Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự - 8

có trả cho anh Chức theo đúng hẹn. Bà Điệu đã xin khất và hứă trả vào vụ sau - năm 2003, khi thu hoạch cà phê nhà mình bán lấy tiền sẽ trả nợ. Anh Chức không đồng ý đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện Di Linh. Khi xem xét định giá nhà của bà Điệu đang ở, Tòa án và chính quyền địa phương đã định giá được 120 triệu đồng cả nhà và đất trồng cà phê, thực tế giá tại địa phương lúc đó khoảng 210 triệu đồng. Trưởng thôn 9 là ông Nguyễn Văn Hướng và gia đình bà Điệu yêu cầu định giá lại nhưng không được chấp thuận. Ngày 03-9-2004, Tòa án nhân dân huyện Di Linh đã đưa vụ án ra xét xử. Bản án số 23/DSST ngày 05-01-2005 của Tòa án nhân dân huyện tuyên xử bà Trần Thị Điệu có trách nhiệm thanh toán số tiền cho ông Chức số tiền 114.332.000 đ (một trăm mười bốn triệu ba trăm ba mươi hai nghìn đồng).

Điều đáng tiếc và đáng nói ở đây là bà Trần Thị Điệu không làm đơn kháng án sau 15 ngày, như vậy bản án sơ thẩm số 23/DSST đã có hiệu lực pháp luật. Anh Chức yêu cầu thi hành án, Trung tâm bán đấu giá đã có thông báo cho ông Nguyễn Đăng Chức đã trúng đấu giá 120 triệu đồng (như định giá).

Khi bị thi hành án và bị đuổi ra khỏi nhà, cả nhà bà Điệu khóc lóc, van xin vì mới vỡ lẽ là nhà ông Chức đã mua lại nhà và đất trên. Ông Chúc - chấp hành viên của huyện Di Linh đã làm sai quy định về thi hành án dân sự, đó là ngay từ buổi đầu đã dùng lực lượng cưỡng chế, tháo dỡ bàn thờ mẹ liệt sĩ vừa chết được 100 ngày; chồng bà Điệu là ông Nguyễn Bá Thăng là nạn nhân chất độc hóa học. Cả nhà bà Điệu, ông Thăng phải đi ở nhờ (thi hành án đã làm trái quy định trong Pháp lệnh thi hành án năm 2004). Nay, bà Điệu, ông Thăng đang làm đơn kêu cứu, khiếu nại với các cơ quan chức năng nhưng chỉ nhận được lời giải thích "đang xem xét". Thiết nghĩ, hậu quả của việc định giá chủ quan, bán đấu giá bưng bít đã đẩy gia đình chính sách vào ngõ cụt, không nhà cửa và chỉ biết cầu xin, khóc lóc. Đây là vụ án thực tế đau lòng mà tôi đã đưa vào luận văn của mình làm ví dụ chứng minh cho việc làm sai trong điều tra, thẩm định, xác minh của Tòa án.

Tại một số Tòa án việc giao nộp chứng cứ phòng làm biện ban giao nhận chứng cứ, đương sự không được giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ. Về mặt tâm lý, đương sự không bao giờ muốn mình phải kiện tụng. Khi bắt buộc phải thực hiện do bị vi phạm quyền lợi. Khi đến Tòa án họ thường có cảm giác lo lắng, thậm chí có đương sự sợ sệt.Chính vì lẽ đó đã xẩy ra không ít cán bộ Tòa án có thái độ tiếp dân quan

liêu, hách dịch và đã tước bỏ bớt quyền của họ như được hướng dẫn, được giải quyết, được bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi bị xâm phạm (nghi là bị xâm phạm). Thực tế đã không ít vụ tranh chấp đã hết thời hiệu khởi kiện, hoặc bị đưa ra xét xử vắng mặt một bên đương sự do Tòa án không giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của mình; họ đã bị bất lợi thậm chí mất quyền khởi kiện; ví dụ anh A bị anh B khởi kiện do không được giải thích về quyền và nghĩa vụ. Bởi vậy anh A đã vắng mặt Tòa đã xét xử vắng mặt khi Tòa triệu tập đến lần thứ 2 hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc trường hợp phía nguyên đơn có yêu cầu nhưng do một số nguyên nhân nào đó mà giấy triệu tập của Tòa án hợp lệ vẫn không có mặt, nguyên đơn một thời gian sau đến Tòa án tuyên bố áp dụng Điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Trước khi Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực thi hành; đến khi Bộ luật Tố tụng dân sự có hiệu lực thì hành và hiện nay thực tế xét xử cho thấy, Tòa án nhân dân các cấp, đặc biệt là Tòa án ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa thiếu thẩm phán, trình độ thẩm phán có bằng cử nhân Luật chính quy rất ít điều đó ảnh hưởng không ít trong việc giải quyết vụ việc dân sự, chính xác, đầy đủ, toàn diện, bảo đảm, bảo vệ chứng cứ chưa thực sự tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định pháp luật, tố tụng dân sự. ở các Tòa án nhân dân vùng sâu, miền núi vận dụng phong tục tập quán là chứng cứ không nhất quán, chủ quan trong xác định và đánh giá.

Ví dụ: Quan hệ hôn nhân và gia đình ở tộc người Brâu, Jarai, theo chế độ mẫu hệ, phổ biển gia đình Xê Đăng và Jẻ Triêng ở tỉnh Kontum theo chế độ song hệ. Vì thế giải quyết tranh chấp việc xác định cha cho con tại Tòa án ở Kontum đang gặp không ít khó khăn. Nếu xác nhận cha cho con là nơi đương sự là người dân tộc Brâu và Jarai thì con phải mang họ mẹ. Nhưng nếu người cha được xác nhận có yêu cầu phải mang họ của bố (bố là người Kinh). Nhưng người mẹ lại không đồng ý. Tòa án tại đây đang gặp không ít khó khăn.

Hay tranh chấp về đất đai ở vùng núi thuộc địa bàn huyện Đắc Tô. Tòa án huyện Đắc Tô, tỉnh Kontum thụ lý vụ án:

Theo nguyên đơn là anh Nguyễn Văn Long, người Kinh lên làm rẫy với một người dân tộc bản địa. Anh Long cho rằng đất được ủy ban nhân dân cấp và anh phải được quyền

canh tác; nhưng người dân địa phương và toàn thể dân làng làm chứng là đất đó dân làng đã làm mốc trước đây là của anh A (người dân tộc). Theo phong tục tại địa phương, quyền sở hữu lãnh thổ giữa các buôn làng và được lấy các vật chuẩn tự nhiên như dòng nước, con đường, ngọn núi. Giả sử có cây rừng đổ ai thấy trước chỉ cần làm dấu riêng của mình là đã có chủ, nếu ai đã đưa trâu bò, máy móc kéo về thì họ sẽ đòi lại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

Thực trạng việc bảo quản chứng cứ ở một số Tòa, đặc biệt Tòa cấp huyện còn rất lỏng lẻo, thẩm phán một số Tòa án còn đưa cả hồ sơ một cách tùy tiện ra khỏi trụ sở Tòa án, đặc biệt tủ lưu giữ hồ sơ (các vụ án nói chung và vụ việc dân sự nói riêng) đơn giản và an toàn không cao có thể dẫn đến mất hồ sơ, tài liệu... chứng cứ gốc quan trọng để giải quyết vụ án. Đặt ra giả thiết như động đất, bão tố, hỏa hoãn chắc chắn không tránh khỏi việc mất, hư hỏng làm giảm, mất giá trị chứng minh của chứng cứ mà Tòa án đang lưu giữ.

Tại Điều 165 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về tài liệu chứng cứ kém theo đơn khởi kiện: "Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ hợp pháp".

Chứng cứ và vấn đề chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự - 8

Luật quy định như trên, nhưng trong thực tiễn ở mỗi Tòa lại yêu cầu mỗi kiểu điều đó dẫn đến đương sự lúng túng, một số vụ việc dân sự ở một số Tòa đương sự bị trả lại đơn khởi kiện mà không tuân thủ đúng theo Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự. Công văn số 115/2004/KHXX ngày 22-7-2004 của Tòa án nhân dân tối cao về thực hiện thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo quy định của Luật Đất đai năm 2003. Theo điểm a mục 2 công văn này có quy định: Kể từ 01-7-2004 trở đi Tòa án chỉ thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai nếu đã được hòa giải tại ủy ban nhân dân cấp xã mà một bên đương sự không nhất trí và khởi kiện đến Tòa. Ví dụ, không thể hòa giải được vì đương sự một bên cố tình không tham gia, hay đương sự không thể lấy được biên bản hòa giải. Vậy đặt ra quy định này vô hình chung trong một số trường hợp đã hạn chế, tước bỏ quyền khởi kiện của công dân.

3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện


Qua việc nghiên cứu tìm hiểu chế định "chứng cứ và chứng minh" trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (và các văn bản liên quan). Tác giả đã chỉ ra phần nào về ưu điểm,

bất cập hạn chế về chế định chứng cứ và chứng minh; thực tiễn, áp dụng trong xét xử, tác giả xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị mong sao góp phần về lý luận và thực tiễn để việc thực hiện, áp dụng và hoàn thiện chế định chứng cứ và chứng minh nói riêng và tố tụng dân sự nói chung.

- Việc quy định khái niệm chứng cứ trong Bộ luật Tố tụng dân sự vẫn đang gây tranh cãi hiện nay. Bởi ngôn ngữ Việt Nam rất đa nghĩa, nên cụm từ "những gì có thật" có quan điểm là quá trừu tượng, khó xác định là gì, bởi vậy mà nên có quy định rõ ràng, chi tiết bằng các văn bản dưới luật.

Những tình tiết, sự kiện phải chứng minh bao gồm các tình tiết sự kiện mà quan hệ dân sự phụ thuộc vào nó và có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ việc dân sự. Phải xác định rõ các tình tiết sự kiện nào, như thế nào là không phải chứng minh (Điều 80 Bộ luật Tố tụng dân sự) và nên quy định rõ những tình tiết sự kiện nào phải chứng minh. Do vậy, khoản c Điều 80 Bộ luật Tố tụng dân sự cần xác định rõ thêm nếu thẩm phán có nghi ngờ thì yêu cầu đương sự, thậm chí là cơ quan công chứng, chứng thực xác định lại, xuất trình bản gốc. Điều này là rất cần thiết để tránh tình trạng cố ý làm sai, xác định rõ quyền nghĩa vụ của họ. Tạo điều kiện cho Tòa án thực hiện quyền của mình dễ dàng hơn.

- Để tạo điều kiện cho người bảo vệ cho đương sự (có thể là Luật sư; chuyên viên, trợ giúp viên ở trung tâm trợ giúp pháp lý) vì lợi ích hợp pháp của đương sự, và bảo vệ các quan hệ dân sự một cách hợp pháp, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự nêu quy định thêm quyền trong thu thập chứng cứ cho họ. Ví dụ như họ phải được thực hiện các quyền "xem xét thẩm định tại chỗ; yêu cầu các cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ". Nếu không có quy định rõ ràng thì trong tác nghiệp của người bảo vệ bị hạn chế và ảnh hưởng cho việc giải quyết đúng đắn, toàn diện đầy đủ vụ việc dân sự.

- Về thời hạn giao nộp chứng cứ: Trong Bộ luật Tố tụng dân sự chưa quy định rõ về thời hạn để đương sự, người đại diện, người bảo vệ cho đương sự giao nộp chứng cứ. Bởi vậy, nên sớm có quy định một thời hạn hợp lý để đương sự.... vừa có đủ thời gian để thu thập cung cấp cho Tòa vừa để Tòa án giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, nhanh chóng

đúng theo thời hạn tố tụng dân sự quy định. Phải nên đặt ra trường hợp đương sự cố tình không nộp chứng cứ cho Tòa án, thì phải chịu một hình phạt nhất định. Việc quy định này vừa đảm bảo nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự mặt khác bảo vệ trật tự chung của các quan hệ dân sự, bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm túc và đúng đắn, đảm bảo cho Tòa án là cơ quan thể hiện quyền lực Nhà nước thông qua hoạt động xét xử.

- Trong thu thập đánh giá, xác định, bảo quản, bảo vệ chứng cứ Bộ luật Tố tụng dân sự nên quy định thêm cơ quan Viện Kiểm sát để tăng thêm độ chính xác và hạn chế tính chủ quan, cố ý làm trái của đương sự và người tiến hành tố tụng.

- Bộ luật Tố tụng dân sự quy định tại Khoản 4 Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự chưa nêu được rõ là phải chịu hậu quả gì? Hậu quả như thế nào nếu đương sự không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ. Nên quy định rõ cụ thể hoặc có văn bản hướng dẫn.

- Trong trưng cầu giám định, qua thực tế kết luận giám định ở Viện Khoa học hình sự hay dùng cụm từ "có khả năng"; luật pháp không nên thực hiện dựa theo phán đoán chưa khẳng định chắc chắn. Như trong vụ án về đòi tài sản, hợp đồng đánh máy còn chữ ký của hai bên cho vay, bên vay khẳng định là không phải chữ ký của mình. Kết luận giám định ghi "có khả năng" thì xử lý thế nào? Cần thiết quy định chỉ chấp nhận kết luận giám định là khẳng định và ưu tiên áp dụng thực hiện kết luận giám định ở cơ quan chuyên môn Trung ương.

- Khoản 1 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự về trách nhiệm bảo quản của Tòa án khi lưu giữ, quy định này chưa thể hiện rõ trách nhiệm gì của Tòa án. Giả sử đương sự cung cấp cho Tòa án hợp đồng vay tài sản là bản gốc duy nhất (đương sự không công chứng) giá trị tài sản hàng tỷ đồng nên chẳng may Tòa án làm mất... thì giải quyết như thế nào? Bởi vậy, việc quy định rõ trách nhiệm là cần thiết. Từ đó tại Điều 84 Bộ luật Tố tụng dân sự việc giao nộp quy định rõ nếu là tài liệu, văn bản chỉ yêu cầu bản phô tô - công chứng cầm kèm theo bản gốc để Tòa đối chiếu lại. Sau đó đương sự lưu giữ xuất trình cho Tòa án khi có yêu cầu.

- Để hạn chế, tránh tình trạng chứng cứ bị tiêu hủy hoặc có thể bị tiêu hủy. Bộ luật nên quy định thời gian Tòa án buộc phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ khi đương sự có yêu cầu. Thực tiễn vấn đề này hầu hết đương sự trong các vụ việc dân sự đều không hài lòng với Tòa án, một hoặc các bên đương sự đã bị thiệt hại quyền lợi của mình do việc chậm trễ của Tòa án.

Tại Điều 385 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về các biện pháp xử lý người có hành vi cản trở nhưng hoạt động xác minh thu thập chứng cứ của người tiến hành tố tụng nhưng chưa quy định cụ thể việc áp dụng các chế tài, nên quy định hình thức xử lý cụ thể người đứng đầu cơ quan, tổ chức không chịu cung cấp chứng cứ hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án. Quy định chế tài rõ ràng sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan tổ chức đang lưu giữ chứng cứ.

kết luận


Chứng cứ và chứng minh là một chế định lớn trong Bộ luật tố tụ dân sự Việt Nam. Nghiên cứu về quá trình thu thập, cung cấp, xác định, bảo quản, đánh giá, bảo vệ chứng cứ của chế định chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự (và các văn bản liên quan) liên quan đến đề tài mặc dù đã có một số đề tài nghiên cứu, công trình khoa học được công bố, có nhiều quan điểm trên các tạp chí khoa học pháp lý, song việc làm sáng tỏ đầy đủ nội dung cụ thể của chế định này đến nay chưa có, điều đó dẫn đến việc nghiên cứu, luận giải và làm sáng tỏ đề tài đối với tác giả gặp không ít trở ngại và khó khăn. Trong thực tiễn chế định chứng minh và chứng cứ được áp dụng chồng chéo và chưa nghiêm túc bởi việc quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự về chế định này chưa thực sự phù hợp với thực tiễn.

Kết quả nghiên cứu phần nào luận giải được rõ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý, chỉ ra được bất cập, hạn chế của các quy định về chứng minh và chứng cứ trong Bộ luật Tố tụng dân sự và vận dụng trong thực tiễn. Từ việc nghiên cứu toàn diện các khía cạnh của chế định chứng minh và chứng cứ, tác giả cho rằng để giải quyết án tồn đọng, án hủy, án sai... nhằm nâng cao chất lượng xét xử của mỗi bản án, quyết định của Tòa án góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa cần hoàn thiện tổng thể các quy định trong tố tụng dân sự và các văn bản quy định pháp luật liên quan. ở chế định chứng minh và chứng cứ cần hoàn thiện, pháp điển hóa ở mức cao hơn vừa cụ thể vừa có phạm vi khái quát vừa dễ sử dụng mà đúng văn phong. Hơn lúc nào hết phải đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết cho thẩm phán, kiểm soát viên, hội thẩm nhân dân, luật sư... đồng thời tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân. Điều đó sẽ góp phần lớn trong việc nâng cao kỷ cương pháp luật nói chung.

danh mục tài liệu tham khảo


1. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Hà Nội.

2. Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam (2006), Nxb Tư pháp, Hà Nội.


3. Hoàng Ngọc Thỉnh (2004), "Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự", Đặc san góp ý dự dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự.

4. Trịnh Tiến Việt - Trần Thị Quỳnh (2003), Một số vấn đề các loại nguồn chứng cứ trong Bộ luật tố tụng hình sự, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Lê Thu Hà (2005), "Những điểm mới trong thủ tục thuận tình ly hôn", Tư Tòa án nhân dân, (158).

6. Tưởng Duy Lượng (2004), "Một vài suy nghĩ và vấn đề chứng cứ và chứng minh được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự", Tòa án nhân dân, (20).

7. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luạt tố tụng hình sự Việt Nam, Hà Nội.

8. Nhà pháp luật Việt - Pháp (2006), Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Michel Fromont.

9. Phạm Việt Vượng (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

10. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

11. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

12. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, quyển 1, Hà Nội

13. Nguyễn Công Bình (2005), "Các quy định về chứng minh trong tố tụng dân sự", Luật học, (2).

14. Lê Song Lê (2005), "Xác định và đánh giá tính hợp pháp của chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự", Kiểm sát, (15).

15. Đỗ Văn Đương (2006), "Nguyên tắc thu thập, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự Việt Nam", Kiểm sát, (4).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022