Chất Lượng Nhà Ở Chia Theo Thành Thị/nông Thôn Và Loại Nhà Năm 2011


bảo công bằng xã hội trong việc phân phối và thực hiện quyền sử dụng đất của các tổ chức và cá nhân.

2.1.2. Thực trạng nhà ở tại Việt Nam

Sau 12 năm (từ năm 1999 đến năm 2011) số hộ gia đình trên toàn quốc đã tăng gần 7,4 triệu hộ (tốc độ tăng trung bình 3,1%/năm), trong đó khu vực đô thị tăng hơn 3,3 triệu hộ (tốc độ tăng trung bình 5,1%/năm), khu vực nông thôn tăng gần 4,1 triệu hộ (tốc độ tăng trung bình 2,4%/năm). Như vậy khu vực đô thị có tốc độ tăng số hộ qua các năm gấp hơn 2 lần tốc độ tăng ở khu vực nông thôn, điều này cũng phù hợp với xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, đây lại chính là sức ép rất lớn về việc đảm bảo nhà ở, đất ở cho các hộ gia đình, nhất là các hộ gia đình tại các đô thị.

Bảng 2.3: Số hộ có nhà ở và chưa có nhà ở

Đơn vị tính: hộ



Khu vùc


Tæng sè hé

Số hộ có nhà ở

Số hộ chưa có nhà ở

Sè hé

%

Sè hé

%

Năm 1999

A

Toàn quốc

16.661.366

16.649.989

99,93

11.377

0,07

B

Đô thị

4.026.015

4.022.471

99,91

3.544

0,09

C

Nông thôn

12.635.351

12.627.518

99,94

7833

0,06

Năm 2011

A

Toàn quốc

24.052.859

24.040.133

99,95

12.726

0,05

B

Đô thị

7.345.300

7.340.982

99,94

4.372

0,06

C

Nông thôn

16.707.559

16.699.205

99,97

8.354

0,05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Nguồn:[7, tr.14], [58, tr.31], [71] và tính toán của tác giả


Cùng với những thành quả trong phát triển kinh tế xã hội, thì cuộc sống của người dân Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể, đặc biệt là về nhà ở. Năm 1999, toàn quốc vẫn còn 0,07% số hộ chưa có nhà ở, thì đến năm 2011 chỉ còn 0,05% số hộ chưa có nhà ở; đặc biệt là khu vực đô thị đã có những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nhà ở, năm 1999 có 0,09% số hộ chưa có nhà ở thì đến năm 2011 chỉ còn 0,06%.


Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng căn hộ năm 2011 so với năm 1999


Đơn vị tính: triệu hộ


Nguồn Tác giả Về chất lượng nhà ở cũng đã có những cải thiện rõ rệt 1

Nguồn: Tác giả

Về chất lượng nhà ở cũng đã có những cải thiện rõ rệt; trong những hộ có nhà ở, số hộ có nhà kiên cố chiếm 46,87%, nhà bán kiên cố chiếm 38,14%, nhà thiếu kiên cố chiếm 7,6% và nhà đơn sơ chiếm 7,36%; trong đó, khu vực nông thôn có tỷ lệ nhà kiên cố cao hơn so với khu vực thành thị. Điểm nổi bật là khu vực thành thị có tỷ lệ nhà bán kiên cố chiếm hơn một nửa, nguyên nhân ở đây có thể được lý giải do tốc độ xây nhà tạm, nhà cho thuê tăng để đáp ứng việc di dân từ nông thôn ra thành thị.

