định hình phạt quá nhẹ đối với người phạm tội. Sai sót chủ yếu và có tính phổ biến trong việc quyết định hình phạt là không áp dụng, áp dụng không đúng hoặc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS một cách tuỳ tiện, thiếu căn cứ. Đánh giá chung, những sai sót khi quyết định hình phạt tuy một phần do những nguyên nhân khách quan nhưng cũng không tránh khỏi những nguyên nhân thuộc về chủ quan của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi thực hiện hoạt động quyết định hình phạt. Chỉ ra được những sai sót và nguyên nhân của những sai sót chính là cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt của Toà án trong thực tiễn:
1. Hoàn thiện quy định về căn cứ quyết định hình phạt tại Điều 45 BLHS năm 1999 theo hướng đề nghị sửa căn cứ thứ hai của việc quyết định hình phạt là: “...cân nhắc mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội...”. Đối với căn cứ thứ ba của việc quyết định hình phạt cần có quy định cụ thể các tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội. Ngoài ra, không cần quy định các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS là một căn cứ quyết định hình phạt độc lập.
2. Kiến nghị áp dụng căn cứ thực tiễn của việc quyết định hình phạt là: “Khi quyết định hình phạt, Toà án cần tham khảo các bản án mẫu (án lệ) đã được thừa nhận chung do TAND tối cao tập hợp và phát hành”.
3. Nâng cao ý thức pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong việc áp dụng các căn cứ quyết định hình phạt.
KẾT LUẬN
Quyết định hình phạt là một trong nhiều chế định của luật hình sự, có giá trị đặc biệt quan trọng đối với hoạt động quyết định hình phạt trong thực tiễn của Toà án. Nếu hoạt động định tội danh khẳng định một người phạm tội hay không phạm tội thì hoạt động quyết định hình phạt nhằm chỉ ra loại hình phạt cụ thể với mức độ tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Nói cách khác, quyết định hình phạt là hoạt động chính thức xác định TNHS của người phạm tội đối với tội phạm mà họ đã thực hiện. Vì vậy, quyết định hình phạt là hoạt động có ý nghĩa pháp lý và xã hội hết sức to lớn. Nó không chỉ phản ánh thái độ của Nhà nước đối với người phạm tội mà còn nhằm mục đích cuối cùng là giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội. Qua đó cũng giáo dục người khác ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật và góp phần tích cực vào thắng lợi của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Tuy nhiên, quyết định hình phạt không phải là một hoạt động tuỳ tiện của Toà án mà nó phải được dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định. Cơ sở pháp lý đó chính là các căn cứ quyết định hình phạt với tính chất là những đòi hỏi của luật có tính bắt buộc Toà án phải tuân thủ khi quyết định hình phạt nhằm đảm bảo đạt được các mục đích của hình phạt khi áp dụng đối với người phạm tội. Chính vì vậy, việc quy định các căn cứ quyết định hình phạt tại Điều 45 BLHS năm 1999 (cũng như Điều 37 BLHS năm 1985) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Quy định đó không chỉ đảm bảo việc áp dụng thống nhất các căn cứ quyết định hình phạt của các Toà án trên phạm vi cả nước mà còn loại bỏ tình trạng tuỳ tiện trong áp dụng, tính thiếu căn cứ pháp lý trong quyết định hình phạt. Các căn cứ đó bao gồm:
Căn cứ thứ nhất: Các quy định của BLHS;
Căn cứ thứ hai: Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;
Có thể bạn quan tâm!
- Những Sai Sót Trong Thực Tiễn Hoạt Động Quyết Định Hình Phạt Của Toà Án Nhân Dân.
- Các Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quyết Định Hình Phạt Của Tòa Án.
- Nâng Cao Ý Thức Pháp Luật Của Thẩm Phán Và Hội Thẩm Nhân Dân Trong Việc Áp Dụng Các Căn Cứ Quyết Định Hình Phạt.
- Căn cứ quyết định hình phạt - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 17
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Căn cứ thứ ba: Nhân thân người phạm tội;
Căn cứ thứ tư: Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS.
Việc tuân thủ đúng các căn cứ quyết định hình phạt này sẽ giúp cho Hội đồng xét xử quyết định được hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phù hợp với nhân thân người phạm tội và khả năng giáo dục cải tạo người phạm tội. Đây chính là cơ sở để đạt được mục đích, hiệu quả của hình phạt vì trong mọi trường hợp quyết định hình phạt sai đều sẽ dẫn đến thái độ, cách xử sự tiêu cực ở chính người bị kết án và gây ra những hậu quả bất lợi cho gia đình người phạm tội cũng như xã hội. Ngoài ra, việc tuân thủ các căn cứ quyết định hình phạt chính là một hình thức biểu hiện sức sống và tính khả thi của các quy phạm pháp luật hình sự và kết quả của sự tuân thủ đó chính là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát hoạt động xét xử vụ án hình sự của Toà án.
Qua nghiên cứu lịch sử của pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định hình phạt cho thấy việc ghi nhận các căn cứ quyết định hình phạt đã có tính khoa học và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, phản ánh đúng bản chất của một Nhà nước dân chủ kiểu mới. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng với trình độ pháp lý và kỹ thuật lập pháp hình sự còn có những hạn chế nên quy định về các căn cứ quyết định hình phạt vẫn biểu hiện tính chắp vá và nặng về phục vụ yêu cầu chính trị. Song, với những tiến bộ của khoa học pháp lý hình sự, quy định về căn cứ quyết định hình phạt ngày càng được hoàn thiện hơn, đánh dấu bằng sự ra đời của BLHS đầu tiên của Việt Nam năm 1985.
Trong lần pháp điển hoá BLHS năm 1999, các căn cứ quyết định hình phạt được quy định hoàn thiện hơn cả về nội dung cũng như về kỹ thuật lập pháp đã khẳng định bước tiến lớn của khoa học pháp lý hình sự Việt Nam. Các căn cứ quyết định hình phạt đã thực sự là cơ sở pháp lý vững chắc, đảm bảo cho hoạt động quyết định hình phạt của Toà án được thực hiện đúng pháp luật, nghiêm minh, công bằng và thực sự là công cụ hữu hiệu trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, tác giả cũng nhận thấy việc tìm hiểu quy định về căn cứ quyết định hình phạt trong BLHS của một
số nước trên thế giới như Cộng hoà liên bang Nga, Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung hoa, Thuỵ Điển, Cộng Hoà Pháp, Cộng hoà liên bang Đức, pháp luật hình sự Vương quốc Anh là hết sức cần thiết nhằm đánh giá mức độ hoàn thiện và hiệu quả trong thực tiễn của quy định về căn cứ quyết định hình phạt tại Điều 45 BLHS năm 1999.
Thực tiễn áp dụng căn cứ quyết định hình phạt của Toà án là một căn cứ khách quan để đánh giá hiệu quả của hoạt động quyết định hình phạt. Thực tiễn đó đã cho thấy trong một số trường hợp, việc áp dụng các căn cứ quyết định hình phạt của Hội đồng xét xử vẫn mắc phải những sai sót nhất định nên đã làm cho việc quyết định hình phạt không chính xác. Bên cạnh số ít những sai sót trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội thì các sai sót chủ yếu là về áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS. Những sai sót này tuy không phản ánh thực chất hoạt động xét xử vụ án hình sự của Toà án nhưng đã thể hiện hiệu quả của hoạt động quyết định hình phạt chưa cao. Vì vậy, để khắc phục những sai sót này nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt của Toà án trong thời gian tới, tác giả đã đề xuất các giải pháp sau:
Thứ nhất: Hoàn thiện quy định về các căn cứ quyết định hình phạt tại Điều 45 Bộ luật hình sự năm 1999.
Thứ hai: Ngoài các căn cứ quyết định hình phạt, BLHS nên quy định: khi quyết định hình phạt, Toà án cần tham khảo các bản án mẫu được thừa nhận chung (án lệ) do TAND tối cao tập hợp, hướng dẫn và phát hành.
Thứ ba: Nâng cao ý thức pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong việc áp dụng các căn cứ quyết định hình phạt.
Thực tiễn hoạt động quyết định hình phạt của TAND còn gặp nhiều sai sót là do vận dụng chưa đúng các căn cứ quyết định hình phạt. Nguyên nhân có thể do sự quy định của BLHS về căn cứ quyết định hình phạt chưa thực sự khoa học, chính xác, do thiếu cơ sở thực tiễn hay do trình độ, năng lực của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân còn hạn chế... Vì vậy, với các giải pháp trên đây tin rằng có thể khắc phục được những sai sót trong thực tiễn áp
dụng các căn cứ quyết định hình phạt nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quyết định hình phạt của Tòa án.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
------------***------------
Văn bản pháp luật (xếp theo thứ tự hiệu lực):
1. Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1985 (1992), Nxb Pháp lý.
2. Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1999 (2002), Nxb Chính trị Quốc gia.
3. Bộ luật Tố tụng hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 2003 (2003), Nxb Chính trị Quốc gia.
4. Toà án nhân dân tối cao (1975), Tập hệ thống hoá luật lệ về hình sự.
5. Toà án nhân dân tối cao (1986), Nghị quyết 02/HĐTP ngày 5/1/1986 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự.
6. Toà án nhân dân tối cao (1989), Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 16/11/1989 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự.
7. Toà án nhân dân tối cao (2000), Báo cáo tổng kết công tác năm 2000.
8. Toà án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 4/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999.
9. Toà án nhân dân tối cao (2002), Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của TAND tối cao về giải đáp các vấn đề nghiệp vụ.
10. Toà án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự.
11. Toà án nhân dân tối cao (2005), Nguồn số liệu từ phòng Tổng hợp.
12. Toà án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự.
Văn bản pháp luật nước ngoài (xếp theo thứ tự tên nước):
13. Bộ luật hình sự của Cộng hoà liên bang Nga (1998), số chuyên đề về Luật hình sự của một số nước trên thế giới, Bộ Tư Pháp.
14. Bộ luật hình sự Cộng hoà Pháp, (bản dịch của Bộ Tư pháp)
15. Bộ luật hình sự Cộng hoà nhân dân Trung hoa (bản dịch của Bộ Tư pháp).
16. Bộ luật hình sự Thuỵ Điển, (bản dịch của Bộ Tư pháp).
Văn bản của Đảng
17. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Sách tham khảo (xếp theo thứ tự tên sách):
18. C.Mác - Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
19. Bộ Tư pháp (2002), Những vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới, (8).
20. Bộ Tư pháp (2004), Vai trò của thực tiễn xét xử trong việc hoàn thiện và áp dụng thống nhất pháp luật, (8).
21. Lê Cảm (2001), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Lê Cảm và Trịnh Quốc Toản (2004), Định Tội danh: Lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài thực hành, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự,
sách chuyên khảo sau đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. Lê Văn Đệ (2004), Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân.
25. Nguyễn Ngọc Hoà (2001), Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Nxb Công an nhân dân.
26. Đinh Văn Quế (2000), Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự, Nxb Chính trị quốc gia.
27. Đinh Văn Quế (2000), Tìm hiểu về Hình phạt và quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia.
28. Đinh Văn Quế (2000), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, phần chung, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
29. Trần Quang Tiệp (2004), Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia.
30. Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, .
31. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng .
32. Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1995), Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia.
33. Trịnh Tiến Việt (2004), Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Nxb Lao động - Xã hội.
Các công trình nghiên cứu, bài báo (xếp theo thứ tự tên tác giả):
34. Nguyễn Mai Bộ (1999), “Việc áp dụng các tình tiết tăng nặng”, Tòa án nhân dân (1).
35. Lê Cảm (1989), “Về bản chất pháp lý của quy phạm Nguyên tắc quyết định hình phạt tại Điều 37 BLHS Việt Nam”, Tòa án nhân dân (1).
36. Lê Cảm (2001), “Nhân thân người phạm tội: Một vấn đề lý luận cơ bản”, Tòa án nhân dân (10).
37. Nguyễn Ngọc Chí (2003), “Tố tụng tranh tụng và vấn đề cải cách tư pháp ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền”, Nhà nước và Pháp luật (11).
38. Chu Trung Dũng (2006), “án lệ của Nhật Bản”, Tòa án nhân dân (3).
39. Lưu Tiến Dũng (2006), “Vai trò của án lệ ở các nước theo hệ thống pháp luật án lệ (Common law) và các nước theo hệ thống dân luật (Civil law)”, Tòa án nhân dân (1).