Đánh Giá Kết Quả Phẫu Thuật Ở Sản Phụ Rau Cài Răng Lược Tại Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng khá tương đồng với nghiên cứu của các tác giả trên, phần lớn là RCRL độ 2, có ít hoặc không có RCRL độ 3.

4.1.3.3. Kết quả xét nghiệm


Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy trước phẫu thuật có 65,6% sản phụ không thiếu máu, sau mổ tỉ lệ này giảm còn 43,0%. Có 57,0% sản phụ thiếu máu sau phẫu thuật trong đó có 31,2% có thiếu máu nhẹ, 20,4% sản phụ có thiểu máu trung bình và 5,4% có thiếu máu nặng. trường hợp sản phụ có nồng độ Hemoglobin sau mổ thấp nhất là 45 g/l. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05, điều đó không có nghĩa rằng phẫu thuật rau cài răng lược không gây chảy máu mà thậm chí là mất rất nhiều máu. Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hương Trà (2007-2011), tỉ lệ thiếu máu trước mổ là 34% , tương tự kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tuy nhiên tỉ lệ thiếu máu sau mổ cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi (85,7%) [3]. Điều này có thể lý giải vì nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lêj phát hiện RCRL rất cao (95,7%) nên đã được dự trù máu và chuẩn bị kĩ lưỡng trước mổ. Chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt về nồng độ Hemoglobin trước mổ và sau mổ với p > 0,05, điều này không có nghĩa rằng phẫu thuật RCRL không gây chảy máu mà thậm chí chảy máu rất nhiều, kết quả thể hiện rằng các sản phụ thiếu máu trước mổ và trong mổ đã được bồi phụ số lượng máu cần thiết. Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, việc dự trù máu trước mổ đã trở thành thường quy đối với các bệnh nhân chẩn đoán rau cài răng lược.

4.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật ở sản phụ rau cài răng lược tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy trước phẫu thuật có 65,6% sản phụ không thiếu máu, sau mổ tỉ lệ này giảm còn 43,0%. Có 57,0% sản phụ thiếu máu sau phẫu thuật trong đó có 31,2% có thiếu máu nhẹ, 20,4% sản phụ có thiểu máu trung bình và 5,4% có thiếu máu nặng. trường hợp sản phụ có nồng độ Hemoglobin sau mổ thấp nhất là 45 g/l. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05, điều đó không có nghĩa rằng phẫu thuật rau cài răng lược không gây chảy máu mà thậm chí là mất rất nhiều máu. Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hương Trà (2007-2011), tỉ lệ thiếu máu trước mổ là 34%, tương tự kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tuy nhiên tỉ lệ thiếu máu sau mổ cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi (85,7%) [3]. Điều này có thể lý giải vì nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ phát hiện RCRL rất cao (95,7%) nên đã được dự

trù máu và chuẩn bị kĩ lưỡng trước mổ. Chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt về nồng độ Hemoglobin trước mổ và sau mổ với p > 0,05, điều này không có nghĩa rằng phẫu thuật RCRL không gây chảy máu mà thậm chí chảy máu rất nhiều, kết quả thể hiện rằng các sản phụ thiếu máu trước mổ và trong mổ đã được bồi phụ số lượng máu cần thiết. Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, việc dự trù máu trước mổ đã trở thành thường quy đối với các bệnh nhân chẩn đoán rau cài răng lược.

4.2.1. Thời điểm mổ lấy thai


Chỉ định mổ lấy thai cấp cứu hay chủ động trên các sản phụ bị rau cài răng lược được lựa chọn dựa trên nhiều yếu tố như tiền sử mổ lấy thai, tuổi mẹ, tuổi thai, vị trí rau bám, mức độ xâm lấn vào cơ tử cung, tình trạng của mẹ và thai nhi...Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.9 cho thấy phần lớn các trường hợp RCRL được chỉ định MLT chủ động với 88,2%. Tỉ lệ này cao hơn ở một số nghiên cứu khác như:

Bảng 4.7: Bảng tỉ lệ mổ lấy thai chủ động ở các nghiên cứu


Tác giả

Năm

Nơi thực hiện

Tỉ lệ mổ chủ động

Lê Thị Hương Trà [3]

2007-2011

BVPSTW

63%

Lê Hoài Chương [50]

2012

BVPSTW

59%

Nguyễn Liên Phương [4]

2015

BVPSTW

74,1%

Nguyễn Mạnh Hùng [6]

2017

BVPSHN

62,5%

Nguyễn Liên Phương [5]

2017

BVPSTW

61,9%

Trần Khánh Hoa [7]

2018-2019

BVPSHN

75%

NC của chúng tôi

2020-2022

BVPSHN

88,2%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật rau cài răng lược tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội - 9

Tỉ lệ MLT chủ động trong nghiên cứu của tôi cao hơn so với các nghiên cứu trước có thể do trong những năm trở lại đây, công tác quản lý và chăm sóc thai nghén ngày càng được quan tâm và có nhiều tiến bộ, giúp phát hiện sớm và theo dõi kịp thời

những trường hợp mắc RCRL, hạn chế những ảnh hưởng cũng như những biến chứng của RCRL đến thai nghén.

4.2.2. Phương pháp vô cảm

Theo bảng 3.10 phương pháp vô cảm được sử dụng nhiều là gây mê nội khí quản với tỉ lệ 89,2%; gây tê tuỷ sống được sử dụng với tỉ lệ 8,6% và có 2,2% sử dụng phương pháp gây mê tĩnh mạch. RCRL là một trong những phẫu thuật sản khoa khó khăn nhất do nguy cơ chảy máu ồ ạt từ các mạch máu tăng sinh. Do vậy, nếu sản phụ đã được chẩn đoán rau cài răng lược từ trước khi mổ thì gây mê nội khí quản là lựa chọn phù hợp cho phẫu thuật loại này nhằm tránh những biến chứng rối loạn huyết động do gây tê tủy sống. Trong trường hợp chỉ định mổ vì rau cài răng lược đơn thuần hay rau cài răng lược trên sẹo mổ lấy thai thì việc lựa chọn phương pháp vô cảm trong phẫu thuật lấy thai cần phải cân nhắc thật kỹ bởi phương pháp nào cũng có mặt thuận lợi và hạn chế của nó. Vấn đề là bác sỹ gây mê và bác sỹ phẫu thuật cần phối hợp với nhau thật tốt để lựa chọn phương pháp vô cảm phù hợp nhằm đảm bảo cho cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi, hạn chế tối đa các tai biến cho mẹ và sơ sinh. Nghiên cứu của Đinh Văn Sinh cho tỉ lệ gây mê toàn thân chiếm 46,8% [28]. Điều này có thể lý giải bởi đối tượng nghiên cứu khác nhau, nghiên cứu tiến hành trên các bệnh nhân rau cài răng lược nên tỉ lệ phải gây mê nội khí quản cao hơn các trường hợp chỉ là rau tiền đạo thông thường. Lựa chọn phương pháp gây mê tốt nhất ở phụ nữ mắc rau cài răng lược trong nghiên cứu của các tác giả trên thế giới còn nhiều tranh cãi. Hiệp hội Bác sĩ gây mê Hoa Kỳ về sản khoa cũng cho rằng gây mê toàn thân có thể là lựa chọn thích hợp nhất trong một số trường hợp, bao gồm cả những trường hợp xuất huyết nặng được dự đoán [53]. Trong khi đó, vào khoảng thời gian trước đó, Chestnut và các cộng sự lại cho rằng gây tê ngoài màng cứng có thể là một lựa chọn thích hợp cho những bệnh nhân này. Tuy nhiên, quyết định lựa chọn phương pháp gây mê nên được cá nhân hóa và chỉ được đưa ra sau khi xem xét lịch sử thích hợp, kiểm tra thể trạng và dữ liệu hình ảnh/xét nghiệm thích hợp. Các trường hợp có xâm lấn vùng chậu mở rộng và/hoặc nguy cơ chảy máu đáng kể trong phẫu thuật vẫn được các thầy thuốc ủng hộ lựa chọn gây mê toàn thân [54].

4.2.3. Đường rạch da và đường rạch tử cung

Đường rạch da trong nghiên cứu cho kết quả tỉ lệ đường rạch da ngang trên vệ chiếm tỉ lệ 50,5% và đường rạch da theo đường trắng giữa dưới rốn chiếm tỉ lệ 49,5%. Về kiểm soát trong mổ, các tác giả khuyến cáo nên rạch da theo đường dọc dưới rốn để bộc lộ tốt hơn. Trường hợp rạch ngang làm cho phẫu trường chật hẹp khó quan sát

và khó thao tác, nhất là thao tác buộc động mạch hạ vị; đồng thời nhất trí rằng đường rạch tử cung lấy thai cũng nên là đường dọc và tránh đi qua bánh rau. Tuy nhiên vì các sản phụ phần lớn (%) đã MLT trước đó nên đường rạch da theo đường mổ cũ. Do vậy trong nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt lớn giữa tỉ lệ rạch da theo đường ngang trên vệ và đường trắng giữa dưới rốn.

Theo bảng 3.12 đường rạch vào tử cung thường là đường rạch dọc với tỉ lệ 64,5% và đường rạch ngang tử cung để vào tử cung chiếm tỉ lệ 35,5%. Trong nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng, đường rạch vào tử cung là đường rạch dọc chiếm tỉ lệ 61,1% [6] và trong nghiên cứu của Trần Như Hoa tỉ lệ này chiếm 86,6% [7]. Kỹ thuật mở tử cung theo đường rạch dọc ở nghiên cứu của chúng tôi gần tương tự như các nghiên cứu trên và chiếm ưu thế hơn, được các phẫu thuật viên lựa chọn nhiều hơn có thể được lý giải như sau: RCRL là yếu tố nguy cơ gây chảy máu nhiều trong đẻ vì vậy các phẫu thuật viên cần lấy thai dễ dàng và nhanh chóng, ít tổn thương động mạch tử cung và ít tổn thương các cơ quan xung quanh (tiết niệu và ruột).

Khi phân tích liên quan giữa thời điểm MLT và đường rạch vào tử cung (Bảng 3.13) đường rạch dọc thân tử cung ở nhóm mổ cấp cứu chiếm tỉ lệ cao hơn nhóm mổ chủ động với tỉ lệ lần lượt là 72,7% và 63,4%. Kết quả này ngược với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Khánh Hoa [7], tỉ lệ rạch dọc tử cung để vào tử cung ở nhóm mổ chủ động cao hơn nhóm mổ cấp cứu với tỉ lệ 87,18% và 84,62%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 ở cả 2 nghiên cứu. Sự khác biệt này có thể do thời điểm điểm nghiên cứu khác nhau, đối tượng nghiên cứu khác nhau.

4.2.4. Phương pháp xử trí tử cung

Trong phẫu thuật rau cài răng lược, cắt tử cung là biện pháp cầm máu cuối cùng nhằm cứu sống sản phụ thoát khỏi tình trạng chảy máu, mất máu nặng nề do chảy máu sau đẻ, khi mà thực hiện các biện pháp khác không có kết quả. Đối với những trường hợp RCRL độ 2 và RCRL độ 3, mổ lấy thai và cắt tử cung ngay mà không bóc rau là biện pháp xử trí được nhiều tác giả ủng hộ. Theo bảng 3.14, phần lớn phương pháp xử trí RCRL là cắt tử cung với tỉ lệ 76,3% và bảo tồn tử cung với tỉ lệ 23,7%. Theo biểu đồ 3.3, tỉ lệ bảo tồn tử cung ở RCRL độ 1 lên tới 88,9%, tỉ lệ bảo tồn tử cung ở RCRL độ 2 là 8,9% và 100% RCRL độ 3 được xử trí cắt tử cung 100%. Kết quả này phù hợp với kết quả của tác giả Lê Hoài Chương: các trường hợp RĐX phải tiến hành cắt tử cung 100% [50]. Như vậy khả năng bảo tồn tử cung trong các trường hợp rau cài răng lược phụ thuộc vào mức độ RCRL, nếu bánh rau ăn sâu vào lớp cơ, thậm chí xuyên vào bàng quang thì không thể giữ được tử cung.

4.2.5. Thời gian phẫu thuật

Phẫu thuật xử trí rau cài răng lược là một phẫu thuật vô cùng khó khăn, nhất là các trường hợp có sẹo mổ cũ dính, RĐX bàng quang. Bởi vậy phần lớn các ca phẫu thuật rau cài răng lược đều kéo dài hơn bình thường.

Kết quả của bảng 3.16 cho thấy thời gian phẫu thuật dưới 90 phút và từ 90 đến 120 phút đều chiếm tỉ lệ 37,6%; thời gian phẫu thuật trên 120 phút chiếm tỉ lệ 24,7%. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng lại cho kết quả thời gian phẫu thuật từ 90 đến 120 phút và trên 120 phút chiếm tỉ lệ cao hơn thời gian phẫu thuật dưới 90 phút. Một nghiên cứu khác của tác giả Trần Khánh Hoa lại cho kết quả, thời gian phẫu thuật dưới 90 phút chiếm tỉ lệ cao nhất là 46,2%, thời gian phẫu thuật từ 90 đến 120 phút chiếm tỉ lệ 32,7% và thời gian phẫu thuật trên 120 phút chiếm 21,1% [7]. Sự khác biệt này có thể lý giải là thời gian phẫu thuật dài hay ngắn, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tiền sử MLT cũ của sản phụ và trình độ của kĩ thuật viên.

Thời gian mổ ngắn nhất là 35 phút, dài nhất là 235 phút, thời gian mổ trung bình là 94,7 39,4 phút. Thời gian phẫu thuật trung bình ở một số nghiên cứu khác:

Bảng 4.8: Bảng thời gian phẫu thuật trung bình ở một số nghiên cứu khác


Tác giả

Năm

Thời gian phẫu thuật trung bình

Listijono DR [55]

2017

123 ± 45,9 phút

Trần Khánh Hoa [7]

2018-2019

106 71 phút

Mitric C [56]

2019

112 ± 49 phút

NC của chúng tôi

2020-2022

94,7 ± 39,4 phút

Từ những kết quả trên, chúng ta có thể thấy thời gian phẫu thuật có sự chênh lệch không đáng kể giữa các tác giả, phụ thuộc nhiều vào mức độ xâm lấn của rau thai.

Phân tích liên quan giữa mức độ RCRL và thời gian phẫu thuật (Bảng 3.16) cho thấy thời gian mổ nhanh nhất đối với nhóm RCRL độ 1 và kéo dài nhất đối với nhóm RCRL độ 3, cụ thể: thời gian mổ dưới 60 phút chiếm tỉ lệ cao nhất ở nhóm RCRL độ 1 với 61,1% và không có trường hợp RCRL độ 3 nào có thời gian phẫu thuật dưới 60

phút; thời gian phẫu thuật trên 120 phút có tỉ lệ cao nhất ở nhóm RCRL độ 3 với 40%, cao hơn nhóm RCRL độ 2, độ 1 với tỉ lệ lần lượt là 28,6% và 5,6%. Kết quả này khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, thời gian mổ dưới 90 phút chỉ gặp ở nhóm RCRL độ 1 và độ 2 với tỉ lệ lần lượt là 66,7% và 33,3%, không có trường hợp nào RCRL độ 3 có thời gian mổ dưới 90 phút [6]. Trong nghiên cứu của Trần Khánh Hoa lại cho kết quả thời gian mổ dưới 90 phút phút ở nhóm RBC có tỉ lệ là 75,00% cao hơn nhóm rau cài răng lược và RĐX với tỉ lệ lần lượt là 41,86% và 60,00% [7]. Điều này cho thấy ngoài phụ thuộc vào mức độ RCRL thì thời gian mổ cũng phụ thuộc vào trình độ của kĩ thuật viên cũng như cải tiến trong phẫu thuật theo thời gian.

4.2.6. Biến chứng đối với mẹ

4.2.6.1. Mất máu và truyền máu

Chảy máu là biến chứng hay gặp nhất cho các sản phụ mắc rau cài răng lược, xảy ra chủ yếu trong quá trình chuyển dạ ở thời kỳ bong rau. Theo Trần Chân Hà, chảy máu do RCRL chiếm 13,5% các trường hợp chảy máu sau đẻ [57]. Phạm Huy Hiền Hào cũng cho tỉ lệ chảy máu sau đẻ do RCRL chiếm 5,7% và do RBC là 1,5% [58].

Khi nghiên cứu, ghi nhận thấy số lượng máu mất trong mổ trung bình là 1727,4

1194,0 ml trong đó mất ít nhất là 400 ml (1 trường hợp) và mất nhiều nhất là 8000 ml (1 trường hợp). So sánh với một số nghiên cứu khác:

Bảng 4.9: Bảng lượng máu mất ở một số nghiên cứu khác


Tác giả

Năm

Lượng máu mất (ml)

Wright J. D [33]

2011

3000

Nguyễn Mạnh Hùng [6]

2017

1246,53 ± 556,99

Trần Khánh Hoa [7]

2018 - 2019

1204,81 1009,67

NC của chúng tôi

2020-2022

1727,4 1194,0

Lượng máu mất trung bình trong nghiên cứu của tôi có cao hơn so với 2 nghiên cứu trong nước gần đây có thể do thời gian, địa điểm và cỡ mẫu nghiên cứu khác nhau.

Có 89/93 (95,7%) bệnh nhân được truyền máu, lượng máu truyền trung bình là 1231 731,3, bệnh nhân được truyền ít nhất là 350 ml, nhiều nhất là 3550 ml. Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hương Trà cho kết quả tỉ lệ truyền máu của sản phụ có rau cài răng lược là 57%; trung bình số đơn vị máu truyền cho 1 bệnh nhân là 3,3 đơn vị tương đương 825 ml, một bệnh nhân phải truyền nhiều nhất là 9 đơn vị tương đương 2250 ml [3]. Kết quả này thấp hơn trong nghiên cứu của chúng tôi có thể do nghiên cứu được thực hiện đã lâu (2007 - 2011) khi điều trị RCRL còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Kết quả của chúng tôi khá tương đồng với kết quả trong 2 nghiên cứu gần đây của Nguyễn Mạnh Hùng (2015) 100% sản phụ được truyền máu [6] và trong nghiên cứu của tác giả Trần Khánh Hoa ( 2018-2019) 90,4% sản phụ được truyền máu [7], điều này là do thời gian gần đây, ở BVPSHN luôn luôn dự phòng máu truyền cho các trường hợp RCRL nhằm giảm tỉ lệ thiếu máu sau phẫu thuật.

Vì vậy có thể thấy phẫu thuật mổ lấy thai ở sản phụ có rau cài răng lược là một phẫu thuật hết sức nặng nề, với biến chứng chảy máu ồ ạt, mất máu nhiều, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước trong và mổ về phương tiện gây mê hồi sức, dự trù máu đặc biệt các trường hợp nhóm máu hiếm, phẫu thuật viên có kinh nghiệm và trình độ nhằm đảm bảo an toàn cho sản phụ, hạn chế tối đa chảy máu.

Theo bảng 3.20 và bảng 3.21, lượng máu mất, lượng máu được truyền nhiều nhất ở nhóm RCRL độ 2 lần lượt là 1903,6 ± 1276,4 ml và 1308,1 ± 768,6. Lượng máu trung bình mất ít nhất ở nhóm RCRL độ 3 là 1040,0 ± 577,1 ml. Lượng máu trung bình được truyền ít nhất ở nhóm RCRL độ 1 là 926,5 ± 552,6 ml. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Trong nghiên cứu của Trần Khánh Hoa cũng cho kết quả lượng máu mất trung bình nhiều nhất và lượng máu trung bình được truyền nhiều nhất ở nhóm RCRL độ 2. Lượng máu mất trung bình ở nhóm RCRL độ 2 là 1241 ± 1093 ml và lượng máu được truyền là 1971 ± 2158 ml. RCRL độ 3 có lượng máu mất trung bình ít nhất với 920 ± 421 ml. Lượng máu truyền trung bình ít nhất là nhóm RCRL độ 1 với 863 ± 189 ml .Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 [7]. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thứ tự sắp xếp nhưng số lượng cụ thể lại khác nhau. Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng chỉ ra trong nghiên cứu của mình rằng rau cài răng lược là một bệnh lý gây chảy máu cả trước và trong phẫu thuật nên tỉ lệ truyền máu do rau cài răng lược thường cao, trong đó sản phụ có thể RĐX (RCRL độ 3) phải truyền trung bình là 1720 ± 356,37 ml nhiều máu hơn thể rau cài răng lược (RCRL độ 2) vào cơ và thể rau bám chặt (RCRL độ 3); sản phụ có thể rau cài răng lược vào cơ (RCRL độ 2) có lượng máu truyền trung bình 1121,54 ± 505,67 ml và sản phụ có thể RBC (RCRL độ

3) có lượng máu phải truyền trung bình là 1000 ± 282,84 ml; kết quả này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [6]. Cũng theo tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, rau tiền đạo cài

răng lược làm xuất hiện nhiều mạch máu tăng sinh ở đoạn dưới tử cung gây chảy máu nhiều hơn trong lúc mổ; số lượng máu phải truyền còn phụ thuộc vào mức độ rau cài răng lược một cách có ý nghĩa thống kê với p < 0,05; cả 5 bệnh nhân bị RĐX thì đều phải truyền máu từ 1500ml trở lên, điều này càng thể hiện RĐX là thể rau cài răng lược phải truyền máu cao nhất [6].

Như vậy có sự khác nhau trong kết quả nghiên cứu của tôi và 2 tác giả ở trên, sự khác biệt có thể giải thích do thời điểm nghiên cứu khác nhau, cỡ mẫu nghiên cứu khác nhau.

4.2.6.2. Tai biến phẫu thuật

Có 19/93 (20,4%) sản phụ có biến chứng của RCRL trong đó có 13 sản phụ (14%) có biến chứng rách bàng quang, 2 sản phụ (2,2%) có tổn thương niệu đạo và 4 sản phụ (4,3%) có nhiễm khuẩn sau sinh. Ngoài ra còn có 2/93 (1,9%) sản phụ phải phẫu thuật lần 2 do mất máu nhiều sau phẫu thuật không cầm được máu. So sánh với một số nghiên cứu khác như: nghiên cứu của Đặng Văn Sinh tỉ lệ tổn thương tạng là 27,17% [28]; nghiên cứu của Bạch Cẩm An về rau cài răng lược xâm lấn bang quang trên vết mổ cũ thì 100% có tổn thương bàng quang; 12,5% có tổn thương niệu quản [44]; tác giả Nguyễn Mạnh Hùng phân tích 72 trường hợp rau cài răng lược được xử trí phẫu thuật ghi nhân có 17 trường hợp có tai biến cho mẹ chiếm tỉ lệ 23,61%; trong số này có 12 trường hợp tổn thương bàng quang (16,67%), 5 trường hợp chảy máu mỏm cắt (6,94%); 11 trường hợp phải mổ lại do chảy máu mỏm cắt gây chảy máu trong ổ bụng và tổn thương bàng quang [6]; tác giả Trần Khánh Hoa ghi nhận 4/52 trường hợp có biến chứng do rau cài răng lược chiếm tỉ lệ 7,69%; trong đó rách bàng quang chiếm tỉ lệ 3,85%, tổn thương niệu quản 2 bên và rách bàng quang - rách niệu quản T - đụng dập niệu quản P đều ghi nhận 1 trường hợp chiếm tỉ lệ 1,92% [7]. Kết quả tỉ lệ các biến chứng rất khác nhau ở các nghiên cứu có thể do trình độ của kĩ thuật viên, thời điểm nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu khác nhau.

Trường hợp biến chứng nặng nhất trong nghiên cứu là sản phụ 40 tuổi, sinh con lần 3, tiền sử 2 lần mổ đẻ, 1 lần nạo hút thai. Quá trình mang thai sản phụ không có triệu chứng lâm sàng như đau bụng hay ra máu bất thường. Theo kết quả siêu âm, rau bám mặt trước, xét nghiệm máu trước mổ có nồng độ Hemoglobin 145 g/l. Sản phụ nhập viện khi thai được 38 tuần 3 ngày, đủ tháng. Sản phụ được chỉ định mổ lấy thai chủ động, gây mê nội khí quản, rạch da theo đường trắng giữa dưới rốn và rạch dọc thân tử cung. Quá trình mổ bệnh nhân mất nhiều máu, tổng lượng máu mất 8000ml và được chỉ định cắt tử cung bán phần thấp. Sản phụ bị biến chứng rách bàng quang

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2024