Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam - 2

pháp luật cạnh tranh, đánh giá những bất cập của hệ thống các chế tài và cơ chế đảm bảo thực hiện để đề xuất các biện pháp hoàn thiện pháp luật nhằm ngăn chặn và xoá bỏ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong các quan hệ kinh tế đang diễn ra trên thị trường Việt Nam hiện nay.

Đề tài "Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam" có thể xem là công trình chuyên khảo đầu tiên, với cấp độ là Luận văn thạc sỹ Luật học.

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

Luận văn đi sâu nghiên cứu các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định của pháp luật Việt Nam, đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật cạnh tranh và chống cạnh tranh không lành mạnh. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, góp phần đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh - thương mại.

Với mục đích đó, đề tài xác định nhiệm vụ là:

- Làm rõ lý luận về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm xây dựng môi trường kinh doanh trong sạch, bình đẳng, bảo vệ quyền tự do kinh doanh và quyền lợi của người tiêu dùng.

- Phân tích và đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh; thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta và vấn đề xử lý vi phạm.

- Đề xuất phương hướng và những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nước ta và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn của khoa học pháp lý đối với các quan hệ cạnh tranh, đi sâu phân tích các

hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các chế tài xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Việt Nam, làm cơ sở để hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh của nước ta.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá, kết hợp so sánh, đối chiếu với pháp luật cạnh tranh của một số nước trên thế giới để đưa ra kiến nghị và giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi.

Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam - 2

5. Đóng góp của đề tài

Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta, đánh giá về hiệu quả của các chế tài xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh trong quá trình áp dụng, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới, từ đó góp phần hoàn thiện pháp luật về chế tài xử lý vi phạm, các giải pháp hạn chế, tiến tới xoá bỏ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Việt Nam, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khái luận về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Chương 1‌‌

KHÁI LUẬN VỀ CHẾ TÀI

ĐỐI VỚI HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH


1.1. KHÁI NIỆM CHẾ TÀI ĐỐI VỚI HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

1.1.1. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh là một hiện tượng xã hội diễn ra trên thị trường giữa các chủ thể kinh doanh với nhau, biểu hiện về mặt hình thức là sự ganh đua, kình địch giữa các doanh nghiệp nhằm mục đích tranh giành thị trường mua hoặc bán sản phẩm. Cạnh tranh là sức mạnh mà hầu hết các nền kinh tế thị trường dựa vào để đảm bảo rằng các doanh nghiệp thoả mãn được các nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Khi có cạnh tranh, không một chính phủ nào cần phải quy định các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng gì, với số lượng, chất lượng và giá cả như thế nào. Quan hệ cạnh tranh trực tiếp quy định những vấn đề đó với các doanh nghiệp. Như vậy, cạnh tranh chỉ tồn tại trong nền kinh tế thị trường.

Hành vi cạnh tranh được các doanh nghiệp thực hiện để đạt được một mục đích kinh tế đã xác định (thường là "cung" hàng hoá hoặc dịch vụ đáp ứng những nhu cầu tương tự hoặc gần nhau), thông qua việc lôi cuốn khách hàng của nhau. Nói cách khác, ý nghĩa của cạnh tranh là đảm bảo quyền chọn lựa của khách hàng. Dù là một nhà máy lọc dầu mua dầu thô, một dây chuyền các trạm xăng mua xăng hay một cá nhân người lái xe muốn đổ đầy bình xăng của mình, nếu học được cách chọn lựa các nhà cung cấp khác nhau thì họ sẽ có nhiều khả năng mua được những sản phẩm có chất lượng cao và giá cả hợp lý nhất. Vì vậy, yếu tố quan trọng khi xác định hành vi cạnh tranh là "khách hàng thường xuyên", đó là khách hàng chung của các doanh nghiệp cạnh tranh. Việc

mất đi một khách hàng thường xuyên được coi là một dạng thiệt hại trong cạnh tranh, do đó các doanh nghiệp đã tìm mọi cách để hạn chế thiệt hại này. Tuy nhiên, việc lôi cuốn khách hàng của nhau bằng những biện pháp cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử, mới được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Nói cách khác, các doanh nghiệp có quyền sử dụng tất cả các biện pháp mà pháp luật không cấm để thu hút, lôi kéo khách hàng về phía mình. Trong trường hợp đó, doanh nghiệp bị thiệt hại do mất đi một lượng khách hàng thường xuyên sẽ không có căn cứ pháp lý để khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với doanh nghiệp đối thủ. Luật Cạnh tranh của Việt Nam cũng ghi nhận quyền cạnh tranh trong kinh doanh phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 1992 về quyền tự do kinh doanh và phù hợp với Luật Thương mại năm 2005 điều chỉnh trực tiếp các hoạt động thương mại trên thị trường Việt Nam.

Để đảm bảo cho hoạt động cạnh tranh được diễn ra một cách khách quan trên thị trường nhưng trong khuôn khổ pháp luật, các Chính phủ chỉ tác động bằng các chính sách cạnh tranh cơ bản như: Các quy định về an toàn và sức khoẻ; Bảo vệ người tiêu dùng và chống cạnh tranh không công bằng, lừa dối hoặc thiếu đạo đức đối với người tiêu dùng; Bảo vệ quyền cạnh tranh, chống các hoạt động độc quyền để đảm bảo sự cạnh tranh thực sự giữa các doanh nghiệp…

Các quy định điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh là một nội dung quan trọng trong pháp luật cạnh tranh. Dưới góc độ pháp lý, cạnh tranh không lành mạnh được pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia định nghĩa khác nhau. Theo Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1883 thì bất cứ hành vi cạnh tranh nào trái với hoạt động thực tiễn trung thực, thiện chí trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Điều 10bis - được bổ sung vào Công ước từ năm 1900 và được sửa đổi lần cuối theo văn bản Stockholm năm 1967).

Như vậy, tiêu chí đánh giá tính lành mạnh hay không lành mạnh của Công ước về hành vi cạnh tranh là "hoạt động thực tiễn trung thực, thiện chí".

Đó là một tiêu chí khó định lượng và có thể thay đổi, có những khác biệt giữa các quốc gia, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, quan niệm, tập quán… Tại Bỉ và Luxembourg, tiêu chí đó là "thông lệ thương mại trung thực"; tại Tây Ban Nha và Thuỵ Sĩ là "nguyên tắc ngay tình"; tại Italia là "tính chuyên nghiệp đúng đắn"; tại Đức, Hy Lạp và Ba Lan là "đạo đức kinh doanh".

Luật Cạnh tranh của Mông Cổ quy định, hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm tất cả các hành vi xâm hại tới hoạt động cạnh tranh trên thị trường, xâm hại tới quyền tự do cạnh tranh công bằng của các doanh nghiệp. Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh của Cộng hoà liên bang Đức năm 1909 (sửa đổi lần cuối cùng ngày 23/7/2002) lại quy định: "Người nào trong giao dịch kinh doanh vì mục đích cạnh tranh mà thực hiện các hành vi trái với thuần phong mỹ tục, thì có thể bị yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại". Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Trung Quốc xác định cạnh tranh không lành mạnh là các hoạt động của doanh nghiệp, của các chủ thể kinh doanh thực hiện trái pháp luật, gây thiệt hại cho quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp khác, làm rối loạn trật tự kinh tế - xã hội.

Luật Cạnh tranh của Việt Nam đưa ra định nghĩa:

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng [42, Khoản 4, Điều 3].

Đó là dạng hành vi có tác động trực tiếp và gây hậu quả xấu đối với hoạt động kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp và quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng. Tại Điều 39 của đạo luật này cũng đã liệt kê một số loại hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh như: chỉ dẫn gây nhầm lẫn; xâm phạm bí mật kinh doanh; ép buộc trong kinh doanh; gièm pha doanh nghiệp khác; gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; quảng cáo nhằm cạnh tranh

không lành mạnh; khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; phân biệt đối xử của hiệp hội; bán hàng đa cấp bất chính và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại Khoản 4, Điều 3 của Luật Cạnh tranh.

Dựa vào các khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói trên, có thể phân chia hành vi cạnh tranh không lành mạnh dưới góc độ xem xét lợi ích của chủ thể bị xâm hại, gồm: hành vi xâm hại lợi ích của đối thủ cạnh tranh và hành vi xâm phạm lợi ích của khách hàng. Cho dù có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng bản chất pháp lý của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi trái với các chuẩn mực trung thực, lành mạnh trong quan hệ thương mại, gây thiệt hại chủ yếu đến doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan. Dưới góc độ kinh tế, "bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp hoặc là hành vi huỷ hoại ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác hoặc là hành vi tạo ra ưu thế cạnh tranh giả tạo" [29].

Từ các khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, có thể thấy hành vi cạnh tranh không lành mạnh có một số đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các chủ thể kinh doanh trên thương trường.

Điều 2 của Luật Cạnh tranh đã xác định rõ đối tượng áp dụng của Luật này là các tổ chức, cá nhân kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau, bao gồm doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam cũng như các hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam.

Đặc điểm này phản ánh phạm vi đối tượng thực hiện các hành vi cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh, xảy ra trong mọi lĩnh vực kinh tế, trên tất cả các khâu, các công đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh. Trên thị trường cạnh tranh, hành vi kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là hành vi

cạnh tranh trong mối quan hệ tương quan với doanh nghiệp khác. Mặt khác, hoạt động kinh doanh là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi và được thực hiện trên thị trường. Như vậy, hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải là những hành vi được các doanh nghiệp thực hiện trên thị trường, trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh và được thực hiện nhằm mục đích sinh lợi.

Tuy nhiên, quy định của Luật Cạnh tranh đã không có sự thống nhất. Như đã trích dẫn ở trên, chủ thể thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm các doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam. Nhưng định nghĩa về hành vi cạnh tranh không lành mạnh lại nêu: "Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp", nghĩa là đã loại bỏ mất một đối tượng chủ thể của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi đó, hành vi cạnh tranh không lành mạnh được liệt kê bao gồm cả hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội.

Thứ hai, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh.

Đặc điểm này cho thấy bản chất không lành mạnh của hành vi và dựa vào đó để làm cơ sở phân biệt giữa cạnh tranh lành mạnh với cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Trong khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam không nêu rõ biểu hiện khách quan của hành vi vì các thủ thuật cạnh tranh được các doanh nghiệp thực hiện trên thực tế rất đa dạng, tinh vi, có thể là những hành vi gây nhầm lẫn, gian dối, gièm pha, gây rối… Nhưng lại trích dẫn một điều luật khác để liệt kê các hành vi được xác định là cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng, pháp luật cần phải có những quy định cụ thể để nhận diện từng hành vi.

Để xác định một hành vi cạnh tranh là không lành mạnh, phải căn cứ vào "các chuẩn mực thông thường về đạo đức trong kinh doanh". Đạo đức kinh doanh là một phạm trù dùng để chỉ những yêu cầu, đòi hỏi còn cao hơn

cả những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ pháp lý. Những hành vi như trốn thuế, lừa đảo, làm hàng giả, gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác bằng cách làm ăn gian dối… không thuộc đối tượng điều chỉnh của đạo đức học kinh doanh, vì đó là những hành vi bất chính thuộc phạm vi kiểm soát và xử lý của pháp luật. Đạo đức kinh doanh là những quy tắc xử sự, những tập quán kinh doanh đã được thừa nhận rộng rãi trong đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đây là một căn cứ khó định lượng, đòi hỏi pháp luật phải thường xuyên bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với sự vận động của đời sống xã hội, trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Vì vậy, quan niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở mỗi quốc gia có thể khác nhau, liên quan đến các phạm trù kinh tế, xã hội, đạo đức của một xã hội nhất định.

Các nhà doanh nghiệp Mỹ tiếp cận các vấn đề đạo đức dựa trên nền tảng của các lý thuyết duy lợi (utilitarism) và thực dụng (pragmatism). Mục tiêu của đạo đức kinh doanh là chủ yếu tạo dựng hình ảnh uy tín của doanh nghiệp và đạt đến những hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp. Trong khi đó, ở Châu Âu, cách tiếp cận đối với vấn đề đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thường nằm giữa thái độ lý tưởng và thái độ thực dụng, người ta coi đạo đức như là một vấn đề nằm ngay trong bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với nền kinh tế thị trường chưa phát triển như ở Việt Nam thì các thông lệ, tập quán thương mại chưa đủ thời gian và trình độ để tạo thành các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, được chấp nhận và thực hiện thống nhất như những quy tắc có tính bắt buộc.

Thứ ba, hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng.

Quyền tự do kinh doanh đã được Hiến pháp 1992 ghi nhận tại Điều 57 và cạnh tranh là một bộ phận cấu thành nên nội hàm của quyền tự do kinh

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 18/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí