Thực Trạng Tầm Nhìn, Sứ Mạng, Mục Tiêu Kinh Doanh Hiện Tại Của Công Ty Cổ Phần Cơ Khí – Xây Lắp – Thương Mại Minh Cường Giai Đoạn 2 16- 2020


+ Đạt được một số kết quả nghiên cứu ban đầu về tình thế môi trường ngành xây dựng từ đó tạo cơ sở để các nhà quản trị Công ty xây dựng được mục tiêu chiến lược phát triển thị trường xây dựng cho Công ty. Việc phân tích thực trạng tình thế môi trường ngành xây dựng giúp các nhà quản trị của Công ty có những quyết định đúng đắn trong xác định mục tiêu chiến lược phát triển thị trường. Nhận định được những thuận lợi và khó khăn khi triển khai chiến lược phát triển thị trường trong tình thế môi trường như vậy nhằm phát huy hết thế mạnh tiềm năng của doanh nghiệp, đồng thời hạn chế, khắc phục các điểm yếu trong chiến lược phát triển thị trường của công ty

+ Thành công trong việc chú trọng xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và tinh thần làm việc cao đối với sự phát triển chung của Công ty và cho chiến lược phát triển thị trường xây dựng. Nhận thức được nguồn nhân lực chính là nhân tố quyết định tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp sẽ được triển khai như thế nào, các nhà quản trị Công ty đã rất chú trọng đầu tư cho sự phát triển nguồn nhân lực của mình. Hàng năm, theo kế hoạch chung của Công ty và theo nhu cầu sau khi đánh giá lại nguồn nhân lực, Công ty đều tổ chức các khóa học đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, ngoài ra còn tiến hành tuyển dụng bổ sung các vị trí còn thiếu theo nhu cầu phát triển của Công ty.

* Về điểm mạnh của công ty

Thành công trong việc chú trọng xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và tinh thần làm việc cao đối với sự phát triển chung của Công ty và cho chiến lược phát triển thị trường xây dựng. Nhận thức được nguồn nhân lực chính là nhân tố quyết định tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp sẽ được triển khai như thế nào, các nhà quản trị Công ty đã rất chú trọng đầu tư cho sự phát triển nguồn nhân lực của mình. Hàng năm, theo kế hoạch chung của Công ty và theo nhu cầu sau khi đánh giá lại nguồn nhân lực, Công ty đều tổ chức các khóa học đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, ngoài ra còn tiến hành tuyển dụng bổ sung các vị trí còn thiếu theo nhu cầu phát triển của Công ty.


* Về điểm yếu của công ty

- Mặc dù đã đạt được một số kết quả về phân tích tình thế môi trường ngành xây dựng, tuy nhiên Công ty vẫn chưa xây dựng được một quy trình hoàn chỉnh để nghiên cứu tình thế thị trường, chưa xác định được hết các thuận lợi cũng như khó khăn ảnh hưởng đến việc xây dựng và triển khai chiến lược phát triển thị trường xây dựng.

Cụ thể ở đây các nhà quản trị của Công ty mới chỉ nhận định một cách chủ quan về việc phân tích tình thế chiến lược môi trường ngành xây dựng dựa trên một số dữ liệu mang tính vĩ mô, chung chung và hầu hết là theo cảm quan của nhà quản trị. Công ty chưa xây dựng được một hệ thống phân tích khép kín từ việc thu thập, xử lý phân tích thông tin, sau đó truyền tải thông tin đã được xử lý cho các nhà quản trị để đưa ra quyết định. Vì thế, những nội dung phân tích tình thế thị trường xây dựng của Công ty chưa đi sát được với thực trạng của nó, gây khó khăn nhiều cho việc định hướng và triển khai chiến lược phát triển thị trường xây dựng sau này.

Chưa có quy trình và nội dung kiểm soát chiến lược một cách khoa học và bài bản; các đánh giá còn phiến diện và chủ quan.

Với việc phát triển nguồn lực con người và cơ cấu tổ chức, mặc dù Công ty đã có một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo khá bài bản, nhưng cơ cấu tổ chức của bộ phận thi công còn gặp một số hạn chế. Vì thế, việc quản lý, điều hành và triển khai chiến lược phát triển thị trường đôi khi còn gặp nhiều khó khăn, kéo dài thời gian do sự chồng chéo giữa các phòng ban quản lý.

2.2.2 Thực trạng tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu kinh doanh hiện tại của Công ty Cổ phần Cơ khí – Xây lắp – Thương mại Minh Cường giai đoạn 2 16- 2020


Bảng 2.2: Giá trị, tầm nhìn và sứ mạng của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Thương mại Minh Cường

Giá trị

Là nhà thầu hàng đầu trong ngành cơ khí kết cấu, cung ứng nguồn nguyên liệu kết cấu và các sản phẩm cơ khí phụ trợ tiêu chuẩn ra thị trường trong nước và quốc tế.

Tầm nhìn

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY LẮP THƯƠNG MẠI

MINH CƯỜNG từng bước xây dựng phát triển trở thành nhà thầu chuyên nghiệp, vững mạnh về tổ chức và chất lượng trên từng sản phẩm của dự án, Minh Cường đang hoạt động rất mạnh trong các lĩnh vực thiết kế, gia công kết cấu thép, chế tạo cơ khí chính xác, nhà thép tiền chế, cẩu trục cổng trục, xây dựng dân dụng và công nghiệp, kinh doanh sắt thép cho tất cả các dự án lớn nhỏ nói chung, với năng lực kỹ thuật chuyên sâu, chính sách chất lượng được đặt lên hàng đầu, thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại, khả năng tài chính đáp ứng cho từng dự án trong và ngoài nước.

Sứ mạng

Quá trình hoạt động của ngành cơ khí nói chung luôn phát triển, chúng tôi cam kết sẽ làm hài lòng các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với thương hiệu thân thiện và hướng đến cộng đồng, hệ thống quản trị, và văn hoá doanh nghiệp đặc thù, để mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho mọi thành viên, và cộng đồng xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 91 trang tài liệu này.

Chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây lắp Thương mại Minh Cường - 7

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Qua phỏng vấn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần cơ khí xây lắp thương mại Minh Cường - Ông Dương Văn Yên – Tổng giám đốc công ty (câu 1 ở phụ lục), tác giả nhận thấy các nhà quản trị của Công ty đã có nhận thức rất rõ ràng về giá trị,

tầm nhìn và sứ mạng cho sự hoạt động và phát triển của Minh Cường.

Giá trị công ty được xây dựng dựa trên năng lực của nhà sáng lập và đội ngũ nhân sự chủ chốt trong lĩnh vực hoạt động của công ty. Thực tế cũng đã phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh của mình.


Tầm nhìn của Minh Cường được đưa ra nhằm thể hiện khát vọng của ban lãnh đạo Công ty, với mong muốn xây dựng một thương hiệu mạnh cho ngành cơ khí – xây lắp của Việt Nam, đủ sức cạnh tranh cả trong và ngoài nước, và quan trọng nhất đó là đưa thương hiệu Việt vươn tầm quốc tế. Sứ mạng của Minh Cường luôn luôn mong muốn đem lại lợi ích hài hoà cho người lao động, khách hàng, cổ đông và cộng đồng. Xây dựng công ty phát triển theo hướng nhân văn, bền vững.

2.2.2.2. Mục tiêu chiến lược

o Mục tiêu ngắn hạn (2017-2020)

Trở thành nhà thầu top đầu trong lĩnh vực cơ khí kết cấu, nhà thép tiền chế.

Mục tiêu về doanh thu: thiết kế - thi công 60%, gia công sản xuất 30%, thương mại dịch vụ 10%.

Nâng cấp hệ thống sản xuất, tăng năng suất sản xuất bằng hệ thống dây chuyền sản xuất tự động

o Mục tiêu ngắn hạn (2021-2023)

Duy trì vị thế là nhà thầu tốp đầu trong lĩnh vực cơ khí kết cấu và nhà thép tiền chế. Doanh thu đến từ hoạt động thiết kế - thi công chiếm 40% cơ cấu doanh thu, doanh thu từ gia công sản xuất chiếm 50% cơ cấu doanh thu, doanh thu từ hoạt động thương mại chiếm 10% cơ cấu doanh thu.

Nâng cấp hệ thống quản lý bằng việc áp dụng các công nghệ chuyển đổi số trong sản xuất, kế hoạch đến hết năm 2021, các hoạt động quản lý sẽ được số hoá đến 70% trên nền tảng mạng máy chủ nội bộ, hạn chế tối đa giấy tờ văn bản cứng (Hoạt động số hoá đã được công ty áp dụng bắt đầu từ 2017)

Nâng cấp hệ thống sản xuất bằng việc áp dụng các giải pháp tự động hóa trong dây chuyền, đến năm 2023, 80% dây chuyền sản xuất sẽ được tự động hoá theo hướng chuyên môn, chuyên nghiệp, tạo tiền đề để hình thành nên hệ thống nhà máy thông minh (Smart Factory)

Đẩy mạnh marketing và mở rộng thị trường nước ngoài dựa trên nền tảng các khách hàng và đối tác hiện có, đặc biệt tập trung vào tệp khách hàng nước ngoài hiện có, tăng khả năng xuất khẩu hàng hoá sản xuất


o Mục tiêu dài hạn (2021-2026)

Hoàn thiện số hoá quy trình quản lý của công ty, thông tin quản lý sẽ được cập nhật liên tục trên hệ thống máy chủ, các cấp quản lý đều có thể truy xuất dữ liệu ngay lập tức tới mọi hoạt động của Công ty

Áp dụng thành công mô hình nhà máy thông minh (Smart Factory) cho nhà máy sản xuất đầu tiên, mọi quá trình đều được tự động và kiểm soát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đầu vào cho tới khi thành phẩm được đóng gói và lưu kho

Đẩy mạnh các sản phẩm cơ khí tiêu chuẩn, chuyển dịch sản phẩm sang các dạng có thể sản xuất hàng loạt như kết cấu cơ bản, sản phẩm cơ khí phụ trợ. Đến năm 2026, doanh thu từ gia công sản xuất chiếm 70% cơ cấu doanh thu

Thị trường trong nước vẫn là thị trường quan trọng, làm bàn đạp để Minh Cường có thể hướng đến xuất khẩu, tuy đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch và dấu hiệu bão hoà, nhưng mục tiêu duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành cũng không phải là mục tiêu bất khả thi, doanh thu có thể vẫn tăng trưởng, nhưng tỷ trọng sẽ chỉ chiếm 20- 30% trong cơ cấu doanh thu

Thực tế, Minh Cường đã đặt mục tiêu xuất khẩu hàng thép tiền chế và sản phẩm cơ khí chính xác sang thị trường nước ngoài trong 2 năm trở lại đây, và đã có thành công bước đầu tại thị trường Nhật Bản, Úc và New Zealand. Tuy nhiên, do sự tăng trưởng ổn định của thị trường nhà thép tiền chế trong nước giai đoạn 2017- 2019 nên dấu ấn của thị trường nước ngoài chưa rõ nét. Đại dịch Covid 19 và những diễn biến mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu, chính là chất xúc tác để Minh Cường quyết định đặt mục tiêu phát triển sản phẩm theo chiều sâu và xuất khẩu.

+ Thị trường Mỹ và Nhật Bản: Xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chính xác và cơ khí phụ trợ, đến 2026 dự kiến chiếm 30% doanh thu xuất khẩu

+ Thị trường Úc và Newzealand: Xuất khẩu các sản phẩm thép tiền chế, đến 2026 dự kiến chiếm 40% doanh thu xuất khẩu

Theo như Ông Dương Văn Yên thì việc đưa ra Chiến lược phát triển giai đoạn 2015-2019, công ty đã làm khá tốt mục tiêu đã đề ra. Nhưng trong nhận thấy tầm quan trọng của việc sản xuất với nền kinh tế cũng như Việt Nam vừa ký hiệp định


EVFTA, là cơ hội cho ngành cơ khí sản xuất của Việt Nam xuất khẩu mạnh mẽ hơn sang thị trường châu Âu. Và trong thời kỳ ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên ngành xây lắp dựng nhà tiền chế bị ảnh hưởng nhiều, ảnh hưởng đến mục tiêu, doanh thu của Công ty. Chính vì các điều này mà công ty đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi sang sản xuất nhiều hơn so với xây lắp. Và hơn thế nữa công ty cũng đang dần hoàn thiện bộ máy, nhân sự để đáp ứng được sự chuyển đổi này, mang lại sự cạnh tranh về sản phẩm, chất lượng.

Sau quá trình điều tra, phỏng vấn; tác giả thấy được thị trường chiến lược của công ty đang là thị trường cơ khí – xây lắp thiết kế nhà tiền chế, đây cũng là thị trường đem lại lợi nhuận chính cho doanh nghiệp. Tầm nhìn chiến lược, sứ mạng và mục tiêu chiến lược kinh doanh đã được công ty đưa ra khá hợp lý và rõ ràng, phù hợp với thị trường trường, tình hình kinh tế hiện tại của nước ta. Nhưng trong tình hình hình dịch bệnh kéo dài, công ty cần xem xét, đánh giá lại mục tiêu kinh doanh, Vì ảnh hưởng của COVID-19 đến nền kinh tế cũng ngành sản xuất cơ khí sẽ làm việc xuất khẩu sẽ khó khăn hơn, việc mở rộng thị trường chiến lược sang xuất khẩu có phù hợp hay không. Nên việc đề ra mục tiêu vậy hơi cao so với tình hình hiện tại của công ty.

2.2.3. Thực trạng lựa chọn chiến lược kinh doanh của công ty

Ông Dương Minh Cường – Phó tổng giám đốc của Minh Cường – cho biết, hiện nay công ty chưa có bộ phận nào chuyên trách về công tác hoạch định, triển khai chiến lược. Việc phân tích tình thế môi trường do phòng Kinh doanh và phòng kế hoạch thực hiện, tổng kết kết quả gửi về cho Ban lãnh đạo. Dựa trên kết quả đó, Ban lãnh đạo sẽ bàn bạc, xây dựng phương án và Tổng giám đốc – Ông Dương Văn Yên – sẽ là người lựa chọn chiến lược kinh doanh để triển khai. Công tác chỉ đạo triển khai chiến lược thì sẽ được Tổng giám đốc phân có các cá nhân cụ thể dựa vào chức năng và năng lực chuyên môn của từng cá nhân.

Để lựa chọn chiến lược kinh doanh, Công ty chủ yếu sử dụng kinh nghiệm vốn có của các thành viên ban Quản trị và của Tổng giám đốc và tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong ngành Cơ khí, xây dựng chứ không sử dụng công cụ hỗ trợ


lựa chọn nào. Việc này có ưu điểm là đưa ra quyết định nhanh chóng, tận dụng được kinh nghiệm vốn có của doanh nghiệp cũng như chuyên gia, xong đôi khi các quyết định có thể mang tính chủ quan, thiếu chính xác làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chiến lược.

Đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) mà doanh nghiệp lựa chọn là thiết kế, thi công xây lắp nhà tiền chế.

Chiến lược tập trung: Điều này thể hiện rõ nhất ở việc Minh Cường tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là thiết kế thi công. Về sản phẩm tập trung vào sản phẩm chủ đạo đó là hệ thống nhà xưởng, nhà máy trong khu công nghiệp lớn , đồng thời không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm để đảm bảo các nguyên tắc về chất lượng của nhà cung cấp, qua đó tăng cường khả năng cạnh tranh.

Tựu chung lại, trong quá trình hoạt động giai đoạn từ 2016-2020, có thể tổng kết chiến lược kinh doanh của Minh Cường như sau:

- Mục Tiêu chiến lược: tập trung vào thị trường cơ khí kết cấu, cụ thể là mảng nhà thép tiền chế và giàn không gian, Minh Cường triển khai từ khâu Tư vấn

- Thiết kế - Sản xuất - Thi công. Doanh thu từ hoạt động thiết kế, thi công chiếm 60% cơ cấu doanh thu.

- Đầu tư vào hệ thống nhà xưởng sản xuất phục vụ cho dự án xây lắp của chính Công ty, một phần công suất sử dụng để gia công cho các khách hàng bên ngoài. Doanh thu từ hoạt động sản xuất chiếm 30% cơ cấu doanh thu.

- Mảng thương mại nguyên vật liệu thép, vật tư xây dựng chiếm 10% cơ cấu doanh thu.

- Khách hàng mục tiêu mà công ty hướng tới là các doanh nghiệp FDI, với các công trình xây dựng nhà xưởng, nhà máy, tòa nhà.

- Phát triển nguồn nhân lực đi vào chiều sâu, kết hợp giữa yếu tố kinh nghiệm và sức trẻ, đảm bảo luôn luôn có nguồn nhân lực chất lượng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

- Chiến lược marketing cũng chưa được nổi bật và cụ thể, do hầu hết các công trình và dự án lớn đều đến từ mối quan hệ của ban lãnh đạo. Từ đây, uy tín và


thương hiệu của Công ty được biết đến trên thị trường nhờ những dự án đã tham gia và thành công.

- Nguồn tài chính chủ động đến từ vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng mạnh.

Với tình hình thị trường Tư vấn - Thiết kế - Sản xuất - Thi công nhà tiền chế ngày càng có sự cạnh tranh cao giữa các đối thủ cạnh tranh thì công ty hiện đang lên kế hoạch, đưa ra chiến lượng kinh doanh mới. Theo ông Dương Văn Yên, chiến lược kinh doanh mới của công ty sẽ chuyển dịch dần dần sang chiến lược tập trung vào gia công sản xuất ở hai mảng là gia công thiết kế thép tiền chế phục vụ sản xuất xây dựng và thương mại; hai là thực hiện sản xuất gia công cơ khí chính xác cho ngành công nghiệp phụ trợ trong nước và xuất khẩu. Nhưng chiến lược này mới là dự định của Ban lãnh đạo mà chưa thực sự đưa vào thực hiện. Chiến lược kinh doanh này sẽ đẩy nhanh việc hoạch định và hoàn thiện chiến lược kinh doanh trong vòng 5 năm tới.

Từ thông tin đã phân tích phía trên, ta thấy được việc lựa chọn chiến lược của công ty khá phù hợp thực tế của kinh tế, xu hướng hội nhập thị trường. Nhưng việc lựa chọn đang mang tính chủ quan của chủ doanh nghiệp, không thực hiện việc tham khảo chuyên gia, hay dùng các công cụ hỗ trợ phân tích, đánh giá.

2.2.4. Thực hiện, kiểm tra, đánh giá chiến lược của Minh Cường

2.2.4.1 Thực hiện chiến lược

Sau khi đã hoạch định được chiến lược kinh doanh, hàng năm Công ty đều đưa ra các nội dung để thực hiện chiến lược kinh doanh. Để thực hiện tốt chiến lược kinh doanh, ban lãnh đạo công ty đã xây dựng các mục tiêu hàng năm, chính sách, phân bổ nguồn lực, và phát triển văn hoá doanh nghiệp. Mục tiêu hàng năm mà Minh Cường đề ra là:

- Thiết lập mục tiêu

+ Mục tiêu doanh thu cho phòng kinh doanh:

+ Mục tiêu phát triển sản phẩm cho phòng kỹ thuật

+ Mục tiêu tiến độ cho phòng dự án

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023