3.1.1.4. Thủy văn
- Hiện tại trên địa bàn thành phố có 50,47 ha diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, chiếm 1,04% diện tích tự nhiên nhưng do đặc điểm địa hình cao và dốc nên lượng nước tập chung chủ yếu về mùa mưa với lượng dòng chảy chiếm khoảng 60 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm do vậy diện tích đất lúa trên địa bàn thành phố là đất lúa 1 vụ.
- Theo đánh giá trên địa bàn thành phố có tầng đá vôi Đồng Giao, hay gặp các hang động catsơ, có nguồn nước ngầm nhưng chưa có kết quả thăm dò trữ lượng cho nên việc khai thác nguồn nước ngầm rất hạn chế.
- Khu vực thành phố có suối Sùng Phài rộng trung bình 1,5-2,5 m, chủ yếu thoát nước về mùa mưa, lưu lượng không lớn, hướng thoát nước chính là Tây Bắc xuống Đông Nam.
3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Theo kết quả đánh giá tài nguyên đất cho thấy thành phố Lai Châu có 4 nhóm đất chính là: Nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất Feralit đỏ vàng, nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi, cụ thể như sau:
+ Nhóm đất phù sa: Đất hình thành do quá trình tích tụ phù sa từ các dòng suối, có diện tích khoảng 691,17 ha, chiếm 9,77% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở khu vực xã San Thàng. Đây là nhóm đất có chất lượng tốt, thích hợp với các loại cây ngắn ngày như: cây lương thực, cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Nhóm đất đen: có diện tích khoảng 401,68 ha, chiếm 5,68% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trên địa bàn thành phố Lai Châu, loại đất này thích hợp cho phát triển các cây lương thực và cây công nghiệp.
+ Nhóm đất Feralit đỏ vàng: Sản phẩm đất hình thành trên đá vôi và đá biến chất; có diện tích 1336,98 ha, chiếm 18,89% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở khu vực xã San Thàng, Nậm Loỏng, phường Tân Phong. Đặc điểm chủ yếu của nhóm đất này là có thành phần cơ giới nhẹ, cát pha; đất có độ phì trung bình. Tuỳ theo chất lượng đất và độ dốc của từng loại đất có thể phát triển cây lương thực, rau màu, cây công nghiệp dài ngày.
+ Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao: có diện tích khoảng 3078,36ha, chiếm 43,50% tập chung chủ yếu ở khu vực xã Nậm Loỏng, phường Quyết Thắng và Đoàn Kết; đất thích hợp cho các loại cây công nghiệp, trồng rừng.
Nhìn chung, đất trên địa bàn thành phố Lai Châu có độ phì từ trung bình đến thấp, hàm lượng dinh dưỡng thấp, thoát nước khá, khả năng giữ ẩm trung bình, địa hình có độ dốc lớn, tầng đất mỏng, nhiều đá lộ đầu, quá trình canh tác đòi hỏi phải có các giải pháp kỹ thuật và bền vững.
b. Tài nguyên nước
Hiện tại trên địa bàn thành phố có 79,67ha diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng (Sông suối 50,47ha, mặt nước chuyên dùng 29,20ha); Mặc dù nguồn nước mặt của thành phố khá phong phú về mùa mưa với lượng dòng chảy chiếm khoảng 60 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm (tập trung vào tháng 6, 7, 8), nhưng lại cạn kiệt vào mùa với lượng dòng chảy chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng dòng chảy trong năm (kiệt nhất vào tháng 2, 3 hàng năm), dẫn đến tình trạng thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nguồn nước sử dụng chính của người dân là nước từ hệ thống cấp nước của thành phố, Mó nước gần núi Phong Châu, Mó nước trên đường đi Sìn Hồ và một số mạch nước nhỏ khác có chất lượng tương đối tốt, có thể sử dụng làm nguồn nước sinh hoạt và phát triển sản xuất nông nghiệp.
c. Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015 diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 1.738,76ha, độ che phủ rừng đạt 25%.
Rừng ở thành phố Lai Châu thuộc loại rừng nhiệt đới, hiện nay chủ yếu còn lại là rừng nghèo, tán cây thấp, rừng đang được khoanh nuôi tái sinh và rừng trồng chưa khép tán tập chung chủ yếu ở khu vực xã San Thàng và xã Nậm Loỏng có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo ổn định khí hậu khu vực thành phố, điều tiết nguồn nước, phòng chống lũ lụt bảo vệ các công trình trọng điểm của tỉnh, của thành phố.
d. Tài nguyên khoáng sản
Hiện tại, theo kết quả điều tra trên địa bàn thành phố không có các nguồn tài nguyên khoáng sản lớn và quý hiếm nào, mà chỉ có các điểm mỏ vật liệu xây dựng thông thường với quy mô vừa và nhỏ nằm tại xã Nậm Loỏng, xã San Thàng.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Thương mại - dịch vụ, du lịch: Hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân. Mạng lưới thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố tiếp tục được mở rộng, đa dạng các loại hình dịch vụ. Hoạt động xúc tiến thương mại, dịch vụ được tăng cường. Hiện nay trên địa bàn thành phố có 2.259 cơ sở bán lẻ, 02 siêu thị, 01 trung tâm thương mại và 08 doanh nghiệp đầu mối cung cấp hàng hóa. Tổng doanh thu ngành dịch vụ ước đạt
4.137 tỷ đồng, chiếm 64,16% trong cơ cấu các ngành kinh tế, tăng 26,8% so với cùng kỳ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng địa phương ước đạt 3 triệu USD, đạt 100% KH, tăng 7,1% so với cùng kỳ.
Ban hành Kế hoạch mở rộng phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố năm 2018; tổ chức sơ kết giữa nhiệm kỳ Nghị quyết 08 của BCH Đảng bộ thành phố về mở rộng phát triển TM-DV giai đoạn 2016-2020. Hoàn thành công tác bàn giao chợ Trung tâm thành phố và chợ phường Quyết Thắng cho doanh nghiệp quản lý. Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động của các chợ sau chuyển đổi. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại được quan tâm chỉ đạo thực hiện, nhất là trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 và các dịp Lễ.
Tạo mọi điều kiện cho phát triển kinh tế tập thể kinh tế tư nhân. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 52 HTX; số HTX thành lập mới năm 2018 là 09 HTX; số HTX đang hoạt động là 35 HTX, số HTX ngừng hoạt động là 17 HTX; số HTX đã chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 là 12 HTX; đã cấp 544 Giấy phép ĐKKD cho các hộ kinh doanh cá thể, 12 GPĐKKD cho HTX (trong đó: Cấp mới 345 GPĐKKD, cấp đổi 196 GPĐKKD, cấp lại 03 GPĐKKD cho các hộ KD cá thể); cấp 20 GPKD thuộc lĩnh vực công thương cho 15 hộ gia đình.
Tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động du lịch; triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển du lịch trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020” năm 2018. Tiếp tục hoàn thiện “Quy hoạch chi tiết điểm du lịch bản văn hóa dân tộc Mông gắn với hệ thống hang động Gia Khâu 1, xã Nậm Loỏng”. Lượng khách du lịch ước đạt 112.330 lượt khách, đạt 100% KH, tăng 4,8% so với cùng kỳ; doanh thu ước đạt 243,05 tỷ đồng, đạt 100% KH, tăng 4,5% so với cùng kỳ.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Hoạt động sản xuất CN-TTCN tiếp tục được duy trì và phát triển ổn định. Giá trị sản xuất CN - TTCN (theo giá hiện hành) ước thực hiện 497 tỷ đồng, đạt 182% KH, tăng 90% so với cùng kỳ.
3.1.2.2. Văn hóa xã hội
Về Giáo dục - Đào tạo, Khoa học - Công nghệ: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học; tổ chức tống kết, đánh giá kết quả năm học 2017-2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019, đảm bảo tốt nhiệm vụ duy trì sỹ số học sinh. Chất lược giáo dục, tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng so với năm trước. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng chuẩn PCGD. Trên địa bàn thành phố hiện có 23 trường, 09 nhóm trẻ tư thục, 343 lớp, 13.171 học sinh; so với cùng kỳ năm 2017 giảm 04 trường, 01 lớp, tăng 476 học sinh. Ban hành và chỉ đạo triển khai Kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia năm 2018. Phối hợp tổ chức tốt Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Tổ chức bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường học. Tổ chức xét duyệt công tác tuyển sinh năm học 2018-2019; thực hiện tốt công tác tựu trường, kiểm tra công tác chuẩn bị năm học mới, công tác tổ chức khai giảng năm học 2018-2019. Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng giáo dục mũi nhọn thông qua việc tổ chức các kỳ thi, hội thi.
Chỉ đạo đề xuất đặt hàng 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh bắt đầu thực hiện từ năm 2019. Chỉ đạo Hội đồng sáng kiến thành phố tổ chức chấm và trình UBND thành phố công nhận sáng kiến cấp cơ sở năm 2018; hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh chấm, công nhận sáng kiến cấp tỉnh cho các tác giả theo quy định. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng Kế hoạch duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 năm 2018.
Công tác Công tác y tế, dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Công tác quản lý Nhà nước về y tế, nhất là việc quản lý các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân được tăng cường thường xuyên, có hiệu quả. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS. Nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân; Việc khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Công tác phòng, chống dịch
bệnh được đảm bảo. Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm; trong năm 2018, trên địa bàn thành phố không có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra. Công tác truyền thông về dân số, kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Văn hóa - Thông tin, Truyền thanh: Công tác quản lý Nhà nước về Văn hoá - Thể thao, thông tin truyền thông được chú trọng thực hiện. Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, hệ thống truyền thanh, truyền hình được đầu tư cơ bản đồng bộ; 07/07 xã, phường, 63/74 bản, tổ dân phố có nhà văn hóa. Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng phát triển nhanh; phong trào thể dục, thể thao quần chúng được duy trì thường xuyên, số người, số gia đình tham gia tập luyện thường xuyên tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Tổ chức thành công “Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc thành phố Lai Châu lần thứ II, năm 2018”.
3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
a. Giao thông
Thành phố Lai Châu là đô thị mới được quy hoạch và đầu tư xây dựng đồng bộ; hệ thống giao thông được xây dựng khang trang sạch sẽ và hiện đại, các tuyến giao thông chính được trải nhựa, các đường nhánh được trải nhựa hoặc bê tông hóa có vỉa hè rộng, thông thoáng. Một số tuyến giao thông chính trên địa bàn thành phố như sau:
- Quốc lộ 4D: Là tuyến quốc lộ xuất phát từ Lai Châu (điểm giao với QL12) chạy tới Lào Cai; đây là tuyến đường trục quan trọng nhất trong quan hệ vùng và góp phần phát triển kinh tế thành phố Lai Châu, là tuyến đường mới được đầu tư nâng cấp có chất lượng tốt, tổng chiều dài qua thành phố là 12,4 km, chiều rộng đường 16,5m đến 20,5m, mặt đường rộng từ 9m đến 10,5m, hè hai bên rộng từ 6m - đến 10m.
- Tỉnh lộ 129: Là tuyến huyết mạch nối thành phố Lai Châu và huyện Sìn Hồ, tổng chiều dài qua thành phố là 14,3km có mặt đường rộng 8m, hè đường hai bên mỗi bên rộng 1 - 3m, từ km1+00 trở đi mặt đường rộng 6m (theo quy mô đường cấp IV miền núi);
- Các công trình giao thông khác: Cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ, bến xe của thành phố Lai Châu được đầu tư xây dựng hiện đại đáp ứng tốt nhu cầu vận tải hiện tại và tương lai.
Như vậy, hệ thống giao thông trên địa bàn thành phố Lai Châu được đánh giá là đồng bộ và hiện đại thể hiện tầm nhìn trong quy hoạch chung đô thị, đặc biệt khi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được thực hiện ngoài giao thông tại các phường thì hệ thống giao thông tại xã Nậm Loỏng và xã San Thàng cũng được cải thiện đáng kể góp phần tích cực vào đẩy nhanh tốc độ kinh tế - xã hội của thành phố.
b. Thủy lợi
Các công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố đã và đang được đầu tư xây dựng đáp ứng được nhu cầu tưới, tiêu cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
- Đối với hệ thống thủy lợi, tưới, tiêu nội thành phố: bao gồm một kênh dẫn nước chính chạy dọc thành phố bắt nguồn từ phường Đoàn Kết đến xã San Thàng và các tuyến nhánh được xây dựng theo các công trình giao thông và các khu dân cư là một công trình hiện đại đã giải quyết cơ bản hiện tượng úng lụt cục bộ vào mùa mưa của thành phố.
- Về nước sinh hoạt: hiện tại đã đáp ứng cơ bản được nhu cầu của nhân dân trong khu vực nội thị, khu vực hai xã San Thàng và Nậm Loỏng hiện được đáp ứng một phần, phần còn lại nhân dân sử dụng nước tại các mó nước, khe nước và một phần nhỏ dùng nước ngầm.
c. Năng lượng, bưu chính - viễn thông
Mạng lưới điện của thành phố được xây dựng tương đối quy mô và hiện đại, đến nay đã có 100% số xã, phường, 100% số thôn, bản, khu phố có điện, 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia.
+ Nguồn điện: Trạm 110 KV đóng tại xã San Thàng, đây là trạm cấp điện toàn tỉnh bằng tuyến đường dây 110KV Lào Cai - thành phố Lai Châu; Ngoài ra nguồn điện năng còn được hỗ trợ bởi đường dây 35KV từ trạm 110KV Lào Cai khi đường dây 110KV Lai Châu gặp sự cố.
+ Trạm phân phối: Các trạm biến áp phân phối 35/0,4kv trong thành phố dùng trạm đặt ngoài trời treo trên cột và trạm trệt, toàn thành phố hiện có 62 trạm biến áp với tổng công suất 16.926,5 KVA.
+ Lưới điện 0,4KV: Sử dụng lưới ba pha, bốn dây có trung tính trực tiếp nối đất phủ trùm toàn thành phố.
+ Chiếu sáng: Hầu hết các tuyến đường chính xung quanh thành phố đã đạt tiêu chuẩn chiếu sáng đô thị loại 4, mạng lưới chiếu sáng thành phố Lai Châu đang được tiếp tục triển khai hầu hết ở các tuyến đường còn lại.
+ Hệ thống thông tin liên lạc của thành phố tương đối hoàn chỉnh, mật độ phủ sóng của dịch vụ viễn thông trên toàn thành phố đạt 100%. Dịch vụ truyền hình được cung cấp miễn phí từ Đài truyền hình Việt Nam, đài truyền hình tỉnh Lai Châu, hệ thống mạng lưới di động được đầu tư với các nhà mạng lớn: Viettel, Mobiphone, Vinaphone, ... kết hợp với các thuê bao cố định đảm bảo thông tin liên lạc 24/24h. Mạng lưới internet được phát triển tới các hộ dân, các cơ quan hành chính, trường học, khách sạn.
d. Giáo dục - đào tạo
Trong những năm qua cơ sở vật chất trường, lớp học trên địa bàn thành phố đã được tập trung xây dựng mở rộng, đồng bộ, hiện đại đảm bảo tiêu trí trường chuẩn quốc gia. Cụ thể:
* Bậc học mầm non
Thành phố hiện có 13 trường Mầm non, với tổng số 124 lớp học, với tổng số giáo viên Mầm non là 275 người; tổng số trẻ đến trường là 3.368 trẻ, trong đó trẻ em 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 100%, trẻ em đi học đúng tuổi vào lớp 1 đạt 100%.
