Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Và Lĩnh Vực Hoạt Động


Thống đốc NHNN Việt Nam thành lập các chi nhánh trực thuộc Agribank Việt Nam

trong đó có Agribank Huế


Thời kỳ đầu thành lập bao gồm 4 huyện (Hương Phú, A Lưới, Hương Điền, Phú Lộc) và TP Huế với nguồn vốn ban đầu chỉ có 182 tỷ đồng, cùng với vốn vay của ngân hàng cấp trên đã đã đầu tư 314 tỷ. Trong thời kỳ này, Agribank Huế phải đối mặt với muôn vàn khó khăn do hậu quả của nền kinh tế bao cấp để lại. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản với sự phấn đấu đi lên của chi nhánh, Agribank Huế đã đạt được một số thành quả quan trọng

Giai đoạn 1991 – 1996: Vào thời kỳ này có sự thay đổi lớn về tình hình chính trị thế giới làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống chính trị - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên đây có thể coi là chặng đường đổi mới căn bản của Đảng ta. Thông qua chính sách mở cửa phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước. Vai trò trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán ngân hàng được khai thông, từ đó Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế tìm tòi hướng về thị trường nông thôn mở rộng mạng lưới tổ chức. Toàn tỉnh chỉ có 19 điểm giao dịch tiếp cận với kinh tế hộ để cho vay phát triển sản xuất. Lúc này nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng 13 lần so với năm 1990 và tổng dư nợ tăng gấp 16 lần. Thu nhập của người lao động từng bước được cải thiện. Ngân hàng Nông ngiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế đã thoát khỏi khó khăn, kinh doanh có lãi, có được niềm tin của khách hàng, được cấp ủy đánh giá cao.

Giai đoạn 1997 – 2002: Bước vào thời kỳ này, nền kinh tế nước ta phần nào chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á; nó đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Dẫn đến hàng hóa cạnh tranh kém, nợ nần gia tăng, lợi nhuận giảm, hoạt động ngân hàng có hiện tượng co cụm. Đúng lúc này luật tổ chức tín dụng ra đời tạo lập một hành lang pháp lý cho ngân hàng và hoàn chỉnh trên cơ sở địa phương. Chi nhánh đã bước vào củng cố, chấn chỉnh các huyện có hoạt động kém, từ đó mở ra hướng phát triển mới và trở thành đơn vị chủ lực cung cấp tín dụng cho sự phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.


Với mạng lưới giao dịch rộng khắp từ tỉnh xuống cấp huyện và khu vực, vùng kinh tế trọng điểm, bình quân 5 xã có 1 điểm giao dịch tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ tiếp cận ngân hàng một cách nhanh chóng, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển tăng thu nhập cho nông dân.

Giai đoạn 2003 đến nay: Giai đoạn này nền kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế có những bước phát triển mới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập cần huy động một lượng vốn lớn, lúc này vai trò ngân hàng càng trở nên quan trọng hơn. Năm 2003 này chính là năm đánh dấu sự ra đời của chiếc thẻ ATM ở Agribank Huế. Hiện nay, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO đã làm cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt hơn, số lượng các ngân hàng thương mại trên địa bàn Huế ngày càng nhiều, hoạt động của ngân hàng đang đứng trước những khó khăn mới.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy và lĩnh vực hoạt động

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy

m đốc Kế toán Phó giám đốc

Cơ cấu tổ chức của Agribank – chi nhánh Nam sông Hương được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, thực hiện các nghiệp vụ theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng. Với cơ cấu tổ chức quản lý này phù hợp với yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng, thuận lợi trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo thông tin phản hồi từ cấp dưới.

Giám đốc chi nhánh

Phó giá

Tín dụng

Phòng kế toán – Ngân quỹ

Phòng Kế h

– Kinh doanh

oạch

(Nguồn: Ngân hàng Agribank - chi nhánh Nam sông Hương)

Sơ đồ 6: Cơ cấu tổ chức của Agribank – Chi nhánh Nam sông Hương


Giám đốc: Là người đứng đầu chi nhánh, có quyền hạn cao nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng. Là người chỉ đạo trực tiếp có nhiệm vụ tổ chức điều hành hoạt động, ra quyết định bổ nhiệm các vị trí chủ chốt và chịu trách nhiệm về mọi công việc trong chi nhánh.

Phó giám đốc kế toán: Thực hiện, chỉ đạo, điều hành các nhiệm vụ do giám đốc phân công. Chỉ đạo trực tiếp phòng kế toán ngân quỹ.

Phó giám đốc tín dụng: Thực hiện, chỉ đạo, điều hành các nhiệm vụ do giám

đốc phân công. Chỉ đạo trực tiếp phòng Kế hoạch kinh doanh.


Phòng Kế toán – Ngân quỹ: Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan tiền mặt, giao dịch với khách hàng; kiểm tra, theo dòi số phát sinh, số dư các tài khoản kế toán phát sinh trong ngân hàng, trực tiếp hạch toán và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, AgriBank Việt Nam, quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng, đảm bảo an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán và báo cáo theo quy định. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến mua, bán ngoại tệ; thực hiện các chế độ lương, thưởng, phụ cấp cho từng cán bộ một cách công bằng, thực hiện nhiệm vụ quản lý và phát hành thẻ; quản lý công tác hành chính.

Phòng Kế hoạch kinh doanh: Chuyên thẩm định, đề xuất cho vay các đối tượng khác nhau; thu nhập các thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác thẩm định, phòng ngừa rủi ro của chi nhánh. Thường xuyên theo dòi, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay; phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục , phân tích tình hình biến động trong hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn, phân tích tình hình kinh tế để đưa ra những biện pháp cho vay an toàn và hiệu quả. Định kỳ sơ kết, tổng kết chuyên đề, đánh giá hoạt động của chi nhánh. Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, quản lý và cân đối nguồn vốn sử dụng.

2.1.3.2 Lĩnh vực hoạt động


Agribank – Chi nhánh Nam sông Hương thực hiện nhiệm vụ huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư để phân phối cho những bộ phận cần vốn trong các thành


phần kinh tế, thực hiện nhiệm vụ ủy thác đầu tư từ nguồn vốn của ngân sách nhà nước, các tổ chức kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp; cá nhân trong và ngoài nước dành cho các chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội.

Nhằm đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng và thuận tiện nhu cầu của khách hàng, Agribank – chi nhánh Nam sông Hương luôn cố gắng nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ, hiện đại hóa công nghệ, mở rộng mạng lưới nhằm thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ thống là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò Ngân hàng Thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước. Hiện nay, ngoài mục đích hỗ trọ cho lĩnh vự nông nghiệp với các chương trình ưu đãi riêng, Agribank – Chi nhánh Nam sông Hương còn cung cấp đến khách hàng hơn 100 sản phẩm, dịch vụ thuộc các lĩnh vực: dịch vụ tài khoản, giấy tờ có giá, tín dụng, bảo lãnh, thanh toán trong nước.

2.1.4 Tình hình nhân sự của Agribank - Chi nhánh Nam sông Hương


A

2017

2018

2019

So sánh

Số

lượng (người)


%

Số

lượng (người)


%

Số

lượng (người)


%

2018/2017

2019/2018

+/-

%

+/-

%

Tổng số lao động

23

100

22

100

21

100





Phân theo giới tính











Nam

10

43,48

12

54,55

11

52,38

2

20,00

-1

-8,33

Nữ

13

56,52

10

44,45

10

47,62

-3

-23,08

0

0,00

Phân theo trình độ











Trên đại học

5

21,74

5

27,72

5

23,81

0

0

0

0

Đại học

18

78,26

17

72,28

16

76,19

-1

-5,56

-1

-5,88

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Agribank – Chi nhánh Nam sông Hương - 8

Bảng 2. 1: Tình hình nhân sự Ngân hàng Agribank – Chi nhánh Nam sông Hương


(Nguồn: Phòng nhân sự Ngân hàng Agribank - chi nhánh Nam sông Hương)


Nhìn chung, tổng số nhân viên của Agribank - Chi nhánh Nam sông Hương giảm dần trong giai đoạn 2017 – 2019, cụ thể: Năm 2018, giảm 1 người so với năm 2017, năm 2019 giảm 1 người so với năm 2018.

Xét theo giới tính: Năm 2018, số nhân viên nam tăng 2 người, tương ứng tăng 20% trong khi nhân viên nữ giảm 3 người so với năm 2017, tương ứng giảm 23,08%. Nhưng sang năm 2019 thì cơ cấu không thay đổi đáng kể khi mà chỉ có số nhân viên nam giảm 1 người, tương ứng giảm 8,33%.

Xét theo trình độ chuyên môn: Nhân viên có trình độ trên đại học tại Agribank – Chi nhánh Nam sông Hương có xu hướng không thay đổi trong giai đoạn 2017- 2019.

Năm 2018 và năm 2019, số lao động có trình độ đại học có xu hướng giảm mỗi năm. Năm 2018 giảm 1 người so với năm 2017 tương ứng giảm 5,56% và năm 2019 giảm 2 người so với năm 2018 tương ứng giảm 5,88%.

2.1.5 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của AgriBank - Chi nhánh Nam

sông Hương


Bảng 2. 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Nam sông Hương gian đoạn 2017 – 2019


Đơn vị: triệu đồng



STT


CHỈ TIÊU


2017


2018


2019

So sánh

2018/2017

2019/2018

+/-

%

+/-

%

1

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự

25.364

34.581

36.671

9.217

36,34

1.820

5,26

2

Chi phí lãi và các chi phí tương tự

15.446

21.596

24.186

6.150

39,82

2.590

11,20

I

Thu nhập lãi thuần

9.918

12.985

12.485

3.067

30,92

-499

-3,84

3

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

1.295

1.677

1.781

382

29,50

104

6,20

4

Chi phí hoạt động dịch vụ

74

100

119

36

48,64

19

19,00

II

Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ

1.221

1.577

1.662

356

29,16

85

5,39

III

Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

19

7

14

-12

-63,15

7

100,00

IV

Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh

-

-

-

-

-

-

-

V

Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư

-

-

-

-

-

-

-

5

Thu nhập từ hoạt động khác

123

116

56

-7

-5,69

-60

-51,72



6

Chi phí hoạt động khác

279

311

116

32

11,47

-195

-62,70

Vl

Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động khác

-156

-195

-60

-39

25

135

-69,23

VII

Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần

-

-

-

-

-

-

-

VIII

Chi phí hoạt động

5.001

6.119

5.324

1.118

22,36

-795

-12,99

IX

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

6.001

8.254

8.778

2.253

37,54

524

6,35

X

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

389

559

4.324

170

43,70

5.765

673,52

XI

Tổng lợi nhuận trước thuế

5.612

7.695

4.454

2.083

37,12

-5.241

-42,12

7

Chi phí thuế TNDN hiện hành

-

-

-

-

-

-

-

8

Chi phí thuế TNDN hoãn lại

-

-

-

-

-

-

-

XII

Chi phí thuế TNDN

-

-

-

-

-

-

-

XIII

Lợi nhuận sau thuế

5.612

7.695

4.454

2.083

37,12

-5.241

-42,11

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank – Chi nhánh Nam sông Hương)


Agrbank - Chi nhánh Nam sông Hương thực hiện thuế tại Tổng công ty mẹ, nên tại Chi nhánh Nam sông Hương không thực hiện nghĩa vụ thuế. Qua bảng số liệu, ta nhận thấy lợi nhuận trước thuế của Agribank – Chi nhánh Nam sông Hương tăng giảm không đều qua giai đoạn 2017 – 2019. Cụ thể như sau:

Năm 2018, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng hơn 7,6 tỷ đồng tăng 2,083 tỷ đồng so với năm 2017, tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 37,12%. Điều này là do tốc độ tăng lên của các khoản thu nhập lớn hơn tốc độ tăng các khoản chi phí. Cụ thể: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 2,253 tỷ đổng tương ứng tăng 37,54% trong khi đó chi phí hoạt động tăng 1,118 tỷ đồng tương ứng tăng 22,36%. Nhưng đến năm 2019 mặc dù lợi nhuận trước khi lập dự phòng tăng mà kèm theo chi phí hoạt động giảm xuống nên lợi nhuận trước thuế giảm mạnh 5,241 tỷ đồng tương ứng giảm 42,12% so với năm 2018. Nguyên nhân của sự sụt giảm lợi nhuận này là do tốc độ tăng của chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao hơn tốc độ tăng các khoản thu nhập cụ thể: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 524 triệu đồng tương ứng là 6,35% nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tốc độ tăng cao hơn nhiều cụ thể là tăng 3,765 tỷ đồng tương ứng tăng 673,52%. Đây là một xu hướng tiêu cực, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng quá cao chứng tỏ tình hình dư nợ và khả năng mất vốn từ nhóm 3-5 của chi nhánh cao. Để cải thiện tình hình này, chi nhánh cần đẩy mạnh xử lý nợ xấu trong thời gian tới.

Giá trị của khoản mục thu nhập lãi thuần chiếm phần lớn trong tổng lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng và nó cũng có biến động tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể vào năm 2018, thu nhập lãi thuần đã tăng so với năm 2017, tăng 3,067 tỷ đồng tương ứng tăng 30,92%. Vào năm 2019 thì thu nhập lãi thuần đã giảm 499 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 3,84% so với năm 2018.

Đối với các khoản mục lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ, giá trị của khoản mục này trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có xu hướng tăng dần qua các năm. Vào năm 2018, giá trị của khoản mục này lại tiếp tục tăng, tăng 356 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 29,16% so với năm 2017. Và năm 2019, khoản mục này đã tăng 85 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 5,39% so với năm 2018.

Khoản mục lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối có biến động tăng giảm không đều qua các năm 2017, 2018, 2019. Tuy nhiên khoản mục này có giá trị nhỏ, không đáng kể.

Xem tất cả 143 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí