tới cho thể loại trường ca sự đổi mới quí báu: “Nguyễn Quang Thiều là một trong vài nhà thơ đương đại xuất sắc nhất. Thơ anh thể hiện một nội lực dồi dào và đầy ám ảnh.Trong rất nhiều những thể nghiệm cách tân thì những cách tân về thể loại trường ca là vô cùng ấn tượng” [59, Tr. 63].
Đỗ Minh Tuấn coi những nội dung mà nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phản ánh đã “Phát lộ tâm thức thời đại” [57].Qua những vần thơ mang đặc điểm thi pháp hiện đại mới mẻ của Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: “Nguyễn Quang Thiều đã phá bỏ lối đi quen, mở ra con đường mới chưa hề có” [60, Tr.171]. Mặc dù ủng hộ tinh thần đổi mới nhưng Trần Đăng Khoa và Đỗ Minh Tuấn chưa khơi lên được mạch nguồn mỹ cảm mới mẻ, chưa nhất quán trong việc đánh giá đặc trưng thơ Nguyễn Quang Thiều.
Có thể thấy, hầu như những bài viết này mới chỉ đưa ra những nhận định, tìm hiểu một cách khái quát về thơ Nguyễn Quang Thiều mà chưa đi sâu vào việc phân tích những cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều một cách hệ thống. Tuy nhiên, những đánh giá nhận xét của những người nghiên cứu đi trước chính là con đường gợi mở vô cùng quý giá cho chúng tôi thực hiện đề tài“Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Luận văn nghiên cứu những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của Nguyễn Quang Thiều. Đặc biệt, đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều. Từ đó, thấy được giá trị của cái tôi trữ tình, góp phần làm nên phong cách độc đáo trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ.
- Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát quá trình sáng tác thơ của Nguyễn Quang Thiều đã xuất bản đó là nghiên cứu tập thơ Châu thổ. Đây là tuyển tập thơ gồm 6 tập thơ chính của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, gồm Ngôi nhà tuổi 17 (1990), Sự mất ngủ của lửa (1992), Những người đàn bà gánh nước sông (1995), Nhịp điệu châu thổ mới(1997), Bài ca những con chim đêm (1999),
Cây ánh sáng(2009). Bên cạnh đó còn tìm hiểu sáng tác ở các thể loại khác của nhà thơ để hiểu rõ hơn hành trình sáng tạo của Nguyễn Quang Thiều.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu quan niệm và tư tưởng sáng tác của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều qua những phát ngôn, những bài viết, những tiểu luận… để hiểu được cái tôi trữ tình mà tác giả thể hiện qua các tác phẩm thơ.
Qua những phân tích các tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều giúp hiểu sâu sắc hơn nội dung để từ đó khái quát về cái tôi trữ tình trong thơ của ông. Đồng thời khẳng định được những đóng góp của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đối với nền thơ đương đại.
Có thể bạn quan tâm!
- Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều - 1
- Những Thành Tựu Trong Sự Nghiệp Sáng Tác Của Nguyễn Quang Thiều
- Nguyễn Quang Thiều Và Những Đổi Mới Trong Cảm Hứng Sáng Tác
- Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều - 5
Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích, chứng minh, thẩm bình để thấy rõ cảm hứng chủ đạo làm nổi bật những nét độc đáo trong thơ Nguyễn Quang Thiều
- Phương pháp đối chiếu - so sánh: Đặt tác giả trong sự tương quan với các nhà thơ khác để thấy rõ những yếu tố làm nên cái tôi trữ tình trong sáng tác của Nguyễn Quang Thiều
- Phương pháp tiểu sử: Nghiên cứu cái tôi trữ tình tác giả làm nổi bật sự độc đáo trong thế giới nghệ thuật thơ nên đòi hỏi phải có phương pháp tiếp cận tác giả.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn chỉ ra sự khác biệt độc đáo cái tôi trữ tình của nhà thơ, là tài liệu tham khảo hữu ích cho độc giả quan tâm, yêu thích thơ Nguyễn Quang Thiều nói riêng và cho việc giảng dạy thơ Việt Nam hiện đại trong nhà trường nói chung.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cấu tạo thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về cái tôi trữ tình và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Quang Thiều.
Chương 2: Sự thể hiện của cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều.
Chương 3:Nghệ thuật thể hiện cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang
Thiều.
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU
1.1. Khái niệm “cái tôi” và “cái tôi trữ tình”
1.1.1. Cái tôi
Cái tôi là một trong những khái niệm triết học cổ nhất đánh dấu ý thức đẩu tiên của con người về bản thể tồn tại của mình. Từ đó, con người nhận ra mình là một cá thể độc lập.
Các nhà triết học duy tâm quan niệm về cái tôi như là phương diện trung tâm của tâm hồn con người, là cốt lõi của ý thức có khả năng chi phối hoạt động và là sự khẳng định nhân cách con người trong thế giới:
Nhà triết học R. Đề các (1596 - 1650) quan niệm: “Tôi tư duy tức là tôi tồn tại”. Ông cho rằng cái tôi thể hiện ra như một cái nhìn thuộc về thực thể biết tư duy như càn nguyên của nhận thức duy lý, cái tôi mang tính độc lập.
Theo Kant (1724 - 1804), cái tôi bao gồm hai phương diện: Cái tôi với tư cách chủ thể tư duy nhận thức thế giới và cái tôi với tư cách là khách thể của chính nhận thức. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh tuyệt đối khả năng nhận thức của cái tôi: tính thống nhất của tự nhiên không phải ở trong tính vật chất của nó mà trong tính thống nhất của chủ thể nhận thức, của cái tôi.
Hêghen (1770 – 1831) một mặt xem cái tôi như là sự tha hóa của “ý thức tuyệt đối” một mặt nhấn mạnh vai trò to lớn của cái tôi.Cái tôi như là trung tâm của sự tồn tại có khả năng, khát vọng và sức mạnh để thể hiện mình trong hiện thực.
Becxong (1858 – 1941) đã chú ý đến cái tôi thuần túy trong ý thức khi nhấn mạnh đến đời sống bên trong cá nhân. Theo ông, con người có hai cái tôi: đó là cái tôi bề mặt và cái tôi bề sâu. Trong đó, cái tôi bề mặt là các quan hệ của con người đối với xã hội; còn cái tôi bề sâu là phần sâu thẳm của ý thức. Đó mới chính là đối tượng của nghệ thuật.
Đối lập với những quan điểm tuyệt đối hóa cái tôi cá nhân, tách nó ra khỏi các mối quan hệ hiện thực xã hội, triết học Mác – Lênin xác định giá trị con người cá nhân từ bản thân con người với tư cách là chủ thể và khách thể của các mối quan hệ xã hội. Theo chủ nghĩa Mác, mỗi cá nhân có ý nghĩa như là một bộ mặt xã hội hóa, cá thể con người và cá nhân cùng tìm thấy mình trong xã hội. Lý tưởng về giải phóng cá nhân của triết học Mác là tự do cho mỗi cá nhân trong tự do cho tất cả mọi người. Đồng thời vai trò của cái tôi cũng được khẳng định: “Cái tôi là trung tâm tinh thần của con người, của cá tính con người có quan hệ tích cực đối với thế giới và chính bản thân mình”.
Quan niệm về cái tôi trong triết học và khoa học nhân văn hoặc đóng vai trò phạm trù, hoặc có mối liên hệ chi phối, quen thuộc với cái tôi trữ tình trong thơ của các thời đại.
Trong văn học, người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình, giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh.Bởi vậy, tác phẩm văn học vừa mang đậm tính điển hình và mang đậm cá tính tác giả khi vai trò của cá tính sáng tạo của “cái tôi” cá nhân được ý thức đầy đủ; đặc biệt là những tác phẩm trữ tình.
Nếu tác phẩm tự sự lấy bức tranh hiện thực mang đậm tính khách quan và điển hình làm đối tượng phản ánh thì tác phẩm trữ tình lại chọn bức tranh tâm trạng đậm tính chủ quan và điển hình của chủ thể trữ tình làm đối tượng thẩm mỹ của mình. Tác phẩm trữ tình là sự thể hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người: những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ…làm sống dậy trong chủ thể thế giới của hiện thực khách quan như một phương diện năng động, sâu sắc, hấp dẫn của đời sống con người. Trong tác phẩm trữ tình, nội dung được thể hiện luôn gắn với hình tượng nhân vật trữ tình. Tình cảm riêng của nhân vật trữ tình trong tác phẩm cụ thể luôn nồng cháy, trực tiếp và mãnh liệt, vừa có ý nghĩa khái quát, điển hình và có khả năng tác động mạnh mẽ. Tác phẩm trữ tình xuất hiện từ
rất sớm trong lịch sử văn học nhưng chỉ thực sự là tác phẩm khi con người ý thức về cá nhân, khi “cái tôi” cá nhân tự ý thức. Bởi vậy, “Cái tôi trữ tình” là nguồn gốc của thơ trữ tình. Vậy “cái tôi trữ tình” được hiểu như thế nào ?
1.1.2. Cái tôi trữ tình
Cái tôi trữ tình là sự thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế giới và con người thông qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình, tạo ra một thế giới tinh thần độc đáo mang tính thẩm mĩ nhằm truyền đạt tinh thần đến người đọc.
Bản chất của cái tôi trữ tình là một khái niệm tổng hòa nhiều yếu tố hội tụ theo quy luật nghệ thuật bao gồm cả ba phương diện: bản chất chủ quan cá nhân (đây là mối liên hệ giữa tác giả với cái tôi trữ tình thể hiện trong tác phẩm); bản chất xã hội (là mối quan hệ của cái tôi trữ tình và cái ta cộng đồng); bản chất thẩm mỹ (là trung tâm sáng tạo và tổ chức văn bản). Cả ba phương diện: Cá nhân, xã hội, thẩm mỹ đều nằm trong hình thức thể loại trữ tình.
Theo GS. Hà Minh Đức, “Thường thì cái tôi trữ tình trong thơ dễ bộc lộ trực tiếp trong trường hợp viết về chính bản thân mình và trong những quan hệ riêng tư. Với những loại đề tài này cái tôi trữ tình trong thơ thường phổ biến là cái tôi của tác giả.”, “Trường hợp thứ hai là cảnh ngộ, sự việc trong thơ không phải là cảnh ngộ riêng của tác giả. Nhà thơ nói lên cảm nghĩ về những sự kiện mà mình có dịp trải qua hoặc chứng kiến như một kỷ niệm, một quan sát. (…) Cái tôi trữ tình là nhân vật trữ tình chủ yếu của sáng tác.”, “Trường hợp thứ ba là những bài thơ trữ tình viết về một loại nhân vật nào đó. (…) Đó là nhân vật trữ tình của sáng tác tồn tại bên cạnh cái tôi trữ tình của nhà thơ.”[13, tr.89].
Cái tôi trữ tình là trung tâm sáng tạo và tổ chức văn bản trữ tình. Nếu quan niệm một tác phẩm trữ tình là một hệ thống với các cấp độ, các yếu tố thì có thể nói mọi thành tố cấu tạo nên bài thơ, từ các biện pháp tu từ cho đến thể thơ, nhịp và vần điệu… đều nằm trong ảnh hưởng của một trung tâm quy chiếu
là cái tôi trữ tình. Đó cũng là cơ sở để có thể nói đến các loại hình với tư cách những đặc điểm hình thức tiêu biểu tương ứng với các kiểu cái tôi trữ tình.
Văn chương không chỉ là bức tranh đời sống mà còn là bức chân dung tinh thần của chủ thể sáng tạo. Chủ thể không chỉ là người sáng tạo ra những giá trị tinh thần mà còn là đối tượng miêu tả biểu hiện, chủ thể không chỉ được xem như là một yếu tố tạo nên nội dung tác phẩm mà còn được xem như là phương tiện bộc lộ nội dung của tác phẩm, là một thành tố của thế giới nghệ thuật do tác phẩm tạo ra. Ở những nhà thơ có cá tính sáng tạo độc đáo, dấu ấn của chủ thể còn in đậm trong từng từ, từng hình ảnh, từng dòng thơ, bài thơ.
Cái tôi của nhà thơ có mối quan hệ trực tiếp và thống nhất với cái tôi trữ tình trong thơ. Nhà thơ là nhân vật chính, là hình bóng trung tâm, là cái tôi bao quát trong toàn bộ sáng tác. Những sự kiện, hành động, tâm tình và kí ức trong cuộc đời riêng cũng in đậm nét trong thơ. Cái tôi của nhà thơ có lúc thể hiện trực tiếp qua những cảnh ngộ riêng, trực tiếp giãi bày những nỗi niềm thầm kín. Cái tôi của nhà thơ còn hiện diện qua các cách nhìn, cách nghĩ, qua tình cảm thái độ trước thế giới. Tuy nhiên cái tôi trữ tình trong thơ và cái tôi của nhà thơ không hề đồng nhất. Cái tôi của nhà thơ ngoài đời thuộc phạm trù xã hội học, còn cái tôi trữ tình trong thơ thuộc phạm trù nghệ thuật. Cái tôi nhà thơ trong đời sống thực là sự hiện hữu của con người nhà thơ với dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ và những mối quan hệ xã hội cụ thể. Cái tôi trữ tình là cái tôi được nghệ thuật hóa theo quy luật sáng tạo nghệ thuật. Nó thể hiện tư tưởng thẩm mỹ, quan niệm nhân sinh của nhà thơ về thế giới và nó có sự thống nhất cao độ về tư tưởng đối với chủ thể sáng tạo.
Cái tôi trữ tình được biểu hiện ở hai dạng: trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc sử dụng những đại từ nhân xưng trong thơ. Cùng với sự tài tình của nhà thơ trong việc tổ chức hệ thống ngôn từ, hình ảnh, biện pháp tu từ…Cái tôi trữ tình tạo nên giọng điệu riêng, góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật của các nhà thơ.
1.2. Sự vận động cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam.
Lịch sử phát triển của thơ ca là lịch sử phát triển của cái tôi trữ tình, là sự thay đổi mô hình quan hệ giữa cái tôi trữ tình và đời sống.Trong thơ ca Việt Nam, cái tôi ngay từ đầu đã được các nhà thơ quan tâm thể hiện nhưng bối cảnh khác nhau nên quan niệm về cái tôi cũng vì thế mà thay đổi.Văn học trung đại là văn học của những nhà nho nhằm thực hiện chức năng giáo huấn những chuẩn mực đạo đức, lễ giáo phong kiến. Nó mang tính quy phạm và tính “tôn sùng cổ nhân”, nó gò bó sự sáng tạo của cái tôi cá nhân. Cái tôi trữ tình trong thơ trung đại chưa có điều kiện để bộc bạch những nỗi niềm riêng của mình. Phải tới những năm đầu thế kỷ XX, cùng với sự thay đổi lớn lao về môi trường xã hội – văn hóa thì cái tôi cá nhân mới có điều kiện để ca lên những cung bậc cảm xúc của cõi lòng. Cái tôi cá nhân trong Thơ mới được khẳng định, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trên cả hai phương diện: lịch sử và văn hóa. “Thơ mới khẳng định cái tôi như một bản lĩnh tích cực trong cuộc sống, như một chủ thể sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật. Lần đầu tiên có một cái Tôi cá thể hóa trong cách cảm thụ thế giới và tâm hồn”[2, tr.80]. Và cũng lần đầu tiên trong lịch sử thi ca Việt Nam có một thời đại mà cái tôi cá nhân được cất cao tâm hồn trong “Cây đàn muôn điệu”, mở ra cuộc cách tân trong văn học.
1.2.1. Cái tôi trữ tình trong văn học dân gian
Nói đến cái tôi trữ tình trong văn học dân gian là chủ yếu nói đến cái tôi trữ tình trong ca dao, dân ca. Đó là cái tôi tìm thấy tiếng nói chung của tập thể. Cái tôi ở đây không bộc lộ như một cá nhân riêng biệt, mà cơ thể chìm đi, biểu hiên cái tôi xã hội, cái tôi của tập thể.Tác giả dân gian bắt nguồn cảm hứng từ nhu cầu chia sẻ, giao hưởng và đồng vọng trong những cảnh ngộ tương đồng. Nhân vật trữ tình trong văn học dân gian chủ yếu là những người lao động, là những người đang dãi nắng dầm mưa, là kẻ đang nhọc nhằn lên đồng xuống truông. Không gian họ xuất hiện cũng gắn liền không gian lao động sản xuất như: vườn chè, con đò, bến nước…
- Cô kia cắt cỏ bên sông