Bảng 2.4: Chất lượng nhà ở chia theo thành thị/nông thôn và loại nhà năm 2011

Đơn vị tính: Hộ



Khu vực


Số căn hộ nhà ở

Số hộ chia theo chất lượng nhà ở

Nhà kiên cố

Nhà bán kiên cố

Nhà thiếu kiên cố

Nhà đơn sơ

KXD

A

Toàn quốc

24.040.133

11.267.610

9.168.847

1.828.625

1.768.502

6.549

B

Đô thị

7.340.982

3.031.562

3.891.898

238.861

175.398

3.209

C

Nông thôn

16.699.205

8.236.048

5.276.949

1.589.764

1.593.104

3.340


Đơn vị tính: %



Khu vực


Số căn hộ nhà ở

Tỷ lệ nhà ở chia theo chất lượng nhà ở

Nhà kiên cố

Nhà bán kiên cố

Nhà thiếu kiên cố

Nhà đơn sơ

KXD

A

Toàn quốc

100

46,87

38,14

7,60

7,36

0,03

B

Đô thị

100

41,3

53,02

3,25

2,39

0,04

C

Nông thôn

100

49,32

31,60

9,52

9,54

0,02

Nguồn:[7, tr.15], [58, tr122-124], [71] và tính toán của tác giả


Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ phân loại nhà ở năm 2011

Đơn vị tính: %

Nguồn Tác giả Một trong những chỉ tiêu quan trọng theo thông lệ quốc tế để 2

Nguồn: Tác giả

Một trong những chỉ tiêu quan trọng theo thông lệ quốc tế để đánh giá tiêu chuẩn chung về nhà ở của các hộ dân cư, đó là chỉ tiêu bình quân về diện tích nhà ở tính trên đầu người (m2 sàn/người). Kết quả điều tra và tính toán của tác giả năm 2011 cho thấy, diện tích nhà ở bình quân đầu người của nước ta đạt 18,5 m2 sàn/người, trong đó diện tích bình quân tại khu vực đô thị là 22,5 m2 sàn/người, nông thôn là 16,7 m2 sàn/người. Số liệu này sơ qua có thể thấy hơi nghịch lý, tuy nhiên do việc liên tục triển khai các khu đô thị mới và xây dựng nhà cao tầng, cho nên tổng


diện tích nhà ở tại các đô thị cũng liên tục tăng theo, nhất là tại các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng...

Bảng 2.5: Diện tích nhà ở bình quân đầu người chia theo thành thị/nông thôn năm 2011

Đơn vị tính: %



Khu vực

DT ở bình quân đầu người

Phân bố phần trăm số hộ chia theo diện tích ở bình quân đầu người

<5

6-10

11-15

16-20

21-25

26-30

31-35

36-40

41+


A

Toàn

quốc

18,5 m2


3,70


21,20


21,50


18,30


9,95


6,80


4,05


3,80


10,70

B

Đô thị

22,5 m2

4,80

16,30

16,50

16,00

10,90

7,50

4,90

5,00

18,10


C

Nông

thôn

16,7 m2


3,20


22,80


23,40


19,80


9,90


6,50


3,60


3,30


7,50

Nguồn:[7, tr.21], [58], [71] và tính toán của tác giả


Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ phần trăm theo diện tích nhà ở

bình quân đầu người của các hộ tại thành thị và nông thôn năm 2011


(%)

(m2)

Nguồn: Tác giả

Sau 12 năm kể từ năm 1999 đến năm 2011, tỷ trọng hộ có diện tích sử dụng lớn (từ 60 m2 trở lên) của toàn quốc đã tăng hơn gấp đôi, từ 24,2% lên


54,5%. Đây là một thành công trong nỗ lực thực hiện chiến lược phát triển nhà ở nhằm tăng diện tích ở bình quân. Tuy nhiên, tỷ trọng hộ có nhà ở với diện tích sử dụng dưới 15 m2 sau 12 năm hầu như không giảm (năm 1999 tỷ lệ là 2,2%, đến năm 2011 vẫn còn tỷ lệ là 2,1%).

Bảng 2.6: Phân bố phần trăm (%) số hộ có nhà ở chia theo diện tích sử dụng ở thành thị và nông thôn năm 1999 và năm 2011

Đơn vị tính: Phần trăm (%)


Diện tích sử dụng

Năm 1999

Năm 2011

Toàn

quốc

Thành thị

Nôngthôn

Toàn

quốc

Thành thị

Nôngthôn

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Dưới 15 m2

2,2

3,8

1,6

2,1

2,8

1,4

Từ 15 – 24 m2

10,2

12,3

9,4

4,8

6,0

4,5

Từ 25 – 36 m2

25,7

22,6

26,9

10,7

9,2

12,4

Từ 37 – 48 m2

24,6

18,3

27,0

14,7

11,5

16,6

Từ 49 – 59 m2

13,1

10,9

14,0

13,1

9,2

13,6

Từ 60 m2 trở lên

24,2

32,2

21,2

54,5

61,2

51,4

Nguồn:[58, tr.135], [71] và tính toán của tác giả

Sự phát triển của nhà ở đã từng bước đáp ứng nhu cầu bức xúc của nhân dân về cải thiện chỗ ở và góp phần thúc đẩy sự phát triển đô thị và nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh và bền vững. Trong những năm qua, mặc dù, thị trường còn manh nha, còn “kém minh bạch”, nhưng trên thực tế, thị trường nhà ở, đất ở của nước ta đã hoạt động khá sôi nổi, đặc biệt ở các khu vực thành thị, đã góp phần cải thiện rõ rệt điều kiện nhà ở của người dân, tăng cường hiệu quả sử dụng đất, biến đất đai thực sự trở thành một nguồn lực to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước.


Bảng 2.7: Số hộ có nhà ở chia theo năm đưa vào sử dụng ở thành thị/nông thôn và quyền sở hữu

Đơn vị tính: Hộ


Quyền sở hữu

Năm đưa vào sử dụng

Tổng số

Trước

năm 1975

Từ 1975-

1999

Từ 2000

đến 2011

KXĐ

Toàn quốc

24.040.133

1 216 647

10 154 121

12 581 790

87 575

- Nhà riêng của hộ

22 114 956

1 144 083

9 676 743

11 250 304

43 826

- Nhà thuê/mượn

1 738 515

58 745

422 520

1 215 489

41 761

- Nhà tập thể/Nhà thuộc

quyền sở hữu khác

133 398

7 729

34 073

90 540

1 056

- Chưa rõ quyền sở hữu

39 570

5 209

15 181

18 940

240

- KXĐ

13 694

882

5 603

6 517

692

Thành thị

7.340.982

628 775

3 175 824

3 481 675

54 708

- Nhà riêng của hộ

6 150 836

563 759

2 820 261

2 745 038

21 778

- Nhà thuê/ mượn

1.121.790

53 187

326 450

710 212

31 941

- Nhà tập thể/Nhà thuộc

quyền sở hữu khác

39 918

6 836

17 185

15 306

591

- Chưa rõ quyền sở hữu

22 294

4 474

9 520

8 118

182

- KXĐ

6 143

518

2 408

3 001

216

Nông Thôn

16.699.205

587 872

6 978 297

9 096 649

36 387

- Nhà riêng của hộ

15 860 010

580 323

6 856 482

8 398 168

25 037

- Nhà thuê/ mượn

719 085

5 557

96 070

607 249

10 209

- Nhà tập thể/Nhà thuộc

quyền sở hữu khác

94 324

893

16 888

75 978

565

- Chưa rõ quyền sở hữu

18 096

735

5 662

11 628

71

- KXĐ

7 690

364

3 195

3 626

505

Nguồn:[58, tr.162], [71] và tính toán của tác giả


2.1.3. Đánh giá thực trạng nhà ở, đất ở tại Việt Nam

Như vậy, trong những năm vừa qua thực trạng nhà ở, đất ở tại Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết, ở đây đánh giá khái quát về thực trạng trên như sau:

- Những thành công về nhà ở, đất ở tại Việt Nam

Thứ nhất, những nỗ lực trong công tác quản lý đã tạo điều kiện thúc đẩy và phát triển thị trường nhà ở, đất ở tại Việt Nam. Thị trường quyền sử dụng đất đã nhanh chóng hình thành và phát triển trên các lĩnh vực giao đất, chuyển đổi, chuyển nhượng và thế chấp quyền sử dụng đất, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất đai (nguồn tư liệu sản xuất đặc biệt), thúc đẩy các ngành cũng như nhiều lĩnh vực của nền kinh tề phát triển (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ, du lịch,….). Thị trường nhà ở, đất ở phát triển nhanh đã thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển (cả đầu tư trong nước và ngoài nước) góp phần làm cho tình trạng kinh tế- xã hội của đất nước chuyển biến nhanh.

