Công tác quản trị nguyên vật liệu tại Nhà máy Z153 – Tổng cục Kỹ thuật - 1


Luận văn

Đề tài: "Công tác quản trị nguyên vật

liệu tại Nhà máy Z153 – Tổng cục Kĩ thuật ”


Mục lục


PHẦN I


MỞ ĐẦU

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Công tác quản trị nguyên vật liệu tại Nhà máy Z153 – Tổng cục Kỹ thuật - 1

Sau hơn hai mươi năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đang dần chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh, cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng. Nhất là từ khi Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển thành phần kinh tế tư nhân, đã có rất nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do đó mà mức độ cạnh tranh để tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp ngày càng lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp dù bất cứ loại hình nào cũng phải đối mặt với những khó khăn thử thách và phải chấp nhận quy luật đào thải từ thị trường. Muốn tồn tại và phát triển bắt buộc mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình những hướng đi tốt nhất, phù hợp với mình để đủ khả năng đứng vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Chính trong bối cảnh này, lợi nhuận đã trở thành mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí và lợi nhuận ngày càng được quan tâm. Vì thế các doanh nghiệp đều ra sức tìm con đường giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Do vậy với tỷ trọng chiếm khoảng 60- 70% tổng chi phí, nguyên vật liệu cần được quản lý thật tốt. Nếu doanh nghiệp biết sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, hợp lý thì sản phẩm làm ra càng có chất lượng tốt mà giá thành lại hạ tạo ra mối tương quan có lợi cho doanh nghiệp trên thị trường. Quản lý nguyên vật liệu càng khoa học thì cơ hội


đạt hiệu quả kinh tế càng cao. Với vai trò như vậy nên yêu cầu quản lý nguyên vật liệu cần chặt chẽ trong tất cả các khâu từ khâu thu mua, dự trữ và bảo quản đến khâu sử dụng.

Nhà máy Z153 là một đơn vị sản xuất theo đơn đặt hàng, chính vì vậy

việc quản trị tốt NVL mang tính cấp thiết và vô cùng quan trọng đối với hiệu quả hoạt động sản xuất của Nhà máy, đảm bảo cho Nhà máy thực hiện được những kế hoạch đã đề ra với chi phí thấp nhất.

Qua thời gian thực tập tại Nhà máy Z153, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị NVL , tôi đã chọn luận văn tốt nghiệp với đề tài sau:

“Công tác quản trị nguyên vật liệu tại Nhà máy Z153 – Tổng cục Kĩ thuật

”.


1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích hệ thống lý luận cơ bản, làm rò thực trạng về công tác quản trị nguyên vật liệu tại Nhà máy Z153 đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu lực công tác quản trị nguyên vật liệu tại Nhà máy.


1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nguyên vật liệu và quản trị nguyên vật

liệu.


Z153.


- Phân tích thực trạng công tác quản trị


nguyên vật liệu tại Nhà máy

- Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản trị nguyên vật liệu tại Nhà máy Z153.


1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng của đề tài là quản trị nguyên vật liệu.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về nội dung: Quản trị nguyên vật liệu.

+ Phạm vi về không gian: Tại Nhà máy Z153.

+ Phạm vi về thời gian: Khoảng thời gian 2 năm từ năm 2008-2009.

1.4 Kết quả nghiên cứu dự kiến

Đã nhận định được quá trình quản trị NVL của Nhà máy là có hiệu quả hay không? Ưu và nhược điểm.

Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản trị NVL trong toàn Nhà máy và những giải pháp khác.

Đưa ra một số kiến nghị đựa trên tình hình thực tế của Nhà máy đối với Bộ chủ quản và Nhà nước.


PHẦN II


TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 Tổng quan tài liệu

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại của nguyên vật liệu

2.1.1.1 Khái niệm nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng vật hóa, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó là thành

phần chủ yếu cấu tạo nên thành phẩm, là đầu vào của quá trình sản xuất và

thường gắn liền với các doanh nghiệp sản xuất.


2.1.1.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu

- NVL cùng với các yếu tố: vốn, lao động, công nghệ là là các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo ra sản phẩm vật chất.

- NVL là những tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho, vật liệu tham gia giai đoạn đầu của quá trình sản xuất kinh doanh để hình thành nên sản phẩm mới, chúng rất da dạng và phong phú về chủng loại.


- NVL là cơ sở vật chất hình thành nên thực thể sản phẩm, trong mỗi quá trình sản xuất vật liệu không ngừng chuyển hóa và biến đổi về mặt giá trị và chất lượng.

- Giá trị NVL được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm mới được tạo ra.

- Chất lượng NVL ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.

- Việc cung ứng NVL đúng số lượng, chủng loại chất lượng và đúng lúc sẽ

đáp ứng được chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: tung ra thị

trường đúng loại sản phẩm, đúng thời điểm sẽ tạo ra doanh nghiệp.

ưu thế cạnh tranh cho

- Về mặt kỹ thuật, NVL là những tài sản vật chất tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, phức tạp vì đời sống lý hóa nên dễ bị tác động của thời tiết, khí hậu và môi trường xung quanh.

- Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, NVL chiếm tỷ trọng cao

trong tài sản lưu động và tổng chi phí sản xuất, bên cạnh đó NVL còn chiếm một tỷ lệ đánh kể trong giá thành sản phẩm.

Tóm lại, NVL có đảm bảo chất lượng, đúng quy cách, đúng chủng loại thì sản phẩm mới được đảm bảo, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của xã hội cũng

như

đảm bảo hơn điều kiện cạnh tranh cho doanh nghiệp trong cơ

chế

thị

trường. Do vậy các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải có những nhìn nhận sâu sắc về công tác quản trị NVL nhằm sử dụng vốn hiệu quả nhất


2.1.1.3 Vai trò của nguyên vật liệu

- NVL thuộc đối tượng lao động, một trong ba yếu tố


cơ bản của sản

xuất.Việc cung cấp NVL đầy đủ, kịp thời đồng bộ và có chất lượng là điều


kiện tiền đề cho sự liên tục của quá trình sản xuất. Đảm bảo NVL như thế nào thì việc tạo ra sản phẩm cũng như thế ấy. Số lượng, chất lượng, tính đồng bộ của sản phẩm phụ thuộc trước tiên vào số lượng, chất lượng và tính đồng bộ trong việc đảm bảo NVL cho sản xuất. Tiến độ sản xuất, nhịp điệu sản xuất phụ thuộc vào tính kịp thời và nhịp điệu trong việc đảm bảo NVL.

- NVL là đối tượng lao động được tác động vào để chuyển thành sản

phẩm, dịch vụ. Trong nhiều trường hợp giá trị NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất. Bên cạnh đó để tiến hành sản xuất - kinh doanh doanh nghiệp có thể phải sử dụng cùng lúc nhiều loại NVL. Chính vì vậy việc dự trữ NVL, phối hợp các NVL với nhau theo mức độ hợp lý là hết sức quan trọng.

Do vậy, yêu cầu NVL phải được sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu số lượng và chất lượng, giá thành hạ từ đó đạt đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận, vị thế cạnh tranh cao.


2.1.2 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu

2.1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu

NVL được sử dụng trong doanh nghiệp có rất nhiều loại khác nhau nên để thuận tiện cho quản lý và hạch toán cần phải phân loại NVL

 Phân loại NVL theo vai trò, tác dụng của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Đây là cách phân loại chủ yếu, theo cách phân loại này NVL được phân làm các loại sau:

- Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chính trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. NVL chính là vật chất chủ yếu tạo nên thực thể của

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí