Biểu Đồ Tần Số Q-Q Plot Khảo Sát Phân Phối Của Phần Dư (Mô Hình 3)


12


10


8


6


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

4


Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 8

2


0

-1.50


-1.00


-.50


0.00


.50


1.00


1.50


2.00


2.50


3.00


Std. Dev = .99 Mean = 0.00

N = 40.00


Standardized Residual


Biểu đồ trên cho thấy một đường cong phân phối chuẩn được đặt lên biểu đồ tần số. Phân phối phần dư có trung bình Mean = 0 và độ lệch chuẩn Std. Dev = 0.99, gần bằng 1. Do đó có thể kết luận rằng giả định phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Biểu đồ tần số Q-Q Plot khảo sát phân phối của phần dư

Biểu đồ 3.11: Biểu đồ tần số Q-Q Plot khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 3)


Normal Q-Q Plot of Standardized Residual

3


Expected Normal Value

2


1


0


-1


-2


-3

-3 -2 -1 0


1 2 3 4


Observed Value


Biểu đồ trên cho thấy các dữ liệu quan sát tập trung và rất sát với đường kỳ vọng nên dữ liệu có phân phối chuẩn hay giả định phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Kiểm định tính độc lập của sai số (không có tương quan giữa các phần dư)

Sử dụng đại lượng thống kê Durbin – Watson:


Giá trị d của mô hình là 1.870 (Phụ lục 6). Tra bảng Durbin – Watson 1 biến độc lập, 40 quan sát và mức ý nghĩa 5% ta có dL = 1.442, dU = 1.544. Như vậy, dU =

1.544 < d = 1.870 < 2 nên chấp nhận giả thuyết không có tương quan chuỗi bậc nhất giữa các phần dư

Phương pháp đồ thị

Biểu đồ 3.12: Biểu đồ phân tán phần dư chuẩn hóa theo thứ tự quan sát (mô hình 3)



4


Standardized Residual

3


2


1


0


-1



-2

0 10


20 30


40 50


THUTU


Dựa vào biểu đồ cho thấy các phần dư phân tán không theo một quy luật nào trong mối quan hệ giữa các phần dư nên giữa các phần dư không có tương quan với nhau.


Kiểm định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (hiện tượng đa cộng tuyến)

Quan sát bảng hệ số hồi quy của mô hình (Phụ lục 6), hệ số VIF của các biến = 1.000 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.


3.4 Kết quả nghiên cứu

Các mô hình hồi quy xây dựng được:

Mô hình 1: Mô hình hồi quy sử dụng biến tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn

ROAi = 0.089 – 01.03TDTAi3 (R2# 40%)

Mô hình 2: Mô hình hồi quy sử dụng biến tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn CSH

ROAi = 0.084 – 0.073LOG_TDTEi (R2# 52%)


Mô hình 3: Mô hình hồi quy sử dụng biến tỷ lệ tổng nợ ngắn hạn trên tổng vốn

ROAi = 0.078 – 0.101 STDTAi3 (R2# 30%)


Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến tỷ lệ nợ đều có ý nghĩa và có mức giải thích tốt cho mô hình ở mức 30% (biến tỷ lệ nợ ngắn hạn), ở mức 48% (biến tỷ lệ nợ trên tổng tài sản), ở mức 52% (biến tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu). Tỷ lệ nợ có tác động âm đến HQKD. Và tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa biến tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ ngắn hạn với biến HQKD. Như vậy trong mô hình tác giả xây dựng thì chỉ có biến tỷ lệ nợ có tác động mạnh đến HQKD; các biến tốc độ tăng trưởng, quy mô của DN và tỷ trọng tài sản cố định không có ảnh hưởng đến HQKD. Tác giả giải thích chi tiết kết quả nghiên cứu này như sau:


Tỷ lệ nợ

Các chỉ số đại diện cho tỷ lệ nợ như TDTA (tổng nợ trên tổng vốn), TDTE (tổng nợ trên vốn CSH) và STDTA (tổng nợ ngắn hạn trên tổng vốn) đều có ý nghĩa thống kê và có tác động rất mạnh đến HQKD được đại diện bởi chỉ số ROA, trong khi đó biến tỷ lệ nợ dài hạn được đại diện bởi chỉ số LTDTA thì có tác động không đáng kể đến ROA. Ở mọi mức tỷ lệ nợ, biến tỷ lệ nợ đều có tác động âm (-) đến HQKD, tức là sự tăng lên của tỷ lệ nợ sẽ làm cho HQKD sụt giảm, do đó tác giả bác bỏ giả thuyết 1 và chấp nhận giả thuyết 2. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Onaolapo & Kajola (2010) và phù hợp với nghiên cứu của Weixu (2005), Dimitris Margaritis và Maria Psillaki (2007) trong trường hợp tỷ lệ nợ cao. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ và HQKD là mối quan hệ phi tuyến bậc 3 với chỉ số thể hiện mức độ phù hợp của mô hình ở mức khá, R2 của các mô hình lần lượt là 30%, 48% và 52%. Kết quả nghiên cứu của Weixu, Dimitris Margaritis và Maria Psillaki cũng chỉ ra được rằng giữa tỷ lệ nợ và HQKD tồn tại mối quan hệ phi tuyến bậc 2, bậc 3. Như vậy, kết quả nghiên cứu về sự tác động của tỷ lệ nợ đến HQKD là phù hợp với lý thuyết và các nghiên cứu trước đây.


Tỷ lệ nợ tác động theo chiều âm (-) khá mạnh đến HQKD, có thể xuất phát từ một số nguyên nhân chính sau đây:

Thứ nhất, theo lý thuyết về cơ cấu vốn thì tỷ lệ nợ gia tăng lợi nhuận của công ty bởi lợi ích từ lá chắn thuế. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ như “con dao 2 lưỡi”, nợ là đòn bẩy để công ty gia tăng doanh thu, từ đó tăng lợi nhuận; nhưng đồng thời nếu sử dụng nợ không hiệu quả thì cũng rất dễ dàng đẩy công ty đến bờ vực phá sản. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nợ và HQKD ngược chiều nhau cho thấy các DN trong ngành xây dựng sử dụng nợ chưa hiệu quả, lợi ích thu được từ việc vay nợ chưa thể bù đắp cho các chi phí phát sinh từ nợ.

Thứ hai, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc sử dụng nợ chưa hiệu quả xuất phát từ bản thân DN quá lệ thuộc vào vay nợ. Hầu như các DN ngành xây dựng có mức tỷ lệ nợ trên tổng vốn ở mức trung bình là 70%, có DN thậm chí nợ/vốn CSH lớn hơn 10 lần. Trong điều kiện kinh doanh thuận lợi thì đây sẽ là đòn bẩy để DN gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, dữ liệu nghiên cứu của các DN được tính trung bình từ năm 2006 – 2010, trong khi đó khủng hoảng kinh tế xảy ra vào cuối năm 2007 và cho đến bây giờ vẫn còn những hệ lụy của khủng hoảng như thị trường bất động sản giao dịch ảm đảm, lạm phát, lãi suất tăng cao. Do đó, trong giai đoạn này nếu như các DN nào có tỷ lệ nợ cao thì sẽ gặp nhiều bất lợi hơn bởi vì phải đối mặt với lãi suất vay nợ cao, trong khi đó đầu ra lại rất khó khăn. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với dữ liệu và thời gian nghiên cứu.

Trong các biến tỷ lệ nợ thì biến TDTA, TDTE, STDTA có ý nghĩa thống kê với HQKD, biến tỷ lệ nợ dài hạn – LTDTA không có ý nghĩa thống kê. Ta thấy ý nghĩa này cũng hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ các DN ngành xây dựng Việt Nam rất ít sử dụng nợ dài hạn, hầu như 90% trong tổng nợ là nợ ngắn hạn.


Quy mô của doanh nghiệp

Kết quả nghiên cứu cho thấy biến này trong cả 3 mô hình đều không có ý nghĩa thống kê nên tác giả bác bỏ giả thuyết 3, tức là quy mô của DN không có ảnh hưởng tới HQKD. Kết quả này không phù hợp với lý thuyết và kết quả nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007) và Onaolapo & Kajola (2010) nhưng lại phù hợp với kết quả nghiên cứu của Weixu (2005). Giả thuyết này không được chấp nhận ở Việt Nam có thể xuất phát từ nguyên nhân sau: các DN có quy mô lớn thì lợi nhuận sẽ tăng nhưng mức tăng của lợi nhuận không đủ lớn dẫn tới tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản không tăng hoặc tăng không đáng kể. Như vậy các DN có quy mô lớn chưa chắc là kinh doanh hiệu quả hơn các DN có quy mô nhỏ hơn.


Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản

Kết quả nghiên cứu cho thấy biến này trong cả 3 mô hình đều không có ý nghĩa thống kê nên tác giả bác bỏ giả thuyết 4, tức là tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản không có ảnh hưởng tới HQKD. Kết quả này không phù hợp với lý thuyết và kết quả nghiên cứu của Onaolapo & Kajola (2010) nhưng lại phù hợp với kết quả nghiên cứu của Weixu (2005). Giả thuyết này không được chấp nhận ở Việt Nam có thể xuất phát từ nguyên nhân sau:

Có thể đối với các DN, nguồn để tăng vốn kinh doanh trong năm sau là từ lợi nhuận giữa lại. Đây là nguồn vốn DN sử dụng mà không phải trả phí, hay nói cách khác trong tất cả các nguồn vốn thì vốn từ lợi nhuận giữ lại có chi phí vốn thấp nhất. Do đó nếu vào năm sau, DN kinh doanh hiệu quả thì khi tăng vốn sẽ dẫn tới Doanh thu tăng, trong khi đó chi phí sử dụng vốn thấp nên lợi nhuận sẽ tăng lên đáng kể và kết quả là ROA tăng. Hay nói cách khác 1 đồng đầu tư tài sản tạo ra nhiều hơn 1 đồng lợi nhuận. Như vậy, trong trường hợp này tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản đã có tác động tích cực đến HQKD.

Còn đối với các DN xây dựng ở Việt Nam, nguồn để tăng vốn kinh doanh trong năm sau chủ yếu là vốn vay ngân hàng. Như vậy, trong trường hợp này, nếu năm sau DN kinh doanh hiệu quả thì khi tăng vốn sẽ dẫn tới Doanh thu


tăng, tuy nhiên nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng lớn nên chi phí sử dụng vốn cao, từ đó lợi nhuận tăng không đáng kể và kết quả là ROA chỉ duy trì một mức ổn định hoặc tăng chưa tương xứng. Hay nói cách khác, 1 đồng đầu tư tài sản chỉ tạo ra 1 đồng lợi nhuận. Vì vậy mà trong trường hợp này tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản không có tác động tới HQKD.


Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản

Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến này trong cả 3 mô hình đều không có ý nghĩa thống kê nên tác giả bác bỏ giả thuyết 5, tức là tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản không có ảnh hưởng tới HQKD. Kết quả này không phù hợp với lý thuyết và kết quả nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007). Giả thuyết này không được chấp nhận ở Việt Nam có thể xuất phát từ nguyên nhân sau:

Việc đầu tư vào tài sản cố định chưa hiệu quả: DN phải lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị để đầu tư sao cho 1 đồng đầu tư vào tài sản cố định phải tạo ra nhiều hơn 1 đồng lợi nhuận, từ đó HQKD (ROA) mới tăng.

DN chưa sử dụng hiệu quả tài sản cố định: tài sản cố định chưa được sử dụng hết công suất của nó cũng như chưa khai thác lợi thế trong việc sử dụng tài sản cố định thế chấp để vay nợ ngân hàng.


TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày kết quả nghiên cứu, gồm: kết quả mô tả thống kê, kết quả mô tả hệ số tương quan, kết quả khảo sát và xây dựng các mô hình hồi quy. Đồng thời tác giả kiểm định các vi phạm của 3 mô hình bằng các trị thống kê. Từ đó tác giả kết luận về các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này cũng là cơ sở để tác giả đề xuất các kiến nghị được trình bày cụ thể ở chương 4.


CHƯƠNG 4:

KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG


Kết quả nghiên cứu ở chương 3 cho thấy trong 4 biến nghiên cứu gồm có: tỷ lệ nợ, quy mô của doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản và tỷ trọng của tài sản cố định thì biến tỷ lệ nợ có tác động đến HQKD mạnh nhất và sự tác động này là theo chiều âm (-). Tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện cơ cấu vốn của DN theo chiều hướng giảm thiểu nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, phát huy các kênh huy động vốn khác, đặc biệt chú trọng đến nguồn vốn trung và dài hạn để phù hợp với bản chất hoạt động kinh doanh.


4.1 Đối với Doanh nghiệp xây dựng

4.1.1 Nâng cao năng lực kinh doanh và đẩy mạnh uy tín của doanh nghiệp

Để tạo dựng độ tin cậy, các DN cần minh bạch trong việc cung cấp thông tin ra thị trường: thông tin về báo cáo tài chính cũng như DN chứng minh được sự cam kết về các chiến lược kinh doanh rò ràng, lâu dài sẽ làm cho DN chiếm được lòng tin của các nhà đầu tư, khi đó chắc chắn việc huy động vốn sẽ dễ dàng hơn

Để tạo dựng hình ảnh về năng lực của công ty: năng lực công ty thể hiện qua khả năng quản lý, kỹ năng hoạt động, năng lực tài chính cũng như sự nhạy bén trong kinh doanh. Cam kết tài chính của công ty đối với những hoạt động kinh doanh cụ thể. Nên chuẩn bị các bản báo cáo tài chính về hiệu quả kinh doanh, năng lực quản lý (chứng nhận tiêu chuẩn ISO …) bởi chúng là những biểu hiện rò ràng nhất khả năng của công ty trong con mắt các nhà tài trợ. Báo cáo tài chính sẽ “tiết lộ” hoạt động của công ty, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý, các nhà đầu tư hiện tại và tương lai, các chủ nợ … về tình hình tài chính của công ty. Vì vậy tính trung thực trong báo cáo tài chính có ý nghĩa đặt biệt quan trọng.

Trên thị trường vốn, có khá nhiều phương thức khác nhau để tiếp cận các


nguồn vốn đầu tư, tuy nhiên, điều khó khăn đối với đa số các công ty là họ không hội đủ các điều kiện cần thiết để vay vốn, hay nhận được sự tin tưởng từ phía các nhà tài trợ. Vì thế, việc nâng cao năng lực kinh doanh, cũng như đẩy mạnh uy tín của công ty trong con mắt các nhà tài trợ là rất cần thiết để công ty có thể tiếp cận các nguồn vốn một cách dễ dàng.


4.1.2 Phát triển các kênh huy động vốn khác


Huy động vốn dài hạn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty hay trái phiếu công trình: DN có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho cổ động hiện hữu, cho các đối tác chiến lược hoặc phát hành rộng rãi trên thị trường chứng khoán. Đây là hình thức huy động vốn khá hiệu quả vì DN vừa huy động được vốn với số lượng lớn mà giá vốn lại cố định trong suốt thời gian dài. Từ đó DN có thể lập kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hơi, không lo chi phí vốn biến đổi theo thị trường như vay ngân hàng. Tuy nhiên, để huy động được nguồn vốn này thành công DN cần chú trọng:

Tạo dựng niềm tin với nhà đầu tư, bằng cách: minh bạch trong công tác quản trị DN cũng như công bố thông tin ra công chúng; chiến lược kinh doanh rò ràng và dự án khả thi. Đây là yếu tố quan trọng nhất.

Đưa ra mệnh giá hợp lý, lãi suất hấp dẫn, thời hạn trả nợ linh động (nợ lãi được chia ra nhiều kỳ trong năm, nợ gốc không dồn trả vào cuối kỳ mà chia nhỏ ra thành nhiều đợt; ví dụ trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, trả 20% vào năm thứ ba, 20% vào năm thứ tư và 60% vào năm thứ năm). Uy tín trong việc trả nợ

Đối với các DN quy mô lớn và có uy tín, có thể xem xét tới phương án phát hành trái phiếu ra thị trường nước ngoài. Trường hợp này DN phải lựa chọn đơn vị tư vấn tài chính và đơn vị có uy tín để bảo lãnh phát hành.

Hiện nay thị trường chứng khoán đang sụt giảm sẽ là yếu tố cản trở kiến nghị huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu của DN. Nhưng theo ý kiến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/06/2022