Sự Cần Thiết Phải Điều Chỉnh Bằng Pháp Luật Quan Hệ Quản Trị Công Ty


Thứ tư: Vốn điều lệ công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Đây là đặc trưng rất cơ bản của công ty cổ phần. Trong quá trình hoạt động công ty có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng để công khai huy động vốn.

Thứ năm: Tính tự do chuyển nhượng cổ phần là một đặc trưng chủ yếu của công ty cổ phần so với các loại công ty đối vốn khác. Phần vốn góp của thành viên công ty được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Thành viên công ty không được trực tiếp rút ra phần vốn đã góp của mình trong công ty, vì vậy khi muốn thu hồi phần vốn đó cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phiếu cho người khác. Các cổ phiếu do công ty phát hành được coi là một loại hàng hoá, tài sản nên việc chuyển nhượng cổ phiếu được thực hiện theo quy định pháp luật liên quan. Việc chuyển nhượng cổ phiếu trong công ty cổ phần được thực hiện tương đối dễ dàng. Sự linh hoạt này tạo điều kiện thuận lợi cho người mua cổ phần và khuyến khích việc đầu tư vào công ty. Mặc dù chủ sở hữu cổ phần có thể thay đổi do việc chuyển nhượng cổ phần nhưng vốn điều lệ của công ty vẫn không thay đổi nên công ty cổ phần có thời gian tồn tại liên tục, không phụ thuộc vào chủ sở hữu cổ phần là ai.

Có thể nói, công ty cổ phần là một hình thức tập trung vốn mới nhanh chóng và hiệu qủa hơn nhiều so với các mô hình tổ chức kinh doanh khác. Tại Việt Nam, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp đã và đang ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, góp phần hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.‌

1.2 Khái quát chung về quản trị công ty cổ phần


1.2.1 Khái niệm về quản trị công ty


Quản trị công ty là một khái niệm hiện nay đang thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều giới nghiên cứu, thực hành khác nhau. Tuy nhiên, nếu đi


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

tìm một quan điểm thống nhất về khái niệm chắc giới nghiên cứu còn tốn nhiều tiền bạc, giấy tờ, thời gian và nhiều thứ khác.

Về bản chất “quản trị” hay “quản trị công ty ” là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là của kinh tế học bởi quản trị hay quản trị công ty là vấn đề về chi phí, về tính hiệu quả trong hoạt động của công ty. Các nghiên cứu của kinh tế học chủ yếu tập trung vào vấn đề quản trị công ty với tính chất là một định chế và tổng thể các nhiệm vụ để chèo lái một hệ thống, hay nói cách khác, tập trung vào các vấn đề chi phí và tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy mà nhiều trường đại học đã có các chương trình đào tạo quản trị hay quản trị doanh nghiệp của mình.

Chế độ pháp lý về quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp - 3

Nếu như kinh tế học quan tiếp cận, nghiên cứu khái niệm “quản trị công ty” dưới vấn đề chi phí và tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh thì luật học lại quan tâm đến quản trị công ty ở chủ yếu hai vấn đề, thứ nhất là bảo vệ quyền tự do kinh doanh và hợp đồng, thứ hai là hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư và công chúng.

Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ “quản trị công ty ” được vay mượn từ chữ “Corporate governance”. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào năm 1920 với mục đích làm rõ sự phân chia giữa quyền sở hữu và quyền quản lý trong các công ty hiện đại, khi hình thức sở hữu hiện vật trở thành hình thức sở hữu cổ phần, còn các nhà quản trị chuyên nghiệp thay thế kiểu quản trị gia đình [9,tr.7]

Ngày nay, thuật ngữ “Corporate governace” được cả giới khoa học pháp lý và khoa học kinh tế sử dụng phổ biến như một trào lưu mới trong nghiên cứu, cải cách mô hình tổ chức quản lý công ty. Nội hàm của chúng chủ yếu là xoay quanh vấn đề về các thiết chế và các phương pháp về tổ chức doanh nghiệp một cách có hiệu quả vì lợi ích của cổ đông nói riêng và ảnh hưởng


của nó tới sự phát triển của toàn xã hội nói chung. Dù chúng có được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau.

Trong báo cáo đệ trình của nhóm Tư vấn kinh doanh về quản trị công ty (do ông Ira.M.Mi Ustein làm trưởng nhóm) cho rằng: “quản trị công ty là việc công ty áp dụng những phương pháp mang tính nội bộ để quản lý hoạt động của công ty. Nó được thể hiện qua mối quan hệ nội bộ giữa cổ đông, Hội đồng quản trị và nhà quản lý” [50,tr.18], “quản trị công ty được hiểu là cơ cấu các bước quan hệ và trách nhiệm tương ứng giữa một nhóm chủ chốt bao gồm cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị và các nhà quản lý được hình thành nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cần thiết để đạt được mục tiêu chính của công ty” [50,tr.18].

Sh.leifer và Vishny (1997) lại cho rằng: “quản trị công ty là các phương thức mà các nhà đầu tư cấp vốn cho công ty sử dụng và chính nhờ đó mà họ bảo đảm thu được những lợi tức từ khoản đầu tư của họ.” [62,tr.5]. Còn John và Senbet lại quan niệm: “quản trị công ty là cơ chế mà theo đó cổ đông của một công ty thực hiện quyền kiểm soát đối với các thành viên nội bộ nhằm bảo vệ lợi ích của chính họ” [9,tr8].

Raimond.Mallon chuyên viên cao cấp của cơ quan phát triển quốc tế Hoa kỳ thì định nghĩa: “quản trị công ty được hiểu là các quy trình mà qua đó Hội đông quản trị giám sát Tổng giám đốc công ty và những nhà quản lý khác chịu trách nhiệm quản lý công ty hàng ngày, qua đó thành viên Hội đông quản trị chịu trách nhiệm đối với nhà đầu tư, chủ nợ, doanh nghiệp và các bên liên quan khác. Mục đích của quản trị công ty là bảo vệ lợi ích của các bên có liên quan, mà trọng tâm là bảo vệ lợi ích của người góp vốn” [9, tr.8].

Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD “quản trị công ty là một hệ thống các cơ chế, các hành vi quản lý. Cơ chế này xác định việc phân


chia quyền, nghĩa vụ giữa cổ đông, Hội đồng quản trị, các chức danh quản lý và những người có lợi ích liên quan; quy định trình tự ban hành các quyết định kinh doanh. Bằng cách này, công ty đã tạo ra cơ chế xác lập mục tiêu hoạt động, tạo ra phương tiện thực thi và giám sát việc thực hiện các mục tiêu đó ” [53, tr.363]. Cụ thể hoá định nghĩa này, OECD đưa ra bộ các nguyên tắc mang tính khuyến nghị về Quản trị công ty nhằm hướng tới bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, của người có quyền lợi liên quan khác; tăng tính minh bạch và trách nhiệm của Hội đồng quản trị để có thể thu hút được các nguồn lực vào mục đích phát triển kinh tế.

Theo Ngân hàng thế giới (WB), quản trị công ty là một hệ thống các yếu tố pháp luật, thể chế và thông lệ quản lý của công ty, nó cho phép công ty có thể thu hút được các nguồn tài chính và nhân lực, hoạt động có hiệu quả, nhờ đó tạo ra các giá trị kinh tế lâu dài cho các cổ đông, trong khi vẫn tôn trọng quyền lợi của những người có lợi ích liên quan và của xã hội. Đặc điểm cơ bản nhất của hệ thống quản trị công ty là: tính minh bạch của các thông tin tài chính kinh doanh và quá trình giám sát nội bộ đối với hoạt động quản lý; đảm bảo thực thi các quyền của tất cả các cổ đông; Thành viên Hội đồng quản trị có thể hoàn toàn độc lập trong việc thông qua các quyết định phê chuẩn kế hoạch kinh doanh tuyển dụng người quản lý, trong việc giám sát tính trung thực và hiệu quả của hoạt động quản lý và trong việc miễn nhiệm người quản lý khi cần thiết.

Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), quản trị công ty bao gồm một hệ thống các quy chế xác định rõ mối quan hệ giữa cổ đông, các chức danh quản lý, các chủ nợ, chính phủ và những người có liên quan khác cũng như hệ thống các cơ chế đảm bảo thực hiện các quy chế trên.


Ở Việt Nam, thuật ngữ “quản trị công ty” hầu như còn tương đối xa lạ và mới mẻ đối với cả giới hoạch định chính sách, giới nghiên cứu pháp lý. Khi nghiên cứu về vấn đề này còn có nhiều quan điểm khác nhau. Vì vậy, thuật ngữ này vẫn chưa được sử dụng như một thuật ngữ chính thức và thống nhất về nội dung.

