Bản Chất Của Chiến Lược Kinh Doanh, Các Loại Hình Chiến Lược Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp


c. Cấp chức năng:

- Đây là nơi tập trung hỗ trợ cho chiến lược công ty và chiến lược cấp cơ sở kinh doanh. Cấp này xây dựng các chiến lược cụ thể theo từng chức năng và lĩnh vực quản trị.

- Tập trung vào việc quản lý một các hiệu quả nhất các nguồn lực kinh doanh của mỗi Doanh nghiệp

1.1.2. Bản chất của chiến lược kinh doanh, các loại hình chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là phác thảo hình ảnh tương lai cho doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động trên cơ sở khai thác các lợi thế cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh đề cập đến các mục tiêu cơ bản, dài hạn cũng như lựa chọn các phương án hành động, triển khai và phân bổ các nguồn tài nguyên để thực hiện mục tiêu đã xác định.

Ngoài ra, chiến lược còn mang tính “động”. Tính chất “động” của chiến lược thể hiện ở chỗ bản chiến lược không phải là bất biến mà có thể biến đổi. Do vậy các nhà quản trị không bao giờ được phép hài lòng với bản chiến lược đã xây dựng mà phải liên tục rà soát, đánh giá chiến lược còn thích ứng với môi trường kinh doanh luôn biến động để kịp thời điều chỉnh.

Chiến lược kinh doanh là sự tập hợp một cách thống nhất các mục tiêu, các chính sách và sự phối hợp các hoạt động của một đơn vị kinh doanh trong chiến lược tổng thể nhất định. Chiến lược kinh doanh phản ánh các hoạt động của đơn vị kinh doanh bao gồm quá trình đặt ra mục tiêu và các biện pháp, các phương tiện sử dụng để đạt được mục tiêu đó.

1.1.2.2 Bản chất của chiến lược kinh doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Một là chiến lược kinh doanh là sự thể hiện vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.


Chiến lược kinh doanh của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thang máy Thyssenkrupp - 3

Khi xây dựng chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích hoàn cảnh khách quan của mình. Mục đích của việc phân tích này để tìm hiểu những cơ hội và thách thức mà hoàn cảnh khách quan mang lại cho doanh nghiệp. Đồng thời cũng phải nghiên cứu những điều kiện chủ quan của doanh nghiệp để biết được những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải kết hợp tốt những cơ hội mà hoàn cảnh khách quan mang lại với những điểm mạnh của doanh nghiệp, đồng thời phải có các giải pháp khắc phục cho những thách thức và điểm yếu của doanh nghiệp. Do đó phải nghiên cứu vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Chỉ có như vậy mới có thể đưa ra chiến lược kinh doanh đúng. Nếu xác định không đúng vị thế cạnh tranh thì không thể đề ra chiến lược kinh doanh đúng.

Hai là chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một mô thức kinh doanh của doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh là cương lĩnh hoạt động của doanh nghiệp, là phương thức sử dụng các nguồn lực, là căn cứ để xử lý mọi vấn đề của doanh nghiệp. Do đó, xét theo khía cạnh này, chiến lược kinh doanh là mô thức kinh doanh của doanh nghiệp.

Ba là chiến lược kinh doanh là sự thể hiện quan niệm giá trị của doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh là sự thể hiện quan niệm giá trị, tinh thần tiến thủ, ý chí ngoan cường của người lãnh đạo doanh nghiệp, phản ánh sự đánh giá của người lãnh đạo về hoàn cảnh khách quan, điều kiện chủ quan của doanh nghiệp. Chỉ khi người lãnh đạo đánh giá đúng khả năng của doanh nghiệp mới có thể đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Nếu không, sẽ mang lại chiến lược kinh doanh sẽ sai lầm.

Bốn là chiến lược kinh doanh là sự sáng tạo trong quản lý doanh nghiệp Sự sáng tạo trong quản lý có nghĩa là doanh nghiệp căn cứ vào mục

tiêu nhất định, sắp xếp, hình thành một hệ thống quản lý mới hữu hiệu, có khả


năng cạnh tranh. Do đó việc xây dựng chiến lược kinh doanh phải xuất phát từ tình hình thực tế của doanh nghiệp. Đồng thời, sự sáng tạo về quản lý phải kết hợp chặc chẽ với sự sáng tạo về chế độ, sáng tạo về tổ chức, sáng tạo về kỹ thuật mới có thể phát huy tác dụng của chiến lược kinh doanh.

Năm là chiến lược kinh doanh là kế hoạch hành động của doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lược kinh doanh là quan trọng nhưng thực hiện chiến lược còn quan trọng hơn nhiều. Nếu có chiến lược nhưng không thực hiện thì chiến lược đó trở thành vô nghĩa. Muốn thực hiện được chiến lược thì toàn thể công nhân viên phải nắm vững chiến lược, phải biến chiến lược đó thành kế hoạch hàng năm, kế hoạch của từng bộ phận, thành hành động của mọi người và phải có tính khả thi.

1.1.2.3 Các loại hình thức chiến lược kinh doanh

Các loại hình chiến lược cơ bản là: (1) Chiến lược tổng quát; (2) Chiến lược kết hợp; (3) Chiến lược chuyên sâu; (4) Chiến lược mở rộng hoạt động và (5) Các loại chiến lược khác.

1.1.2.3.1. Chiến lược kinh doanh tổng quát:

- Có nhiệm vụ xác định hướng đi cùng với những mục tiêu chủ yếu cần đạt tới. Nội dung chiến lược tổng quát thường tập trung vào ba mục tiêu chủ yếu là khả năng sinh lợi, thế lực trên thị trường và an toàn trong kinh doanh. Khả năng sinh lợi: Mục đích của kinh doanh là lợi nhuận. Trong chiến lược kinh doanh, lợi nhuận được đo lường bằng các chỉ tiêu tương đối như tỷ suất lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận và bằng chỉ tiêu tuyệt đối là tổng lợi nhuận. Thế lực trên thị trường: Cạnh tranh là quy luật phổ biến, cạnh tranh luôn gắn liền với kinh doanh. Thế lực trên thị trường của doanh nghiệp được đo bằng các chỉ tiêu thị phần doanh nghiệp kiểm soát được, tỷ trọng hàng hóa của doanh nghiệp trong tổng lượng cung về hàng hóa, dịch vụ đó trên thị


trường, mức độ tích tụ và tập trung của doanh nghiệp, khả năng liên doanh, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. An toàn trong kinh doanh: Kinh doanh luôn gắn liền với may rủi.

1.1.2.3.2 Các chiến lược kinh doanh kết hợp:

- Chiến lược kết hợp về phía trước: Kết hợp về phía trước liên quan đến việc tăng quyền sở hữu hoặc sự kiểm soát đối với các nhà phân phối hoặc các nhà bán lẻ. Một phương cách hiệu quả để thực thi chiến lược kết hợp này là nhượng quyền. Chiến lược kết hợp về phía sau: Kết hợp về phía sau là một chiến lược tìm kiếm quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát của các nhà cung cấp, đặc biệt trong trường họp khi các nhà cung cấp hiện tại của doanh nghiệp không thể tin cậy được, quá đắt, hoặc không thể thỏa mãn đòi hỏi của công ty. Chiến lược kết hợp theo chiều ngang: Kết hợp theo chiều ngang là một chiến lược tìm kiếm quyền sở hữu hoặc kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh. Có thể xem chiến lược kết hợp theo chiều ngang dưới dạng một chiến lược tăng trưởng, tăng các nguồn tài nguyên và năng lực.

1.1.2.3.3. Các chiến lược kinh doanh chuyên sâu:

- Chiến lược thâm nhập vào thị trường: Chiến lược này nhằm làm tăng thị phần cho các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có trong các thị trường hiện có bằng những nỗ lực tiếp thị lớn hơn như tăng số lượng nhân viên bán hàng, tăng chi phí quảng cáo, tăng các sản phẩm khuyến mãi. Chiến lược phát triến thị trường: Phát triển thị trường liên quan đến việc đưa những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có vào những khu vực địa lý mới. Chiến lược phát triển sản phẩm: Phát triển sản phẩm nhằm tăng doanh thu bằng việc cải tiến hoặc sửa đổi những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại, thường đòi hỏi chi phí nghiên cứu và phát triển lớn.

