2.6.2. Tổng thu của hộ
Qua số liệu bảng 2.22 cho thấy nguồn thu của hộ của yếu là thu từ sản xuất nông, lâm và thủy sản chiếm 50,38%; thu từ các khoản trợ giúp giáo dục, y tế chiếm 0,46%; thu từ tiền công tiền lương chiếm 11,98%; thu từ ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ chiếm 19,01% và thu khác chiếm 18,17%. Trong đó sự chênh lệch nguồn thu giữa các nhóm tương đối rò rệt nhóm giàu - khá so với trung bình là 2,96 lần, so với nhóm nghèo là 3,45 lần; nhóm trung bình so với nhóm nghèo là 1,16 lần
Bảng 2.22. Tổng thu bình quân 1 hộ/năm
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chung | Nhóm hộ điều tra | |||
Giàu- khá | Trung bình | Hộ nghèo | ||
TỔNG CỘNG | 38.338,26 | 70.743,96 | 23.792,93 | 20.477,89 |
1. Trị giá các khoản trợ giúp, học bổng thưởng nhận từ giáo dục | 36,04 | 9,60 | 14,18 | 84,36 |
2. Trị giá các khoản trợ giúp nhận được từ y tế | 140,23 | 87,56 | 140,47 | 192,67 |
3. Thu từ tiền công, tiền lương của các thành viên | 4.591,62 | 9.229,56 | 2.140,51 | 2.404,80 |
4. Thu từ trồng trọt | 10.730,57 | 15.452,00 | 7.790,38 | 8.949,33 |
5. Thu từ chăn nuôi | 6.495,73 | 8.886,13 | 7.210,27 | 3.390,78 |
6. Thu từ dịch vụ nông nghiệp | 10,37 | 20,00 | 11,10 | - |
7. Thu từ săn bắt thuần dưỡng chim, thú | 10,00 | - | 30,00 | - |
8. Thu từ lâm nghiệp | 1.679,46 | 2.806,36 | 1.434,64 | 797,38 |
9. Thu từ thủy sản | 389,63 | 818,22 | 233,78 | 116,89 |
10. Thu từ ngành nghề SXKD, dịch vụ phi nông , lâm nghiệp, thủy sản…. | 7.287,17 | 21.120,44 | 617,56 | 123,51 |
11. Thu khác tính vào thu nhập | 2.074,18 | 5.061,98 | 642,00 | 518,56 |
12. Thu khác không tính vào thu nhập | 4.893,26 | 7.252,11 | 3.528,04 | 3.899,62 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Thu Bảo Hiểm Xã Hội Và Bảo Hiểm Y Tế Năm 2006 - 2008 Huyện Văn Chấn
- Kinh Phí Thực Hiện Chi Trả Ưu Đãi Người Có Công
- Tổng Số Và Tỷ Lệ Hộ Nghèo Theo Chuẩn Mới (Quyết Định170/qđ-Ttg) Trong 3 Năm 2006 - 2008
- Ảnh Hưởng Của Trợ Cấp Y Tế Đến Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Dân
- Quan Điểm, Định Hướng, Giải Pháp Xây Dựng Và Thực Hiện Chính Sách An Sinh Xã Hội.
- Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 - 15
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Nguồn:Tính toán từ số liệu điều tra năm 2008
2.6.3. Chi phí sản xuất kinh doanh của hộ
Bảng 2.23. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh bình quân 1 hộ/năm
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chung | Nhóm hộ điều tra | |||
Giàu-khá | Trung bình | Hộ nghèo | ||
TỔNG CỘNG | 13.732,88 | 28.884,44 | 7.474,64 | 4.839,56 |
1. Chi phí trồng trọt | 3.541,94 | 5.408,20 | 2.492,91 | 2.724,71 |
2. Chi phí chăn nuôi | 4.123,42 | 6.218,69 | 4.242,22 | 1.909,36 |
3. Chi phí hoạt động dịch vụ nông nghiệp | 4,00 | 8,00 | 4,00 | - |
4. Chi phí săn bắt, thuần dưỡng chim, thú | 0,22 | - | 0,67 | - |
5. Chi phí lâm nghiệp | 271,66 | 503,87 | 215,44 | 95,67 |
6. Chi phí thủy sản | 87,44 | 196,47 | 45,73 | 20,13 |
7. Chi phí ngành nghề SXKD, dịch vụ phi nông , lâm nghiệp, thủy sản…. | 5.704,19 | 16.549,22 | 473,67 | 89,69 |
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2008
Chi phí sản xuất kinh doanh tập trung chủ yếu vào sản xuất nông, lâm, thủy sản chiếm 58,46%, còn lại 41,54% là chi phí thuộc sản xuất phi nông nghiệp. Mức đầu tư cho sản xuất giữa các nhóm hộ cũng có sự chênh lệch khá lớn đối với nhóm hộ giàu - khá do có điều kiện về kinh tế nên việc đầu tư cho sản xuất kinh doanh nhiều hơn chiếm 40,83% tổng thu, nhóm trung bình 31,42%, nhóm nghèo chỉ có 23,62%. Như vậy, chi phí sản xuất kinh doanh sẽ phản ánh mức độ đầu tư về giống cây, con, trình độ thâm canh và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nếu loại trừ các yếu tố khách quan thì việc đầu tư lớn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
2.6.4. Thu nhập của hộ
Với tổng thu chủ yếu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản thì nguồn thu nhập cũng phụ thuộc chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất này, qua số liệu bảng 2.24 cho thấy thu nhập từ sản xuất nông lâm nghiệp chiếm 57,26%; từ tiền lương tiền công
23,29%; từ trợ giúp giáo dục, trợ giúp y tế 0,89%; từ ngành nghề SXKD 8,03% và thu khác tính vào thu nhập chiếm 10,52%.
Bảng 2.24. Thu nhập bình quân 1 hộ/năm
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chung | Nhóm hộ điều tra | |||
Giàu-khá | Trung bình | Hộ nghèo | ||
TỔNG CỘNG | 19.712,12 | 34.607,40 | 12.790,24 | 11.738,71 |
1. Trị giá các khoản trợ giúp, học bổng thưởng nhận từ giáo dục | 36,04 | 9,60 | 14,18 | 84,36 |
2. Trị giá các khỏan trợ giúp nhận được từ y tế | 140,23 | 87,56 | 140,47 | 192,67 |
3. Thu từ tiền công, tiền lương của các thành viên | 4.591,62 | 9.229,56 | 2.140,51 | 2.404,80 |
4. Thu nhập từ trồng trọt | 7.188,63 | 10.043,80 | 5.297,47 | 6.224,62 |
5. Thu nhập từ chăn nuôi | 2.372,30 | 2.667,44 | 2.968,04 | 1.481,42 |
6. Thu nhập từ dịch vụ nông nghiệp | 6,37 | 12,00 | 7,11 | - |
7. Thu nhập từ săn bắt thuần dưỡng chim, thú | 9,78 | - | 29,33 | - |
8. Thu nhập từ lâm nghiệp | 1.407,80 | 2.302,49 | 1.219,20 | 701,71 |
9. Thu nhập từ thủy sản | 302,19 | 621,76 | 188,04 | 96,76 |
10. Thu nhập từ ngành nghề SXKD, dịch vụ phi nông , lâm nghiệp, thủy sản…. | 1.582,98 | 4.571,22 | 143,89 | 33,82 |
11. Thu khác tính vào thu nhập | 2.074,18 | 5.061,98 | 642,00 | 518,56 |
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2008
Thu nhập bình quân 1 khẩu/ một tháng là 444.000 đồng. Trong đó: thành thị
911.000 đồng, nông thôn 394.000 đồng ( thành thị so với nông thôn gấp 2,31 lần). Nếu chia theo 5 nhóm thu nhập (nhóm 1: 172.000 đồng, nhóm 2: 277.000 đồng, nhóm 3: 404.000 đồng, nhóm 4: 509.000 đồng và nhóm 5: là 851.000 đồng), nhóm 5 so với nhóm 1 thu nhập gấp 4,95 lần. Điều đó chứng tỏ chênh lệch giàu, nghèo giữa thành thị, nông thôn, giữa hộ giàu và nghèo vẫn chưa được cải thiện mà có su hướng ngày càng lớn hơn.
