Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại một số ngân hàng Việt Nam - Nguyễn Khắc Hải Minh - 10


nhật trang bị kiến thức mới. Do đó các khóa đào tạo nhằm trang bị thêm các kỹ năng phân tích, thẩm định khách hàng, thẩm định dự án, phương án đầu tư là rất cần thiết.

Chỉ tiêu hiệu quả sẽ trở thành thước đo chất lượng hoạt động của từng đơn vị kinh doanh nói chung và từng cán bộ nhân viên nói riêng. Xây dựng chương trình quản lý đánh giá thực hiện công việc (KPIs) là một giải pháp đã được nhiều NHTM thực hiện nhằm làm cơ sở đánh giá nhân viên. Tuy nhiên với đặc thù ngành ngân hàng thì cần gắn kết trách nhiệm của những người cho vay với chất lượng khoản vay một cách rò ràng, minh bạch với những hình thức chế tài cụ thể. Cần có chế tài nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng.

4.1.6. Tăng cường chất lượng hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ:

Các NHTM cần củng cố hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ. Xây dựng hoàn chỉnh các quy trình kiểm tra, có hệ thống giám sát phòng ngừa mọi sai sót cũng như hành vi cố tình vi phạm để bảo đàm tính tuân thủ trên toàn hệ thống.

Hệ thống kiểm tra nội bộ chuyên trách và các cán bộ kiểm tra hoạt động độc lập với các bộ phận khác, được độc lập đánh giá, kết luận, kiến nghị trong hoạt động kiểm tra kiểm soát. Hệ thống kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo ngân hàng về việc kiểm tra giám sát mọi hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng phải bảo đám an toàn.

4.2. Kiến nghị đối với NHNN:‌

4.2.1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát NHNN đối với TCTD

Để kiểm soát, hạn chế nợ xấu gia tăng, NHNN cần triển khai rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định về hoạt động tín dụng và phòng ngừa rủi ro, phòng ngừa tiêu cực trong hoạt động tín dụng. Nhất là về công tác cán bộ, không để tình trạng bố mẹ, vợ chồng, anh chị em, con của người đứng đầu giữ chức vụ, cương vị chủ chốt cùng cơ quan, đơn vị ngân hàng, TCTD.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Tăng cường công tác thanh tra, giám sát của NHNN để phát hiện các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng để các hoạt động của NHTM hiệu quả hơn.

Cần có thêm những đánh giá mang tính định tính về mức độ rủi ro và khả năng quản trị rủi ro của NHTM. Chẳng hạn theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN và Thông tư 19/2010/TT-NHNN về hoạt động giám sát từ xa của NHNN mới chỉ được thể hiện trong nội dung giám sát chất lượng tài sản bằng việc thống kê các khoản nợ quá hạn, hoặc trong việc giám sát giới hạn tín dụng của NHTM. Tuy nhiên, điều này là chưa đủ để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của NHTM vì cần phải có thêm những đánh giá định tính khác như đánh giá tiêu chuẩn cấp tín dụng và đánh giá quy trình cấp tín dụng của ngân hàng... Bên cạnh đó, hoạt động giám sát của NHNN đối với các NHTM chủ yếu vẫn chỉ mang tính theo dòi, giám sát một cách riêng lẻ với từng ngân hàng, mà chưa thấy được các xu hướng chung của cả hệ thống, đồng thời cũng chưa chú trọng vào hoạt động cảnh báo sớm cho các NHTM.

Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại một số ngân hàng Việt Nam - Nguyễn Khắc Hải Minh - 10

4.2.2. Mua bán, hợp nhất, sáp nhập ngân hàng:

NHNN cần có sự can thiệp tích cực, kiên quyết và hợp lý, chủ động tận dụng các cơ hội để thực hiện mua, bán, sáp nhập các ngân hàng yếu kém, có nợ xấu cao, thiếu thanh khoản trầm trọng. Theo Thống đốc NHNN, sau khi xử lý 9 ngân hàng yếu kém hai năm qua, năm 2014 dự kiến sẽ có thêm 6-7 ngân hàng thương mại tiến hành sáp nhập hoặc hợp nhất.

Việc sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng có thể thực hiện theo hai hướng: (i) sáp nhập các ngân hàng tốt lại với nhau để trở thành một ngân hàng tốt theo cách thôn tính hoặc theo cách thương lượng; (ii) sáp nhập bắt buộc một ngân hàng yếu kém với một ngân hàng khác. Trong bối cảnh hiện nay việc cổ đông của các ngân hàng có xu hướng thực hiện hướng thứ nhất là sự lựa chọn hợp lý nhằm nâng cao quy mô, khả năng cạnh tranh và sức mạnh thương hiệu.

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và từng ngân hàng cần phải được xúc tiến quyết liệt và mạnh mẽ, hệ thống ngân hàng Việt Nam được thu gọn lại, với những ngân hàng


có quy mô vốn chủ sở hữu lớn, thanh khoản cao, quy mô hoạt động rộng rãi và tính hiệu quả cao, cạnh tranh lành mạnh theo thông lệ quốc tế trong sự tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định nội bộ.

Tuy vậy quá trình sáp nhập không thể thực hiện trong vội vã mà sẽ mất rất nhiều công lao đánh giá, thương lượng và sự đồng tâm xây dựng ngân hàng mới của các thành viên. Các cơ quan quản lý cũng như mỗi ngân hàng cần phải thận trọng và kiểm soát tốt quá trình này nếu không sẽ đẩy khó khăn về cho tương lai.

4.2.3. Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá NHTMNN

Với kinh nghiệm cổ phần hoá 03 NHTMNN thời gian qua, Chính phủ cần phát huy kết quả, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các NHTMNN, trong đó bao gồm cả việc bán bớt cổ phần nhà nước cho các cổ đông chiến lược nước ngoài và giảm thấp tỷ lệ cổ phần nhà nước tại các NHTMNN đã cổ phần hoá xuống. Đồng thời, chính phủ nên định hướng sử dụng nguồn vốn thu được để phát hành mới cổ phiếu, tăng quy mô vốn chủ sở hữu nhanh chóng cho các NHTMNN. Việc tăng quy mô vốn chủ sở hữu, việc có đối tác chiến lược là các ngân hàng/tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới sẽ giúp NHTMNN có được vị thế dẫn đầu tại thị trường Việt Nam, mở rộng ra thị trường quốc tế cũng như đạt được mục tiêu nằm trong nhóm các tập đoàn tài chính lớn của khu vực và quốc tế đến năm 2020.

4.2.4. Cần cơ chế và khung pháp lý thích hợp cho việc mua bán và xử lý nợ xấu thông qua Công ty mua nợ và quản lý tài sản (AMC)

Thứ nhất, dựa trên quy chế mua bán nợ được sửa đổi từ phía NHNN, các ngân hàng cần tìm hiểu để áp dụng phù hợp với mục đích của mình. Cần thay đổi quan niệm đang phổ biến hiện nay cho rằng chỉ có nợ xấu mới đưa ra trao đổi, mà nên sử dụng mua bán nợ như là công cụ để thay đổi linh hoạt cơ cấu danh mục, tăng/giảm quy mô dư nợ khi cần thiết.

Thứ hai, củng cố lại chức năng nhiệm vụ của các công ty mua bán và khai thác tài sản tại các NHTM. Khi hành lang pháp lý cho phép, hoạt động của các công ty này


không chỉ giới hạn trong xử lý tài sản liên quan đến nợ tồn đọng của ngân hàng mà mở rộng hơn có thể đại diện cho ngân hàng tham gia đàm phán thương lượng liên quan đến mua bán tài sản (trái phiếu, khoản nợ) với mọi đối tác khác nhau trên thị trường, kể cả việc tham gia vào thị trường chứng khoán hoá, vì vậy cần thiết phải củng cố và nâng cao tính chuyên nghiệp của công ty này, nhằm chuẩn bị cho các hoạt động trong thời gian tới.

NHNN chủ trì VAMC do vậy NHNN nên đứng ngoài hệ thống NHTM, để đảm bảo tính khách quan và tránh xung đột lợi ích. Ngoài ra, VAMC cần phải có đủ thực quyền trong việc xử lý nợ xấu kể cả việc giảm nợ, xoá nợ, giãn nợ, cơ cấu lại nợ, truy đòi bảo lãnh, thanh lý các TSĐB, mà không cần phải có quyết định toà án, và sử dụng những biện pháp pháp lý theo quy định của luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động mua bán nợ và xây dựng thị trường mua bán nợ ở Việt Nam hết sức cần thiết.

4.2.5. Tăng cường pháp chế trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng:

Pháp chế bị buông long một thời gian dài, tình trạng “lách luật”, thao túng, lũng đoạn thị trường, hiện tượng gian dối số liệu sổ sách và báo cáo... diễn ra phổ biến. Hệ quả là, lòng tin của thị trường bị đổ vỡ, đe doạ khủng hoảng ngân hàng. Những yếu kém của hệ thống ngân hàng đã tồn tích một thời gian dài và tất yếu sẽ “bục” ra khi bối cảnh kinh tế vĩ mô xấu đi, bong bóng tài sản xì vỡ. Vì vậy:

+ Cần quy định phân loại nợ rò ràng hơn, thống nhất một tiêu chí phân loại nợ áp dụng cho tất cả các TCTD, kết hợp giữa phương pháp định lượng và phương pháp định tính trong việc phân loại nợ xấu.

+ Cần ban hành cũng như bổ sung các chính sách quản lý kinh tế chặt chẽ theo hướng: thu hẹp quy mô DNNN, thoái vốn đã đầu tư ra ngoài lĩnh vực hoạt động chính...

4.3. Kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành:

Để xử lý nợ xấu, Chính phủ cần thực hiện nhanh chóng đồng bộ nhiều giải pháp vì nợ xấu liên quan nhiều lĩnh vực, càng để lâu càng tổn hại cho nền kinh tế.


Cần thiết lập hạ tầng tài chính vững chắc nhằm bảo đàm các định chế tài chính hoạt động tốt, thị trường tài chính vận hành trôi chảy. Nhờ đó các cơ quan điều tiết và giám sát tài chính mới phát huy được vai trò của mình hiệu quả. Tăng cường pháp chế trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng là rất cần thiết trước tình trạng hỗn loạn trong thời gian qua. Tình trạng gian lận, thao túng cùng với sự bất lực, buông xuôi của cơ quan quản lý là một trong những nguyên nhân khiến hệ thống ngân hàng gặp khủng hoảng.

Cần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Thủ tướng Chính phủ ban hành QĐ số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 phê duyệt tại đề án 254 “Đề án tái cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 - 2015” bao gồm một loạt các biện pháp xử lý nợ xấu như: bán nợ xấu có TSĐB cho DATC, bán nợ xấu cho các DN không phải TCTD, AMC tư nhân và AMC của NHTM, xóa nợ bằng nguồn dự phòng rủi ro, xử lý TSĐB để thu hồi nợ, chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của DN vay, các khoản nợ xấu phát sinh không có TSĐB, không có khả năng thu hồi do thực hiện cho vay theo chỉ đạo hoặc chủ trương, chính sách của Chính phủ sẽ được Chính phủ xoá nợ bằng nguồn ngân sách nhà nước, đối với một số loại công trình sắp hoàn thành hoặc sắp hoàn thành nhưng chưa bán được, Chính phủ xem xét mua lại các bất động sản đó để phục vụ mục đích an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nước...

Trong các giải pháp thiết thực trên, giải pháp có thể triển khai thực hiện sớm được đó là Chính phủ, các bộ ngành có liên quan cần khẩn trương xem xét mua lại một số công trình bất động sản thế chấp vay ngân hàng đang hoàn thành, sắp hoàn thành, chủ yếu là các chung cư, toà nhà chưa bán được để làm ký túc xá sinh viên, trường học, bệnh viện, nhà ở cho công nhân, cho người có thu nhập thấp, cho các dự án tái định cư và các mục đích khác.

Cần tăng cường giám sát các DNNN. Thời gian qua nhiều DNNN có kết quả hoạt động hạn chế, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh còn thấp, hiệu quả đóng góp cho xã hội chưa tương xứng với nguồn lực doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ. Một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, còn tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát


lớn tài sản nhà nước. Nhiều DNNN không tập trung vào ngành thế mạnh của mình mà đầu tư dàn trải đa ngành nghề, thua lỗ làm thất thoát tài sản và gây nhiều hệ lụy cho kinh tế. Chính phủ cần có các biện pháp hạn chế các Tập đoàn kinh tế Nhà nước, các DNNN vươn sang các lĩnh vực khác, đặc biệt là lĩnh vực tài chính và bất động sản.

Cần tiêp tục thực hiện các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tái cấu trúc nền kinh tế nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững, qua dó hạn chế tốc độ tăng nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Hoạt động ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đặc biệt tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay với sự tác động từ các yếu tố bất ổn không chỉ từ bên ngoài như tình hình kinh tế, chính sách mà còn từ bản thân sự yếu kém của ngân hàng như năng lực quản trị hệ thống, chất lượng nguồn nhân lực.Từ cơ sở lý thuyết ở chương 1, và cơ sở thực tiễn trong chương 2 và chương 3, chương 4 của đề tài đã nêu ra một số đề xuất nhằm hạn chế và xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM.


KẾT LUẬN


Nợ xấu được ví như “cục máu đông” làm tắc nghẽn nền kinh tế, nó mang lại những thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng. Vì vậy, nợ xấu là vấn đề cấp thiết cần được xử lý khẩn trương trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng hiện nay.

Dựa trên các cơ sở lý luận về nợ xấu, luận văn nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân nợ xấu tại các NHTM Việt Nam cũng như các kinh nghiệm về biện pháp quản lý nợ xấu từ các nghiên cứu của Việt Nam và thế giới. Từ đó tác giả đưa ra mô hình hồi quy các nhân tố tác động đến nợ xấu. Cuối cùng, tác giả đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm phòng ngừa và giảm thiểu nợ xấu.

Trong quá trình thực hiện, luận văn vẫn có những hạn chế sau:

Luận văn chỉ nghiên cứu xây dựng mô hình, đánh giá thực trạng nợ xấu tại 8 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2013. Do hạn chế trong vấn đề thu thập dữ liệu nên mô hình chỉ dùng 6 biến nghiên cứu để đánh giá. Đề tài có thể mở rộng nghiên cứu đối với hệ thống NHTMCP trên địa bàn thành phố hoặc cả nước, giai đoạn nghiên cứu trải dài hơn và tăng số biến của mô hình.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên công bố của Ngân hàng VietinBank, VCB, STB, ACB, EIB, MBB, SHB, BIDV trên Website từ 2009 – 2013.

2. Đinh Thị Thanh Vân (2012). Nợ xấu, phân loại nợ, trích lập dự phòng theo tiêu chuẩn Viêt Nam và thông lệ quốc tế. Tạp chí Ngân hàng, Số 19 tháng 10/2012.

3. Hoàng Đức, Bùi Hồng Thăng, 2013. Nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp. Tạp chí công nghệ ngân hàng số 89 tháng 8/2013.

4. Lý Thị Ngọc Quyên (2012). Phân tích những nhân tố tác tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn TP.HCM. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

5. Nguyễn Thị Hồng Nguyên (2012). Phân tích nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Nam Sài Gòn. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Thị Mỹ Phượng, Lê Thị Mỹ Ngọc, 2014. Xử lý nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam. Tạp chí công nghệ ngân hàng số 96 tháng 3/2014.

7. Peter. S Rose (2001). Quản trị ngân hàng thương mại, bản dịch của trường Đại học kinh tế Quốc dân. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội

8. Phạm Hữu Hồng Thái (2012). Kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại một số nước và hàm ý cho Việt Nam. Tạp chí Tài chính số 11-2012

9. Trầm Thị Xuân Hương và Ths. Hoàng Thị Minh Ngọc (2012), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

10. Trầm Thị Xuân Hương, Nguyễn Hồng Hà, Đỗ Công Bình (2013). Giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam. Tạp chí công nghệ ngân hàng số 84 tháng 3/2013.

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 06/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí