2.1.3. Phương pháp thu thập tài liệu 266
2.1.4. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu 277
2.1.5. Phương pháp so sánh, đánh giá số liệu 277
2.1.6. Phương pháp dự báo 288
2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu 288
Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2005-2014 .............. 3030
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội chi phối sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Tuyên Quang...................................................... 3030
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................ 3030
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 344
Có thể bạn quan tâm!
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang - 1
- Chuyên Đề Tốt Nghiệp Đại Học, Luận Văn Thạc Sĩ, Luận Án Tiến Sĩ
- Các Tiêu Chí Phản Ánh Sự Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành
- Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Chi Phối Sự Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Của Tỉnh Tuyên Quang
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2014 399
3.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 399
3.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành 488
3.3. Thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2014 588
3.3.1. Những thành tựu 588
3.3.2. Những hạn chế.............................................................. 6161
3.3.3. Nguyên nhân 633
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2020. 666
4.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 666
4.1.1. Phương hướng phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2014-2020 688
4.1.2. Phương hướng phát triển ngành nông nghiệp chính giai đoạn 2014-2020 ................................................................................ 7171
4.1.3. Phương hướng phát triển các ngành dịch vụ chính giai đoạn 2014-2020 744
4.2. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 755
4.2.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội 755
4.2.2. Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư . 788
4.2.3. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực............................................................................................. 8080
4.2.4. Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, tích cực và chủ động bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh
……………………………. 81
4.2.5. Phát triển và mở rộng thị trường 833
4.2.6. Phát triển và khơi dậy nguồn lực của các thành phần kinh tế 833
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã và đang trải qua gần 30 năm kể từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế. Đảng và Nhà nước xác định xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý là nội dung cốt lòi nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao, bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam đang diễn ra theo hướng tích cực, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Cơ cấu kinh tế của các tỉnh là những bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế của cả nước. Cơ cấu kinh tế của mỗi tỉnh chuyển dịch theo hướng hiện đại sẽ góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế của cả nước chuyển dịch theo hướng hiện đại, tạo tiền đề để mỗi tỉnh và cả nước đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế thế giới.
Tuyên Quang là một tỉnh nằm ở Phía Đông Bắc của Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, toàn Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực phấn đấu thúc đẩy phát triển kinh tế và đạt được những thành tựu quan trọng: “Kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và các ngành dịch vụ. Công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh… Sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục được coi trọng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa…” [8]. Tuy nhiên, những thành tựu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh mới chỉ là bước đầu. Sự phát triển kinh tế tỉnh Tuyên Quang vẫn còn một số hạn chế nhất định: quy mô kinh tế còn nhỏ
bé; năng lực cạnh tranh và năng lực hội nhập kinh tế quốc tế thấp; tốc độ tăng GDP bình quân, GDP bình quân đầu người và một số chỉ tiêu kinh tế khác chưa đạt mục tiêu đề ra; hiệu quả kinh tế nông, lâm nghiệp ở một số nơi còn thấp; dịch vụ, thương mại phát triển chưa tương xứng với tiềm năng… Để thực hiện thành công Nghị quyết Đảng bộ tỉnh cũng như việc vận dụng những quan điểm, đường lối của Đảng để xây dựng cơ cấu kinh tế Tuyên Quang hợp lý đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách khoa học, đồng bộ và có hệ thống giữa lý luận và thực tiễn. Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
Câu hỏi nghiên cứu của tác giả:
- Trong 10 năm trở lại đây, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang diễn ra như thế nào? Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong quá trình này là gì?
- Làm thế nào để phát huy những thành tựu và khắc phục những hạn chế còn tồn tại để đẩy mạnh hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang trong những năm tới?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a) Mục đích nghiên cứu:
Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2014; từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày và khái quát cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó đặc biệt quan tâm đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2014, chỉ ra những thành tựu, hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của địa phương.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và nội bộ các ngành kinh tế của tỉnh Tuyên Quang.
b) Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu ngành của Tuyên Quang trong 10 năm trở lại đây, tức từ năm 2005 đến nay. Đề ra giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của địa phương đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp: Sử dụng kết hợp phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời
kết hợp một số phương pháp cụ thể khác như: phân tích, tổng hợp, logic và lịch sử, so sánh, thống kê, dự báo…
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2005-2014
Chương 4: Phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Sách, bài đăng trên tạp chí khoa học
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nguyễn Thị Bích Hường (NXB Chính trị quốc gia – 2005): Tác giả đã trình bày một số lý luận cơ bản về cơ cấu ngành kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế. Phân tích, đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam và mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với hội nhập kinh tế. Từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Bùi Tất Thắng (NXB Khoa học xã hội – 2006) trình bày một số vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, những kinh nghiệm, bài học chính rút ra về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong một số mô hình công nghiệp hóa và quá trình thay đổi nhận thức trong cách tiếp cận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được thể hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng qua các thời kỳ. Từ đó đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam trong thời kỳ thực hiện chính sách đổi mới kinh tế; luận giải cơ sở của cách tiếp cận vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong tình hình mới.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Việt Nam trong quá trình đổi mới, Lê Thị Hồng Khuyên và Nguyễn Ngọc Thanh (Tạp chí kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương): Phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới dựa theo một số tiêu chí của Liên hiệp quốc và đưa ra những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam đối với các khu vực khác nhau của nền kinh tế.
- Tái cấu trúc kinh tế Việt Nam: Nhìn từ cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế, TS. Nguyễn Ngọc Toàn và TS. Bùi Văn Huyền (Đồng chủ
biên) biên soạn xuất bản đươc
cấu trúc thành b ốn chương và đươc
tiếp cân
theo hai lát cắt : cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế . Chương I, làm rò khái niệm, công cụ và nội dung của tái cơ cấu kinh tế; kinh nghiệm tái cơ cấu kinh tế của các nước trên thế giới. Chương II và III, phân tích cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế nước ta trong những năm gần đây; xác định những mặt tích cực và hạn chế trong cơ cấu kinh tế Việt Nam và các nguyên nhân. Trên cơ sở những phân tích cơ cấu kinh tế ở nước ta, trong Chương IV, các tác giả đã đưa ra dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước đến năm 2015; xác định quan điểm và phương hướng tái cơ cấu ngành kinh tế và tái cơ cấu thành phần kinh tế của đất nước trong thời gian tới.
- Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến tạo việc làm cho người lao động ở Phú Yên, Thạc sỹ Nguyễn Thị Đông - Học viện Ngân hàng (Phân viện Phú Yên) trên Tạp chí Phát triển và hội nhập năm 2014: Xem xét mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo việc làm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc làm ở Phú Yên bị tác động bởi các yếu tố của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó công nghiệp phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng việc làm, nhưng nếu phát triển các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, đòi hỏi công nhân lành nghề thì lại trở thành lực cản lớn nhất cho quá trình tạo ra việc làm mới.