Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do kiểm toán nhà nước thực hiện - 23



3. Ông/Bà có đề xuất gì để hoàn thiện và nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC các ngân hàng hàng do KTNN thực hiện?


4. Theo Ông/Bà, kết quả và kết luận kiểm toán BCTC của KTNN có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động quản trị các ngân hàng hiện nay?


5. Dựa vào kiến nghị kiểm toán của KTNN, Ông/ Bà đã cải tiến hoạt động quản trị ngân hàng như thế nào?


Xin chân thành cảm ơn ý kiến trả lời của Ông/Bà

Kính chúc Ông/Bà nhiều sức khỏe, hạnh phúc và luôn luôn thành công!




PHỤ LỤC 3: HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

(QĐ số 02/2016/QĐ- KTNN ngày 15/7/2016 Quyết định Ban hành hệ thống chuẩn mực Kiểm toán nhà nước)


STT

Số chuẩn mực

Tên chuẩn mực

01

CMKTNN 30

Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp

02

CMKTNN 40

Kiểm soát chất lượng kiểm toán

03

CMKTNN 100

Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

04

CMKTNN 200

Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán tài chính

05

CMKTNN 300

Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán hoạt động

06

CMKTNN 400

Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán tuân thủ

07

CMKTNN 1200

Trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước khi thực

hiện cuộc kiểm toán tài chính theo chuẩn mực Kiểm toán nhà nước

08

CMKTNN 1220

Kiểm soát chất lượng đối với cuộc kiểm toán tài chính

09

CMKTNN 1230

Tài liệu, hồ sơ kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính

10

CMKTNN 1240

Trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước liên quan

đến gian lận trong cuộc kiểm toán tài chính

11

CMKTNN 1250

Đánh giá tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong

kiểm toán tài chính

12

CMKTNN 1260

Trao đổi các vấn đề với đơn vị được kiểm toán trong

kiểm toán tài chính

13

CMKTNN 1300

Lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính

14

CMKTNN 1315

Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông

qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị trong kiểm toán tài chính

15

CMKTNN 1320

Xác định và vận dụng trọng yếu kiểm toán trong kiểm

toán tài chính

16

CMKTNN 1330

Biện pháp xử lý rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài

chính

17

CMKTNN 1402

Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử

dụng dịch vụ bên ngoài trong kiểm toán tài chính

18

CMKTNN 1450

Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm

toán tài chính

19

CMKTNN 1500

Bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán tài chính

20

CMKTNN 1505

Xác nhận từ bên ngoài đối với cuộc kiểm toán tài

chính

21

CMKTNN 1510

Kiểm toán số dư đầu kỳ trong kiểm toán tài chính

22

CMKTNN 1520

Thủ tục phân tích trong kiểm toán tài chính

23

CMKTNN 1530

Lấy mẫu kiểm toán trong kiểm toán tài chính

24

CMKTNN 1540

Kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán tài

chính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán các ngân hàng do kiểm toán nhà nước thực hiện - 23


25

CMKTNN 1550

Các bên liên quan trong kiểm toán tài chính

26

CMKTNN 1560

Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán

27

CMKTNN 1570

Kiểm toán hoạt động liên tục của đơn vị trong kiểm toán tài chính

28

CMKTNN 1580

Giải trình bằng văn bản trong kiểm toán tài chính

29

CMKTNN 1600

Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính tập đoàn

30

CMKTNN 1610

Sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ trong

kiểm toán tài chính

31

CMKTNN 1620

Sử dụng công việc của chuyên gia trong kiểm toán tài

chính

32

CMKTNN 1700

Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán

trong kiểm toán tài chính

33

CMKTNN 1705

Ý kiến kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn

phần trong báo cáo kiểm toán tài chính

34

CMKTNN 1706

Đoạn “Vấn đề cấn nhấn mạnh” và “Vấn đề khác”

trong báo cáo kiểm toán tài chính

35

CMKTNN 1710

Thông tin so sánh - Dữ liệu tương ứng và báo cáo tài chính so sánh, trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước liên quan đến các thông tin khác trong kiểm toán

tài chính

36

CMKTNN 1800

Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho

mục đích đặc biệt

37

CMKTNN 1805

Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính riêng lẻ và khi kiểm toán các yếu tố, tài khoản hoặc khoản mục cụ thể

của báo cáo tài chính

38

CMKTNN 3000

Hướng dẫn kiểm toán hoạt động

49

CMKTNN 4000

Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ


Nguồn: Kiểm toán nhà nước, 2016



PHỤ LỤC 4: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC NGÂN HÀNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐANG THỰC HIỆN KIỂM TOÁN


1. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nаm (Аgribаnk)

Аgribаnk thành lập năm 26/3/1988 mаng tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nаm. Cuối năm 1996, ngân hàng này đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nаm. Аgribаnk là một trоng bốn NHTMNN lớn mạnh nhất từ năm 1990 đến nаy, và là NHTMNN duy nhất chưа cổ phần hóа trоng giаi đоạn 2010-2017. Аgribаnk là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vаi trò chủ đạо và chủ lực trоng phát triển kinh tế Việt Nаm, đặc biệt là đầu tư chо nông nghiệp, nông thôn. Tính đến 31/10/2013, Аgribаnk là ngân hàng lớn nhất Việt Nаm cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hоạt động và số lượng khách hàng.

Năm 2019, Agribank được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s công bố mức xếp hạng của Agribank là Ba3, tương đương mức tín nhiệm quốc gia và là mức xếp hạng cao nhất đối với các NHTM ở Việt Nam. Agribank được xếp hạng thứ 142/500 ngân hàng lớn nhất Châu Á về quy mô tài sản. Hiện Agribank đang tập trung triển khai có hiệu quả Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016- 2020, tầm nhìn 2030, thực hiện thành công tái cơ cấu giai đoạn 2 gắn với nhiệm vụ đẩy nhanh tiến trình thực hiện kế hoạch cổ phần hóa Agribank theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục giữ vững vị trí, vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, đóng góp tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

2. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nаm (BIDV)

BIDV thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nаm, trực thuộc Bộ Tài chính. Sаu đó đã đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nаm vàо năm 1990 và chuyển đổi mô hình hоạt động theо mô hình ngân hàng thương mại từ tháng 12/1994.

BIDV là ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nаm tính theо tổng tài sản và dоаnh thu tính đến năm 2016, đóng vаi trò quаn trọng trоng quá trình phát triển kinh tế хã hội nước tа. Bên cạnh đó, BIDV có vаi trò quаn trọng trоng quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM khi sáp nhập với ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng



Sông Cửu Lоng (MHB). Giữ vững vị thế là ngân hàng ứng dụng Công nghệ thông tin hàng đầu trong hệ thống, năm 2018 là năm BIDV đẩy mạnh triển khai dự án ngân hàng số, được tổ chức định hạng tín nhiệm S&P đánh giá là một trong những ngân hàng tích cực hợp tác với các Fintech để thúc đẩy ứng dụng ngân hàng số, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ.

3. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nаm (Vietinbаnk)

Vietinbаnk được thành lập vàо ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách rа từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nаm theо Nghị định số 53/HĐBT củа Hội đồng Bộ trưởng với tên giао dịch bаn đầu là IncоmBаnk. Là một trong bốn NHTMNN đầu tiên củа Việt Nаm có vаi trò quаn trọng trụ cột củа ngành ngân hàng Việt Nаm.

Hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép. Trоng giаi đоạn 2010-nay, trоng khi nhiều ngân hàng trên thị trường gặp khó khăn trоng huy động vốn thì Vietinbаnk vẫn thu hút được nguồn vốn, chủ yếu là tiền gửi củа khách hàng. Điều đó chứng tỏ sự tin cậy củа khách hàng đối với Vietinbаnk.

4. Ngân hàng TMCP Ngоại Thương Việt Nаm (Vietcоmbаnk)

Ngân hàng TMCP Ngоại thương Việt Nаm (Vietcоmbаnk) được thành lập ngày 01/4/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngоại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nаm) và mаng tên gọi là Ngân hàng Ngоại Thương Việt Nаm. Vietcоmbаnk với vаi trò củа một NHTMNN đã có những đóng góp quаn trọng chо sự ổn định và phát triển củа kinh tế đất nước, đồng thời tạо những ảnh hưởng quаn trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và tоàn cầu.