Thứ hai, Luật đất đai và Luật nhà ở cùng các văn bản pháp luật khác là một bước tiến lớn trong việc quản lý và sử dụng đất đai, tạo điều kiện để quan hệ đất đai tiếp cận với cơ chế kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. Các quy định của Nhà nước đã tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế khác nhau như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần được tham gia tiếp cận đất đai để phát triển nhà ở kinh doanh.

Thứ ba, việc Nhà nước cho phép kinh doanh nhà ở tạo điều kiện để khắc phục các tiêu cực trong quản lý nhà- đất, động viên được nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở, giải quyết được một phần khó khăn về nhà ở cho dân cư ở, nhất là tại các đô thị lớn. Bình quân diện tích tính theo đầu người năm 1991 mới là 6,7 m2/người, đến năm 2000 là 7,5 m2/người, thì đến 2009 đã lên tới 17,9 m2/người và năm 2011 là 18,5 m2/người. [58]

Thứ tư, việc quản lý của Nhà nước về nhà ở, đất ở trong thời gian qua đã được thực hiện tương đối hiệu quả, từ cải cách các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật, đến các cải cách hành chính trong quá trình quản lý, chính điều này đã tạo điều


kiện cho các loại BĐS được đưa vào sử dụng hiệu quả hơn, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo ra sự sôi động cho một số lĩnh vực liên quan như ngành xây dựng, vật liệu, giao thông vận tải,… và tác động đến tăng trưởng kinh tế, thu hút được lượng vốn đáng kể từ người dân và từ bên ngoài, kể cả của các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào phát triển BĐS trong nước. Do vậy lượng cung nhà ở tăng lên một cách đáng kể, từ đó giải quyết được một phần nào nhu cầu chính đáng về nhà ở cho người dân.

- Những tồn tại về nhà ở, đất ở tại Việt Nam

Thứ nhất, thị trường nhà ở, đất ở giao dịch ngầm vẫn nhiều, tình trạng đầu cơ nhà ở, đất ở vẫn diễn ra rất phức tạp. Thông tin trên thị trường nhà ở, đất ở còn mang tính khép kín, khó tiếp cận…

Thứ hai, pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến nhà ở, đất ở và kinh doanh nhà ở, đất ở nói chung còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa bắt kịp sự phát triển của nền kinh tế và những đòi hỏi của xã hội. Mặc dù đã có một số quy định pháp lý liên quan đến nhà ở, đất ở; nhưng còn phân tán ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Xây dựng và Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS… Thứ ba, quản lý nhà nước đối với nhà ở, đất ở còn kém hiệu quả: các cơ chế,

chính sách chưa rõ ràng và không đủ mạnh. Hiện nay, nhà ở, đất ở vẫn do nhiều cơ quan khác nhau quản lý, chưa có một cơ quan Nhà nước quản lý thống nhất. Công tác quy hoạch, kế hoạch cũng không ít bất cập: thiếu quy hoạch dài hạn hoặc quy hoạch không rõ ràng hoặc không công khai. Việc sử dụng, khai thác nhà ở, đất ở thiếu hiệu quả, hiện tượng tiêu cực liên quan đến nhà ở, đất ở vẫn diễn ra ở nhiều ngành, nhiều địa phương.

Thứ tư, các lực lượng tham gia vào thị trường nhà ở, đất ở, mà nhất là các lực lượng làm dịch vụ trên thị trường này: dịch vụ môi giới, tư vấn, định giá, quản lý nhà ở, đất ở chưa phát triển bắt kịp với yêu cầu của thực tiễn, nhiều dịch vụ chưa được pháp luật thừa nhận.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2022