Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chiến Lược Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp


hề có năng lực cốt lõi nào đáng kể, hoặc nếu có thì cũng rất mơ hồ, không phải là thế mạnh. Tuy vậy, họ vẫn mài mò làm thử, thất bại, rút kinh nghiệm, làm lại, rồi dần dần hoàn thiện và phát triển. Thế mạnh cũng từ đó hình thành và được củng cố dần. Năng lực được sinh ra trong quá trình phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới và dần dần hoàn thiện để trở thành “cốt lõi”, mang lại thế mạnh và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Một nhà doanh nghiệp chuyên kinh doanh hàng phế liệu từng bắt đầu bằng nghề mua bán ve chai với chiếc xe đạp cà tàng và chút vốn liếng ít ỏi, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm để mưu sinh. Một nhà doanh nghiệp khác về gỗ vốn chỉ là anh thợ đốn gỗ làm công ăn lương, thường xuyên bị những cơn sốt rét rừng hành hạ. Chủ của một thương hiệu thực phẩm nổi tiếng từng là người bán bánh dạo… Năng lực cốt lõi đã sinh ra từ những con số không và từ những khả năng hết sức bình thường. Dần dần những khả năng bình thường, theo thời thế, cơ hội và sự nỗ lực của bản thân, mới phát triển thành năng lực cốt lõi.

- Năng lực cốt lõi khi đã có thì không có nghĩa là sẽ dừng lại. Chúng cần phải được tiếp tục xây dựng, phát triển thêm cả về chất lượng lẫn số lượng. Muốn mở rộng, xây dựng năng lực cốt lõi mới, có khi doanh nghiệp phải bắt đầu từ một năng lực thông thường, thậm chí từ con số không.

- Nếu chỉ phát triển sản phẩm, dịch vụ mới dựa trên năng lực cốt lõi thì cũng có nghĩa là chỉ tìm bán cái chúng ta có (hoặc có thể làm được), chứ không phải cái thị trường cần - điều này trái với nguyên lý marketing thông thường. Có những cái ta làm được, nhưng thị trường không cần, và ngược lại. Thực tế, rất nhiều doanh nghiệp đã dám thử và thành công vượt bậc với những lĩnh vực, ngành nghề mà họ hoàn toàn chưa hề kinh doanh, nói chi đến thế mạnh. Vấn đề là phải biết tận dụng cơ hội từ thị trường, dám chấp nhận rủi ro, dám thử, dám sai và dám xây dựng năng lực cốt lõi từ những năng lực thông thường, hoặc không có gì. An toàn hơn, nhiều doanh nghiệp đã liên kết,


liên doanh để tận dụng năng lực cốt lõi của nhau. Bí quyết thành công trong kinh doanh là biết chớp lấy cơ hội. Cơ hội thị trường nhiều khi mang yếu tố khách quan, không phụ thuộc vào năng lực cốt lõi của doanh nghiệp nào. Doanh nghiệp phải tự xây dựng năng lực cốt lõi và mở rộng chúng bằng những thử nghiệm, đôi khi là mạo hiểm. Sử dụng năng lực cốt lõi trong phát triển sản phẩm, dịch vụ mới sẽ làm cho xác suất thành công cao hơn, mức độ rủi ro thấp hơn. Tuy nhiên, nếu cứ nhất nhất dựa vào năng lực cốt lõi của mình, có khi sẽ đánh mất cơ hội.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1. Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài tổ chức, doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố: kinh tế, môi trường tự nhiên, công nghệ, môi trường chính trị - xã hội và môi trường văn hóa ….

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Môi trường kinh tế

Yếu tố kinh tế bao gồm:

Chiến lược kinh doanh của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thang máy Thyssenkrupp - 7

- Yếu tố kinh tế tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Yếu tố kinh tế còn tác động gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân. Vì vậy 2 yếu tố trên tác động đến khách hàng của doanh nghiệp từ đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Nền kinh tế đang ở gian đoạn có tốc độ trưởng cao sẽ tạo cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh. Nếu nền kinh tế đang đi xuống thì dẫn đến việc giảm sức mua trong thị trường, làm tăng cạnh tranh trong ngành.


Lãi xuất và xu hướng của lãi xuất trong nền kinh tế: lãi xuất trong nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến xung hướng đầu tư.

Chính sách và tỉ giá hối đoái: Các chính sách tiền tệ và tỉ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Lạm phát: Lạm phát là một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến mọi mặt trong nền kinh tế. Đặc biệt trong thời kì lạm phát cao làm giảm tích kiệm tăng đầu tư sẽ tạo ra rủ ro khi kinh doanh. Ngược lại lạm pháp giảm làm nền kinh tế trì trệ. Nền kinh tế ổn định duy trì được mức độ lạm phát vừa phải để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Hệ thống thuế và mức thuế: Hệ thống thuế ảnh hướng đến một số ngành được nhà nước chú trọng phát triển. Mức thuế cao là khó khăn cho phát triển của doanh nghiệp.

Môi trường tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu… ở trong nước cũng như ở từng khu vực. Các điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng đến hoạt động của từng loại doanh nghiệp khác nhau: tài nguyên thiên nhiên tác động rất lớn đến doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai thác; đất đai, thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong ngành nông, lâm, thủy, hải sản từ đó tác động đến các doanh nghiệp chế biến. Địa hình và sự phát triển cơ sở hạ tầng tác động đến việc lựa chọn địa điểm của mọi doanh nghiệp, khí hậu, độ ẩm sẽ ảnh hưởng đến việc bảo quản, nguyên vật liệu, thành phẩm và điều kiện sản xuất của doanh nghiệp.

Điều này tác động đến các doanh nghiệp theo hướng làm cho doanh nghiệp phải chú ý tới các điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng ở mức độ khác nhau, cường độ khác nhau đối với từng loại doanh nghiệp ở các địa điểm khác nhau và nó cũng tác động theo cả hai xu hướng cả tiêu cực và tích cực.


Công nghệ - khoa học – kỹ thuật

Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân, yếu tố kỹ thuật – công nghệ cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng, mang tính chất quyết định đối với khả năng cạnh tranh, và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Sự phát triển của công nghệ hiện nay gắn chặt với sự phát triển của công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin, đặc biệt là những thông tin về thị trường. Xóa bỏ các hạn chế về không gian.

Môi trường chính trị - xã hội

Môi trường chính trị - xã hội bao gồm: luật pháp, thể chế ban hành bởi chính phủ quốc gia và các quy tắc về đạo đức được xây dựng bởi xã hội.

Môi trường chính trị - xã hội đã ảnh hưởng đến nhiều mặt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn thành lập doanh nghiệp phải thông qua thể chế và luật pháp quy định, những quy định trong quá trình hoạt động, các quyền lợi, các công việc giấy tờ và điều cấm kỵ trong kinh doanh. Trong kinh doanh các doanh nghiệp cũng phải đáp ứng về mặt đạo đức khi tham gia kinh doanh sản xuất: nếu dịch vụ, hàng hóa không đảm bảo chất lượng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng trong xã hội.

Môi trường văn hóa – xã hội

Văn hóa xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp hơn song cũng rất sâu sắc đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng… có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu của cầu trên thị trường. Nhân tố này tác động trực tiếp và rất mạnh mẽ đến hoạt động của các doanh nghiệp.

Văn hóa xã hội còn tác động trực tiếp đến việc hình thành môi trường văn hóa của doanh nghiệp, văn hóa nhóm cũng như thái độ cư xử, ứng xử của các nhà quản trị, nhân viên tiếp xúc với đối tác kinh doanh cũng như khách hàng.


1.3.2. Môi trường ngành

Phân tích môi trường ngành là phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư, lợi thế cạnh tranh, mức lợi nhuận trong ngành. Môi trường ngành bao gồm: Đe dọa gia nhập mới, nhà cung ứng, đối thủ cạch tranh, khác hàng … được thể hiện qua mô hình điều tiết cạnh tranh trong ngành của Micheal Porter. Sức mạnh của các lực lượng cạch tranh trong ngành sẽ tác động đến độ cạnh tranh, khả năng tạo doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành, khi các lực lượng cạnh tranh càng mạnh, việc triển khai hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành càng khó khăn hơn. Chính vì vậy doanh nghiệp cần nghiên cứu năm lực lượng cạnh tranh và căn cứ vào những điều kiện bên trong của mình để quyết định lực chọn một vị trí thích hợp trong ngành, nhằm đối phó với các lực lượng cạnh tranh một cách tốt nhất hoặc tác động theo hướng có lợi cho mình. Hiểu rõ các lực lượng cạnh tranh và áp lực của nó tạo ra đối với doanh nghiệp trong ngành sẽ giúp doanh nghiệp xác định được những cơ hội và nguy cơ triển khai hoạt động kinh doanh trong ngành.

Đe dọa gia nhập mới: là những doanh nghiệp hiện không cạnh tranh trong ngành nhưng có khả năng gia nhập ngành. Sự xuất hiện của các đối thủ này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh trong ngành và giảm lợi nhuận trong ngành.

Các đối thủ cạch tranh hiện tại: Là những doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong cùng ngành nghề kinh doanh và có các sản phẩm dịch vụ giống các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp theo một hoặc một số khía cạnh nào đó. Các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo nên sức ép lên ngành tạo một cường độ cạnh tranh trong ngành. Trong một ngành các yếu tố sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh lên các đối thủ là tình trạng ngành, cấu trúc của ngành và rào cản rút lui. Sự cạnh tranh của các công ty hiện có trong ngành càng tăng thì càng đe dọa đến khả năng thu lợi, sự tồn tại và phát triển của công ty.


Khách hàng: Là những cá nhân hay tổ chức có nhu cầu và khả năng thanh toán sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên thị trường, quy mô khách hàng tạo nên quy mô thị trường.