Theo luật gia Nguyễn Ngọc Bích, quản trị công ty (tác giả sử dụng từ “lèo lái công ty” – corporate governance) là một tập hợp các cơ chế có liên quan đến việc điều hành và kiểm soát công ty . Nó đề ra cách phân chia quyền hạn và nghĩa vụ giữa các thành viên của công ty bao gồm cổ đông, Hội đồng quản trị, ban giám đốc và những người có lợi ích có liên quan khác[13,tr.255]. Theo tác giả, mục đích chính của quản trị công ty là bảo vệ thích đáng quyền lợi của các cổ đông và đối xử công bằng giữa họ với nhau.

Tương tự cách định nghĩa này, Quỹ Mê Kông cho rằng: “quản trị công ty là tập hợp cơ chế nhằm điều khiển và kiểm soát công ty, hệ thống quản trị doanh nghiệp nhằm phân rõ quyền hạn và nghĩa vụ giữa các thành viên trong công ty, bao gồm các cổ đông, Hội đồng quản trị, các cán bộ quản lý và các bên có quyền lợi liên quan khác. Hệ thống quản trị doanh nghiệp cũng thiết lập các quy tắc và quy trình cho việc ra các quyết định về các vấn đề của công ty. Mục tiêu chính của quản trị doanh nghiệp là bảo vệ đầy đủ những lợi ích tốt nhất và sự đối xử công bằng đối với các cổ đông của công ty, vì mục tiêu của công ty nên là tối đa hoá giá trị cổ đông cho tất cả các cổ đông, kể cả cổ đông trong nước và cổ đông nước ngoài”. Cùng quan điểm như vậy, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa cho rằng: “quản trị công ty là một tập hợp các cơ chế có liên quan đến điều hành và quản lý công ty, đề ra các phương án phân chia quyền lực giữa các nhân tố tác động đến công ty bao gồm cổ đông, Hội đồng quản trị, bộ máy điều hành và các đối tượng khác (người lao động, chủ nợ, nhà


cung cấp, đại lý bao tiêu)” [55]. Rõ ràng với cách tiếp cận như trên thì khái niệm này khá tương đồng với cách định nghĩa của OECD.

Ngoài ra khi phân tích vấn đề này, Tiến sĩ Đinh văn Ân- Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế trung ương cho rằng “Quản trị công ty theo nghĩa hẹp là cơ chế giám sát của chủ sở hữu đối với người quản lý công ty theo những mục tiêu và định hướng đã định. Theo nghĩa rộng hơn, quản trị công ty gắn liền với quyền lợi của chủ sở hữu, của chủ nợ, người cung cấp, người lao động, thậm chí cả khách hàng của công ty. Về mặt tổ chức, quản trị công ty là tập hợp các mối quan hệ giữa chủ sở hữu, Hội đồng quản trị và các bên liên quan nhằm xác định mục tiêu và giám sát việc thực hiện mục tiêu của công ty ” [12]. Điều này cũng có nghĩa là, nếu xem quản trị công ty là một loại quan hệ pháp luật (quan hệ quản trị công ty) thì đó chính là quan hệ pháp luật về tổ chức quản lý công ty. Khi đó, ở khía cạnh khác của khoa học pháp lý, quản trị công ty còn được hiểu như là loại chế định pháp lý, đó là chế định pháp lý về tổ chức công ty. Do vậy, bản chất của quản trị công ty được hiểu như là cơ chế tổ chức quản lý công ty nhằm mục đích hướng tới bảo vệ hữu hiệu lợi ích của chủ sở hữu công ty cũng như lợi ích của toàn xã hội.

Tóm lại, từ quá trình phân tích các luận điểm nêu trên, có thể cho chúng ta một cách nhìn khái quát về quản trị công ty dưới góc độ pháp lý như sau:

Thứ nhất, theo nghĩa rộng, quản trị công ty là tất cả các quy định, các cơ chế nhằm tổ chức công ty một cách có hiệu quả vì lợi ích của công ty và của xã hội. Theo đó “Quản trị công ty” không liên quan đến hoạt động tác nghiệp, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, chủ yếu chỉ xác định quyền lợi trách nhiệm của các chủ thể quản lý công ty, giám sát công ty cũng như cơ chế đảm bảo thực hiện nó. Cụ thể là xác định rõ nội dung phân chia quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm giữa chủ sở hữu công ty, Đại hội đồng cổ đông, Giám


đốc, Ban kiểm soát và những người có liên quan khác của Công ty, đồng thời lập ra các nguyên tắc và thủ tục để ra những quyết định về những vấn đề của công ty. Các thiết chế điều chỉnh quan hệ này được cụ thể hoá trong Luật công ty, Luật thương mại, Luật phá sản, Luật quản trị công ty (ở một số nước) và rải rác ở một số luật có liên quan khác.

