Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Ba Vì và Đan Phượng, Hà Nội - 19


điệp, nội dung truyền thông được xây dựng dựa trên những tiêu chí thiết yếu, dễ hiểu và dễ thực hiện. Đặc biệt với NKHHCT, 70% đến 80% ca bệnh là ho và cảm lạnh, không cần chăm sóc y tế đặc biệt mà cần khuyến khích bà mẹ tự chăm sóc ngay tại nhà và không cần dùng thuốc. Việc bà mẹ tự chủ động theo dõi, chăm sóc trẻ tại nhà không những giảm gánh nặng chi phí y tế cho hộ gia đình mà còn làm giảm quá tải cho hệ thống y tế.

Can thiệp người cung ứng dịch vụ

Trong nhiều năm Chương trình Phòng chống NKHHCT Quốc gia đã tập trung cung cấp thông tin và kiến thức chuyên môn cho nhóm cung ứng dịch vụ y tế (cán bộ y tế và người bán thuốc). Nghiên cứu này cũng can thiệp nâng cao kỹ năng chuyên môn.

Điểm mới bổ sung trong nghiên cứu này là các can thiệp tạo ra môi trường tương tác, hỗ trợ thuận lợi để khuyến khích các đối tượng cùng nhau tham gia tích cực và hiệu quả. Nghiên cứu tập trung nâng cao kỹ năng tư vấn và giám sát đồng đẳng cho các nhóm đối tượng. Vì vậy, 80% đến 90% đối tượng đánh giá cao mức độ hữu ích và khả năng duy trì của can thiệp.

Từ trước đến nay, mới chỉ có hướng dẫn quy trình bán thuốc chung. Do đó, hướng dẫn thực hiện và đánh giá việc bán thuốc an toàn hợp lý cho NKHHCT còn khó khăn. Được sự đồng ý của Bộ Y tế, nghiên cứu này đã kết hợp với các chuyên gia tuyến TW, các nhà quản lý y tế địa phương, cũng như đối tượng hưởng lợi tiến hành thử nghiệm xây dựng hướng dẫn quy trình bán thuốc cho trẻ NKHHCT dựa trên các tiêu chuẩn, quy định sẵn có. Kết quả thử nghiệm hướng dẫn quy trình bán thuốc sẽ là một bằng chứng hữu ích cho việc xây dựng chính sách sử dụng thuốc


4.5. Hạn chế của nghiên cứu


- Hạn chế do thiết kế nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.


Đây là nghiên cứu can thiệp có đối chứng tại cộng đồng hay còn gọi là nghiên cứu phỏng thực nghiệm. Với nghiên cứu loại này, đặc biệt là can thiệp TT-GD-TT, để hạn chế sai số do rò rỉ thông tin, nghiên cứu phải lựa chọn nhóm đối chứng và nhóm can thiệp thuộc hai quần thể khác nhau. Tuy nhiên, nhược điểm của cách lựa chọn này là nhóm đối chứng thường khó tương đồng với nhóm can thiệp [62]. Để khắc phục, nghiên cứu đã lựa chọn huyện can thiệp và đối chứng có điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội gần giống nhau và áp dụng phương pháp ghép cặp các xã theo một số tiêu chuẩn nhất định với mục đích tạo ra nhóm đối chứng và can thiệp tương đồng nhau nhất có thể.

Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Ba Vì và Đan Phượng, Hà Nội - 19

- Hạn chế do phương pháp thu thập số liệu


Phương pháp thu thập số liệu chủ yếu trong nghiên cứu là phỏng vấn. Sai số nhớ lại (recall bias) hay khoảng thời gian đối tượng có thể nhớ lại được các thông tin là một vấn đề cần được xem xét. Khoảng thời gian cần phải vừa đủ dài bảo đảm thu nhận được đủ các sự kiện (lượt ốm, lượt tiếp cận dịch vụ y tế….) nhưng cũng phải vừa đủ ngắn để hạn chế sai số nhớ lại. Khoảng thời gian nhớ lại thường tùy thuộc vào loại thông tin nghiên cứu cần thu thập. Nghiên cứu về tình hình NKHHCT trẻ em thường điều tra trong khoảng thời gian 4 tuần[141], [13]. Các nghiên cứu về tình hình sử dụng cơ sở y tế thường trong vòng 12 tháng [77].

Ở Việt Nam, mỗi trẻ hàng năm mắc NKHHCT từ 4-6 lần/năm tức là khoảng 2 tháng một lần. Vì nguồn lực có hạn nên nghiên cứu chỉ can thiệp được trên 5 xã. Nếu chỉ chọn trong vòng 4 tuần như các nghiên cứu về tình hình mắc NKHHCT khác, để đủ cỡ mẫu trẻ ốm thì phải tăng số xã lên 2 lần. Điều này đồng nghĩa với việc can thiệp kéo dài 2 năm phải triển khai trên 10


xã nên đòi hỏi sự gia tăng chi phí rất lớn cho các can thiệp nên nghiên cứu không thể đáp ứng đủ. Nên nghiên cứu đã kéo dài thời gian nhớ lại thành 2 tháng (8 tuần) để có thể thu thập được đủ số mẫu cần thiết bà mẹ có trẻ mắc NKHHCT. Việc kéo dài thành 2 tháng sẽ làm tăng sai số nhớ lại của đối tượng nghiên cứu. Do vậy, để giảm thiểu sai số nhớ, nghiên cứu chỉ hỏi về lần NKHHCT cuối cùng trong vòng 2 tháng trước thời điểm điều tra.

Triệu chứng và bệnh là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Triệu chứng là những bất thường về sức khỏe do người bệnh có thể tự nhận thấy. Còn bệnh là một vấn đề sức khỏe được nhìn nhận và xác định từ góc độ của người thày thuốc [122]. Phần nghiên cứu kiến thức, thực hành của bà mẹ trong nghiên cứu này thuộc loại tìm hiểu triệu chứng tự nhận thấy và báo cáo. Vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của người chăm sóc trẻ và mang tính chủ quan. Do đó, có thể có sự khác biệt giữa các đối tượng do khả năng nhận biết và báo cáo khác nhau. Như vậy, có thể có những tình trạng báo cáo thiếu hoặc thừa đối với những bất thường về sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên đây là một vấn đề không thể tránh khỏi trong mọi nghiên cứu với thiết kế tương tự.


KẾT LUẬN


Nghiên cứu đã xây dựng, thử nghiệm các giải pháp can thiệp và đánh giá hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành của những đối tượng chủ chốt trong quá trình chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bà mẹ có con dưới 5 tuổi, cán bộ y tế tuyến xã, người bán thuốc. Địa bàn can thiệp là 5 xã thuộc huyện Ba Vì và đối chứng là 5 xã thuộc huyện Đan Phượng trong thời gian từ tháng 3/2005 đến 1/2008. Từ đó chứng minh sự kết hợp can thiệp thông tin-giáo dục-truyền thông với giám sát hỗ trợ thực hành có sự tham gia chủ động của các đối tượng đích là những giải pháp can thiệp thay đổi kiến thức, thực hành đạt hiệu quả cao, phù hợp và dễ duy trì. Cụ thể là:

1. Hiệu quả can thiệp đối với bà mẹ

- Can thiệp đã có hiệu quả rõ rệt trong thay đối kiến thức của bà mẹ về cả bốn nhóm nội dung mà họ đã được cung cấp, bao gồm: (1) nhận biết dấu hiệu bệnh; (2) xử trí ban đầu; (3) sử dụng kháng sinh (theo chỉ định, đủ ngày, không dùng kháng sinh cho trẻ ho, cảm lạnh); (4) chăm sóc, theo dõi, tái khám cho trẻ.

- Can thiệp có hiệu quả cải thiện một số thực hành của bà mẹ: (1) xử trí ban đầu (đưa trẻ có dấu hiệu cần đi khám đến cơ sở y tế; tự theo dõi trẻ ho, cảm lạnh); (2) sử dụng kháng sinh đủ ngày; (3) chăm sóc và tái khám cho trẻ.

- Can thiệp còn chưa có hiệu quả cao trong thay đổi một số thực hành: (1) sử dụng kháng sinh (theo chỉ định của cán bộ y tế và sử dụng kháng sinh cho trẻ ho, cảm lạnh) và (2) theo dõi trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.


2. Hiệu quả can thiệp đối với cán bộ y tế


- Kiến thức của cán bộ y tế về tất cả các nội dung được can thiệp đã cải thiện rõ rệt, gồm: (1) kiến thức nhận biết dấu hiệu bệnh; (2) kiến thức xử trí và kê đơn và (3) tư vấn sau khám bệnh.

- Can thiệp đã thay đổi tích cực một số thực hành của cán bộ y tế: (1) xác định dấu hiệu bệnh thông qua khám (thực hành quan sát dấu hiệu rút lõm lồng ngực và đếm nhịp thở) và (2) tư vấn sau khám bệnh.

- Can thiệp chưa tạo thay đổi lớn trong một số thực hành khám chữa bệnh của cán bộ y tế: (1) xác định dấu hiệu bệnh thông qua hỏi tiền sử và (2) kê đơn kháng sinh (cán bộ y tế vẫn kê đơn kháng sinh không cần thiết cho trẻ ho, cảm lạnh, kê kháng sinh không đúng loại hoặc đủ ngày).

3. Hiệu quả can thiệp đối với người bán thuốc.

- Can thiệp đã nâng cao kiến thức về cả ba nội dung đã được can thiệp, cụ thể là: (1) hỏi thông tin của trẻ trước bán thuốc; (2) bán thuốc (không nên bán kháng sinh cho trẻ ho, cảm lạnh và khuyên trẻ đi khám khi có dấu hiệu cần khám ngay); (3) tư vấn sau khi bán thuốc (cách dùng thuốc và theo dõi trẻ).

- Can thiệp đã cải thiện đáng kể thực hành hỏi thông tin của trẻ trước bán thuốc và tư vấn gồm: (1) thực hành hỏi 2 câu hỏi quan trọng nhất trước khi bán thuốc (là đơn thuốc và dấu hiệu thở khác thường); (2) thực hành tư vấn sau khi bán thuốc (về tác dụng phụ, theo dõi trẻ và khuyên đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu nguy hiểm).

- Can thiệp chưa có hiệu quả giảm tình trạng bán kháng sinh không cần thiết: (1) thực hành bán kháng sinh không cần thiết đối với những trường hợp ho, cảm lạnh vẫn không giảm.


KIẾN NGHỊ


Từ kinh nghiệm thu được trong nghiên cứu can thiệp- đối chứng tại hai huyện

Ba Vì và Đan Phượng, chúng tôi có một số kiến nghị sau:


1. Các can thiệp dựa vào cộng đồng đã được thử nghiệm thành công trong nghiên cứu này cần được tiếp tục nghiên cứu và triển khai áp dụng ở những vùng nông thôn có điều kiện tương tự với những điều chỉnh nội dung và hình thức cho phù hợp tùy từng điều kiện cụ thể tại địa phương.

2. Để can thiệp cải thiện tình hình chăm sóc và điều trị trẻ nhiễm khuẩn hô

hấp cấp tính đạt hiệu quả cần lưu ý một số điều kiện sau:


- Cần đề cao vai trò chủ động, tích cực tham gia của cá nhân, gia đình, người cung ứng dịch vụ y tế, các tổ chức chính trị-xã hội và cộng đồng để tạo sự chuyển biến tích cực, toàn diện chu trình chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Cần khuyến khích sự chủ động tham gia của các nhóm đối tượng hưởng lợi suốt quá trình thực hiện can thiệp (từ thiết kế, triển khai đến giám sát can thiệp).

- Thường xuyên, định kỳ triển khai các hoạt động Thông tin-Giáo dục- Truyền thông cung cấp kiến thức và giám sát hỗ trợ thay đổi thực hành cho tất cả các đối tượng tham gia chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.

- Các hình thức can thiệp (nhóm bà mẹ tích cực, tự giám sát...) hoặc những nội dung can thiệp (tự chăm sóc theo dõi trẻ bệnh, tư vấn sau cung ứng dịch vụ…..) đã có hiệu quả tích cực trong nghiên cứu này cần được xem xét để triển khai mở rộng, đồng thời tiếp tục đánh giá và sửa đổi, hoàn thiện khi áp dụng tại các địa bàn khác.

- Những vấn đề còn khó cải thiện như lạm dụng kháng sinh hoặc tự điều trị, cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra giải pháp thích hợp, chuyên biệt hơn.


DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Nguyễn Thị Minh Hiếu (2006), "Kiến thức và thực hành sử dụng kháng sinh của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại một số xã nông thôn thuộc tỉnh Hà Tây", Tạp chí Y học thực hành, số 5(542)/2006, tr.3-4.

2. Nguyễn Thị Minh Hiếu, Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Tiến Dũng (2010), "Kiến thức xử trí trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ tại hai huyện Ba Vì và Đan Phượng- Hà Nội", Tạp chí Y học dự phòng, tập số XX, số 8 (116), tr.69-75.

3. Nguyễn Thị Minh Hiếu, Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Tiến Dũng (2011) , "thực trạng bán thuốc và tư vấn dùng thuốc cho trẻ dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại hai huyện Ba Vì và Đan Phượng", Tạp chí Y học dự phòng tập số XXI, số 7 (125), tr.56-61.

4. Nguyễn Thị Minh Hiếu (2012), "Can thiệp cộng đồng thay đổi hành vi chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ ", Tạp chí Y học thực hành, số 1(804)/2012, tr.55-57.



Tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. A A Trần thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng (2000), "Phụ nữ và Gia đình," Phụ nữ,

giới và sự phát triển, tr.219-230.

2. A B Bộ Y tế (2003), Báo cáo chuyên đề Chất lượng dịch vụ tại trạm y tế xã phường, Điều tra y tế quốc gia 2001-2002, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, tr.17-21.

3. A B Bộ Y tế (2005), "Quyết định số 17/2005/QĐ - BYT ngày 1/7/2005 về việc ban

hành danh mục thuốc thiết yếu."

4. A B Bộ Y tế (2006), Đánh giá tình hình khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6

tuổi, Hà nội, tr.23-28.

5. A B Bộ Y tế (2007), Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT, Về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” ngày 24/1/2007.

6. A B Bộ Y tế (2009), Niên giám thống kê y tế 2009, Nhà xuất bản Y học, Hà nội, tr.199.

7. A Bi Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thành Đô, Dương Thị Thanh Hà (1998), "Khảo sát việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý trong cộng đồng ở thành phố Huế," Tạp chí Dược học, 272, tr.4-6.

8. A C Chương trình NKHHCT, Bộ Y tế (1998), Tài liệu tập huấn cho cán bộ tuyến

xã, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

9. A C Chương trình NKHHCT, Bộ Y tế (1998), Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ tuyến tỉnh, huyện, Nhà xuất bản Y học, Hà nội.

10. A C Chương trình NKHHCT, Bộ Y Tế (2000), Kết quả điều tra tình hình sử dụng dịch vụ y tế cơ sở và khả năng tiếp cận của trẻ em với chương trình NKHHCT, Hội nghị tổng kết và báo cáo khoa học chương trình NKHHCT trẻ em năm 2000, Chương trình NKHHCT trẻ em, Hà Nội, tr.18-28.

11. A C Chương trình NKHHCT, Bộ Y Tế (2001), Báo cáo tổng kết hoạt động NKHHCT trẻ em giai đoạn 1996-2000 và phương hướng 2001- 2005, Hội nghị tổng kết và báo cáo khoa học chương trình NKHHCT trẻ em năm 2000, Chương trình NKHHCT trẻ em, Hà Nội, tr.3-5.

12. A C Chương trình NKHHCT, Bộ Y tế (2003), "Báo cáo hoạt động chương trình NKHHCT năm 2003," Hội nghị Tổng kết hoạt động và sinh hoạt khoa học Chương trình NKHHCT Trẻ em năm 2003, Chương trình NKHHCT trẻ em, Hà Nội, tr.1-6.

13. A C Chương trình NKHHCT, Bộ Y tế (2004), Báo cáo đánh giá hoạt động tuyến cơ sở, Hà Nội, tr.10-15,24-28.

14. A C Chương trình NKHHCT, Bộ Y tế. (2003), Báo cáo tổng kết tình hình giai đoạn 1998-2003, Hội nghị Tổng kết hoạt động và sinh hoạt khoa học Chương trình NKHHCT Trẻ em năm 2003, Chương trình NKHHCT trẻ em, Hà Nội, tr.1-8.

15. A C Chương trình NKHHCT Quốc gia (1998), Phác đồ xử trí ho và khó thở, Hà Nội.

16. A C Nguyễn Việt Cồ, Nguyễn Đức Chính (2002), Báo cáo tình hình tử vong bệnh

viện do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính năm 2001, tr.5-8.

17. A C Nguyễn Việt Cồ, Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Chí Mỹ (2002), Kết quả nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị NKHHCT trẻ em tại cộng đồng và các cơ sở y tế ở Hà Nam, Hội nghị Tổng kết hoạt động và sinh hoạt khoa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2023