Nhà cung ứng: Bao gồm những cá nhân hay tổ chức cung ứng cung cấp các yếu tố đầu vào để doanh nghiệp có thể tiến hành sản xuất kinh doanh như: Nguyên vật liệu, vốn, lao động, các dịch vụ cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…Vấn đề quan trọng trong mối quan hệ này là chất lượng, giá cả, phương thức và các dịch vụ trong tổ chức giao nhận. Các nhà cung cấp có thể gây áp lực cho công ty thông qua yêu cầu tăng giá hoặc giảm chất lượng các yếu tố đầu vào của công ty.

Sản phẩm thay thế: Là những sản phẩm khác nhau nhưng đáp ứng cùng một nhu cầu tiêu dùng.

Sự xuất hiện của sản phẩm thay thế sẽ tạo ra nguy cơ về giá và lợi nhuận đối với công ty.


Gia nhập tiềm năng

5. Quyền lực tương

Các bên liên quan khác

ứng của các bên liên quan khác


1. Đe dọa gia nhập


Người mua

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành

6. Cạnh tranh giữa các DN hiện tại

4. Quyền lực thương lượng của người mua



Nhà cung cấp

3. Quyền lực thương lượng của người cung ứng


Sự thay thế

2. Đe dọa của các sản phẩm dịch vụ thay thế


Hình 1-2 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael E. Porter

Nguồn: Micheal E. Porter (1985)


1.3.3. Môi trường nội tại của doanh nghiệp

Môi trường bên trong doanh nghiệp được nhận dạng trên cơ sở nguồn lực của doanh nghiệp. Các nguồn lực trong doanh nghiệp được chia làm 2 loại chính là nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình

Nguồn lực hữu hình gồm các nguồn lực về vật chất, tài chính, vốn, con người và tổ chức. Nguồn lực về vật chất là nền tảng cho doanh nghiệp hoạt động, nguồn lực tài chính được xem là phương pháp đánh giá vị trí cạnh tranh tốt nhất của công ty và là điều kiện thu hút nhất đối với các nhà đầu tư. Nguồn lực về vốn là tiền đề vật chất cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào.

Nguồn lực vô hình gồm có các nguồn lực về công nghệ, nguồn lực cho đổi mới, nguồn lực về danh tiếng, thương hiệu, về văn hóa của doanh nghiệp. Các nguồn lực này mang tính đặc thù riêng của từng tổ chức. Vì thế ngày nay đã có rất nhiều tổ chức sử dụng các nguồn lực này để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho riêng mình.

Đánh giá môi trường bên trong qua mô thức IFAS

Mô thức IFAS là mô hình phân tích các yếu tố bên trong của doanh nghiệp. Hay hiểu một cách đơn giản, mô thức IFAS là chúng ta đi phân tích các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến những hoạt động của một công ty hay doanh nghiệp nào đó.

Các bước để xây dựng mô thức IFAS

Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp

Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng được ấn định cho mỗi yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối chủ yếu của yếu tố đó đối với sự thành công của doanh nghiệp. Không kể yếu tố đó là điểm mạnh hay điểm yếu bên trong, thì các yếu tố được xem là có ảnh hưởng càng lớn đến hoạt động doanh nghiệp thì có động quan trọng cao.


Bước 3: Xếp loại cho từng nhân tố từ 1 (thấp nhất) đến 4 (cao nhất) căn cứ vào đặc điểm hiện tại của doanh nghiệp đối với nhân tố đó. Việc xếp loại ở bước này căn cứ vào đặc thù của doanh nghiệp trong khi tầm quan trọng ở bước 2 phải căn cứ vào ngành hàng.

Bước 4: Nhân mức quan trọng của mỗi yếu tố với điểm xếp loại của nó nhằm xác định điểm quan trọng cho từng biến số.

Bước 5: Xác định tổng số điểm quan trọng của doanh nghiệp bằng cách cộng điểm quan trọng của từng biến số. Tổng số điểm quan trọng nằm từ 4.0 (Tốt) đến 1.0 (Kém) và 2.5 là giá trị trung bình.

Vậy nên, phân tích môi trường nội bộ là nhu cầu cần thiết đối với mọi loại hình tổ chức là cơ sở giúp doanh nghiệp hiể rõ hơn về các điểm yếu điểm mạnh của mình so với các đối thủ cạnh tranh, giúp các nhà quản trị biết được khả năng nắm bắt cơ hội trong từng thời kỳ. Phân tích môi trường nội bộ để biết mình biết người qua đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ và hình thành một chiến lược kinh doanh để thích nghi với môi trường bên trong và bên ngoài. Khi phân tích và đánh giá tình hình nội bộ, biết được thực trạng về con người, các nguồn lực hữu hình và vô hình, các đơn vị bộ phận và chức năng của tổ chức. Giúp cho các thành viên, nhà quản trị hiểu rõ vai trò và vị trí của mình trong hoạt động, hiễu rõ các vai trò các bộ phận. Một số phương pháp được sử dụng đề phân tích nội bộ doanh nghiệp:

Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tổ chức triển khai, thực thi chiến lược

Khả năng lãnh đạo chiến lược kinh doanh trên giá trị và tri thứ

1.4 Phân tích tình thế chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Xây dựng mô thức TOWS

+ Mục tiêu chính: Thực hiện đánh giá các nhân tố bên trong và bên ngoài

ảnh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023