Cảm xúc của người mẹ lần đầu sinh con - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------------


TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO


CẢM XÚC CỦA NGƯỜI MẸ LẦN ĐẦU SINH CON


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Cảm xúc của người mẹ lần đầu sinh con - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------------


TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO


CẢM XÚC CỦA NGƯỜI MẸ LẦN ĐẦU SINH CON


Chuyên ngành : Tâm lý học Mã số : 60 31 80


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Trương Thị Khánh Hà


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Đối tượng nghiên cứu 2

4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5. Khách thể nghiên cứu 2

6. Phạm vi nghiên cứu 2

7. Giả thuyết nghiên cứu 3

8. Phương pháp nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4

1. Tổng quan các nghiên cứu về cảm xúc4

1.1. Những nghiên cứu về cảm xúc trên thế giới 4

1.2. Những nghiên cứu về cảm xúc trong nước 7

2. Các khái niệm cơ bản 11

2.1. Cảm xúc 11

2.1.1. Khái niệm 11

2.1.2. Cơ sở sinh lý của cảm xúc 12

2.1.3. Biểu hiện của cảm xúc 14

2.1.4. Cấu trúc của cảm xúc 20

2.1.5. Vai trò của cảm xúc 21

2.1.6. Các loại cảm xúc 23

2.2. Cảm xúc của người mẹ lần đầu sinh con27

2.2.1. Quan hệ gắn bó mẹ con 27

2.2.2. Vai trò cảm xúc của người mẹ đối với con 31

2.2.3. Một số cảm xúc của người mẹ lần đầu sinh con 35

2.3. Những cảm nhận cảm xúc của người mẹ trong một số tình huống nuôi dạy con 39

CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

1.Tổ chức nghiên cứu 41

2. Phương pháp nghiên cứu 42

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 48

1. Những cảm nhận cảm xúc của người mẹ lần đầu sinh con 48

1.1. Cảm xúc hạnh phúc 48

1.2. Cảm xúc buồn 56

1.3. Cảm xúc vui: 64

1.4. Sự căng thẳng 68

1.5. Cảm xúc lo lắng 76

1.6. Cảm xúc của người mẹ trong mối quan hệ với chồng, mẹ chồng: 83

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc của người mẹ lần đầu sinh con 92

2.1. Sự chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý của cha mẹ đối với sự ra đời của đứa trẻ 92

2.2. Sự quan tâm chia sẻ của người chồng trong thời ký thai nghén: 94

2.3. Đặc điểm tâm sinh lý của đứa trẻ 95

2.4. Kiến thức, kinh nghiệm nuôi dạy con của người mẹ trẻ 96

2.5. Sự thống nhất của vợ và chồng trong vấn đề nuôi dạy con 98

2.6. Sự thống nhất về cách nuôi dạy cháu của mẹ chồng, con dâu 100

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 104

Tài liệu tham khảo 108

PHỤ LỤC 111


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Biểu đồ 1. Thể hiện cảm xúc của người mẹ lần đầu tiên đón đứa con sau 9 tháng thai nghén 49

Biểu đồ 2. Thể hiện cảm xúc của người mẹ khi lần đầu tiên con gọi tiếng “mẹ” 53

Biểu đồ 3. Thể hiện cảm xúc của người mẹ khi con quấy khóc thường xuyên

..................................................................................................................... 57

Biểu đồ 4. Thể hiện cảm xúc của người mẹ khi bà nội không cùng quan điểm trong cách nuôi dạy cháu 62

Biểu đồ 5. Thể hiện cảm xúc của người mẹ trong những lúc mệt mỏi, căng thẳng vì công việc 71

Biểu đồ 6. Thể hiện cảm xúc của người mẹ trong mối quan hệ với mẹ chồng sau khi có con 87

Bảng 1. Cảm xúc của người mẹ khi nhận thấy con có những dấu hiệu bất thường về trí tuệ 60

Bảng 2. Cảm xúc của người mẹ khi lần đầu tiên chứng kiến bước phát triển của con mình 64

Bảng 3. Cảm xúc của người mẹ trong khoảng thời gian hai mẹ con chơi với nhau 63

Bảng 4. Điều khiến các bà mẹ căng thẳng nhất hiện nay 74

Bảng 5. Cảm xúc của người mẹ trong lúc con ốm đau 77

Bảng 6. Cảm xúc của người mẹ khi con biếng ăn 80

Bảng 7. Mức độ thay đổi mối quan hệ với mẹ chồng sau khi có con 89

Bảng 8. Mức độ xích bích mẹ chồng – nàng dâu sau khi có cháu 90



1. Lý do chọn đề tài‌

MỞ ĐẦU

Một trong những thiên chức quan trọng của người phụ nữ là làm vợ và làm mẹ. Khi bắt đầu làm vợ, người phụ nữ có những cảm xúc khác so với khi chưa có gia đình. Nhưng sự thay đổi trong đời sống tình cảm của người phụ nữ diễn ra mạnh mẽ nhất có lẽ là sau khi sinh con đầu lòng.

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc có viết: Mỗi đứa con là một khám phá mới, một ngạc nhiên mới cho ta. Nhưng dù sao với đứa con đầu lòng chúng ta cũng bỡ ngỡ nhiều hơn, vụng về nhiều hơn mà lo lắng cũng nhiều hơn… bởi là lần đầu “bỗng dưng” chúng ta làm cha mẹ, chúng ta bị xáo trộn cả nếp sống, nếp nghĩ, chúng ta phải đối phó với những việc vặt vãnh hàng ngày: săn sóc, tắm rửa, vệ sinh, ăn mặc, bú mớm… rồi là những đêm quên ngủ, những ngày quên ăn,

… [20, tr.1]

Lần đầu tiên sinh con, người mẹ có những cảm xúc vui buồn lẫn lộn, những bỡ ngỡ lo lắng, hạnh phúc xen lẫn căng thẳng, mệt mỏi. Từ khi sinh con, người phụ nữ dành nhiều thời gian cho đứa con bé nhỏ của mình. Việc đứa con ra đời ảnh hưởng không ít đến các mối quan hệ tình cảm với chồng, với ông bà, anh chị em, bạn bè. Hiểu được những thay đổi cảm xúc ở người phụ nữ lần đầu sinh con là điều hết sức quan trọng và cần thiết, vì đời sống tình cảm của người mẹ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của đứa con và đối với bầu không khí chung cho cả gia đình.

Vì lý do như trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Cảm xúc của người mẹ lần đầu sinh con”. Với mong muốn giúp người phụ nữ hiểu rõ hơn cảm xúc của mình sau khi sinh con, để có thể điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực, góp phần cải thiện bầu không khí tâm lý chung của gia đình.


2. Mục đích nghiên cứu‌‌

Tìm hiểu những cảm xúc của người mẹ lần đầu sinh con và những yếu tố ảnh hưởng nhằm đưa ra một số kiến nghị giúp người mẹ và các thành viên trong gia đình hiểu rõ hơn về những cảm xúc phức tạp của người mẹ trong một số tình huống chăm sóc, nuôi dạy con.

3. Đối tượng nghiên cứu

Những cảm nhận của người mẹ lần đầu sinh con về cảm xúc của mình trong một số tình huống chăm sóc, nuôi dạy con cái và trong mối quan hệ với chồng, mẹ chồng.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến cảm xúc, cảm xúc của người mẹ lần đầu sinh con. Làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu và thiết kế công cụ nghiên cứu thực tiễn.

3.2. Khảo sát thực trạng cảm xúc của người mẹ lần đầu sinh con trong một số tình huống cụ thể.

3.3. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến những cảm xúc của người mẹ lần đầu sinh con.‌

3.4. Kết luận và kiến nghị.

5. Khách thể nghiên cứu

60 phụ nữ có con từ 1,5 tuổi đến 2 tuổi. Trong đó, có 30 phụ nữ sống chung với bố mẹ chồng, 30 phụ nữ sống riêng.

6. Phạm vi nghiên cứu

Trong điều kiện và thời gian cho phép chúng tôi giới hạn nghiên cứu của mình trong phạm vi sau:

5.1. Về địa bàn nghiên cứu: một số quận trên địa bàn Hà Nội


5.2. Về nội dung: Những cảm nhận cảm xúc của người mẹ sau khi sinh con đầu lòng trong một số tình huống liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dạy con cái và trong mối quan hệ với chồng, mẹ chồng.

5.3. Về khách thể: Ban đầu, chúng tôi dự định tìm hiểu cảm nhận của 60 người mẹ trẻ, 60 ông bố và 30 bà nội về cảm xúc của người mẹ trong một số tình huống chăm sóc và nuôi dạy con từ 1,5 đến 2 tuổi. Tuy nhiên, quá trình khảo sát ý kiến của các ông bố và bà nội không đạt kết quả. Do đó, nghiên cứu chỉ giữ lại kết quả khảo sát của 60 người mẹ trẻ.‌

7. Giả thuyết nghiên cứu

Những người mẹ lần đầu sinh con có các cảm xúc đa dạng, phức tạp đan xen lẫn nhau trong những tình huống chăm sóc, nuôi dạy con cái. Mối quan hệ với chồng, mẹ chồng có ảnh hưởng lớn tới cảm xúc của người mẹ trẻ.

8. Phương pháp nghiên cứu

8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

8.2. Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi

8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

8.5. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng hoàn thiện câu

8.6. Phương pháp thống kê toán học

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 19/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí