Đánh Giá Độ Tin Cậy Thang Đo Qua Nghiên Cứu Sơ Bộ


(Discriminant) (Maximum Shared Variance) <

Phương sai trung bình được trích AVE

(Average Variance Extracted)

Square Root of AVE (SQRTAVE) >

Inter- Construct Correlations

Nguồn: Hair và cộng sự, 2006


3.3.2.5 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM


Mô hình hóa cấu trúc tuyến tính SEM cho phép người nghiên cứu đánh giá đồng thời các biến được sử dụng trong mô hình, từ đó có thể đưa ra suy luận tính nhân quả gần đúng, cụ thể giúp tác giả đánh giá xem liệu một nguyên nhân được giả thuyết trong mô hình có thực sự có tác động bằng cách tính toán hệ số đường dẫn giữa các biến hay không. Đồng thời cǜng giúp tác giả đo lường tác động trung gian một cách dễ dàng các đường dẫn bổ sung trong mô hình giả thuyết; hoặc, có thể cung cấp thông tin về mức độ phù hợp của mô hình giả thuyết. Mô hình này sẽ được tác giả thực hiện thông qua phân tích cấu trúc hiệp phương sai, nghĩa là các sai số đo lường và mối quan hệ cấu trúc giữa các biến nghiên cứu đều được mô hình hóa. Sự phù hợp tổng thể của mô hình nghiên cứu được đánh giá thông qua các chỉ số phù hợp. Kết quả phân tích SEM ở bước này sẽ giúp tác giả có thể kết luận việc chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra. Đồng thời cǜng sẽ xác định được mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.

3.3.2.6 Phân tích Bootstrap


Là phương pháp lấy mẫu lại có thay thế trong đó mẫu ban đầu đóng vai trò đám đông, thực hiện với số mẫu lặp lại là N lần. Kết quả ước lượng từ N mẫu được tính trung bình và giá trị này có xu hướng gần đến ước lượng của tổng thể. Phân tích bootstrap có một số lợi ích và hạn chế, do đó để sử dụng phương pháp bootstrap có hiệu quả, cần phải tuân thủ một số nguyên tắc liên quan đến kỹ thuật phân tích này.

3.3.2.7 Phân tích cấu trúc đa nhóm (multigroup analysis)


Phân tích cấu trúc đa nhóm nhằm để phân tích tác động điều tiết của 1 biến phân loại (phân nhóm), hay nói cách khác: xem mô hình có khác nhau giữa các đối tượng khác nhau hay không. Căn cứ vào chênh lệch giá trị Chi- square trong mối ràng buộc với bậc tự do df giữa mô hình khả biến (MHKB) và mô hình bất biến (MHBB),

các nhà nghiên cứu có thể đánh giá được sự khác biệt một mô hình giữa các đối tượng

khác nhau hay không (Trương Đình Thái, 2019).


Với giả thiết đặt ra:


H0: Không có sự khác biệt giữa hai MHBB và MHKB H1: Có sự khác biệt giữa hai MHBB và MHKB

Ta sẽ thực hiện kiểm định sự khác biệt Chi- square theo bậc tự do giữa hai mô hình này. Kết quả cho thấy:

(1) Nếu H0 không bị bác bỏ, chúng ta sẽ chọn MHBB (mô hình ràng buộc: nếu cần xem xét sự khác biệt ở đường dẫn nào, chúng ta sẽ cố định hệ số tác động của đường dẫn đó) để giải thích kết quả do mô hình có bậc tự do cao hơn;

(2) Nếu H0 bị bác bỏ, có nghĩa giữa hai mô hình có sự khác biệt đáng kể, chúng ta sẽ chọn MHKB (mô hình không ràng buộc: các hệ số tác động của đường dẫn được để tự do) để giải thích kết quả.

3.3.3 Nghiên cứu định lượng sơ bộ‌

Theo quy trình xây dựng và đánh giá thang đo đã trình bày ở đầu Chương 3, sau khi đã có được thang đo nháp (sơ bộ), thì ở bước này tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm đánh giá sơ bộ thang đo, cụ thể là đánh giá độ tin cậy thang đo và giá trị thang đo. Quy trình này giúp tác giả tránh được các biến rác vì chúng có thể tạo nên các nhân tố giả (có thể là biến đo lường nhưng không có quan hệ gì với các biến đo lường khác) khi phân tích EFA.