1.1.2.3.3. Chiến lược kinh doanh mở rộng hoạt động:

- Chiến lược đa dạng hóa hoạt động đồng tâm: Đa dạng hóa hoạt động đồng tâm là thêm vào những sản phẩm hay dịch vụ mới nhưng có liên hệ với


nhau. Chiến lược đa dạng hóa hoạt động theo chiều ngang: Đa dạng hóa hoạt động theo chiều ngang là thêm vào những sản phẩm hoặc dịch vụ mới, không liên hệ gì với nhau cho những khách hàng hiện có. Chiến lược đa dạng hóa hoạt động kiểu hỗn hợp: Đa dạng hóa hoạt động kiểu hỗn hợp là thêm vào những sản phẩm hoặc dịch vụ mới, không liên hệ gì với nhau.

1.1.2.3.4 Các chiến lược kinh doanh khác:

- Chiến lược liên doanh: sự kết hợp giữa hai hay nhiều doanh nghiệp thành lập nên một công ty hợp danh hay hoạt động dựa trên một hợp đồng hợp tác, nhằm mục tiêu khai thác một cơ hội nào đó. Chiến lược thu hẹp bớt hoạt động: doanh nghiệp tổ chức lại hoạt động thông qua việc cắt giảm chi phí và tài sản để cứu vãn tình thế doanh số và lợi nhuận đang sụt giảm, nhằm chỉ củng cố những năng lực đặc biệt cơ bản của doanh nghiệp trong điều kiện bị giới hạn bởi các nguồn lực hạn chế. Chiến lược cắt bỏ bớt hoạt động: bán đi một bộ phận hay một phần của doanh nghiệp, để tăng vốn cho các hoạt động đầu tư hay mua lại có tính chiến lược. Chiến lược thanh lý: bán đi tất cả các tài sản của doanh nghiệp từng phần một với giá trị thực của chúng. Chiến lược tổng hợp: kết hợp hai hay nhiều chiến lược cùng một lúc. Chiến lược tập trung vào một khúc thị trường nhất định: “Chiến lược này là tập trung vào một nhóm người mua, một phân đoạn của ngành hàng hoặc một thị trường về mặt địa lý”.

1.1.2.4 Các loại chiến lược kinh doanh

Trong thực tiễn có rất nhiều chiến lược được doanh nghiệp sửa dụng để tạo ra các lợi thế cạnh tranh, cải thiện vị thế cạnh tranh trên thị trường. Theo Fred R. David một số chiến lược cơ bản đã được nhiều công ty sử dụng:

Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp

Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách sản xuất ra sản phẩm dịch vụ với chi phí thấp để có thể định giá


thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm thu hút những khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thấp và chiếm được thị phần lớn.

Chiến lược này thích hợp với những đơn vị kinh doanh quy mô lớn có khả năng giảm chi phí trong quá trình hoạt động nó cho phép doanh nghiệp qua mặt các đối thủ cạnh tranh bằng cách sản xuất hàng hoá và dịch vụ với giá thành thấp hơn.

Có hai lợi thế phát sinh từ chiến lược này:

Thứ nhất, vì có chi phí thấp nên doanh nghiệp có thể đặt giá thấp hơn đối thủ nhưng vẫn có mức lợi nhuận bằng họ. Nếu các doanh nghiệp trong ngành đặt giá như nhau cho sản phẩm của họ thì doanh nghiệp có chi phí thấp sẽ thu được lợi nhuận cao hơn.

Thứ hai, nếu như cạnh tranh ngành tăng và các doanh nghiệp bắt đầu cạnh tranh về giá, doanh nghiệp có chi phí thấp sẽ có khả năng chịu đựng được sự cạnh tranh tốt hơn các doanh nghiệp khác.

Với cả hai lý do này, doanh nghiệp có chi phí thấp có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn mức trung bình. Nhưng làm thế nào để doanh nghiệp trở thành người có chi phí thấp? Doanh nghiệp đạt tới vị trí này bằng những lựa chọn về sản phẩm/thị trường/ năng lực khác biệt nhằm có được lợi thế cạnh tranh.

Chiến lược khác biệt hóa

Là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ có sự khác biệt rõ so với đối thủ cạnh tranh.

Mục tiêu của chiến lược khác biệt hoá sản phẩm là có được lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ có thể thỏa mãn các loại nhu cầu có tính chất độc đáo hoặc các loại nhu cầu cụ thể của một nhóm khách hàng khác nhau của doanh nghiệp

Thực chất khác biệt hóa sản phẩm là tạo ra các sản phẩm dịch vụ có đặc tính, tính năng kỹ thuật nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh.


Đặc tính khác biệt của sản phẩm có thể là: chất lượng, đổi mới, độ tin cậy, đặc điểm kỹ thuật, dịch vụ kèm theo sản phẩm, và rất nhiều các yếu tố khác nữa.

Doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này có khả năng thoả mãn nhu cầu khách hàng theo cách mà các đối thủ cạnh tranh không làm được, do đó doanh nghiệp có thể đặt giá cao hơn trung bình ngành. Khả năng tăng thu nhập bằng cách đặt giá cao (chứ không phải là bằng cách giảm chi phí giống như doanh nghiệp theo chiến lược chi phí thấp) cho phép doanh nghiệp theo chiến lược khác biệt vượt các đối thủ và có được lợi nhuận cao hơn trung bình.

Thông thường giá sản phẩm của doanh nghiệp theo chiến lược này cao hơn giá của doanh nghiệp theo chiến lược chi phí thấp rất nhiều nhưng khách hàng vẫn sẵn sàng trả vì họ tin tưởng rằng các đặc tính khác biệt của sản phẩm xứng đáng với giá đó. Vì thế giá bán của sản phẩm dịch vụ được tính trên cơ sở bao nhiêu và bao lâu thị trường còn chịu đựng được.

Chiến lược tập trung

Chiến lược tập trung trọng điểm là chiến lược tập trung vào thị trường mà doanh nghiệp có ưu thế vượt trội hơn so với các đối thủ khác (ưu thế chi phí thấp nhất hay khác biệt hoá sản phẩm). Nói cách khác, chiến lược tập trung trọng điểm chuyên tâm vào việc phục vụ một ngách thị trường đặc biệt được phân định theo địa lý, theo hạng khách hàng hoặc theo phân khúc nhỏ trên một tuyến sản phẩm đặc thù. Thí dụ: chúng ta có thể ấn định ngách địa lý theo vùng hoặc địa phương. Chọn ngách thị trường theo khách hàng có thể chỉ phục vụ cho những người rất giàu hoặc cho sinh viên.

Mục tiêu của chiến lược này là tập trung đáp ứng cầu của 1 nhóm hữu hạn người tiêu dùng hay đoạn thị trường.


1.1.3 Lý thuyết chuổi giá trị của doanh nghiệp

Chuỗi giá trị của doanh nghiệp là chuỗi những hoạt động có liên quan của doanh nghiệp nhằm tạo và tăng giá trị cho khách hàng. Đây được xem như một công cụ cơ bản để thực hiện phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động từ thiết kế, sản xuất, bán hàng và hỗ trợ dịch vụ khách hàng và tất cả các hoạt động này được liên trong một doanh nghiệp.

Chuỗi giá trị của doanh nghiệp là chuỗi các hoạt động được chuyển hóa các đầu vào thành các đầu ra tạo giá trị cho khách hàng.

– Mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp:


Các cấu trúc hạ tầng của doanh nghiệp

(Tài chính- Kế toán, luật pháp- chính quyền, hệ thống thông tin, quản lý chung)

Quản trị nguồn nhân lực

G

( Tuyển mộ, huấn luyện, phát triển, trả lương)I

Phát triển công nghệ

Phát triển thử nghiệm sản phẩm, nghiên cứu marketing ….

Thu mua

(nguyên vật liệu, hàng hóa dịch vụ)

Hậu cần đầu vào

( Chọn dữ liệu, tồn

trữ tài nguyên, trả hàng cho

nhà cung ứng)

Á

T R Ị

Dịch vụ sau bán

(Lắp đặt, hỗ trợ khách hàng, sữa chữa sản

phẩm)

G

I A T Ă

N

Hoạt động cơ bản

Vận Hậu cần

hành đầu ra

(Sản xuất, (tồn trữ, bảo đóng gói quản

lắp ráp hàng hóa, phân bảo dưỡng phối

thiết bị) và xử lý đơn hàng)

Marketing & bán hàng

Hoạt động bổ trợ


Hình: 1- 1 Mô hình chuỗi cung ứng giá trị của Michael E. Porter

Nguồn: Michael E. Porter Quản trị chiến lược

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023