Thứ hai: ở phạm vi hẹp hơn, quản trị công ty được hiểu như là chế định về quản lý nội bộ công ty. Quản trị công ty điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ sở hữu với nhau; giữa họ với bộ máy quản lý điều hành công ty qua đó ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực chức vụ, giảm thiểu những rủi ro không cần thiết đối với công ty và chủ sở hữu của công ty, các thiết chế điều chỉnh nó chủ yếu trong các luật về tổ chức kinh doanh (Luật công ty, hay Luật Doanh nghiệp)

1.2.2 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ quản trị công ty

Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu hiện nay, khi mà các công ty đã trở thành nguồn sống, chỗ dựa, nơi sinh hoạt cho hàng triệu con người, là xương cốt cho nền tài chính, nền tảng của sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Sự thành công hay thất bại của các công ty với tư cách là một bộ phận xã hội thu nhỏ đó, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tăng trưởng kinh tế và đảm bảo ổn định xã hội của mỗi quốc gia cũng như của toàn cầu. Điều này có thể thấy rõ qua sự phá sản của hàng loạt của các xí nghiệp quốc doanh ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước kia, sự chao đảo của các Cheabol ở Hàn Quốc cũng như các tập đoàn Enron và Worldcom của Mỹ ngày nay. Xã hội cổ đông càng phát triển thì sự sụp đổ của các công ty càng đè nặng nên những cổ đông nhỏ-những người gửi gắm tích luỹ của đời mình bằng cách mua cổ phần trong công ty này. Từ đó, chúng ta mới thấy được vai trò của pháp luật về quản trị công ty trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.


Như chúng ta đã biết, để kinh tế tăng trưởng và phát triển thì điều kiện tiên quyết phải kể đến ở đây là vấn đề thu hút và sử dụng hiệu quả mọi nguồn vốn, điều này chỉ được thực hiện khi có chế định quản trị công ty tốt, nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông, ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực của người quản lý, điều hành doanh nghiệp và của chính cổ đông đa số. Vì vậy, sự tồn tại của chế định quản trị công ty là một nhu cầu không thể thiếu được trong việc khai thông nguồn vốn xã hội, phát huy mọi nguồn lực quốc gia, tạo tiền đề để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Ngoài ra, ở các nước có nền kinh tế mới chuyển đổi, thì sự xuất hiện và tồn tại của chế định quản trị công ty còn tạo cơ sở pháp lý để chống lại sự can thiệp không cần thiết của công quyền vào công việc nội bộ của công ty, giúp minh bạch hoá môi trường kinh doanh và hạn chế tham nhũng.

Hơn thế nữa, xét dưới góc độ pháp lý, sự ra đời của pháp luật về quản trị công ty là xuất phát từ nhu cầu hiện thực hoá các quyền sở hữu và quyền tự do kinh doanh mà Hiến pháp đã quy định. Dưới giác độ này, pháp luật quản trị công ty giúp giải quyết cơ bản các mâu thuẫn nội tại vốn luôn tiềm ẩn trong bản thân mỗi công ty, đó là mâu thuẫn lợi ích giữa chủ sở hữu công ty và người quản lý- người thừa hành, giữa cổ đông nhiều vốn và cổ đông ít vốn, giữa chủ sở hữu và người có quyền lợi liên quan khác. Vì vậy, sự tồn tại của pháp luật quản trị công ty được coi như một công cụ để đảm bảo sự công bằng, tôn trọng lợi ích thỏa đáng giữa các chủ thể có liên quan. Trong một chừng mực nhất định, pháp luật về quản trị công ty còn là một hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động của các nhà đầu tư, hạn chế sự can thiệp trái pháp luật của cơ quan công quyền lên quyền tự do kinh doanh đã được Hiến pháp quy định.

Có thể nói, việc điều chỉnh của pháp luật đối với các quan hệ quản trị công ty là rất cần thiết và không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế xã hội

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 15/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí