UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
NGUYỄN THỊ HOÀI THU
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÁC ĐƠN VỊ CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
ẬN V N THẠC Ĩ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301
Có thể bạn quan tâm!
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ - 2
- Quy Trình Dự Toán Ngân Sách Của Stephen Brookson Giai Đoạn Chuẩn Bị: Đây Là Bước Khởi Đầu Cũng Là Khâu Quan Trọng Nhất
- Đặc Điểm Của Các Đơn Vị Cục Dự Trữ Nhà Nước Tác Động Đến Dự Toán Ngân Sách
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
BÌNH DƯƠNG - 2019
UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
NGUYỄN THỊ HOÀI THU
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÁC ĐƠN VỊ CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301
ẬN V N THẠC Ĩ
NGƯ I HƯ NG D N H H TS. PHẠM NG C TOÀN
BÌNH DƯƠNG - 2019
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Horngren (2002) cho rằng ngân sách là một tập hợp các kế hoạch liên kết với nhau để mô tả định lượng các hoạt động dự kiến trong tương lai của một đơn vị. Theo Hansen và Mowen (2004), cả tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận đều có thể thu được lợi ích từ việc lập kế hoạch và kiểm soát được việc thực hiện dự toán ngân sách đã lập. Blocher và cộng sự (2010) cho rằng mục đích cơ bản của dự toán ngân sách là phục vụ cho việc hoạch định và kiểm tra hoạt động kinh doanh, thông qua đó mà người quản lý đạt được mục tiêu của tổ chức.
Tháng 10 năm 2012 Tổng Cục dự trữ Nhà nước (DTNN) đã tổ chức công bố quyết định thành lập Cục Dự trữ Nhà nước khu vực (DTNN KV) Đông Nam Bộ, đây là Cục Dự trữ Nhà nước khu vực cuối cùng trong số 22 Cục dự trữ khu vực của cả nước đi vào hoạt động. Cục DTNN KV Đông Nam Bộ là cơ quan giúp Tổng cục DTNN thực hiện chức năng quản lý các hoạt động dự trữ nhà nước trên địa bàn 3 tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh, cũng như trực tiếp quản lý một số mặt hàng dự trữ chiến lược. Đây là nguồn lực tài chính của trung ương trên địa bàn, là lực lượng tại chỗ sẵn sàng đáp ứng cho các địa phương trong các trường hợp đột xuất và góp phần bình ổn theo yêu cầu của Chính phủ.
Hoạt động dự trữ quốc gia là hoạt động tuân theo hệ thống quản lý của Nhà nước, những công việc thường xuyên mà Cục DTNN KV Đông Nam Bộ cần thực hiện liên quan đến lập kế hoạch và dự toán ngân sách dài hạn và hàng năm, xây dựng cơ sở vật chất,... theo quy định chung hiện hành của pháp luật cho thấy yêu cầu, cũng như tính cấp thiết trong dự toán ở đơn vị này. Thông qua dự toán, nhà quản trị có phương án phân phối và sử dụng các nguồn lực của đơn vị một cách có hiệu quả.
Nhằm hiểu rõ ưu, nhược điểm, tận dụng triệt để và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản và các nguồn lực được giao; quản lý tài chính, giá, phí, hạch toán kế toán, kiểm tra nội bộ, quyết toán theo quy định của pháp luật thì việc
nghiên cứu về dự toán tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ, cũng như xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ là cần thiết.
Từ những phân tích vừa nêu trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ.
- Mục tiêu cụ thể: nghiên cứu này được thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu cụ thể như sau:
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ.
+ Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính:
+ Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ?
+ Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ như thế nào?
4. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ.
+ Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 7/2019 đến tháng 09 năm 2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng. Quy trình nghiên cứu gồm hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ để xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ, xây dựng thang đo và đánh giá sơ bộ thang đo của các biến nghiên cứu (áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính); sau đó là nghiên cứu chính thức (áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng) để kiểm định lại thang đo, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. Công cụ sử dụng là kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0.
6. Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu góp phần cung cấp hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến dự toán ngân sách tại các đơn vị. Đồng thời, nghiên cứu cũng góp phần tìm ra các nhân tố ảnh hưởng, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp bằng chứng thực nghiệm chỉ ra mức độ tác động của các nhân tố đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ, để từ đó có căn cứ đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả lập dự toán ngân sách tại các đơn vị này, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của tổ chức. Nghiên cứu cũng là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các tác giả, nhà nghiên cứu khi thực hiện các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến mảng đề tài này.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục nghiên cứu, luận văn bao gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về các nghiên cứu trước Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Kenneth A. Merchant (1981) “The Design of the Corporate Budgeting System: Influences on Managerial Behavior and Performance”. The Accounting Review. Vol. 56, No. 4 (Oct., 1981), pp. 813-829. Nghiên cứu này điều tra sự khác biệt trong hệ thống ngân sách ở cấp doanh nghiệp có liên quan đến quy mô, đa dạng và mức độ phân cấp của doanh nghiệp như thế nào, từ những đặc điểm đó mà đưa ra các lựa chọn khác nhau trong thiết kế và sử dụng hệ thống ngân sách, từ đó tác động đến hành vi và hiệu suất quản lý của nhà quản lý. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập được từ 19 công ty trong ngành công nghiệp điện tử. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ngân sách được xem như một phần của chiến lược kiểm soát công ty, và ngân sách có liên quan đến những đặc điểm đặc thù của doanh nghiệp. Các công ty lớn hơn có khuynh hướng sử dụng ngân sách để kiểm soát doanh nghiệp, đồng thời các công ty lớn cũng xây dựng quy trình lập ngân sách phúc tạp hơn và nhà quản lý có nhận thức tốt về vai trò của công tác lập dự toán ngân sách. Nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa dự toán ngân sách và hiệu suất quản lý doanh nghiệp.
Hoque, Z., & Hopper, T. (1997) “Political and industrial relations turbulence, competition and budgeting in the nationalised jute mills of Bangladesh”. Accounting and business Research, 27(2), 125-143. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, bài viết này được thực hiện nhằm kiểm định sự tác động của một tập hợp biến ảnh hưởng đến các đặc điểm ngân sách trong các nhà máy đay được quốc hữu hóa của Bangladesh. Năm yếu tố bên ngoài (khí hậu chính trị, quan hệ công nghiệp, cạnh tranh, cơ quan viện trợ và quy định của chính phủ) được coi là ảnh hưởng đến các yếu tố liên quan đến ngân sách (như tham gia, trách nhiệm về ngân sách, đánh giá ngân sách, phân tích ngân sách, tương tác giữa các nhà quản lý và sự linh hoạt của ngân sách). Để thực hiện nghiên cứu, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ 38 đơn vị thuộc sở hữu nhà nước ở Bangladesh (BJMC). Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự tác động đáng kể giữa
các yếu tố bên ngoài đến dự toán ngân sách, trong đó, các yếu tố chính trị, quan hệ công nghiệp và cạnh tranh thị trường là những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất.
Ramadhan, S. (2009) với nghiên cứu “Budgetary accounting and reporting practices in Bahraini governmental units: An empirical study”. International Business Review, 18(2), 168-183. Với phương pháp nghiên cứu định tính. Mục đích chính của nghiên cứu này là xác định và mô tả các hoạt động báo cáo và kế toán ngân sách ở các tổ chức thuộc chính phủ Bahrain và đề xuất các khuyến nghị cụ thể để cải thiện. Theo nghiên cứu này, Bộ tài chính của Bahraini đang trong quá trình hiện đại hóa hệ thống báo cáo và kế toán ngân sách, thực hiện kế toán trên cơ sở dồn tích, điều này thể hiện rõ từ những thay đổi hành chính quan trọng và những cải cách lớn đã được quy định trong Luật Ngân sách của nước này hướng đến việc cải thiện hiệu quả, hiệu suất tổng thể trong các tổ chức hành chính công và nâng cao trách nhiệm giải trình của chính phủ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng dự toán ngân sách là thành phần quan trọng nhất của hệ thống kế toán trong chính phủ. Khi chuẩn bị lập dự toán ngân sách, các đơn vị này lựa chọn cách tiếp cận chi tiết theo đơn hàng, dự án và cách tiếp cận ngân sách này theo các tác giả là hoàn toàn không phù hợp nguyên nhân là do các tiếp cận này chỉ cung cấp dữ liệu hữu ích cho các mục tiêu ngắn hạn mà không chú ý đến các mục tiêu dài hạn, khuyến khích chi tiêu, thiếu sự đánh giá về chi phí của các dự án hoặc chương trình liên quan, nó được định hướng để cung cấp thông tin kế toán tuân thủ các yêu cầu pháp lý hơn là cung cấp thông tin hữu ích.
Beatrice Njeru Warue và Thuo Vivian Wanjira (2013) “Assessing budgeting process in small and medium enterprises in Nairobi’s central business district: A case of Hospitality industry”. International Journal of Information Technology and Business Management. 29th September 2013. Vol.17 No.1. Nghiên cứu này đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lập ngân sách giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trong ngành khách sạn ở khu trung tâm thương mại của Nairobi (CBD). Nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng, để thu thập dữ liệu, các tác giả đã gửi phiếu khảo sát với các câu hỏi liên quan đến các biến nghiên cứu theo dạng thang đo Likert 5 mức độ, dữ