10,52%
8,03%
0,9%
57,26%
23,29%
SX nông, lâm nghiệp Tiền công, tiền lương Trợ giúp giáo dục, y tế Sản xuất kinh doanh Thu nhập khác
Hình 2.7. Cơ cấu thu nhập của hộ năm 2008
Tuy sản xuất nông, lâm nghiệp có cơ cấu cao trong tổng thu nhập của hộ, nhưng nếu xét về thu nhập 1 khẩu 1 tháng chia theo ngành sản xuất kinh doanh chính của hộ thì ngành dịch vụ thu nhập bình quân cao nhất 1.298.000 đồng gấp 3,36 lần ngành sản xuất nông, lâm nghiệp 384.000 đồng. Điều này có thể nói lên tuy là ngành sản xuất chính, nhưng sản xuất nông lâm nghiệp mang lại thu nhập rất thấp. Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu ngành tại khu vực nông thôn là việc làm hết sức cần thiết để góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo.
2.6.5. Ảnh hưởng của trợ cấp giáo dục, y tế đến thu nhập
Hiện nay, các chính sách trợ cấp giáo dục, trợ cấp y tế tập trung chủ yếu vào các đối tượng chính sách, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và các hộ nghèo, qua số liệu bảng 2.24 cho thấy trong tổng số trợ cấp giáo dục, trợ cấp y tế (23.797.000 đồng). Nếu chia theo 3 nhóm thu nhập, nhóm giàu - khá chiếm 18,37%; nhóm trung bình chiếm 29,24% và nhóm nghèo chiếm 52,39%.
25000
20000
15000
10000
5000
0
Tổng số Giàu-khá Trung bình Nghèo
Tổng số Trợ cấp y tế Trợ cấp giáo dục
Hình 2.8. Kinh phí nhận được từ trợ cấp giáo dục, y tế
Qua hình 2.8 cho thấy kinh phí nhận được từ nguồn trợ cấp giáo dục, y tế có xu hướng tăng dần từ nhóm giàu - khá, trung bình và nhóm nghèo được hưởng lợi từ hai nguồn trợ cấp nhiều nhất, xu hướng trên cũng phù hợp với chính sách của Đảng và nhà nước trong việc thực hiện trợ giúp người nghèo.
Nếu xét về cơ cấu của hai nguồn trợ cấp này đối với thu nhập của hộ cho thấy đối với nhóm giàu - khá chiếm 0,28%, nhóm trung bình 1,21% và nhóm nghèo chiếm 2,36% trong tổng thu nhập. Qua đó cho thấy hai nguồn trợ cấp này chiếm 1 tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập, mức độ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ là không đáng kể, nhưng nó có một ý nghĩa rất quan trọng về mặt xã hội tạo điều kiện để các hộ gia đình tiếp cận được với các dịch vụ về giáo dục và y tế.
2.6.6. Ảnh hưởng của trợ cấp giáo dục đến việc huy động trẻ đến trường
Theo kết quả điều tra khảo sát cho thấy tỷ lệ biết chữ dân số 10 tuổi trở lên là 89,25% (nam là 93,55%, nữ 84,83%). Trong đó thành thị là 100%, nông thôn là
88,05%, kết quả trên đã phản ánh được thực trạng tình hình giáo dục của huyện và khẳng định nỗ lực cố gắng trong công tác giáo dục của các ngành tại địa phương. Tỷ lệ người biết chữ ở nhóm thu nhập cao là 95,6%, nhóm thu nhập thấp là 67,14% (chênh lệch 28,46%); dân tộc Kinh tỷ lệ cao nhất 98,36%, Dao thấp nhất 75%. Qua mức chênh lệch tỷ lệ biết chữ giữa các nhóm thu nhập, các dân tộc đòi hỏi các cấp, các ngành tập trung đầu tư, đẩy mạnh công tác giáo dục tại vùng sâu, xa vùng dân tộc ít người và hộ nghèo của huyện để các đối tượng này có điều kiện tiếp cận các dịch vụ giáo dục, nâng cao trình độ văn hoá.
Số học sinh đi học chủ yếu học ở các trường công lập chiếm đến 99,2%, đây cũng phản ánh đúng thực trạng bởi giáo dục công lập vẫn được bảo trợ của nhà nước do đó chi phí học ở các trường này thấp hơn so với các loại hình khác.
Qua số liệu bảng 2.25 cho thấy chi cho giáo dục, đào tạo 1 người đi học 1 năm là 607.000 đồng, mức chi phí này tương đối thấp. Tuy nhiên, qua khảo sát chủ yếu số người đi học là giáo dục phổ thông, còn giáo dục chuyên nghiệp chiếm tỷ trọng rất ít và là mức chi đã bỏ qua phần được miễn, giảm theo qui định. Chi phí thành thị cao hơn nông thôn 1,6 lần, chi phí này cũng cao dần theo nhóm thu nhập, nhóm nghèo chi 421.000 đồng, nhóm giàu - khá chi 1.918.000 đồng (chênh lệch giữa 2 nhóm 4,56 lần). Các khoản chi phí cao tập trung vào đóng góp cho trường, lớp, sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Vì vậy, để giáo giáo dục, đào tạo vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và hộ nghèo được tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ giáo dục đòi hỏi phải có những chính sách ngoài miễn giảm học phí phải tập trung vào các nội dung trên đồng thời mở rộng đối tượng hưởng lợi từ các chính sách này. Tỷ lệ học sinh Trung học cơ sở được miễn giảm học phí là 55,32%, chủ yếu là miễn giảm hộ nghèo và vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn, các chính sách về miễn giảm học phí và trợ cấp giáo dục đã có tác động rất cụ thể đến các hộ gia đình trong việc cho con em mình đi học.
85
Bảng 2.25. Chi cho giáo dục, đào tạo bình quân 1 người đi học trong 12 tháng qua
84
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chung | Chia theo các khoản chi | |||||||
Học phí | Đóng góp cho trường, lớp | Quần áo, đồng phục | Sách giáo khoa | Dụng cụ học tập | Học thêm | Chi giáo dục khác | ||
CHUNG | 607 | 54 | 153 | 2 | 85 | 106 | 25 | 52 |
Thành thị - Nông thôn | ||||||||
Thành thị | 891 | 188 | 231 | - | 140 | 144 | 117 | 72 |
Nông thôn | 556 | 31 | 139 | 3 | 75 | 99 | 8 | 48 |
Nhóm thu nhập chung | ||||||||
Nhóm nghèo | 421 | 20 | 161 | - | 81 | 139 | 6 | - |
Nhóm trung bình | 555 | 50 | 191 | 10 | 110 | 137 | 18 | 39 |
Nhóm giàu - khá | 1.918 | 181 | 373 | - | 216 | 233 | 89 | 229 |
Loại hình trường | ||||||||
Công lập | 588 | 55 | 155 | 2 | 85 | 107 | 25 | 28 |
Bán công | - | - | - | - | - | - | - | - |
Dân lập, tư thục | - | - | - | - | - | - | - | - |
Khác | 3.000 | - | - | - | - | - | - | 3.000 |
86
Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2008