3.3.3.1 Phân tích đặc điểm của du khách qua khảo sát


Ở giai đoạn nghiên cứu sơ bộ này, nghiên cứu đã sử dụng một tập dữ liệu gồm 118 mẫu quan sát được thu thập tại các điểm đến du lịch tại 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng (Việt Nam).

Đặc điểm nhân khẩu học


Qua phân tích thống kê, ta thấy rằng trong tổng số 118 du khách tham gia trả lời bảng câu hỏi, về giới tính người trả lời trong đợt khảo sát thì có 76 du khách nam (64,4%) và 42 du khách là nữ (chiếm 35,6%); về tỉnh, thành phố mà du khách đang sinh sống và làm việc, nghiên cứu đã phân thành 3 vùng, miền: cụ thể là du khách đến

từ khu vực miền nam có 80 người (chiếm 67,8%), miền trung 23 người (chiếm 19,5%) và miền bắc là 15 người (chiếm 12,7%); về độ tuổi du khách, chiếm tỷ lệ từ 20% trở lên thuộc 2 nhóm tuổi từ 35- 44 tuổi và 45- 54 tuổi… và một số thông tin cá nhân cơ bản khác (xem Bảng 3.6).

Đặc điểm kinh tế- xã hội


Đối với địa bàn khảo sát, số khách du lịch tham gia khảo sát tại Cà Mau là 37 người (chiếm 31,4%), Bạc Liêu là 46 người (chiếm 39%) và Sóc Trăng là 35 (chiếm 29,7%); với nhiều đặc điểm khác nhau về mục đích chuyến đi, về số lần đến du lịch và một số đặc điểm khác. Nhìn chung, nguồn khách đến 3 địa phương này tương đối đa dạng về độ tuổi, giới tính, vùng miền của cả nước. (xem Bảng 3.6).

Stt


Nội dung

Số người

Tỷ lệ %


Nam


76

64,4

Giới

Nữ


42

35,6


Tổng cộng


118

100,0


Miền nam


80

67,8

Nơi sinh

Miền trung


23

19,5

sống

Miền bắc


15

12,7


Tổng cộng


118

100,0


18- 24 tuổi


23

19,5


25-34 tuổi


17

14,4


35-44 tuổi


26

22,0

Độ tuổi

45-54 tuổi


33

28,0


55-64 tuổi


19

16,1


Tổng cộng


118

100,0


Trung cấp


15

12,7

Chuyên

Cao đẳng


40

33,9

môn

Đại học


63

53,4


Tổng cộng


118

100,0


Công chức


30

25,4

Nghề

Viên chức


10

8,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch của du khách: Trường hợp 3 tỉnh ven biển Tây Nam sông Hậu là Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng Việt Nam - 10

Bảng 3.6. Đặc điểm du khách khi đến 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng‌


tính


nghiệp

Lĩnh vực kinh doanh 47 39,8

Không phải các lĩnh vực trên

31

26,3

Tổng cộng

118

100,0


Cà Mau

37

31,4

Địa bàn

Bạc Liêu

46

39,0

khảo sát

Sóc Trăng

35

29,7


Tổng cộng

118

100,0


Thăm bạn bè, người thân. Sau đó đến điểm du

lịch này


15


12,7


Hội nghị, hội họp. Sau đó đến điểm du lịch này

33

28,0

Mục

đích chuyến

Kinh doanh, thị trường. Sau đó đến điểm du lịch

này


24


20,3

đi

Chủ yếu đi thăm quan, du lịch nơi này

40

33,9


Mục đích khác

6

5,1


Tổng cộng

118

100,0


Lần đầu tiên

55

46,6

Số lần

Lần thứ hai

26

22,0

đến nơi

Lần thứ ba

4

3,4

này

Nhiều lần nên không nhớ rõ

33

28,0


Tổng cộng

118

100,0


Đến và về trong ngày, nên không lưu trú lại

76

64,4

Thời

Đến (lưu trú lại 1 đêm) và ngày sau mới về

33

28,0

gian lưu

trú

Đến (lưu trú lại 2 đêm) và ngày sau mới về

9

7,6


Tổng cộng

118

100,0

Phương

Mua tour do công ty du lịch tổ chức

0

0,0

thức

Tự tổ chức chứ không phải mua tour

118

100,0

chuyến

đi

Tổng cộng

118

100,0


Xe gắn máy, môtô 2 bánh

43

36,4


Xe ô tô của cá nhân, người quen hoặc người thân

19

16,1

Phương

tiện

Xe ô tô thuê bao hợp đồng

26

22,0

chuyến

Mua vé xe ô tô khách

12

10,2

đi

Máy bay

18

15,3


Tổng cộng

118

100,0


Nguồn: Kết quả khảo sát sơ bộ 118 du khách tại 3 tỉnh, thời điểm tháng 2 năm 2021

3.3.3.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo qua nghiên cứu sơ bộ


Đối chiếu với lý thuyết kiểm định Cronbach’s Alpha trên, tác giả sẽ dựa trên tiêu chuẩn phổ biến để chấp nhận dữ liệu nghiên cứu, cụ thể như sau: mức giá trị hệ số này từ 0,6 trở lên, và biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng ≥ 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu.

(1) Kiểm định độ tin cậy thang đo các biến độc lập Kiểm định độ tin cậy thang đo thái độ AT‌

Các biến quan sát của thang đo AT đều có hệ số tương quan biến tổng (≥ 0,3) nên đạt yêu cầu. Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,845 ≥ 0,6 chứng tỏ thang đo tốt nên có thể khẳng định thang đo đạt được độ tin cậy. (xem Bảng 3.7).

Bảng 3.7. Kết quả kiểm định thang đo thái độ‌




Biến

Trung bình nếu loại biến

Phương sai nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Độ tin cậy nếu loại biến


Độ tin cậy Số biến

AT1

9,72

3,246

,761

,767


AT2

9,74

3,614

,629

,824

AT3

9,69

3,581

,698

,797

,845 4

AT4

9,82

3,293

,646

,821


Nguồn: Kết quả khảo sát sơ bộ 118 du khách tại 3 tỉnh, thời điểm tháng 2 năm 2021


Kiểm định độ tin cậy thang đo chuẩn chủ quan SN


Các biến quan sát của thang đo SN đều có hệ số tương quan biến tổng (≥ 0,3) nên đạt yêu cầu. Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,841 ≥ 0,6 chứng tỏ thang đo tốt nên có thể khẳng định thang đo đạt được độ tin cậy. (xem Bảng 3.8).

Bảng 3.8. Kết quả kiểm định thang đo tiêu chuẩn chủ quan‌




Biến

Trung bình nếu loại biến

Phương sai nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Độ tin cậy nếu loại biến


Độ tin cậy Số biến

SN1

12,77

4,810

,590

,823


SN2

12,62

4,255

,688

,797

SN3

12,05

4,596

,657

,806

,841

5

SN4

12,03

4,555

,628

,814



SN5

12,09

4,478

,667

,803



Nguồn: Kết quả khảo sát sơ bộ 118 du khách tại 3 tỉnh, thời điểm tháng 2 năm 2021


Kiểm định độ tin cậy thang đo kiểm soát hành vi nhận thức PBC


Kết quả kiểm định cho thấy, có 1 biến quan sát của thang đo PBC có hệ số tương quan biến tổng chưa đạt, đó là biến quan sát PBC5 (< 0,3). Mặt khác, hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến PBC5 này sẽ tăng hơn từ 0,809 lên 0,850 ≥ 0,6 thì sẽ đạt yêu cầu về độ tin cậy hơn, nên tác giả quyết định loại bỏ biến PBC5 của thang đo (xem Bảng 3.9).

Bảng 3.9. Kết quả kiểm định thang đo kiểm soát hành vi nhận thức‌




Biến

Trung bình nếu loại biến

Phương sai nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Độ tin cậy nếu loại biến


Độ tin cậy Số biến

PBC1

13,14

4,261

,672

,747


PBC2

13,76

4,439

,676

,746

PBC3

13,24

4,319

,702

,736

,809

5

PBC4

13,21

4,784

,662

,754



PBC5

12,88

5,900

,280

,850



Nguồn: Kết quả khảo sát sơ bộ 118 du khách tại 3 tỉnh, thời điểm tháng 2 năm 2021


Kiểm định độ tin cậy thang đo hình ảnh điểm đến


Thang đo hình ảnh điểm đến trong nghiên cứu này là loại thang đo đa hướng, được đo lường thông qua 3 thành phần hình ảnh điểm đến về tiếp cận tài nguyên và nguồn lực, chất lượng danh tiếng và hình ảnh tổng thể của điểm đến. Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát thuộc các nhóm nhân tố đều có hệ số tương quan biến

tổng ≥ 0,3 và giá trị Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 nên có thể khẳng định thang đo đạt được độ tin cậy. (xem Bảng 3.10).

Bảng 3.10. Kết quả kiểm định thang đo hình ảnh điểm đến‌




Biến

Trung bình nếu loại biến

Phương sai nếu loại biến

Tương quan biến tổng


Độ tin cậy nếu loại biến


Độ tin cậy Số biến

TCTN1

9,88

3,456

,662

,820

TCTN2

9,93

3,500

,708

,798

TCTN3

9,92

3,746

,679

,848 4

TCTN4

9,90

3,596

,702

,801

Thang đo chất lượng và danh tiếng điểm đến CLDT

CLDT1

13,50

5,620

,594

,831



CLDT2

13,48

5,055

,699

,803



CLDT3

13,54

5,242

,619

,826

,847

5

CLDT4

13,42

5,186

,657

,815



CLDT5

13,47

5,380

,715

,802



Thang đo tiếp cận tài nguyên và nguồn lực điểm đến TCTN


,811



HATT1

9,03

2,076

,694

,726

HATT2

8,75

1,935

,691

,723

HATT3

9,56

2,026

,593

,774

HATT4

8,82

2,267

,524

,802

Thang đo hình ảnh tổng thể điểm đến HATT


,807 4


Nguồn: Kết quả khảo sát sơ bộ 118 du khách tại 3 tỉnh, thời điểm tháng 2 năm 2021


(2) Kiểm định độ tin cậy thang đo các biến phụ thuộc Kiểm định độ tin cậy thang đo sự hài lòng SAT

Các biến quan sát của thang đo SAT đều có hệ số tương quan biến tổng (≥ 0,3) nên đạt yêu cầu. Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,942 ≥ 0,6 chứng tỏ thang đo tốt nên có thể khẳng định thang đo đạt được độ tin cậy. (xem Bảng 3.11).

Bảng 3.11. Kết quả kiểm định thang đo sự hài lòng‌




Biến

Trung bình nếu loại biến

Phương sai nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Độ tin cậy nếu loại biến


Độ tin cậy Số biến

SAT1

9,60

4,618

,924

,904


SAT2

9,66

5,183

,764

,954

SAT3

9,62

4,905

,858

,926

,942 4

SAT4

9,61

4,633

,906

,910


Nguồn: Kết quả khảo sát sơ bộ 118 du khách tại 3 tỉnh, thời điểm tháng 2 năm 2021


Về lý thuyết, hệ số Cronbach’s Alpha = 0,942 càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s Alpha gần bằng 1 thì không thực sự như vậy. Nếu hệ số này quá lớn (> 0,95) chứng tỏ một số biến của thang đo cùng đo lường một nội dung của khái niệm nghiên cứu (nghĩa là thang đo không có khác biệt nhau), các nhà nghiên cứu gọi đây là hiện tượng trùng lắp trong đo lường. Có thể thấy, hệ số này biến thiên trong khoảng [0,7- 0,8] có thể khẳng định thang đo đạt được độ tin cậy rất tốt. (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Như vậy, theo nhận xét của tác giả, thang đo SAT có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,942 tương đối cao, có thể làm cho các biến quan sát không có tính phân biệt, đồng thời kiểm tra lại nội dung câu hỏi của 4 biến quan sát nên tác giả quyết định loại bỏ biến quan sát SAT1 để hệ số Cronbach’s Alpha giảm xuống còn 0,904. Điều này cǜng không ảnh hưởng nhiều đến thang đo vì vẫn đảm bảo được số lượng biến quan sát.

Kiểm định độ tin cậy thang đo ý định quay trở lại INT


Các biến quan sát của thang đo INT đều có hệ số tương quan biến tổng (≥ 0,3) nên đạt yêu cầu. Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,986 ≥ 0,6 chứng tỏ thang đo tốt nên có thể khẳng định thang đo đạt được độ tin cậy. (xem Bảng 3.12).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2023