phần tử lỗi khỏi hệ thống và kích hoạt thiết bị dự phòng để bảo an hệ thống. Trong tổng đài còn cấp các quyền quản trị và mật khẩu để tránh truy nhập bất hợp pháp.
* Đặc điểm so với máy tính:
Về thời gian hoạt động: Tổng đài hoạt động liên tục trong khoảng thời gian từ 2040 năm yêu cầu độ chính xác và độ tin cậy vao, thời gian chết nhỏ. Tổng đài yêu cầu tương đối cao và nghiêm ngặt về tính thời gian thực (realtime). Lưu lượng phục vụ phải đủ lớn.
Về cấu trúc cơ sở dữ liệu: Tổng đài có cơ sở dữ liệu tương đối lớn, với cấu trục đa dạng, đồng thời luôn phát triển và mở rộng. Tổng đài có lượng thiết bị vào/ra rất đa dạng cả về số lượng và chủng loại.
* Đặc điểm do dùng công nghệ số:
Tốc độ thiết lập cuộc gọi nhanh đồng thời tiết kiệm diện tích khi lắp đặt (vì nhỏ gọn, và tích hợp nhiều module).
Dễ dàng trong việc lưu trữ các số liệu liên quan đến vận hành, bảo dưỡng. Các thiết bị trong tổng đài có tỉ lệ lỗi thấp hơn so với tổng đài tương tự.
Các chức năng được thiết kế theo kiểu module, dễ dàng cho việc bảo dưỡng thay thế khi có lỗi xảy ra.
* Đặc điểm do dùng phần mềm ghi sẵn:
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ sở chuyển mạch - Lê Hoàng - 1
- Cơ sở chuyển mạch - Lê Hoàng - 2
- Sơ Lược Lịch Sử Và Xu Hướng Phát Triển Của Tổng Đài
- Diễn Biến Quá Trình Xử Lý Cuộc Gọi Nội Đài Giữa Thuê Bao A Và B
- Sơ Đồ Khối Mạch Kết Cuối Trung Kế Tương Tự Attu
- Sơ Đồ Quan Hệ Hệ Thống Đa Xử Lý Một Cấp Phân Theo Chức Năng Và Phân Theo Cung Đoạn Phát Triển Dung Lượng
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Tính linh động cao, dễ dàng cho việc sửa lỗi các chương trình điều khiển, dễ dàng nâng cấp các phần mềm. Không làm gián đoạn thông tin do các phần mềm phối hợp nhịp nhàn với phần cứng và dự phòng. Do dùng phần mềm ghi sẵn nên có thể xử lý nhanh chóng khi lỗi xảy ra. Có thể cung cấp nhiều tiện ích khác nhau cho thuê bao, ngoài các dịch vụ thoại truyền thống.
Hỗ trợ các công cụ, tiện tích quản lý, điều hành bảo dưỡng cho hệ thống.
1.1.4 Các dịch vụ giá trị gia tăng cho thuê bao
1.1.4.1 Khái niệm
Đối với tổng đài điện tử ngoài việc cung cấp dịch vụ chính đó là dịch vụ điện thoại: nội hạt, nội tỉnh, liên tỉnh, quốc tế thì còn có khả năng cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng khác giúp cho người sử dụng điện thoại mềm dẻo, hiệu quả và linh hoạt.
Với các hệ thống tổng đài hiện nay có khả năng cung cấp rất nhiều dịch vụ gia tăng cho thuê bao. Thuê bao có nhu cầu đăng ký với tổng đài và trả một khoản cước phí sử dụng dịch vụ.
Khi sử dụng dịch vụ cần có một số thao tác kích hoạt tại máy điện thoại theo sự hướng dẫn của hệ thống.
1.1.4.2 Một số dịch vụ giá trị gia tăng
1 Dịch vụ báo vắng nhà (Absent): Khi một thuê bao đăng ký dịch vụ vào thời điểm thuê bao hoạt hoá dịch vụ, các thuê bao gọi đến sẽ nhận được một bản tin thông báo về sự vắng mặt của chủ thuê bao.
2 Dịch vụ quay số tắt (Short Dial): Thuê bao có thể rút gọn các con số thuê bao cần gọi tới (Bị gọi) chỉ còn 2 hoặc 3 chữ số gọi.
Trang 22
3 Dịch vụ thoại hội nghị (Conference call): Có thể thực hiện hội nghị 3 thuê bao tới 6 thuê bao. Khi thuê bao đăng ký sẽ thực hiện thao tác gọi hội nghị để các thuê bao khác cùng tham gia hội nghị. Ngoài ra có dịch vụ gọi tay 3 là gọi hội nghị chỉ có 3 máy đàm thoại với nhau.
4 Dịch vụ chặn cuộc gọi (Call Barring): Dịch vụ này có thể tự cấm một số các thuê bao gọi đến máy mình. Thuê bao có thể chặn các cuộc gọi đi và gọi đến theo yêu cầu.
5 Dịch vụ chống quấy rầy (Do not disturb): Dịch vụ này để không muốn người khác làm phiền, mọi cuộc gọi đến sẽ không được thực hiện cho tới khi thuê bao huỷ dịch vụ này.
6 Dịch vụ gọi lại (Call back): Khi thuê bao đăng ký dịch vụ này, khi thuê bao A gọi tới B đang bận, nếu kích hoạt dịch vụ và đặt máy, khi thuê bao bị gọi (B) rỗi trở lại sẽ có chuông thông báo cho A. Nếu A nhấc máy, B sẽ có chuông.
7 Dịch vụ chuyển cuộc gọi (Transfer call): Có thể chuyển các cuộc gọi đến A sang máy khác đã đăng ký. Có các hình thức chuyển như sau.
Chuyển không điều kiện: Cuộc gọi đến A sẽ tự động chuyển ngay tới thuê bao
B.
Chuyển khi bận: Cuộc gọi đến trong lúc A đang bận thì tự động chuyển tới B.
Chuyển khi không trả lời: Cuộc gọi đến sau 30 giây mà A không trả lời sẽ tự
động chuyển tới B.
Chuyển gọi nhân công: Khi có cuộc gọi đến thì thuê bao thao tác chuyển cuộc
gọi.
8 Dịch vụ hiển thị số thuê bao gọi đến: Thuê bao đăng ký dịch vụ này cần phải
có màn hiển thị khi có thuê bao gọi đến thì số máy của thuê bao gọi đến sẽ được hiển thị lên màn hình.
9 Dịch vụ bắt giữ cuộc gọi (Malicious call): Tổng đài xác định địa chỉ thuê bao gọi đến (Xác định số thuê bao chủ gọi, bị gọi) thông qua một số thao tác có thể là. Khi đổ chuông, hoặc nhấc máy, hoặc nhấc máy và ấn Flash.
10 Dịch vụ báo thức (Wake up hoặc reminder): Thuê bao đăng ký dịch vụ này có thể tự cài đặt giờ báo thức cho một ngày hay mọi ngày và tổng đài sẽ tự động cấp chuông báo thức.
11 Dịch vụ đường dây ấm (Warm line): Cuộc gọi được thiết lập với một thuê bao định sẵn sau khi nhấc tổ hợp (5 giây hoặc 10 giây) mà không cần quay số.
12 Dịch vụ đường dây nóng (Hot line): Thuê bao được kết nối ngay với thuê bao đăng ký sau khi nhấc tổ hợp, không cho phép thuê bao quay số đến thuê bao khác nữa.
13 Dịch vụ thông báo thay đổi số máy: Thuê bao đăng ký dịch vụ này khi quay số tới số máy đã thay đổi sẽ được nhận thông báo thay đổi số máy, có thể : ‘ Số máy này đã được thay đổi hoặc số máy này đã được đổi sang số máy mới’.
14 Dịch vụ tính cước tại nhà: Khi thuê bao có nhu cầu tính cước tại nhà (có bộ phận chỉ thị cước) tổng đài sẽ cung cấp xung tính cước cho thuê bao ngay khi kết thúc nhờ đó mà thuê bao biết được cước từng cuộc gọi.
15 Dịch vụ nhấc máy hộ (Call pick up): Dịch vụ này dùng để cài đặt cho phòng
Trang 23
ban hoặc nhóm thuê bao, các thuê bao trong nhóm có thể nhấc máy hộ nhau khi chúng được đặt trong cùng một nhóm ( pick up group). Khi có cuộc gọi tới 1 trong các thuê bao trong nhóm, thuê bao cùng nhóm có thể kích hoạt dịch vụ để tiếp nhận cuộc gọi đó bằng máy của mình.
16 Dịch vụ tạo chùm số trượt hay tạo nhóm liên tục: Khi thuê bao đăng ký dịch vụ này, giả sử danh sách các số máy đã đăng ký trượt gồm A, B, C. Khi có cuộc gọi đến A, nếu không ai nhấc máy thì cuộc gọi sẽ chuyển lần lượt sang số B sau đó đến C.
17 Dịch vụ hạn chế theo yêu cầu: Khi đăng ký dịch vụ bạn dùng mã số riêng để khóa các cuộc gọi liên tỉnh, quốc tế tại máy điện thoại của mình. Tránh được khả năng người nào đó sử dụng máy điện thoại của mình liên lạc làm phát sinh cước ngoài ý muốn.
18 Cuộc gọi xen: Thuê bao có đăng ký dịch vụ này sẽ nhận được thông báo khi đang đàm thoại mà có thuê bao khác gọi tới.
19 Dịch vụ thông báo: Tổng đài có thể gửi các thông báo số ghi sẵn một cách tự động, khi thay đổi địa chỉ hay mã số thuê bao.
20 Dịch vụ tránh làm phiền: Khi thuê bao kích hoạt dịch vụ này sẽ không nhận được chuông từ tổng đài khi có cuộc gọi tới.
1.2 Tổng đài điện tử số SPC
1.2.1Giới thiệu chung về tổng đài SPC
1.2.1.1 Khái niệm
Tổng đài điện tử SPC (Stored Program Control) là tổng đài điện tử mà các hoạt động của nó dựa trên nguyên lý điều khiển theo chương trình ghi sẵn.
Các chức năng điều khiển việc thiết lập, duy trì và giải phóng kết nối cũng như những công việc liên quan đều khai thác quản lý và bảo dưỡng đều theo một chương trình được lập và lưu trữ sẵn tại các bộ nhớ của hệ thống điều khiển của tổng đài. Hệ thống điều khiển tổng đài được ví như một máy tính năng lực và thông minh.
Những chương trình điều khiển và các số liệu cần xử lý được lưu trữ tại các bộ nhớ thích hợp, bộ nhớ trong hay bộ nhớ ngoài.
Các chương trình này do nhà chế tạo lập sẵn, đặc trưng cho mỗi loại tổng đài, nên nó ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật của tổng đài.
Do tổng đài hoạt động theo chương trình nên các chương trình điều khiển cần phải đảm bảo các yêu cầu.
Chương trình phải đảm bảo tất cả các chức năng điều khiển cần thiết.
Chương trình phải tuân thủ về thời gian thực.
Chương trình phải có độ an toàn cao trong quá trình thực hiện các thao tác quản lý bảo dưỡng.
Chương trình phải mở rộng được khi cần có sự thay đổi cần thiết.
Chương trình phải được thực tế hoá, dễ sử dụng.
1.2.1.2 Giới thiệu về cấu trúc tổng đài
Trang 24
Từ khái niệm trên mà các tổng đài điện tử SPC được kết hợp từ 2 phần chính.
* Phần cứng (Hardware) .
Thiết bị kết cuối (thuê bao, trung kế).
Mạng chuyển mạch (Chuyển mạch không gian, thời gian).
Hệ thống điều khiển (Bộ vi xử lý, bộ nhớ, Bus).
Giao tiếp báo hiệu (Bộ tạo, phân phối báo hiệu).
Giao tiếp ngườimáy (bàn phím, màn hình, máy tính, máy in...).
* Phần mềm (Software).
Đối với tổng dài điện tử SPC ngoài cấu trúc phần cứng là khung, giá, bảng
mạch, cáp nối và các thiết bị phụ trợ khác thì một phần không thể thiếu quyết định việc điều khiển hoạt động tổng đài mang tên SPC đó là chính phần mềm.
Phần mềm được hiểu gồm: Chương trình và số liệu
Chương trình: Được các nhà chế tạo viết sẵn với các ngôn ngữ bậc cao gồm các tệp lệnh điều khiển viết bằng ngôn ngữ máy và lưu vào các bộ nhớ ROM.
Số cước...
liệu gồm: Các số
liệu về
hệ thống, thuê bao, trung kế, thống kê, tính
1.2.2 Sơ đồ và chức năng các khối tổng đài
1.2.2.1 Sơ đồ khối
Trang 25
Đường thuê bao Analog
Đường thuê
Khối kết cuối
MUX/DMUX
Khối kết cuối thuê bao
ASLTU DSLTU
RG
Tập trung thuê bao
TGD
Khối chuyển mạch
Thu
DTMF
Tới điều khiển trung tâm
Phân hệ chuyển mạch
Switching
bao Digital
subsystem
Đường trung kế Analog
Thiết bị báo hiệu kênh
riêng CAS
Đường trung kế Digital
ATTU
DTTU
Điều khiển trung kế
Điều khiển thuê bao
Điều khiển chuyển mạch
Khối kết cuối trung kế
Tập trung trung kế
TGD
Thiết bị báo hiệu kênh
chung
CCS
Đường báo hiệu CCS / CAS
Khối ngoại vi báo hiệu
BUS
Khối điều khiển
ĐIỀU KHIỂN TRUNG TÂM
Khối vận hành bảo dưỡng
Vận hành bảo dưỡng
Hình 1.6: Sơ đồ khối tổng đài SPC
Trong đó:
Mux/Demux (Multiplexor/ Demultiplexor): Bộ ghép kênh/tách kênh.
RG (Ringing Generator): Khối tạo chuông.
TGD (Tone Generating Devices): Thiết bị tạo âm báo.
DTMF (Dual Tone Multi Frequency): Lưỡng âm đa tần.
CAS (Channel Assosiating Signaling): Báo hiệu kênh liên kết.
CCS (Common Channel Signaling): Báo hiệu kênh chung.
ASLTU (Analog Subcriber Line Terminated Unit): Khối kết cuối đường thuê bao tương tự.
DSLTU (Digital Subcriber Line Terminated Unit): Khối kết cuối đường thuê bao
số.
1.2.2.2 Chức năng các khối
* Khối kết cuối (Terminated Unit)
Khối kết cuối hay khối ngoại vi (periphery): Giao tiếp kết nối giữa thuê bao, trung kế với tổng đài. Hiện nay tuy có nhiều tổng đài SPC khác nhau nhưng đều đảm bảo dựa trên cấu trúc chức năng cơ bản với các khối sau.
Trang 26
Khối kết cuối đường thuê bao (Subcriber Line Terminated Unit)
+ Mạch kết cuối thuê bao (Analog SLTU): Mỗi thuê bao Analog kết nối với tổng đài thông qua một mạch giao tiếp đường dây thuê bao Analog thực hiện chức năng cấp nguồn, bảo vệ quá áp, cấp chuông, giám sát, mã hoá giải mã, biến đổi 24 dây, đo kiểm,. được gọi tắt là 7 chức năng BORSCHT.
+ Mạch kết cuối thuê bao số (Digital SLTU): Chúng được thực hiện thông qua các đôi cáp phân phối điện thoại có sẵn dưới dạng truy cập cơ bản của mạng số liên kết đa dịch vụ ISDN, nó có khả năng hỗ trợ một loạt các dịch vụ phi thoại cũng như dịch vụ điện thoại thông thường, nên các chức năng BORSCHT không nằm toàn bộ trên mạch kết cuối thuê bao SLTU, các mạch tải được tách ra: B T O ở mạch SLTU, H C ở mạch NTU, S R ở mạch TA.
Khối ghép/tách kênh (MultipleX/DeMUltipleX)
Khối ghép kênh/tách kênh (MUX/DMUX) để ghép/tách các tín hiệu thoại của
từng kênh ở dạng số thành luồng số, nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng đường số
(PCM) tới khối tập trung thuê bao và ngược lại.
Trong thực tế người ta thường tổ chức (mỗi ngăn 128 hoặc 256 line) đấu với một vài bộ MUX, đưa ra 1 hay nhiều đường PCM đấu đến bộ tập trung.
Khối tập trung thuê bao: Tập trung các luồng tín hiệu số có mật độ lưu lượng thấp tại đầu vào thành một số ít các luồng PCM có mật độ cao hơn ở đầu ra nhằm mục đích nâng cao hiệu suất sử dụng các đường PCM giữa bộ tập trung và trường chuyển mạch .
Để thực hiện các chức năng trên cấu trúc bộ tập trung thuê bao gồm trường
chuyển mạch T, ghép / tách kênh, Bù suy hao.
Khối tạo thiết bị tạo âm báo (Tone Generating Device): thực hiện chức năng thiết lập tuyến nối các thiết bị phù trợ. Cấp âm báo thu xung đa tần.
Thiết bị tạo âm báo (TGD): Được cấu tạo các vi mạch nhớ EPROM. Mỗi vùng nhớ chứa một thông tin về âm báo đã được số hoá. Âm mời quay số, hồi âm chuông, báo bận, tắc nghẽn... Thiết bị TGD được kết nối với bộ tập trung bằng đường PCM theo sự sắp xếp bộ điều khiển đọc ngăn nhớ thích hợp vào thời điểm thích hợp .
Trong quá trình xử lý gọi cần cấp một âm báo nào đó cho thuê bao bộ điều khiển chỉ điều khiển kết nối giữa khe thời gian dành cho thuê bao và khe thời gian có chứa âm báo qua chuyển mạch nội bộ của bộ tập trung thuê bao.
Thu xung đa tần (Dual Tone Multi Frequency): Đấu nối với bộ tập trung thuê bao qua đường PCM thực hiện chức năng thu xung đa tần từ thuê bao trung tâm, sau đó chuyển các thông tin địa chỉ thu được cho điều khiển trung tâm. Số lượng các bộ thu MF được tính toán sao cho đáp ứng nhu cầu sử dụng của thuê bao .
Khối tạo chuông (Ringing Generator): Tạo tín hiệu chuông xoay chiều tần số thấp, điện áp cao cung cấp cho mạch thuê bao báo có cuộc gọi đến.
* Khối kết cuối trung kế (Trunk Terminated Unit):
Giao tiếp, kết nối các tuyến trung kế với tổng đài.
Kết cuối trung kế tương tự(Analog Trunk Terminated Unit): Giao tiếp giữa
đường trung kế analog với tổng đài, cơ bản thực hiện các chức năng giống mạch kết
Trang 27
cuối thuê bao Analog (trừ chức năng cấp chuông) được bổ sung báo hiệu liên đài.
Kết cuối trung kế số (Digital Trunk Terminated Unit): Giao tiếp giữa đường
trung kế số với tổng đài, thực hiện các chức năng phối hợp biến đổi mã đường
truyền, thu phát xử lý báo hiệu liên đài được tóm tắt 8 chức năng GAZPACHO.
Khối tập trung trung kế: Tập trung tất cả các đường trung kế được đấu với tổng đài, đưa ra luồng số tương đương đưa đến khối CM.
* Khối chuyển mạch (Switching Unit)
Khối chuyển mạch có chức năng: Thiết lập tuyến nối giữa một đầu vào bất kỳ tới một đầu ra bất kỳ. Để truyền dẫn tín hiệu thoại và các tín hiệu liên quan khác, với độ tin cậy cao nhất.
Yêu cầu: Trường chuyển mạch phải có độ tiếp thông hoàn toàn (không xảy ra tắc nghẽn).
Cấu trúc: Ở tổng đài SPC tồn tại 2 hệ thống chuyển mạch số
+ Trường chuyển mạch thời gian tín hiệu số (T).
+ Trường chuyển mạch không gian tín hiệu số (S).
Để nâng cao độ tiếp thông người ta dùng kết hợp giữa chuyển mạch thời gian và không gian.
* Khối báo hiệu (Signaling Unit)
Hệ thống báo hiệu để chuyển thông tin và các lệnh từ điểm này đến điểm khác, các thông tin và các lệnh này liên quan đến việc thiết lập, giám sát và giải phóng các cuộc gọi. Báo hiệu được chia làm 2 loại: Báo hiệu đường thuê bao và báo hiệu liên đài (báo hiệu trung kế).
Báo hiệu thuê bao là báo hiệu giữa thuê bao với tổng đài.
Báo hiệu liên tổng đài là báo hiệu giữa các tổng đài với nhau, và gồm 2 loại là báo hiệu kênh riêng hay kênh liên kết (CAS) và báo hiệu kênh chung (CCS).
* Khối điều khiển (Controller Unit)
Hệ thống điều khiển có chức năng: Điều khiển toàn bộ mọi hoạt động của tổng đài như.
+ Điều khiển xử lý ngoại vi (Thuê bao, trung kế, báo hiệu).
+ Điều khiển xử lý gọi (Xử lý biên dịch, tạo tuyến, cấp âm, giải phóng, tính
cước... cho các cuộc gọi). Xử lý vận hành bảo dưỡng. Đảm bảo hệ thống hoạt động tin cậy trong thời gian dài.
Cấu trúc: Hệ thống điều khiển tổng đài SPC được ví như hệ thống một hay nhiều máy tính (tuỳ theo cấu hình tổng đài), người ta sử dụng hệ thống một bộ xử lý điều khiển tập trung (Toàn bộ tổng đài). Hay sử dụng nhiều bộ xử lý điều khiển phân tán (Chia công việc xử lý cho các khối điều khiển chức năng riêng). Các bộ xử lý làm việc theo các chương trình đã được phân công cụ thể.
* Khối quản trị vận hành và bảo dưỡng (Adminitration Operating and Maintenance Unit)
Trang 28
Khối vận hành và bảo dưỡng chức năng: Quản lý, khai thác và bảo dưỡng toàn bộ hệ thống.
+ Quản lý: Dữ liệu và tình trạng hoạt động của thuê bao, trung kế, hệ thống, cảnh báo, cước...
+ Khai thác hệ thống: Thay đổi/khởi tạo hệ thống, backup dữ liệu với các thiết bị nhớ ngoài như ổ đĩa, băng từ, ngoài ra có thể thay đổi chương trình ứng dụng khi cần thiết.
+ Bảo dưỡng: Đo kiểm chất lượng đường dây, mạch đường dây thuê bao, trung
kế
Theo dõi cảnh báo, xử lý các thông tin cảnh báo, xử lý các sự cố thông thường.
Cấu trúc
+ Các bộ xử lý trao đổi thông tin lệnh, bản tin lệnh, bản tin cảnh báo, truyền dữ
liệu với thiết bị nhớ ngoài.
+ Các thiết bị nhớ (ổ đĩa cứng, ổ băng từ) các panel cảnh báo, thiết bị giao diện người máy (máy tính, máy in, màn hình, bàn phím, con chuột,
+ Các thiết bị đo thử và các dung cụ khác.
Yêu cầu: Dễ khai thác, trao đổi, thông tin dễ đọc, dễ hiểu
* Nguồn cung cấp (Battery systems)
Chức năng dùng để cấp nguồn cho sự hoạt động của toàn bộ hệ thống, đảm bảo thông tin liên tục không bị gián đoạn. Để thực hiện điều này, nguồn được cung cấp từ 3 nhóm chính: điện lưới, ắc quy và máy phát.
1.2.3 Xử lý các cuộc gọi
Tổng đài thực hiện nhiều chức năng. Song chức năng cơ bản là xử lý các cuộc gọi liên quan khi có yêu cầu và hết yêu cầu.
1.2.3.1 Xử lý cuộc gọi nội đài
Cuộc gọi xảy ra giữa 2 thuê bao trong cùng tổng đài (hình 1.7). Gồm 10 bước, tóm tắt bởi 4 giai đoạn chính sau:
Khởi tạo cuộc gọi
Quay số Biên dịch
Thiết lập tuyến nối
Giám sát và giải phóng tuyến nối
Khi thiết lập tuyến nối quá trình tính cước được khởi động đến khi giải phóng tuyến nối.
* Khởi tạo cuộc gọi
Khi thuê bao chủ gọi A có nhu cầu gọi đi, A nhấc tổ hợp, lúc này trạng thái đường dây thuê bao chủ gọi thay đổi (Trở kháng đường dây giảm).
Xác định thuê bao chủ gọi: Chức năng giám sát (S) ở mạch kết cuối đường dây thuê bao chủ gọi xác nhận và gửi thông báo này tới điều khiển thuê bao xác nhận có yêu cầu cuộc gọi mới và gửi tới điều khiển trung tâm, tại đây điều khiển trung tâm
Trang 29