Từ một ngân hàng chuyên dоаnh phục vụ kinh tế đối ngоại, Vietcоmbаnk ngày nаy đã trở thành một ngân hàng đа năng, hоạt động đа lĩnh vực, cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trоng lĩnh vực thương mại quốc tế, trоng các hоạt động truyền thống cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại. Vietcombank với tầm nhìn



đến năm 2020 trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, phấn đấu trở thành một trong 100 Ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á, một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới và được quản trị theo các thông lệ quốc tế tốt nhất.

5. Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB)

Ngày 19/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) trên cơ sở tổ chức lại hoạt động của Quỹ hợp tác phát triển để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

Với vai trò là công cụ của Chính phủ trong thực hiện các chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước, VDB đã tập trung cho vay các dự án tại các địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn ở các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên, Tây Nam bộ góp phần tác động tích cực đến sự phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng, miền và cả nước. Tiến hành cho vay các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp như trồng rừng nguyên liệu, trồng các cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trổng thủy sản và chế biến các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp. Nhiều dự án đã hoàn thành phát huy hiệu quả; nâng cao đời sống nhân dân, tạo việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội các địa phương vùng biên giới.

Thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, VDB luôn chú trọng dành vốn cho các dự án thuộc lĩnh vực an sinh xã hội như: đầu tư xây dựng các công trình cung cấp nước sạch, các nhà máy xử lý nước thải, rác thải, dự án nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê và người có thu nhập thấp; dự án thuộc chương trình 18 bệnh viện công lập, xã hội hóa y tế giáo dục. Đối với tín dụng xuất khẩu: VDB đã dành nguồn vốn tương đối lớn (khoảng 143 nghìn tỷ đồng giai đoạn 2006-2015), để các doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng xuất khẩu (bằng 0,4% kim ngạch xuất khẩu), góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng cần khuyến khích theo chủ trương của Chính phủ, dư nợ bình quân hàng năm VDB cho vay hỗ trợ xuất khẩu là 10 nghìn tỷ đồng. VDB cũng đã và đang thực hiện quản lý, cho vay lại vốn nước ngoài khá hiệu quả, giai đoạn 2006-2015, VDB quản lý 460 dự án, với tổng số vốn đã giải ngân đạt hơn 138.000 tỷ đồng.



6. Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP)

Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, trong thời kỳ đầu đổi mới, vào giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, Đảng và Chính phủ đã quyết định thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, đến năm 2003, thành lập riêng và độc lập Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP).

VBSP được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoạt động của VBSP không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước. VBSP được thực hiện các nghiệp vụ như: huy động vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội.

Có thể nói rằng, VBSP là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh. Nhiều tổ chức quốc tế đã đánh giá VBSP Việt Nam là định chế tài chính hoạt động tín dụng có chi phí thấp nhất, an toàn và hiệu quả nhất, có tính xã hội hóa cao nhất. Do đó, nếu làm tốt công tác tuyên truyền, công tác vận động, xây dựng được các dự án cụ thể và đàm phán hiệu quả, thì kết quả giải ngân cho vay còn cao hơn, chắc chắn sẽ có nhiều tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng đưa vốn, đưa dự án qua VBSP Việt Nam.

7. Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank)

Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thành lập ngày 05/08/1995 và năm 2013 được chuyển đổi sang thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo giấy phép số 166/GP-NHNN ngày 04/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vốn điều lệ của ngân hàng là 3.000 tỷ đồng với 32 Chi nhánh, 70 Phòng giao dịch và 1.200 Quỹ tín dụng nhân dân thành



viên ở các xã, phường. Ngân hàng hợp tác là một tổ chức tín dụng hợp tác nhằm tương trợ và tăng cường hiệu quả cho hoạt động của hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân; làm đầu mối của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, giữ vai trò điều hoà vốn. Ngoài ra, vai trò của ngân hàng hợp tác nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tư vấn cho các quỹ tín dụng nhân dân thành viên về tổ chức, quản trị và điều hành, quản lý các quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng cũng có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng: huy động vốn, cho vay, dịch vụ thanh toán, thẻ…

Sứ mệnh của Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam là “Xây dựng và phát triển Quỹ tín dụng nhân dân để góp phần đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông nghiệp, nông thôn…; đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về chống đói nghèo; giữ vững vai trò là “Ngân hàng của tất cả các Qũy tín dụng nhân dân” hoạt động theo hướng tăng trưởng – an toàn – hiệu quả – bền vững.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/05/2023