* Bậc học tiểu học và trung học cơ sở
Giáo dục Phổ thông thành phố có tổng số 15 trường (trong đó có 9 trường tiểu học, 6 trường THCS ); tổng số lớp học là 201, trong đó: tiểu học là 131 lớp, trung học cơ sở là 70 lớp; tổng số học sinh là 5.155 học sinh, trong đó có 3.388 học sinh tiểu học, 1.767 học sinh THCS; tổng số giáo viên là 333 người, trong đó tiểu học 196 giáo viên, trung học cơ sở là 137 giáo viên.
* Bậc học trung học phổ thông
Giáo dục trung học phổ thông có 4 trường với 55 phòng học và 56 lớp học.
Tổng số học sinh là 1.783 học sinh và 142 giáo viên.
* Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề:
Trên địa bàn thành phố có 1 trường cao đẳng Cộng Đồng, diện tích 36.000 m2, 01 trường trung cấp y tế tỉnh và 01 trường trung cấp nghề.
e. Y tế
Hệ thống y tế được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Công tác khám chữa bệnh được quan tâm nhất là khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em, người cao tuổi. Hệ thống mạng lưới y tế được chú trọng đầu tư phát triển, có 5/7 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được nâng lên rõ rệt, trung bình mỗi một người dân được khám 1,2 lần/năm; có trên 75% người dân có bảo hiểm; 100% đồng bào dân tộc, các hộ nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp BHYT khám chữa bệnh miễn phí. Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, 97,5% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng 8 loại vắc xin phòng bệnh.
3.1.2.4. Dân số
Thành phố Lai Châu có 39.340 người (mật độ dân số bình quân 543,37 người
/km2). Dân số của thành phố phân bố không đồng đều giữa các phường, xã khác nhau, đa số tập trung tại các phường Đoàn Kết, Tân Phong, Đông Phong và phường Quyết Tiến.
3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu được thể hiện chi tiết qua bảng 3.1, cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Lai Châu năm 2019
LOẠI ĐẤT | MÃ | DIỆN TÍCH (Ha) | CƠ CẤU (%) | |
I | Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính | 7.077,44 | 100,00 | |
1 | Đất nông nghiệp | NNP | 4.533,64 | 64,06 |
1.1 | Đất sản xuất nông nghiệp | SXN | 2.676,58 | 37,82 |
1.1.1 | Đất trồng cây hàng năm | CHN | 2.183,77 | 30,86 |
1.1.1.1 | Đất trồng lúa | LUA | 727,35 | 10,28 |
1.1.1.2 | Đất trồng cây hàng năm khác | HNK | 1.456,42 | 20,58 |
1.1.2 | Đất trồng cây lâu năm | CLN | 492,81 | 6,96 |
1.2 | Đất lâm nghiệp | LNP | 1.749,75 | 24,72 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Chuyển Quyền Sử Dụng Đất Tại Một Số Nước Trên Thế Giới
- Một Số Nhận Xét Về Thực Trạng Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Ở Việt Nam Hiện Nay
- Khái Quát Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Và Hiện Trạng Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Thành Phố Lai Châu, Tỉnh Lai Châu
- Cơ Cấu Các Loại Đất Trên Địa Bàn Thành Phố Lai Châu, Tỉnh Lai Châu Năm 2019
- Kết Quả Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất Theo Thời Gian Trên Địa Bàn Thành Phố Lai Châu, Tỉnh Lai Châu Giai Đoạn 2014 - 2019
- Kết Quả Thu Nộp Ngân Sách Nhà Nước Thông Qua Công Tác Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Thành Phố Lai Châu,