Chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận và sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng đối với sữa nội và sữa ngoại - 2

nhập khẩu là 75%, sữa bột sản xuất trong nước là 25%. Sang năm 2008, tỷ lệ này là 72% - 28%. Sáu tháng đầu năm 2009, tỷ lệ là 60% - 40%. 6

Vậy đa số người tiêu dùng mua sữa ngoại nhiều hơn sữa nội, điều này cho thấy họ đánh giá sữa ngoại cao hơn sữa nội, thể hiện rõ là các hãng sữa nước ngoài như Abbott, Mead Jonhson,… luôn chiếm thị phần nhiều hơn các hãng sữa trong nước như Vinamilk, Dutch Lady,...


2.1.2. Các đợt tăng giá sữa:


Trong tháng 1 và đầu tháng 2 vừa qua, các hãng sữa đã tăng giá nhiều mặt hàng sữa từ 7% - 10%. Tuy nhiên, một số hãng sữa lại vừa có thông báo từ ngày 1 tháng 3 sẽ tiếp tục tăng giá thêm từ 8% - 10%. Một số hãng sữa còn đánh tiếng đến các điểm kinh doanh bán lẻ mặt hàng này là khoảng giữa năm sẽ có thêm đợt tăng giá mới với mức tăng từ 5% trở lên. Khảo sát thị trường sữa trong những ngày đầu năm mới 2010, hầu hết các mặt hàng sữa đã tăng cao. Nhà phân phối các sản phẩm sữa bột của Abbott là Công ty 3A cho biết, họ sẽ áp dụng bảng giá mới với mức tăng bình quân 7.4%. Bên cạnh đó, Công ty Friesland Campina Việt Nam, nhà sản xuất sữa thương hiệu Cô gái Hà Lan cũng rục rịch tăng thêm khoảng 10%. 7

Còn Công ty Tiên Tiến, nhà phân phối chính thức sữa Mead Johnson tại Việt Nam sẽ tăng giá các sản phẩm sữa Enfa A+ thêm 7 - 9%. Theo nhân viên quầy sữa Mead Johnson tại siêu thị Co.opMart Nguyễn Đình Chiểu, từ ngày 22 tháng 2 giá bán lẻ một số nhãn hàng sữa của công ty này đã tăng thêm 20.000 - 30.000 đồng/hộp 900 gam. Ví dụ: sữa Enfalac A+ 900 gam tăng từ 321.000 đồng/hộp lên 359.000 đồng/hộp; Enfapro A+ 900 gam tăng lên 347.000 đồng/hộp. Những dòng sản phẩm còn lại như Enfakid, Enfamama, Enfagrow cũng sẽ tăng từ ngày 24 tháng 2. Ví dụ, Enfakid loại 1,8kg tăng từ 550.000 đồng/hộp lên 591.000 đồng... Ngày 1/12/2009, Vinamilk đã chính thức điều chỉnh giá bán các loại sữa bột lên khoảng 6%. Ngày 12/2/2010, Vinamilk lại thông báo tăng giá bán các sản phẩm sữa chua uống, sữa bột, sữa đặc thêm 6%, còn các loại sữa chua ăn và sữa tươi mức tăng là 3%. Giá mới nhiều loại sữa bột của Vinamilk hiện nay là: sữa giảm cân hộp 525 gam giá bán cho đại lý tăng từ 201.000 đồng lên 213.000 đồng/hộp; Dielac Mama 900 gam từ

105.000 đồng lên 111.000 đồng/hộp; Dielac Alpha step 1 loại 900 gam từ 135.000

đồng lên 144.000 đồng/hộp; Diela Alpha 456 loại 900 gam từ 125.000 đồng lên

133.000 đồng/hộp…8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Tóm lại, đầu năm 2010 các hãng sữa đồng loạt tăng giá nhưng việc tăng giá của các hãng này không đều nhau, cụ thể sữa bột của các hãng như: Abbott tăng 7.4%, Mead Jonhson tăng 7 - 9%, Vinamilk tăng 6%, Dutch Lady tăng 10%,….và dự báo giá sữa sẽ còn tiếp tục tăng trong năm nay.


Chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận và sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng đối với sữa nội và sữa ngoại - 2

6 Như Bình-Trần Mạnh. Cần mổ xẻ lý do tăng giá. Báo tuổi trẻ. Đọc từ: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=302972&ChannelI D=11

7 Giá sữa đồng loạt tăng giá (trực tuyến). Đọc từ:

http://www.tin247.com/gia_sua_dong_loat_tang_10-3-21533526.html

8 Trần Lê Anh. 18.09.2009. Giải pháp cho giá sữa [trực tuyến]. Thời báo Kinh Tế Sài Gòn. Đọc từ: http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/thuongmai/23499

2.2. Người tiêu dùng và các vấn đề liên quan đến việc chọn mua sữa bột:9

Hầu hết người tiêu dùng chọn mua sữa nhập vì tin rằng chất lượng tốt, theo kết quả điều tra chi tiêu hộ gia đình của báo Sài Gòn Tiếp Thị có đến 48.7% lựa chọn sữa nhập vì chất lượng trong tổng số các yếu tố chọn mua, trong khi sữa nội là 45.7%. Điều này cũng cho thấy chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến quyết định chọn mua sữa của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các bà mẹ chọn mua sữa ngoại là do quảng cáo có loại chất kích thích phát triển chiều cao, trí thông minh, tăng sức đề kháng, không bị táo bón, không tiêu chảy, mùi vị hợp với trẻ, giúp trẻ tăng cân đều... Ngoài ra, họ còn chọn sữa của những hãng có thương hiệu mạnh và uy tín để tìm sự an toàn, tránh những sản phẩm có chứa melamine. Từ những thông tin trên cho thấy đa số người tiêu dùng tin rằng chất lượng sữa ngoại là tốt hơn sữa nội, nhưng theo TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Việt Nam, Viện dinh dưỡng đã phân tích thành phần của các loại sữa nhập ngoại và sữa nội và kết quả nghiên cứu cho thấy sữa nội không thua kém về chất lượng so với sữa ngoại, nhất là các thành phần chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất... Đặc biệt là Viện đã tiến hành kiểm chứng lâm sàng trên 560 trẻ cho thấy: Những bé sử dụng sản phẩm sữa nội Dielac Alpha đáp ứng ngang bằng về phát triển chiều cao (thậm chí cao hơn) và cân nặng so với bé dùng sữa ngoại.

Cũng trong kết quả điều tra chi tiêu hộ gia đình của báo Sài Gòn Tiếp Thị, trong quyết định chọn mua thì yếu tố giá để chọn sữa nhập chỉ có 13%, trong khi yếu tố giá để chọn sữa nội chiếm tới 18.5%. Điều này cho thấy người tiêu dùng không quan tâm nhiều đến giá khi mua sữa nhập. Từ yếu tố này, đã biến các loại sữa nhập ngoại có công thức không khác với sữa nội lên mức giá cao gấp đôi. Chẳng hạn như, cùng trọng lượng 400g mà giá các nhãn hiệu sữa bột dành cho trẻ từ một đến ba tuổi có sự chênh lệch lớn. Nhãn hiệu Dielac Alpha (Vinamilk) chỉ có giá 60.000 đồng/hộp, Cô gái Hà Lan (Dutch Lady Việt Nam) giá 60.000 đồng/hộp, nhưng những nhãn hiệu sữa ngoại như Enfagrow (Mead Johnson) và Gain Advance (Abbott) có giá đến

135.000 - 149.000 đồng/hộp…

Còn các yếu tố chọn mua khác (theo kết quả điều tra chi tiêu hộ gia đình của báo Sài Gòn Tiếp Thị) như thương hiệu, hệ thống phân phối, khuyến mãi, mẫu mã, sản phẩm mới thì yếu tố thương hiệu của sản phẩm nhập vẫn được đánh giá cao hơn hàng nội, dù không nhiều, chỉ 0.6%. Vậy, sữa nội và sữa nhập trong đánh giá của người tiêu dùng là không có sự khác biệt quá lớn, từ lựa chọn vì chất lượng cho đến yếu tố thương hiệu. Sự khác biệt lớn ở đây chính là yếu tố giá. Vì sự chi trả (chênh lệch) giá quá lớn đối với sữa nhập cho phần chênh lệch chất lượng (nếu có – theo đánh giá của người tiêu dùng) quá nhỏ đối với sữa nội.

Nhìn chung người tiêu dùng chọn mua sữa vì chất lượng, chất lượng sữa ngoại và sữa nội theo đánh giá của chuyên gia là tương đương nhau, nhưng giá cả giữa chúng thì chênh lệch rất nhiều, cụ thể giá sữa ngoại luôn cao hơn giá sữa nội từ 2 - 2.5 lần.


Tổng từ: Hữu Điền. 10.07.2009. Mua sữa nội hay sữa ngoại. Báo Sài Gòn Tiếp Thị. Đọc từ: http://www.sgtt.com.vn/detail41.aspx?newsid=54013&fld=HTMG/2009/0709/ 54013

02.07.2009. Sữa nội đắt hàng vì giá sữa ngoại quá “chát”[trực tuyến]. VTC News. Đọc từ: http://www.vtc.vn/bvntd/434-219040/bao-ve-nguoi-tieu-dung/sua-noi-dat-hang-vi-gia-sua-ngoai-

qua-chat.htm

2.3. Mặt hàng sữa tiên phong trong cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: 10

Việt Nam đã có nhiều cuộc vận động dùng hàng nội, song đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” từ trung ương đến địa phương. Cuộc vận động chắc chắn sẽ làm thay đổi ít nhiều ý thức, thái độ của người tiêu dùng đối với hàng nội, nhưng để người tiêu dùng thay đổi ý thức và thái độ thì một mặt các doanh nghiệp cũng phải tìm ra cách “chinh phục” người tiêu dùng.

Lâu nay người tiêu dùng vẫn còn “tâm lý và thói quen” sính hàng ngoại, trong khi hàng nội có chất lượng tương đương, lại rẻ hơn. Tâm lý ấy thể hiện rõ nhất ở nhiều mặt hàng tiêu dùng hàng ngày của người Việt. Người ta dễ dàng chọn một cân gạo thơm của Thái, mua hàng tiêu dùng Trung Quốc hay một bộ quần áo Made in Korea… Đấy là chưa kể yếu tố tâm lý cho rằng hàng ngoại luôn tốt hơn hàng nội, như mặt hàng sữa. Cụ thể là các hãng sữa ngoại chiếm gần 80% thị phần sữa bột trẻ em, giá bán cao hơn 1,5-2,5 lần sữa nội cho dù có cùng chất lượng, thành phần dinh dưỡng. Điều này gây thiệt hại cho chính người tiêu dùng và cho cả doanh nghiệp Việt Nam.

Những vấn đề trên được nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh trong buổi phát động “Người Việt Nam ưu tiên dùng sữa Việt Nam”, do Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) tổ chức ngày 18/8/2009, tại TP HCM. Đây là màn khởi động đầu tiên hưởng ứng cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Phó chủ tịch Vinastas Hồ Tất Thắng cho biết, sở dĩ Vinastas chọn mặt hàng sữa làm tiên phong hưởng ứng cuộc vận động dùng hàng Việt, là do sữa nội có chất lượng tốt và giá rẻ nhưng vẫn bị lép vế trước sữa ngoại, đặc biệt là sữa cho trẻ em. Hiện sản phẩm của Vinamilk hay Dutch Lady chất lượng tương đương với sữa ngoại, nhưng giá lại rẻ hơn một nửa. Giá sữa ngoại tại thị trường Việt Nam tăng cao là điều bất hợp lý và đi ngược lại Nghị định 75 do Chính phủ ban hành năm 2008 xếp sữa là sản phẩm thiết yếu nằm trong danh mục thực hiện bình ổn giá.


2.4. Tóm Tắt:


Như vậy Chương 2 đã đưa ra nhưng thông tin chủ yếu như sau:

Các sản phẩm sữa của nước ngoài luôn bán chạy hơn các sản phẩm sữa trong nước, mặc dù chất lượng của sữa ngoại và sữa nội được cho là tương đương nhau theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Việt Nam. Bên cạnh đó, giá của sữa ngoại cũng cao hơn giá sữa nội từ 1,5 - 2,5 lần.

Người tiêu dùng chọn mua sữa bột do nó có các loại chất giúp trẻ phát triển chiều cao, trí thông minh, tăng sức đề kháng, không bị táo bón, không tiêu chảy, mùi vị thơm ngon hợp với trẻ, giúp trẻ tăng cân đều,... Ngoài ra, họ còn chọn sữa của những


10 Tổng hợp từ: 19.8.2009. Cuộc vận động người Việt dùng hàng Việt: Bắt đầu từ sữa. Đọc từ: http://atpvietnam.com/vn/thongtinnganh/37208/index.aspx

và 21.08.2009. Người Việt dùng hàng Việt [trực tuyến]. Thế Giới & Việt Nam . Đọc từ: http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/KinhTe/2009/8/4738FFB086F9448C/

hãng có thương hiệu mạnh và uy tín để tìm sự an toàn trong chất lượng, tránh những sản phẩm có chứa melamine.

Và mặt hàng sữa là mặt hàng tiên phong hưởng ứng cuộc vận động với khẩu hiệu “Người Việt Nam ưu tiên dùng sữa Việt Nam” nhằm khuyến khích người tiêu dùng Việt Nam mua sữa Việt Nam để dùng.

Sữa nội được xem là những nhãn hiệu sữa như Vinamilk (Dielac Alpha, Dielac Star,…), Dutch Lady (Dutch Lady 123, Dutch Lady 456,…),... với giá dao động từ 60.000-70.000VND (hộp 400g).

Sữa ngoại bao gồm các nhãn hiệu sữa như Mead Johnson (Enfalac A+, Enfakid A+,

…), Abbott (Grow Advance IQ , Gain Plus,…), Dumex (Dugro)... với giá dao động từ 130.000-150.000VND (hộp 400g).

Những thông tin nêu trên là cơ sở thực tiễn để xây dựng mô hình nghiên cứu.


Chương 3

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


Chương 2 đã nêu ra những thông tin thực tiễn cần thiết về thị trường sữa bột, người tiêu dùng và cuộc vận động. Chương 3 nhằm mục đích giới thiệu các lý thuyết được dùng trong nghiên cứu như chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận, thái độ và sự sẵn lòng mua. Từ cơ sở thực tiễn ở Chương 2 và cơ sở lý thuyết ở Chương 3, mô hình nghiên cứu được đề ra.


3.1. Cơ sở lý thuyết:


Sau đây là phần trình bày các khái niệm được dùng trong nghiên cứu như: chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận, sự sẵn lòng mua, thái độ.


3.1.1. Chất lượng cảm nhận:


Chất lượng sản phẩm (chất lượng khách quan), được định nghĩa là các đặc điểm vượt trội của một sản phẩm, có thể đo lường và kiểm chứng trên một số tiêu chuẩn lý tưởng định trước (Zeithaml (1991), Dawar (1999) trích dẫn từ Alhabeed (2002)).

Chất lượng cảm nhận, theo Dawar (1999) (trích dẫn từ Alhabeed(2002)) là ý kiến hoặc đánh giá tổng quan của khách hàng về sự vượt trội, tuyệt hảo của sản phẩm đó. Chất lượng cảm nhận, trong nghiên cứu này, là một khái niệm mang tính chủ quan và tương đối về sự đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm được cảm nhận bởi khách hàng qua 3 yếu tố chính (Olson & Jacoby (1972), Olson (1977) (trích dẫn từ Alhabeed (2002)):

- Yếu tố bên trong là những đặc trưng cố hữu hình thành nên cấu trúc vật lý của sản phẩm mà khách hàng không thể thay đổi bản chất của sản phẩm. Việc tiêu thụ sản phẩm gắn liền với việc tiêu thụ đặc trưng bản chất của sản phẩm đó.

- Yếu tố bên ngoài là những nhân tố nằm ngoài sản phẩm, nó không phải là phần hợp thành cấu trúc vật lý của sản phẩm. Nhưng nó là yếu tố quan trọng làm tăng giá trị sản phẩm.

- Yếu tố lưỡng tính bao gồm những điểm chung giữa yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài.

Trong nghiên cứu này, do đặc trưng của sản phẩm sữa bột nên chất lượng cảm nhận về sản phẩm chỉ có yếu tố bên trong.


3.1.2. Giá cả cảm nhận:


Giá cả là cái mà người tiêu dùng trả tiền cho việc mua bán được, một cách kỹ thuật, những gì họ bỏ hoặc hy sinh, được đo bằng một thuật ngữ tiền tệ, để có được những mong muốn hàng hoá và dịch vụ (Ahtola (1984) Monroe và Krishman (1985) Chapman (1986) Maxundar (1986), Zeithaml (1991), trích dẫn từ Alhabeed (2002)).

Giá cả cảm nhận là sự đánh giá của khách hàng về mức độ hy sinh và giá trị của nó so với những gì mà họ sẽ nhận được.(Jacoby & Olson (1977), Zeithaml (1991) trích dẫn từ Alhabeed (2002)).

Giá cả được khách hàng cảm nhận dựa trên hai tiêu chí: chi phí bằng tiền phải trả cho sản phẩm và chi phí cơ hội phải hy sinh đối với những gì có thể mua bằng số tiền đó. Cũng cần lưu ý ở đây, người tiêu dùng có thể không phải luôn luôn được hiểu biết hay sắc sảo trong việc so sánh của họ khi họ mã hóa giá trong một cơ sở hằng ngày. Họ chỉ làm theo những cách có ý nghĩa đối với họ nhất (Zeithaml 1983, 1991, Dickson và Sawyer 1985).


3.1.3. Sự sẵn lòng mua và quan hệ với chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận:


Sự sẵn lòng mua: Là sự sẵn sàng chi trả của một người mua cho lượng sản phẩm nhất định, mà sản phẩm đó theo đánh giá chủ quan của họ là tốt nhất (Werterbroch and Skiera (2001) trích dẫn từ Irena Vida (2007)).

Quan hệ giữa chất lượng cảm nhận, giá cả cảm nhận và sự sẵn lòng mua: Theo một số nghiên cứu trước đây, mối quan hệ giữa chất lượng cảm nhận và sự sẵn lòng mua là quan hệ dương hay là chất lượng càng cao thì sự sẵn lòng mua càng lớn, còn mối quan hệ giữa giá cả cảm nhận và sự sẵn lòng mua là quan hệ âm cũng có nghĩa người tiêu dùng sẽ tránh mua hàng khi họ cho rằng giá cả là cao.


3.1.4. Thái độ:


Thái độ là sự đánh giá có ý thức những tình cảm và những xu hướng hành động có tính chất tốt hay xấu về một khách thể hay một ý tưởng nào đó. Qua khái niệm thì thái độ sẽ đặt con người vào một khung suy nghĩ thích hay không thích, cảm thấy gần gũi hay xa lánh một đối tượng hay một ý tưởng cụ thể nào đó.

Thái độ bao gồm 3 thành phần cơ bản:


Nhận thức

Cảm xúc

Xu hướng hành vi


Hình 3.1: Mô hình ba thành phần của thái độ11



11 Nguồn: Mô hình theo Schiffman & Kanuk(2000),trang 203, Trích từ Nguyễn Đình Thọ-Nguyễn Thị Mai Trang.Nguyên lý Marketing. NXB Đại học quốc gia TPHCM

- Nhận thức: Là mức độ hiểu biết và có kiến thức của chủ thể về đối tượng. Thành phần này đôi khi được gọi là thành phần tin tưởng.‌

- Cảm xúc: Là cảm nghĩ của chủ thể về đối tượng, cảm nghĩ này có thể tốt hay xấu,thân thiện hay ác cảm.

- Xu hướng hành vi: Nói lên dự tính hoặc các hành động thực sự của chủ thể đối với

đối tượng theo hướng đã nhận thức.


3.2. Nghiên cứu có liên quan:


Phần này chỉ trình bày một số nội dung của các nghiên cứu có liên quan đến nghiên cứu đang thực hiện.


Đầu tiên là Luận văn Thạc sĩ “Tính vị chủng trong hành vi tiêu dùng của người Việt Nam đối với hàng hóa Nhật Bản và Trung Quốc” của Th.S Nguyễn Thành Long.12

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định sự tác động của chất lượng cảm nhận và giá cả cảm nhận đối với hàng hóa Trung Quốc và Nhật Bản đến sự sẵn lòng mua. Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu chính thức định lượng

Mô hình nghiên cứu như sau:


Chaát löôïng

caûm nhaän

G iaù caû

caûm nhaän

Saün loøng

mua

Tính vò chuûng


Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ của Th.S Nguyễn Thành Long


Kết quả trong nghiên cứu cho thấy việc sẵn lòng mua xe Trung Quốc chỉ phụ thuộc vào chất lượng cảm nhận. Còn việc sẵn lòng mua xe Nhật thì chịu tác động dương của chất lượng cảm nhận, tác động âm của giá cả cảm nhận, trong đó giá cả cảm nhận có vai trò tác động lớn nhất.

Từ những nội dung đã được tóm tắt cho thấy, đề tài nêu trên đồng nhất với đề tài

đang thực hiện là nghiên cứu về sự cảm nhận chất lượng và sự cảm nhận về giá cả

tác động đến sự sẵn lòng mua của người tiêu dùng. Khác biệt là đề tài Thạc sĩ phân tích hồi quy, đề tài này chỉ phân tích tương quan.‌


Kế tiếp là đề tài nghiên cứu “Tác động của giá, chất lượng cảm nhận đến sự thỏa mãn và trung thành của người tiêu dùng đối với cá tại thành phố Nha Trang” là đề tài R & D (nghiên cứu và thực nghiệm) của Hồ Huy Tựu – Khoa Kinh tế - Đại học Thủy sản Nha Trang.13

Mô hình nghiên cứu như sau:


Chất lượng cảm nhận

Sự thỏa mãn

Giá cả cảm nhận


Hình 3.3: Mô hình quan hệ giá cả- chất lượng- sự thỏa mãn


Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thỏa mãn tương quan dương với chất lượng cảm nhận và giá cả, nhưng chất lượng cảm nhận có vai trò chính giải thích sự thỏa mãn của người tiêu dùng còn giá cả chỉ có vai trò thứ yếu. Kết quả này có nghĩa rằng người tiêu dùng quan tâm trước đến chất lượng của cá, sau đó mới đến giá cả.

Từ những nội dung đã tóm tắt thì đề tài này giống với đề tài đang thực hiện là cùng nghiên cứu chất lượng cảm nhận và giá cả cảm nhận ảnh hưởng đến yếu tố nào đó. Khác biệt ở đây là đề tài này nghiên cứu chất lượng cảm nhận và giá ảnh hưởng đến sự thỏa mãn, đề tài đang thực hiện thì xét sự ảnh hưởng của chất lượng cảm nhận và giá cả cảm nhận ảnh hưởng đến sự sẵn lòng mua.


Cuối cùng là “Sự nhận biết và mức độ trung thành đối với thương hiệu Nutifood của người tiêu dùng quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ” của sinh viên Trương Thị Diệu Hoàng (Đại học An Giang), GVHD:Th.S Võ Minh Sang năm 2009.

Kết quả nghiên cứu như sau:

Người tiêu dùng sử dụng sữa cho trẻ đa dạng về các loại nhãn hiệu như: Vinamilk, Nutifood, Dutch Lady, Abbott, Mead Johnson, Dumex,… Nhãn hiệu sữa được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất là Dielac (Vinamilk) với 20% trong tổng số người tiêu

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022