6: Dàn máy ELISA BIOTEK dùng trong nghiên cứu 51
Hình 2.7: Bộ KIT làm ELISA trong nghiên cứu 51
Sơ đồ 1.1: Con đường tham gia của các IL-12, IL-23 và IL-17 19
Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu 43
Sơ đồ 2.2: Nguyên lý kĩ thuật ELISA 55
Sơ đồ 2.3: Quá trình thu nhận bệnh nhân theo các mục tiêu nghiên cứu 58
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh vảy nến là một bệnh da mạn tính, tiến triển thất thường, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, cả hai giới, ở khắp các châu lục, chiếm tỉ lệ 2-3% dân số tùy theo các quốc gia, chủng tộc [1], [2]. Tổn thương cơ bản của bệnh vảy nến là các dát đỏ, ranh giới rõ với vùng da lành, trên có nhiều vảy trắng dễ bong, tổn thương hay khu trú ở các vùng tỳ đè, thường có tính chất đối xứng [3]. Bệnh vảy nến có nhiều thể lâm sàng nhưng vảy nến thể thông thường là hay gặp nhất, chiếm 80-90% [4], [5]. Bệnh tuy ít gây nguy hiểm cho cuộc sống nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân, là gánh nặng y tế cho gia đình và xã hội. Những trường hợp bệnh nặng có thể gây suy giảm sức lao động, gây tàn phế, thậm chí tử vong [6].
Đến nay, nguyên nhân chính xác khởi phát bệnh vảy nến vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, đa số các tác giả đã thống nhất bệnh vảy nến là một bệnh rối loạn miễn dịch có yếu tố di truyền [7], [8]. Những đợt khởi phát, tái phát bệnh liên quan đến nhiều yếu tố như stress, nhiễm khuẩn khu trú, chấn thương da, một số thuốc, thức ăn, thời tiết khí hậu… [8], [9]. Ngày nay, các nghiên cứu tập trung vào vai trò của các cytokine trong cơ chế bệnh sinh bệnh vảy nến, đặc biệt là IL-17, IL-23 và TNF-α. Chính các cytokine này đóng vai trò duy trì và tạo nên hai đặc điểm quan trọng của bệnh vảy nến đó là tăng sản các tế bào thượng bì và viêm.
Hiện tại, vẫn chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn vảy nến. Tuy vậy việc điều trị giúp làm hạn chế tổn thương, duy trì thời gian ổn định bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Các phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay được phân làm bốn nhóm: các thuốc bôi (salicylic, thuốc khử oxy, calcipotriol, vitamin A acid, corticoid dạng bôi…), các thuốc dùng đường toàn thân (methotrexate, ciclosporine, retinoid…), điều trị bằng
ánh sáng (quang trị liệu UVB và quang hóa trị liệu PUVA…), và các thuốc/chế phẩm sinh học (alefacept, efalizumab, infliximab…) [10], [11]. Việc sử dụng thuốc bôi, thuốc toàn thân hay chế phẩm sinh học đã được chứng minh và có hiệu quả trong điều trị vảy nến, tuy nhiên chúng cũng có nhiều tác dụng phụ khi dùng kéo dài hoặc chi phí tốn kém.
Điều trị vảy nến thông thường thể vừa và nặng bằng tia cực tím dải hẹp (Narrow band UVB: NB-UVB) là một phương pháp hiện đại, có hiệu quả trong kiểm soát bệnh vảy nến [12]. Tuy có thể gặp phải một số tác dụng phụ như bỏng nắng, tăng sắc tố, đỏ da hay nguy cơ ung thư da về sau…, nhưng NB-UVB vẫn là một phương pháp điều trị vảy nến hiệu quả, giúp cho việc kiểm soát tình trạng bệnh được dễ dàng hơn.
Ở Việt Nam, NB-UVB đã bắt đầu được áp dụng trong điều trị vảy nến nhưng còn thiếu các nghiên cứu để đánh giá hiệu quả cũng như đánh giá sự thay đổi của một số yếu tố miễn dịch như IL-17, IL-23 và TNF-α trong máu của bệnh nhân sau khi được điều trị bằng NB-UVB. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị và sự thay đổi một số yếu tố miễn dịch trên bệnh nhân vảy nến thông thường được chiếu tia cực tím dải hẹp” với hai mục tiêu sau:
1) Đánh giá kết quả điều trị bệnh vảy nến thông thường mức độ vừa và nặng được chiếu tia cực tím dải hẹp (UVB 311nm) tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.
2) Khảo sát sự thay đổi nồng độ của IL-17, IL-23 và TNF-α trong huyết thanh trước và sau điều trị bệnh vảy nến thông thường mức độ vừa và nặng được chiếu tia cực tím dải hẹp (UVB 311nm).